1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Biên chế các cấp trong quân đội

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 08/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Cái này hình như còn phải tùy thuộc tình hình và nhiệm vụ.
    [/QUOTE]
    ==========
    Ủa 125 HQ là lữ đoàn mà nhỉ?
    Tôi nhớ đọc báo nào đó nói lữ 203 dịp giải phóng SG có trên trăm xe tăng/thiết giáp. VN mình cao nhất có đến lữ đoàn xe tăng thôi, trực thuộc quân đoàn hoặc BQP. Cấp trung đoàn thường thuộc quân khu.
    Một đại đôi xe tăng/TG thươngf có 10 - 12 chiếc.
    Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó là cấp trung đội bộ binh đã được trang bị súng bắn tỉa rồi (hình như hồi học quân sự ở ĐH).
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thì trung đoàn là trước 75 cơ mà
    Thực ra khác nhau chỉ ở cách gọi tên, còn tổ chức cũng không thấy khác nhiều lắm
    Hải quân VNCH trước đây tổ chức tất cả các tàu chiến có nhiệm vụ tác chiến trên biển thành 1 hạm đội. Nếu họ có gọi đó bằng tên khác thì cũng thế thôi.
    Đối với các binh chủng khác, họ dùng không đoàn, phi đoàn (KQ), thiết đoàn, chi đoàn (TTG), tương đương với trung đoàn không quân, tiểu đoàn không quân, trung đoàn thiết giáp, tiểu đoàn thiết giáp của QĐNDVN.
    (Nhân tiện lão Khikho đâu ấy nhỉ, em hỏi tí. Hình như VNCH có 4 lữ đoàn kỵ binh trực thuộc 4 QĐ phải không, lữ đoàn này có tương đương với thiết đoàn không ?)
    Nói chung với những quân chủng như PK, KQ, HQ thì các cấp cao chỉ phản ánh vai trò, chứ biên chế và tổ chức lúc này không nhất thiết phải cố định, đôi khi chênh lệch nhau khá xa.
  3. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Thấy thì hơi ít, nhưng 1 trung đòan bộ binh muốn diệt 50 chiếc tank này thì không phải dễ.
  4. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    </FONT></P>
    <P>1 trung đoàn xe tăng trần trụi không có bộ binh tùng thiết thì 1 trung đoàn bộ binh thừa sức đánh tan! Nhưng nếu nó được kèm theo 1 tiểu đoàn bộ binh thì lại có khả năng đương đầu với cả một sư đoàn bộ binh đấy (với điều kiện sư đoàn này không có tăng, thiết giáp trong biên chếhttp://www4.ttvnol.com/forum/images/Smileys/8.gif">). Tăng có hỏa lực mạnh, giáp dầy, vốn là mũi công kích chủ yếu của lục quân, nhưng lại có nhược điểm là tầm nhìn rất hạn chế! Bộ binh tùng thiết là tai mắt của xe tăng, dựa vào tăng nhưng cũng là người bảo vệ tăng!</P>
    <P>Đọc truyện chiến đấu thời WW II, hay có đoạn quân phòng ngự kiểu chiến hào khi đương đầu với đội hình tấn công tăng + bộ binh, nếu không đủ hỏa lực chặn đối phương thì thường bỏ qua các xe tăng mà tập trung bắn chặn, kìm chân các toán bộ binh! Tăng có vượt qua được phòng tuyến mà không thấy bộ binh mình theo sau thì thường cũng rút lui rất nhanh, không dám tác chiến độc lập đâu!</P>
    u?c chiangshan s?a vo 10:36 ngy 10/07/2006
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Tổ chức của F308 - sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của QĐNDVN :
    Các trung đoàn :
    - Trung đoàn 36 bộ binh cơ giới.
    - Trung đoàn 88 bộ binh cơ giới.
    - Trung đoàn 102 bộ binh cơ giới.
    - Trung đoàn 58 pháo binh.
    - Trung đoàn 216 phòng không.
    Các tiểu đoàn :
    - Tiểu đoàn 1036 xe tăng.
    - Tiểu đoàn 13 pháo phản lực.
    - Tiểu đoàn 14 pháo chống tăng.
    - Tiểu đoàn 17 công binh.
    - Tiểu đoàn 18 thông tin.
    - Tiểu đoàn 20 trinh sát.
    - Tiểu đoàn 22 sửa chữa.
    - Tiểu đoàn 24 quân y.
    - Tiểu đoàn 25 vận tải.
    Các đại đội :
    - Đại đội 21 hoá học.
    - Đại đội 23 vệ binh.
    Sư đoàn được trang bị trong biên chế các loại xe tăng T-54/55, xe bọc thép chiến đấu BMP-1, xe bọc thép chở quân BTR-152, xe bọc thép trinh sát BRDM-2, pháo phản lực BM-13/14....
    Nhân tiện nói thêm, cần phân biệt rõ các khái niệm :
    - Bộ binh thường (infantry) : bộ binh không được trang bị các loại xe cộ trong biên chế của bản thân mà khi cần mới được cấp trên tăng cường, xong việc lại rút về.
    - Bộ binh cơ giới hoá (motorized infantry) : bộ binh được trang bị trong biên chế của bản thân chủ yếu là các loại xe vận tải nhẹ không vũ trang (tất nhiên vẫn có thể có một số xe tăng, xe bọc thép).
    - Bộ binh cơ giới (mechanized infantry) : bộ binh được trang bị trong biên chế của bản thân chủ yếu là các loại xe bọc thép chiến đấu, chở quân, trinh sát....
    - Bộ binh thiết giáp (armoured infantry) : bộ binh nằm trong biên chế của đơn vị thiết giáp, làm nhiệm vụ hỗ trợ tăng thiết giáp trong chiến đấu. Có thể nói bộ binh thiết giáp không khác bộ binh cơ giới, trừ việc bộ binh thiết giáp do thủ trưởng đơn vị thiết giáp chỉ huy, còn bộ binh cơ giới do thủ trưởng đơn vị bộ binh chỉ huy.
    u?c chiangshan s?a vo 15:02 ngy 08/10/2006
  6. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    May quá nhờ có ông anh chiangshan mà em hiểu được khái niệm motorized và mechanized nó khác nhau. Trước em chơi trò Heart of Iron 2 xây mấy sư mech thì thấy trâu hơn mot nhiều nhưng ko hiểu ra làm sao, tra từ điển thì cả hai đều dịc là cơ giới hoá.
  7. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Bác có thể nói rõ mỗi trung đoàn bộ binh cơ giới có bao nhiêu người,bao nhiêu xe không??
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Biên chế một số cấp của quân đội TQ hiện nay (theo sinodefence.com) :
    Từ trung đội đến trung đoàn, lục quân TQ tổ chức về cơ bản cũng theo "tam tam chế" như VN (và LX trước đây).
    Trung đội pháo binh, cao xạ, hoả lực có 3 khẩu đội.
    Trung đội xe tăng, thiết giáp có 3 xe.
    Đại đội pháo binh, cao xạ, hoả lực có 6 khẩu đội.
    Đại đội xe tăng, thiết giáp gồm 3 trung đội + 1 xe của đại đội trưởng.
    Tiểu đoàn pháo binh, cao xạ, hoả lực có 18 khẩu đội.
    Tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp gồm 3 đại đội.
    Trung đoàn pháo binh, cao xạ thường gồm 2-4 tiểu đoàn.
    Trung đoàn thiết giáp gồm 3 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn bộ binh thiết giáp (trang bị IFV hoặc APC), 1 tiểu đoàn pháo tự hành, 1 tiểu đoàn hoặc đại đội pháo phòng không và các đơn vị trực thuộc khác
    Trung đoàn bộ binh thiết giáp, gồm 1 tiểu đoàn xe tăng, 3 tiểu đoàn bộ binh thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn phòng không (cao xạ hoặc SAM) và các đơn vị trực thuộc khác
    Cấp lữ đoàn : đây thường là hình thức thu gọn của sư đoàn trong thời bình.
    Một lữ đoàn bộ binh cơ giới hoá có thể có :
    - 1 tiểu đoàn xe tăng.
    - 4 tiểu đoàn bộ binh cơ giới hoá.
    - 1 trung đoàn pháo binh gồm 1 tiểu đoàn lựu pháo 122mm, 1 tiểu đoàn pháo phản lực 122mm, 1 tiểu đoàn pháo phòng không, 1 đại đội chống tăng.
    - 1 tiểu đoàn công binh và phòng hoá.
    - 1 tiểu đoàn hoặc đại đội trinh sát.
    - 1 đại đội vệ binh.
    - 1 đại đội vận tải.
    - Các đơn vị trực thuộc khác.
    Cấp sư đoàn :
    Sư đoàn bộ binh có quân số theo biên chế chuẩn từ 11.000-13.000, với 1.400 sĩ quan, bao gồm :
    - 3 trung đoàn bộ binh.
    - 1 trung đoàn pháo binh gồm 1 tiểu đoàn lựu pháo 152mm, 1 tiểu đoàn pháo 130mm, 1 tiểu đoàn pháo phản lực 122mm, 1 tiểu đoàn chống tăng gồm pháo 100mm và ATGM.
    - 1 tiểu đoàn pháo phòng không.
    - 1 tiểu đoàn hoặc đại đội công binh.
    - 1 tiểu đoàn hoặc đại đội trinh sát.
    - 1 đại đội phòng hoá.
    - 1 đại đội vệ binh.
    - Các phân đội vận tải, quân y, hậu cần.
    Một số sư đoàn có thể có thêm 1 trung đoàn thiết giáp.
    Sư đoàn xe tăng - thiết giáp có quân số từ 9.000-10.000 người, gồm :
    - 3 trung đoàn xe tăng hoặc thiết giáp.
    - 1 trung đoàn bộ binh thiết giáp.
    - 1 trung đoàn pháo binh, gồm 1 tiểu đoàn lựu pháo 152mm, 1 tiểu đoàn pháo 130mm, 1 tiểu đoàn pháo phản lực 122mm.
    - 1 trung đoàn phòng không (cao xạ hoặc SAM).
    - 1 tiểu đoàn chống tăng (pháo chống tăng hoặc ATGM).
    - 1 tiểu đoàn công binh.
    - 1 tiểu đoàn thông tin.
    - 1 tiểu đoàn trinh sát.
    - 1 tiểu đoàn phòng hoá.
    - 1 tiểu đoàn vận tải.
    - 1 tiểu đoàn sửa chữa.
    - 1 đại đội vận tải.
    - Các phân đội trực thuộc khác.
    Sư đoàn pháo binh có quân số khoảng 5.800 người, gồm :
    - 1 trung đoàn lựu pháo 152mm với 36 khẩu.
    - 1 trung đoàn pháo 130mm với 36 khẩu.
    - 1 trung đoàn lựu pháo 122mm với 36 khẩu,
    - 1 trung đoàn pháo phản lực 122mm với 36 dàn phóng.
    - Các đơn vị trực thuộc khác như vận tải, trinh sát....
    Sư đoàn phòng không có quân số khoảng 5.000 người, gồm từ 3-4 trung đoàn pháo phòng không.
    Cấp quân đoàn :
    Quân đoàn của TQ khá tương đồng với cấp quân đoàn của QĐNDVN. Chẳng hạn các quân đoàn TQ tham gia xâm lược VN năm 79 có :
    - 3 sư đoàn bộ binh, mỗi sư đoàn gồm 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh.
    - 1 trung đoàn pháo binh.
    - 1 trung đoàn phòng không.
    - 1 trung đoàn xe tăng.
    Từ cuối thập kỉ 80 quân đội TQ đã thay thế các quân đoàn (corps) và tổ chức lại theo cách mới : group army (GA), nhằm tăng khả năng cơ động và tác chiến. Một tài liệu của hải ngoại dịch GA là "Tập hợp quân".
    Hiện nay GA là cấp cao nhất trong quân đội TQ, quân số 25.000-60.000 người, gồm :
    - 2 đến 3 sư đoàn hoặc lữ đoàn bộ binh.
    - 1 sư đoàn hoặc lữ đoàn thiết giáp.
    - 1 sư đoàn hoặc lữ đoàn pháo binh.
    - 1 trung đoàn công binh.
    - 1 trung đoàn thông tin.
    - 1 tiểu đoàn trinh sát.
    - Các đơn vị trực thuộc khác, có thể có cả trực thăng.
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Theo tớ, hình như mỗi sư đoàn đều có một lực lượng cỡ 1,2 tiểu đoàn huấn luyện nữa thì phải??
  10. axe105

    axe105 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo 1 trung đoàn tăng có 50 chiếc hơi ít thì nhầm đấy. Trong mùa xuân 75 ta chỉ có 250 xe tăng thôi, thế mà hoành tráng rồi.
    Mà chẳng thấy ai giải thích tại sao các đơn vị lại được tổ chức như thế. Khi tấn công thì 1 sư đoàn triển khai trên 1 diện rộng là bao? Khi phòng thủ thì chia mấy lớp, các lớp cachs nhau bao nhiêu, diện rộng tối đa cho phép....? Tổ chức các đơn vị y tế hậu cần cũng không thấy mọi người nhắc đến. Trinh sát, kỹ thuật cơ giới nữa, công binh, vệ binh....dâu cả rồi?

Chia sẻ trang này