1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

)]BÍ THƯ ĐẢNG UỶ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CƯỚP CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ?

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi hmqvn, 24/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hmqvn

    hmqvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    )]BÍ THƯ ĐẢNG UỶ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CƯỚP CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ?

    BÍ THƯ ĐẢNG UỶ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CƯỚP CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ?

    Ba Vì
    Nhận được nguồn tin về câu hỏi trên, chúng tôi đã đến Học viện Y dược học cổ truyền (YDHCT) Việt Nam và tiếp cận được cuốn tạp chí Y học thực hành số 546 do Bộ Y tế xuất bản. Tạp chí Y học thực hành trực tiếp thứ trưởng Bộ Y tế Lê Ngọc Trọng là giám đốc học viện YDHCT Việt Nam làm tổng biên tập. Kết quả điều tra ban đầu về cuốn tạp chí này chúng tôi đã đưa tin vài ngày trước với nhan đề ?oBệnh thành tích trong nghiên cứu khoa học của học viện YDHCT Việt Nam?.
    Vào một ngày giữa tháng 10 năm 2006, gặp Tiến sĩ (TS) Vũ Nam, trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương hỏi về hai nghiên cứu cùng liên quan tới rượu thuốc ?o Long Quy Sinh? tại trang 21 và trang 47 tại số 546 của tạp chí Y học thực hành. TS Vũ Nam rất ngạc nhiên và bức xúc vì trong hai nghiên cứu ngày thực chất chỉ cùng nằm trong một đề tài. Riêng ?onghiên cứu? tại trang 47 có mang tên Vũ Nam và Tống Thị Tam Giang thì ông khẳng định là đúng, còn ?onghiên cứu? tại trang 21 mang tên Tống Thị Tam Giang và Phạm Vũ Khánh (hiện là bí thư đảng uỷ kiêm phó giám đốc học viện YDHCT Việt Nam) là không đúng. TS Vũ Nam khẳng định đề tài này do chính ông trực tiếp thực hiện. TS Vũ Nam cũng khẳng định: cả quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài không có ai là Phạm Vũ Khánh tham gia bất cứ giai đoạn nào kể cả từ tổng quan, phương pháp đến kết quả nghiên cứu của đề tài. Khi học viên Tống Thị Tam Giang học nội trú tại bệnh viện ông, về phía trường Đại học Y Hà Nội có phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Nhược Kim và ông cùng hướng dẫn cho học viên Tống Thị Tam Giang thực hiện đề tài. Riêng phần xác định kết quả định tính và định lượng các a xít a min trong rượu thuốc Long quy sinh (tại các trang 21, 22 và 23 của cuốn tạp chí) là phần mà bên ông thuê Phòng Hoá sinh Protein, Viện Công nghệ sinh học Hà Nội thực hiện là điều định hướng trước của nội dung nghiên cứu lại càng không thể có sự tham gia của ông Phạm Vũ Khánh. Việc thuê này có hợp đồng giữa bên chủ đề tài với bên được thuê và phải chi phí tài chính. Lạ hơn, tại thời điểm thực hiện đề tài này tháng 5 năm 2001, Ông Phạm Vũ Khánh đang làm nghiên cứu sinh tại Trung Quốc.
    Ông Nam khẳng định đây là đề tài do ông nghiên cứu và của Bệnh viện YHCT Trung ương, không phải của Học viện YDHCT Việt Nam. Ông Phạm Vũ Khánh không có quyền lấy kết quả nghiên cứu của ông để báo cáo thành tích nhằm làm chức danh phó giáo sư. Em Tống Thị Tam Giang lấy lý do này nọ để cho ông Phạm Vũ Khánh đứng tên là vi phạm đạo đức khoa học, vì em chỉ là học viên và không có quyền. Em chỉ là người giúp các thầy nghiên cứu trên nền tảng đề tài chung rộng lớn và khi đăng báo cũng phải báo cáo xin phép các thầy hướng dẫn và những người phụ trách đề tài. Ngoài ra, việc ông Phạm Vũ Khánh đứng tên trong một số đề tài khác ví dụ như cao dán hero tại trang 55 là không có thật.
    Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Nhược Kim rất ngạc nhiên về việc coi thường người hướng dẫn khoa học của học viên Tống Thị Tam Giang (hiện là phó phòng nghiên cứu khoa học của học viện YDHCT Việt Nam).
    Là bí thư Đảng uỷ của Học viện, một người làm công tác khoa học và trực tiếp lãnh đạo công tác nghiên cứu khoa học, một thầy giáo, TS Phạm Vũ Khánh cần thấy trách nhiệm của mình trước việc làm liều lĩnh trên. Phải chăng TS Phạm Vũ Khánh lợi dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp phụ trách nghiên cứu khoa học của học viện đã cố tình vi phạm giao cho nhân viên dưới quyền moi móc các đề tài để đứng tên nhằm đạt tiêu chuẩn phong hàm phó giáo sư. Phải chăng Bà Tống Thị Tam Giang vì nịnh xếp nên đã tiếp tay cho những hành động không trung thực của lãnh đạo mình. Đừng ngạc nhiên, chính thứ trưởng Bộ Y tế Lê Ngọc Trọng còn khẳng định không có điều trên xảy ra và đề nghị Hội đồng giáo sư nhà nước công nhận chức danh phó giáo sư cho ông Phạm Vũ Khánh. Đây là động tác đầu tiên của thứ trưởng Lê Ngọc Trọng làm tê liệt một số hoạt động của Đảng Bộ trong cơ cấu nhân sự của Học viện trước khi ông nghỉ hưu vào cuối năm nay. Những nhân sự là người thân, đồng hương và người nhà của Thứ trưởng về Học viện khi ông làm Giám đốc Học viện cần phải có người ?obảo vệ? sau này. Chúng tôi sẽ trình bày tiếp vào số sau, mời quí vị đón xem.
  2. nhathuoconline

    nhathuoconline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    1.852
    Đã được thích:
    0
    Bác nào lại dùng ttvnol để giải quyết vấn đề ân oán cá nhân đây?

Chia sẻ trang này