1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Biên chế các cấp trong quân đội

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 08/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    ) Chiến đoàn không nhất thiết phải có sự tham gia nhiều binh chủng, chẳng hạn có Chiến đoàn đặc nhiệm BĐQ chỉ có 2 tiểu đoàn quân. Như vậy chiến đoàn chỉ là một nhóm các đơn vị được gom lại để thực thi một nhiệm vụ. Sau khi hoàn tất các đơn vị được trả lại cho đơn vị chủ quản.
    So sánh với phía ta có cấp "binh đoàn", ví dụ như đoàn B70 năm 1971, đoàn Bình Long năm 1972, đoàn 232 do bác Sáu Búa Lê Đức Anh chỉ huy năm 1975.
    2) Liên đoàn thực chất chính là 1 đơn vị chính quy, tương đương 1 trung đoàn. Ví dụ như Liên đoàn BĐQ có 3 tiểu đoàn. Khác nhau chỉ về tên gọi.
  2. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Trích từ bài của Randomwalker
    ------------------------------------------------------------------------------
    Chiến đoàn bắt buộc phải có sự tham gia của nhiều binh chủng khác nhau.
    Liên đoàn có số lượng tương đương 1 trung đoàn nhưng là tham gia của các tiểu đoàn cùng binh chủng, nhưng không cùng một trung đoàn.
    Đấy là tớ rút ra từ các tài liệu liên mạng , không phải định nghĩa trong từ điển, các bác thấy sai cứ chỉnh huấn thoải văn mái.
    in code we trust
    ------------------------------------------------------------------------------
    Phần liên đoàn tớ đã giải thích sơ bên topic Biệt động (tổ chức các liên đoàn BĐQ). Vì chỉ là giải thích chứ không phải định nghĩa, (và văn của tớ dỡ ) nên chắc chắn là có thiếu sót.
    Trung đoàn, Liên đoàn, Chiến đoàn, Lữ đoàn đều tương đương với nhau: 2-4 tiểu đoàn (có khi 5). Khác nhau: chíên đoàn chỉ mang tính tạm thời trong một cuộc hành quân. Trong QLVNCH, Liên đoàn là đơn vị độc lập lâu dài nhưng không có tiểu đoàn pháo binh yểm trợ. QLVNCH có các liên đoàn BĐQ và ĐPQ. Trung đoàn và lữ đoàn, về mặc tổ chức, mặc dù không có tiểu đoàn pháo binh, nhưng mỗi sư đoàn đều có các tiểu đoàn pháo theo tỷ lệ: 1 trung đoàn, lữ đoàn / 1 tiểu đoàn pháo binh. Lữ đoàn: chỉ dùng cho các đơn vị tổng trừ bị: Nhảy dù, TQLC. Về nguyên tắc, mổi lữ đoàn có hệ thống yểm trợ, tiếp vận riêng: các đại đội quân y, tiếp vận, tiểu đoàn pháo binh, đại đội thám báo, truyền tin, công binh... Nên tính độc lập cao, có thể tự hành quân mà không cần các đơn vị khác yểm trợ, tăng phái.
    Được Khikho007 sửa chữa / chuyển vào 13:07 ngày 09/05/2006
  3. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Cái này posted bên topic Biệt động, copy lại:
    Cũng nên giải thích một chút về Biệt Động Quân của QLVNCH. Như chúng ta đã biết, bộ binh của QLVNCH chia ra thành nhiều binh chủng: Nhảy Dù, TQLC, Biệt Động Quân, các sư đoàn Bộ Binh, Địa Phương Quân, và Nghĩa Quân. Nhân dân tự vệ thì giống như dân quân hoặc du kích, nên không tính vào biên chế quân đội. ND và TQLC là lực lượng tổng trừ bị của BTTM, lúc đầu là lữ đoàn, sau nâng cấp lên thành sư đoàn. Vì là lực lượng tổng trừ bị nên các đơn vị này được trang bị, huấn luyện tốt nhất. Dù ở cấp lữ đoàn, họ vẫn được biên chế tiểu đoàn pháo binh yểm trợ, cũng như các đơn vị yểm trợ khác. Các sư đoàn bộ binh chịu trách nhiệm diện địa. mỗi sư đoàn có địa bàn hoạt động riêng của mình. Hình như trong chiến tranh Việt Nam, chỉ có 2 lần sư đoàn bộ binh hành quân ra khỏi vùng trách nhiệm của họ: 1 lần sư đoàn 21 tăng cường cho An Lộc (không phải toàn bộ sư đoàn), và sư đoàn 23 được đưa lên Kom Tum. ĐPQ được biên chế đến cấp tiểu đoàn hoặc liên đoàn, là lực lượng "chủ lực quân" cấp tỉnh, và các đại đội, trung đội bảo vệ các quận lỵ, tỉnh ly. Nghĩa quân thì biên chế đến các trung đội, bảo vệ các làng xã.
    Riêng BĐQ, đây là lực lượng bộ binh xung kích, được tổ chức thành các tiểu đoàn, liên đoàn. Sau khi Mỹ rút đi, một số các khu chiến đấu của lực lượng đặc biệt (đa số là người thượng) dọc theo biên giới hay nằm sâu trong dãy Trường Sơn được tổ chức thành BĐQ biên phòng. BĐQ là lực lượng thiện chiến, được huấn luyện kỹ, trang bị vũ khí khá tốt và nhẹ, thích hợp cho các cuộc hành quân nhanh. Khác với các lữ đoàn Nhảy Dù hay TQLC, BĐQ không được biên chế pháo binh cho các Liên đoàn, vì sở trường của họ là hành quân cấp tốc và di chuyển nhanh, nên không trang bị nặng nề. Do mức độ chiến tranh ngày càng khốc liệt, vì thiếu pháo binh cơ hữu, nên BĐQ chịu thiệt hại nhiều nhất so với lính "rằn ri" khác. BĐQ được đặt dưới sự chỉ huy của các TL quân đoàn, nên thường được coi là lực lường trừ bị cho các QĐ. Thường thì họ hay được (hay bị?) tăng phái cho các sư đoàn mỗi khi đụng độ lớn. Các tư lệnh sư đoàn, khi được BĐQ tăng phái, sợ lính mình chết nhiều, nên đem BĐQ quăng vào những chỗ khó khăn nhất. Những từ "con ruột, con ghẻ" thường hay được dùng. Lính các trung đoàn bộ binh được pháo binh yểm trợ nhiều hơn lính các liên đoàn BĐQ. Đến cuối chiến tranh, BTTM định tái biên chế BĐQ thành các sư đoàn cho thích hợp với tình hình, nhưng đã quá muộn.
    Sơ sơ là như vậy, các bác bổ sung thêm.
    Thêm: tương tự, Liên Đoàn 81 Biệt Kích Nhảy Dù, tuy là đơn vị tổng trừ bị thuộc BTTM, nhưng vì không có tiểu đoàn pháo binh nên không gọi là lữ đoàn mà là liên đoàn.
  4. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi: Biên chế các cấp của Hải quân nhân dân Việt Nam thì thế nào ?
    và những loại như hệ thống S-300 phòng thủ bờ biển, tên lửa đất đối hải, đất đối đất (nếu có) thì biên chế như thế nào ?
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trên bản đồ chiến thuật của QĐNDVN, kí hiệu các cấp (từ tiểu đoàn trở lên) được thể hiện như sau.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngoài ra, trong một số trường hợp QĐNDVN còn sử dụng một biên chế cực kì gây khó chịu là "đoàn". Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà "đoàn" đó có thể tương đương trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn hoặc thậm chí cả quân đoàn.
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Thê đội có lẽ chỉ là từ chỉ 1 nhóm quân cho 1 mục đích nào đó, ví dụ khi vạch kế hoạch đánh địch thì thê đội 1 là lực lượng xung kích, thê đội 2 là dự bị.
    Bác nào giải thích cái từ "tổng trừ bị" xem nào, có phải là "dự bị chiến lược" không?
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Biên chế các cấp của quân đội Mẽo.
    Squad - Tiểu đội là cấp nhỏ nhất trong biên chế trong quân đội Mĩ, quân số 8-16 người. Tiểu đội bộ binh thường thường có 10 người. Tiểu đội bộ binh cơ giới thường có 16 người, chia thành 2 tổ - Team, mỗi tổ kết hợp với 1 xe cơ giới.
    Một số đơn vị sử dụng biên chế Section - Phân đội, do 2 tiểu đội ghép lại. Phân đội thiết giáp (sử dụng thay cho tiểu đội) gồm 2 xe.
    Platoon - Trung đội gồm từ 2-4 tiểu đội (hoặc phân đội), quân số 16-44 người. Trung đội bộ binh thường có 3 tiểu đội. Trung đội bộ binh cơ giới gồm 4 tiểu đội kết hợp với 4 xe cơ giới, chia thành 2 phân đội. Trung đội thiết giáp gồm 4 xe cũng chia thành 2 phân đội.
    Company - Đại đội gồm ban chỉ huy đại đội và từ 3-5 trung đội, quân số 60-200 người. Đại đội cơ giới có từ 15-25 xe.
    Đối với thiết giáp, kỵ binh, cấp tương đương được gọi là Troop. Đối với pháo mặt đất và pháo cao xạ, cấp tương đương được gọi là Battery.
    Battalion - Tiểu đoàn gồm ban chỉ huy tiểu đoàn và từ 4-6 đại đội, quân số 300-1.000 người. Battalion Task Force là một đơn vị lâm thời cấp tiểu đoàn với các đại đội được ghép lại tuỳ nhiệm vụ.
    Đối với kỵ binh, cấp tương đương được gọi là Squadron.
    Brigade - Lữ đoàn gồm một số tiểu đoàn, quân số từ 1.500-3.200 người. Trong tác chiến lữ đoàn bộ binh có trong biên chế các tiểu đoàn pháo binh, công binh, các tiểu đoàn hỗ trợ...
    Đối với kỵ binh thiết giáp, cấp tương đương được gọi là Regiment - trung đoàn. Đối với biệt kích và đặc nhiệm, cấp tương đương được gọi là Group.
    Division - Sư đoàn gồm 3-5 lữ đoàn và các đơn vị binh chủng trực thuộc, quân số từ 10.000-16.000 người. Trong quân đội Mĩ, cấp sư đoàn được tổ chức với các đơn vị bộ binh, bộ binh cơ giới, thiết giáp, quân dù và đổ bộ đường không.
    Corps - Quân đoàn gồm 2-5 sư đoàn và các đơn vị binh chủng, quân số từ 20.000-40.000 người.
    Army - Tập đoàn quân gồm từ 2 quân đoàn trở lên.
    Tuỳ thuộc vào tình hình và quy mô chiến tranh mà Tập đoàn quân sẽ được tổ chức ở 3 cấp khác nhau là Theater Army - Tập đoàn quân Chiến trường, Field Army - Tập đoàn quân Dã chiến và Army Group - Cụm Tập đoàn quân. Cấp Field Army đã được sử dụng trong chiến dịch Bão táp sa mạc.
    Army Group - Cụm Tập đoàn quân là cấp cao nhất trong quân đội Mĩ, nhưng không được sử dụng từ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2.
    Nếu trong biên chế QĐNDVN thứ tự các cấp trực thuộc là tiểu đoàn (battalion) - trung đoàn (regiment) - sư đoàn (division) thì trong QĐ Mĩ là tiểu đoàn (battalion) - lữ đoàn (brigade) - sư đoàn (division). Nói cách khác, trung đoàn trong QĐNDVN có vai trò tương đương lữ đoàn trong QĐ Mĩ.
    Vào thời kì WW1, sư đoàn bộ binh Mĩ được tổ chức theo cấu trúc "hình vuông" : mỗi sư đoàn gồm 2 lữ đoàn, mỗi lữ đoàn gồm 2 trung đoàn. Đến WW2, cấp sư đoàn Mĩ được tổ chức lại theo cấu trúc "tam giác" : mỗi sư đoàn gồm 3 lữ đoàn (cấp trung đoàn được loại bỏ). Do vậy, nhiều tiểu đoàn Mĩ vẫn giữ tên trung đoàn trực thuộc trước đây của mình trong phiên hiệu, ví dụ tiểu đoàn 1/7, lữ 3, sư đoàn kỵ binh số 1 trong trận Ia đrăng được gọi là tiểu đoàn 1, trung đoàn 7, lữ đoàn 3, sư đoàn kỵ binh số 1 (1st Battalion, 7th Cavalry, 3rd Brigade, 1st Cavalry Division). Trong trường hợp này khái niệm "trung đoàn" chỉ có ý nghĩa truyền thống chứ không có vai trò gì trong chỉ huy và tác chiến.
    u?c chiangshan s?a vo 18:15 ngy 31/01/2007
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Kí hiệu các đơn vị theo chuẩn NATO :
    http://www.gruntsmilitary.com/sizes.shtml
    Đối với QĐNDVN, bộ binh không có kí hiệu riêng, đơn vị thiết giáp được thể hiện bằng một hình thoi trên kí hiệu cấp. Các đơn vị của quân binh chủng khác được thể hiện bằng chữ viết tắt
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Theo www.gruntonline.com, biên chế cấp tiểu đoàn của các bên trong thời kì CTVN như sau :
    Hoa Kỳ
    * Một tiểu đoàn bộ binh Mỹ có 4 đại đội bộ binh (rifle company), 1 đại đội trợ chiến (combat support company) và đại đội tiểu đoàn bộ (HQ and HQ company).
    - Đại đội tiểu đoàn bộ có quân số 166 người.
    - Đại đội bộ binh có quân số 164 người, gồm đại đội bộ (12 người), 3 trung đội bộ binh (mỗi trung đội 42 người) và 1 trung đội súng cối (26 người + 3 cối 81mm). Mỗi đại đội bộ binh còn có 3 súng không giật 90mm nhưng thường chỉ để ở căn cứ.
    - Đại đội trợ chiến có quân số 100 người và 4 cối 106,7mm.
    Tổng quân số của 1 tiểu đoàn là 922 người, trang bị 9 cối 81mm, 9 súng không giật 90mm, 33 xe jeep, 17 xe vận tải.
    Ngoài ra thời kỳ 1965-1966 tiểu đoàn bộ binh Mỹ cũng được tổ chức theo kiểu khác gồm 1 đại đội-chỉ huy và 3 đại đội bộ binh :
    - Đại đội tiểu đoàn bộ có quân số 290 người, trang bị 4 cối 106,7mm và 2 súng không giật 106mm (có lẽ đây là kết hợp giữa đại đội trợ chiến và đại đội tiểu đoàn bộ).
    - Đại đội bộ binh có quân số 180 người. Về vũ khí đại đội bộ có 2 ống phóng rocket 3.5''''''''''''''''''''''''''''''''; trung đội hoả lực có 3 cối 81mm, 2 súng không giật 106mm và 1 súng không giật 3.5''''''''''''''''''''''''''''''''; mỗi trung đội bộ binh có 2 súng không giật 90mm và 2 súng máy.
    Tổng quân số của tiểu đoàn là 830 người, trang bị 4 cối 106,7mm, 9 cối 81mm, 8 súng không giật 106mm, 18 súng không giật 90mm, 3 súng không giật 3.5'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''', 18 súng máy.
    * Một tiểu đoàn cơ động đường không Mỹ cũng được tổ chức giống tiểu đoàn bộ binh : đại đội tiểu đoàn bộ, 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội trợ chiến.
    - Đại đội tiểu đoàn bộ có quân số 134 người.
    - Đại đội bộ binh có quân số 170 người. Về vũ khí trung đội hoả lực có 3 cối 81mm; mỗi trung đội bộ binh có 2 súng không giật 90mm và 2 súng máy.
    - Đại đội trợ chiến có quân số 123 người, trang bị 4 cối 81mm và 8 súng không giật 106mm.
    Tổng quân số của tiểu đoàn là 797 người, trang bị 13 cối 81mm, 8 súng không giật 106mm, 18 súng không giật 90mm, 18 súng máy.
    * Một tiểu đoàn bộ binh cơ giới Mỹ gồm đại đội tiểu đoàn bộ và 3 đại đội bộ binh cơ giới.
    - Đại đội tiểu đoàn bộ có quân số 304 người.
    - Đại đội bộ binh cơ giới có quân số 199 người với trang bị nặng tương tự tiểu đoàn bộ binh thường.
    Trong đại đội bộ binh cơ giới, quân số bộ binh từ 170-172 người. Gồm 3 trung đội bộ binh trang bị 4 xe M-113 và 1 trung đội hoả lực trang bị 3 xe M-125A1 mang cối 81mm và 2 xe M-113 mang tên lửa TOW.
    Cũng có thời điểm trong biên chế tiểu đoàn tồn tại đại đội trợ chiến rút từ biên chế của đại đội tiểu đoàn bộ, gồm trung đội trinh sát (10 xe M-113), trung đội cối (4 xe M-106 mang cối 106,7mm) và đại đội chống tăng (4 xe M-113 mang tên lửa TOW).
    Tổng quân số tiểu đoàn khoảng 900 người, trang bị khoảng 70 xe bọc thép các loại.
    * Một tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ gồm đại đội tiểu đoàn bộ và 4 đại đội thủy quân.
    - Đại đội tiểu đoàn bộ có quân số 385 người (329 người của thủy quân lục chiến và 56 người của hải quân), trang bị 8 cối 81mm và 8 súng không giật 106mm.
    - Đại đội thủy quân có quân số 216 người, trong đó đại đội bộ (9 người), 3 trung đội bộ binh (mỗi trung đội 47 người) và 1 trung đội hoả lực (66 người trang bị 6 súng máy, 6 súng phóng rocket 3.5'''''''''''''''''''''''''''''''', 3 cối 60mm).
    Tổng quân số tiểu đoàn là 1.249 người (1.193 người của thủy quân lục chiến và 56 người của hải quân), trang bị 8 côi 81mm, 8 súng không giật 106mm, 9 cối 60mm, 18 súng máy, 18 súng phòng rocket 3.5''''''''''''''''''''''''''''''''.
    Hàn Quốc
    * Một tiểu đoàn bộ binh Hàn Quốc gồm đại đội tiểu đoàn bộ, 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội hoả lực mạnh.
    - Đại đội tiểu đoàn bộ có quân số 105 người.
    - Đại đội bộ binh có quân số 188 người, gồm đại đội bộ, 3 trung đội bộ binh và 1 trung đội hoả lực. Về vũ khí mỗi trung đội bộ binh có 1 súng máy và 1 súng phóng rocket 3.5''''''''''''''''''''''''''''''''; trung đội hoả lực có 3 cối 60mm và 2 súng không giật 57mm.
    Tổng quân số tiểu đoàn là 809 người, trang bị 9 cối 60mm, 6 súng không giật 57mm, 9 súng máy và 9 súng phòng rocket 3.5''''''''''''''''''''''''''''''''.
    * Một tiểu đoàn thủy quân lục chiến Hàn Quốc gồm đại đội tiểu đoàn bộ và 3 đại đội thủy quân.
    - Đại đội tiểu đoàn bộ có quân số 286 người, trang bị 6 súng không giật 106mm và 6 cối 81mm.
    - Đại đội thủy quân có quân số 220 người, gồm đại đội bộ, 3 trung đội thủy quân. Về vũ khí có 3 cối 60mm, 3 súng phóng rocket 3.5'''''''''''''''''''''''''''''''' và 8 súng máy, đều nằm trong đại đội bộ.
    Tổng quân số tiểu đoàn là 941 người, trang bị 6 cối 81mm, 6 súng không giật 106mm, 9 cối 60mm, 9 súng phóng rocket 3.5'''''''''''''''''''''''''''''''' và 24 súng máy.
    Thái Lan
    * Một tiểu đoàn bộ binh Thái Lan gồm đại đội tiểu đoàn bộ và 3 đại đội bộ binh.
    - Đại đội tiểu đoàn bộ có quân số 247 người, trang bị 3 cối 81mm, 6 súng máy, 3 súng không giật 75mm và 3 súng phòng rocket 3.5''''''''''''''''''''''''''''''''.
    - Đại đội bộ binh có quân số 211 người, gồm đại đội bộ, 3 trung đội bộ binh và 1 trung đội hoả lực. Về vũ khí mỗi trung đội bộ binh có 1 súng phóng rocket 3.5''''''''''''''''''''''''''''''''; trung đội hoả lực có 3 cối 60mm và 3 súng không giật 57mm.
    Tổng quân số tiểu đoàn là 880 người, trang bị 3 cối 81mm, 3 súng không giật 75mm, 9 cối 60mm, 9 súng không giật 57mm, 12 súng phóng rocket 3.5'''''''''''''''''''''''''''''''', 6 súng máy.
    Australia
    * Một tiểu đoàn bộ binh Australia gồm tiểu đoàn bộ, đại đội điều hành (administration company), 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội trợ chiến.
    - Tiểu đoàn bộ có quân số 36 người, trang bị 2 súng máy.
    - Đại đội điều hành có quân số 89 người gồm đại đội bộ, trung đội điều hành và trung đội quân y, trang bị 5 súng máy.
    - Đại đội bộ binh có quân số 123 người gồm đại đội bộ, 3 trung đội bộ binh và 1 phân đội hoả lực, trang bị 5 súng máy, 2 súng chống tăng.
    - Đại đội trợ chiến có quân số 171 người gồm đại đội bộ (13 người + 2 súng máy), trung đội cối (41 người + 6 cối 81mm, 5 súng máy), trung đội chống tăng (32 người + 8 súng chống tăng), trung đội công binh xung kích (32 người + 3 súng máy), trung đội thông tin (40 người + 1 súng máy) và trung đội quan sát (15 người + 1 súng máy).
    Tổng quân số tiểu đoàn là 790 người, trang bị 6 cối 81mm, 16 súng chống tăng, 53 súng máy và 21 xe vận tải.
    Philippines
    * Tiểu đoàn bộ binh Philipines tham chiến ở VN gồm tiểu đoàn bộ và 3 đại đội bộ binh.
    Mỗi đại đội bộ binh có quân số 172 người, gồm đại đội bộ, 3 trung đội bộ binh và 1 trung đội hoả lực. Về vũ khí mỗi trung đội bộ binh có 2 súng máy và 1 súng phóng rocket 3.5''''''''''''''''''''''''''''''''; trung đội hoả lực có 3 cối 81mm, 2 súng không giật 75mm và 2 súng phóng rocket 3.5''''''''''''''''''''''''''''''''.
    Tổng quân số tiểu đoàn là 528 người (đã rút gọn so với biên chế chuẩn), trang bị khoảng 9 cối 81mm, 6 súng không giật 75mm, 15 súng phóng rocket 3.5'''''''''''''''''''''''''''''''' và 18 súng máy.
    VNCH
    * Một tiểu đoàn bộ binh VNCH gồm tiểu đoàn bộ, đại đội tiểu đoàn bộ, 4 đại đội bộ binh và 1 đại đội hoả lực trợ chiến.
    - Đại đội bộ binh có quân số khoảng 163 người gồm đại đội bộ (8 người), 3 trung đội bộ binh (mỗi trung đội 42 người + 1 súng không giật 90mm), 1 trung đội hoả lực (29 người + 3 cối 81mm).
    - Đại đội hoả lực có quân số khoảng 130 người gồm 1 trung đội cối (32 người + 4 cối 107mm), trung đội xung kích (49 người + 12 súng phun lửa), trung đội trinh sát (49 người).
    Tổng quân số tiểu đoàn khoảng 850-900 người (?), trang bị 4 cối 107mm, 9 cối 81mm, 9 súng không giật 90mm (?).
    Quân đội Nhân dân Việt Nam (riêng cái này do chiangshan tự tổng hợp)
    * Một tiểu đoàn bộ binh QĐNDVN gồm tiểu đoàn bộ, 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội hoả lực.
    - Tiểu đoàn bộ có quân số khoảng 30 người.
    - Đại đội bộ binh có quân số khoảng 80-120 người, gồm đại đội bộ (7-8 người), 3 trung đội bộ binh (mỗi trung đội 27-36 người), trang bị 1-2 cối 60mm, 1-2 đại liên).
    - Đại đội hoả lực có quân số khoảng 90-100 người, trang bị 2-4 cối 82mm, 2-4 ĐKZ 75/82mm, 2-4 trọng liên 12,7mm, 2-4 đại liên.
    Tổng quân số tiểu đoàn từ 300-500 người, trang bị 2-4 cối 82mm, 3-6 cối 60mm, 5-10 đại liên, 2-4 trọng liên, 2-4 ĐKZ.
    u?c chiangshan s?a vo 16:48 ngy 24/07/2006
  10. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy, 1 ý nghĩa của chiến đoàn là tập trung những đơn vị tạm thời cho 1 cuộc hành quân, 1 trận đánh hay 1 tình huống chiến sự đặc biệt (như ở Iraq hiện nay). Nhưng tất nhiên là 1 ý nghĩa khác cũng là việc tạo ra 1 đơn vị với nhiều binh chủng tập hợp nhằm triển khai sức mạnh hợp đồng. Trong quân đội Mẽo sau 45 nó được gọi là Taskforce, cọp-bi lại từ mô hình những Kampfgruppen (Chiến đoàn [xD] )của quân đội Đức hồi thế chiến thứ 2. Thường thì các Kampfgruppen/Taskforces cũng chỉ bằng 1 trung đoàn bình thường nhưng trong nhiều tình huống đặc biệt nó có thể to hay nhỏ hơn nhiều. Chẳng hạn trên chiến trường ở Liên Xô, nhiều khi các đơn vị như đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn hay thậm chí cả sư đoàn không còn ý nghĩa gì nữa mà chỉ còn những Kampfgruppen lập ra tại chỗ chỉ tập trung vài trăm tay súng. Ngược lại ở Kharkhov hồi 3/43 hay ở Bạch Nga hồi 7/44 khi hồng quân tiến công, có nhiều Kampfgruppen tập trung đến mấy chục ngàn người !
    Trong thế chiến thứ 2, quân đội Mẽo và Anh chưa dùng được Taskforces lục quân như sau này cho nên lúc đó nó phát triển 1 mô hình tiền chiến đoàn gọi là "Combat Command". Mấy "Combat Commands" là những đơn vị hỗn hợp biệt lập chuyên đánh hợp đồng binh chủng và trực tiếp dưới cấp quân đoàn.

Chia sẻ trang này