1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bí quyết về bố cục và ánh sáng

Chủ đề trong 'Nghệ thuật Nhiếp ảnh' bởi Chuot_Con, 12/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Bí quyết về bố cục và ánh sáng

    Chào các bác trong nghề. Các bác có biết những công thức nào để có thể áp dụng trong khi chụp ảnh, tạo nên bố cục và nhịp điệu trong ảnh không ? Thế nào là độ sáng tối cân bằng ? và làm thế nào để bức ảnh sinh động, gây cảm tình đối với người xem ? Xem các bác viết, em có biết là luật 1/3 nhưng không biết có phải bố cục nào cũng dựa vào cái công thức này không nhỉ. Nếu các bác trả lời và có minh họa kèm theo thì hay quá.

    Hiện nay khi đi chụp ảnh, em chỉ biết một số công thức thôi, ví dụ như:

    1. để tâm các vật ở vào giao điểm của các hình vuông ở 1/3 tranh.
    2. Ảnh phải có chủ điểm, không nên để bị rỗng quá thành đơn điệu, hoặc nhiều chủ điểm quá thành rối mắt.
    3. Không nên để khoảng trống chung quanh vật chụp đơn điệu, và bằng nhau về diện tích, xong phải gây đường khúc khỉu, hoặc những đường cong đẹp mắt.
    4. Ảnh nên có điểm thoát mắt, xong phải có vật cản, để bắt mắt quay trở lại trong tranh.
    5. Ảnh có vật lớn và vật nhỏ gây cảm giác không đều thì mắt sẽ không cảm thấy buồn.

    Còn công thức nào nữa không ạ! Mong các bác góp ý cho em cũng như cho những thành viên khác.

    Cảm ơn các bác trước.
  2. hoavosac

    hoavosac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    1.002
    Đã được thích:
    0
    Yeah ! Còn một công thức khó hiểu là " Khiếu "
    ....
    - Chú ý hướng nhìn của chủ thể
    - Góc độ đặt máy ( nếu không muốn nhân vật lùn...nhỏ bé...tội lỗi ...v.v...thì đừng đặt máy cao quá. Khi chụp hình cho xếp thì cố gắng khom lưng xuống 1 tí, bảo đảm xếp sẽ good ngay )
    CỔ CHI HỌC GIẢ VỊ KỶ, KIM CHI HỌC GIẢ VỊ NHÂN ?
  3. Quangnb

    Quangnb Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì trên net đầy, chú chịu khó search là đuợc thôi, ko thì mua riêng một quyển sách về bố cục. Có một quyển mà anh đọc rồi, thấy khá tốt là : Practical Compostion in Photography.
    Còn đây là mấy cái links ở chỗ bọn bán film, chú vào xem đuợc cái gì thì xem:
    http://www.kodak.com/eknec/PageQuerier.jhtml?pq-path=38/39/317&pq-locale=en_US
    http://www.agfanet.com/en/cafe/photocourse/cont_index.php3
    [black]
  4. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Có một trang trình bày vài luật đơn giản về bố cục, rất bổ ích:
    http://www.tripod.lycos.co.uk/webmaster/topics/graphic/photo/photo-workshop1/?hptrack=1
    Đại loại như sau:
    Bố cục là một hành động của cảm nhận. Một nhà nhiếp ảnh tốt sẽ biêt rằng khi nào đối tượng ảnh được đặt đúng vị trí trong ống kính của mình. Nhà nhiếp ảnh thường sử dụng một số điều luật - nhiều lúc do linh cảm mà ra - mà chúng ta sẽ bàn luận dưới đây:
    1. Chọn những gì cho vào trong bố cục tranh của mình ?
    Luật 1: Không nên cho "hầm bà làng", tất cả mọi thứ vào trong một khung tranh. Mỗi cái có thể là một bức tranh nhỏ, với đề tài riêng.
    Luật 2: Loại bỏ những gì không cần thiết trong bức ảnh bằng cách quay chiều nhìn và góc độ, hoặc đưa ống kính, gần vào chủ vật.
    2. Làm thế nào để bố cục một bức ảnh:
    Luât 3: Tránh để các vật đăng đối, hoặc tạo cảm giác đăng đối. Tuy nhiên, cái này không hoàn toàn bắt buộc vì đôi khi phải dùng đến. Nhiều lúc mình có thể làm giảm cảm giác đăng đối do sự điều khiển mức độ ánh sáng.
    Luật 4: Để ý đến những đường (thẳng, cong) ép buộc do các đường vẽ trên đường, các đường mép của kiến trúc. Những đường này có thể gây tính năng động và cảm giác khác thường trong bố cục.
    Luật 5: Tìm những hình cơ bản (đường thẳng, hình vuông, tròn, đa giác).
    3. Những cái thêm thắt có ích:
    Luật 6: Cho người hoặc vật vào trong tranh để làm vật so sánh về kích thước của chủ vật (như khi chụp một tòa nhà, một bức tượng cao v.v.. )
    Luật 7: Đợi cho đúng thì, đúng lúc. (Quan trọng nhất, nhưng cũng khó làm cho đúng nhất, đặc biệt khi chủ vật chuyển động)
    Trích:
    -------
    Henri Cartier-Bresson, who developed the theory of the correct moment, said "photograpy is a straight line that passes through the heart, the camera and the subject".
    Hen-ri Ca-li-ơ Brét-son, người kiến tạo lý thuyết về "thời điểm đúng lúc" nói rằng: Nhiếp ảnh là một đường thẳng, thẳng tắp, nối từ trái tim, sang máy ảnh, rồi đến đối tượng của bức ảnh".
    Được chuot_con sửa chữa / chuyển vào 07:05 ngày 21/03/2003
  5. piggy

    piggy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2001
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Các bác có thể nói kĩ hơn được không em đọc đi đọc lại cũng ko hiểu rõ lắm vì là amateur mà chỉ được cái nhiệt tình thích tìm hiểu thôi. Nếu lần sau bác nào post bài thì nhân tiên ghép luôn vào mấy cái ảnh cho bài học thêm sinh động nhé. Cám ơn các bác nhiều.

Chia sẻ trang này