1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Biến chứng mắt do bệnh đái tháo đường

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi benhvienmatvietnga, 23/04/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. benhvienmatvietnga

    benhvienmatvietnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2011
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    v\:-* {behavior:url(#default#VML);} o\:-* {behavior:url(#default#VML);} w\:-* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} I. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?
    Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là bệnh mạn tính, ngày càng phổ biến ở nước ta. Nguyên nhân do rối loạn chuyển hoá carbonhydrate dẫn đến tăng đường máu (glucose) và khi đường máu tăng vượt ngưỡng thận sẽ dẫn đến đường niệu. Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin.
    Insulin được sản xuất từ tuyến tuỵ, một tuyến nằm sau dạ dày. Insulin có tác dụng đưa glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng cho tế bào.
    Triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường là uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân.
    Có ba type đái tháo đường chính :
    Đái tháo đường type 1: Cơ thể ngừng sản xuất insuline hoặc lượng insulin được sản xuất quá ít không đủ để điều hòa nồng độ glucose trong máu.
    Bệnh thường gặp ở trẻ em nên còn được biết đến với tên "Đái tháo đường tuổi vị thành niên" hoặc "Đái tháo đường phụ thuộc insulin". Bệnh cũng có thể gặp ở người lớn do tụy bị hủy hoại bởi rượu, bệnh tật hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ. Không có insulin, tế bào sẽ không sử dụng được glucose, hậu quả là glucose trong máu sẽ tăng cao. Bệnh nhân đái tháo đường type 1 phải được điều trị bằng insulin hàng ngày để sống.
    Đái tháo đường type 2: Đây là dạng đái tháo đường hay gặp nhất. Thông thường, với bệnh nhân đái tháo đường type 2, cơ thể vẫn sản xuất đủ insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ dần tăng cao trong máu.
    Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người trên 40 tuổi
    Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới
    Là bệnh có liên quan đến di truyền
    Béo phì và ít vận động cũng là những nguy cơ làm phát triển bệnh đái tháo đường type 2.
    Đái tháo đường thai kỳ: Đây là dạng đái tháo đường xảy ra ở một số phụ nữ trong thời gian mang thai và sẽ chấm dứt sau khi sinh. Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 sau này.
    Ngoài 3 loại trên, hiện nay còn đề cập loại đái tháo đường type 3 để chỉ những “bệnh danh” đái tháo đường kết hợp type 1 và 2, đái tháo đường phối hợp với các bệnh khác và còn chưa thống nhất gồm: đái tháo đường type 1 kèm đề kháng insulin, đái tháo đường type 2 cần insulin, đái tháo đường giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý tụy ngoại tiết, đái tháo đường liên hệ bệnh alzheimer... Tuy nhiên bản chất của thể loại này cũng không nằm ngoài type 1 hoặc 2 vì đều liên quan tới cơ chế insulin.
    Tiền đái tháo đường:
    Hàng triệu người có khả năng bị tiền đái tháo đường. Tiền đái tháo đường khi đường huyết cao hơn mức độ bình thường nhưng chưa đủ cao để được gọi là bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân tiền đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành đái tháo đường type 2 thực sự.
    II. CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán xác định bằng những xét nghiệm máu sau đây:
    - Đường huyết đói: cao hơn 126 mg /dl, trên hai lần xét nghiệm khác nhau
    - Đường huyết ngẫu nhiên: cao hơn 200 mg /dl, bệnh nhân có các triệu chứng: khát, tiểu nhiều và sụt cân.
    - Test dung nạp glucose: đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose cao hơn 200 mg /dl.
    III. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
    Nếu không được quản lý và điều trị tốt, bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp nhiều biến chứng hoặc dễ mắc các bệnh hiểm nghèo làm mất khả năng lao động, tàn phế, thậm chí tử vong.
    Biến chứng cấp tính nặng nhất có thể gặp là bệnh nhân bị hôn mê do nhiễm độc cetone hoặc do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
    Các biến chứng mãn tính: Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ cao dẫn đến mắc các bệnh tim mạch, thận, mắt, thần kinh...
    Biến chứng tại võng mạc mắt, còn gọi là bệnh võng mạc tiểu đường (BVMTĐ), biến chứng Glaucome thứ phát và đục thủy tinh thể tiểu đường (ĐTTTTĐ) là những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, giảm thị lực ở Việt Nam và trên thế giới
    1. Bệnh võng mạc tiểu đường (BVMTĐ)
    Khi bị tiểu đường, các mạch máu trong cơ thể dễ bị tổn thương, đặc biệt là các mạch máu nhỏ (mao mạch). Võng mạc là cơ quan có yêu cầu tiêu thụ oxy cao nhất của cơ thể nên tổn thương các mao mạch võng mạc thường xảy ra sớm và trầm trọng. Tổn thương ở mao mạch võng mạc của BVMTĐ gồm 2 loại chính là tắc mao mạch với những mức độ khác nhau và tăng tính thấm thành mạch.
    Dấu hiệu sớm nhất của BVMTĐ là các phình mao mạch, khi các phình mao mạch vỡ làm xuất huyết trong võng mạc và các mao mạch mất khả năng bù. Tổn thương mao mạch võng mạc dẫn đến tắc tiểu động mạch tận làm tổn thương võng mạc, giảm thị lực. Đây là tổn thương chủ yếu của BVMTĐ không tăng sinh.
    Trong BVMTĐ tăng sinh, võng mạc thiếu máu sẽ tạo chất tăng sinh mạch sinh ra nhiều tân mạch. Các tân mạch phát triển mạnh, tăng xuất huyết gây phù hoàng điểm làm giảm thị lực... Cuối cùng, tân mạch trước võng mạc phát triển vào dịch kính cùng với xơ co kéo gây rách, bong võng mạc.
    Chụp mạch huỳnh quang võng mạc, chụp đáy mắt, OCT võng mạc... là xét nghiệm rất cần thiết để xác định chính xác BVMTĐ.



    [​IMG]









    2. Các biến chứng mắt khác của bệnh đái tháo đường
    Bệnh đục thủy tinh thể tiểu đường: Tiểu đường gây rối loạn trao đổi chất và kém dinh dưỡng của thể thủy tinh, dẫn đến thể thủy tinh bị đục nhanh hơn bình thường. Đặc biệt ở người mắc bệnh đái tháo type 2.
    Bệnh Glaucome thứ phát (thiên đầu thống): Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh Glaucome cao gấp 4 – 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân do bệnh tiểu đường làm phát sinh các tân mạch ở mống mắt, chặn dòng chảy của thủy dịch từ mắt đến góc tiền phòng, gây tăng nhãn áp (Glaucome thứ phát) dẫn đến mù lòa.
    IV. ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH MẮT - TIỂU ĐƯỜNG (MTĐ)
    1. Kiểm soát biến chứng bệnh Mắt - Tiểu đường
    Ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân mắc đái tháo đường ngày càng tăng và nguy cơ biến chứng bệnh MTĐ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc theo dõi, quản lý bệnh nhân MTĐ mới chỉ tập trung tại các bệnh viện, trung tâm nội khoa. Khi có biến chứng tại mắt thì bệnh nhân mới đến khám chuyên khoa mắt. Lúc đó, biến chứng mắt đã có thể ở vào giai đoạn nguy hiểm, khả năng chữa trị và phục hồi thấp.
    Trung tâm Mắt – Tiểu đường, Bệnh viện mắt quốc tế Việt-Nga tại Hà Nội có đội ngũ Bác sĩ, Gs. Ts nhãn khoa chuyên ngành MTĐ với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đầy đủ và đồng bộ đáp ứng yêu cầu Khám điều trị cho bệnh nhân Mắt – Tiểu đường theo Quy trình chuẩn được khuyến cáo bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF), gồm:
    1. Khám thị lực, khám mắt trên hệ thống sinh hiển vi, thiết bị hiện đại
    2. Siêu âm mắt đánh giá tình trạng dịch kính – võng mạc.
    3. Chụp cắt lớp nhãn cầu OCT
    4. Chụp ảnh màu võng mạc
    5. Chụp huỳnh quang mạch máu võng mạc
    6. Laser quang đông võng mạc
    7. Cắt dịch kính trên máy tốc độ cao
    Bệnh nhân tiểu đường đăng ký khám bệnh Mắt – Tiểu đường tại Trung tâm MTĐ, BV mắt quốc tế Việt-Nga được khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Các hình ảnh tổn thương mắt sẽ được cập nhật, lưu giữ tại trung tâm, hội chẩn bởi các chuyên gia đáy mắt đầu ngành của Nga để đưa ra chỉ định điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.
    2. Điều trị nội khoa
    Sử dụng các loại thuốc củng cố thành mạch làm giảm xuất huyết, các thuốc tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn cho mắt. Điều trị các bệnh toàn thân, bệnh phối hợp như cao huyết áp, tăng lipid máu, suy thận...
    Điều trị nội khoa chỉ có tác dụng ngăn chặn biến chứng mắt trong bệnh mắt tiểu đường không tăng sinh. Trong thực tế, một số loại thuốc không ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh nên cần phải có biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn.
    3. Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường
    3.1 Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh:
    Mục đích chính của điều trị BVMTĐ tăng sinh là bảo tồn thị lực bằng cách làm thoái triển tân mạch và ngăn tăng sinh tiếp tục.
    Laser quang đông toàn võng mạc (trừ vùng võng mạc trung tâm):
    Thời gian điều trị 3-5 lần/ đợt, mỗi lần cách nhau 3-7 ngày
    Laser có tác dụng làm giảm sản xuất yếu tố sinh mạch tại các vùng võng mạc thiếu máu, cải thiện quá trình oxy hoá của các lớp võng mạc, tạo ra những yếu tố ức chế hình thành tân mạch bằng việc gây biến đổi biểu mô sắc tố.... Như vậy laser toàn bộ võng mạc sẽ có tác dụng ngăn chặn sự tiến triển BVMTĐ và giảm nguy cơ mất thị lực nặng do BVMTĐ tăng sinh.
    Bệnh tăng tân mạch mống mắt hoặc góc tiền phòng cũng là một chỉ định điều trị của laser toàn bộ võng mạc. Laser làm thoái triển tân mạch mống mắt, có tác dụng ngăn chặn glaucome thứ phát. Trường hợp nếu đã mắc glaucome tân mạch, vẫn có thể điều trị laser toàn bộ võng mạc vì laser có tác dụng thoái triển tân mạch góc tiền phòng, tăng cường hiệu quả cho phẫu thuật điều trị glaucome (nếu có chỉ định) sau đó.
    Theo dõi tân mạch tái phát: sau điều trị laser toàn bộ võng mạc, bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ 2-4 tháng bằng soi đáy mắt phát hiện xuất huyết dịch kính hoặc xuất huyết trước võng mạc bởi đó có thể là dấu hiệu của tân mạch chưa thoái triển hoặc tân mạch mới, chụp mạch huỳnh quang nếu cần và xem xét điều trị laser bổ xung.
    Điều trị laser khu trú: Chỉ định trong trường hợp biến chứng mắt tiểu đường gây phù hoàng điểm. Sau điều trị laser khu trú 1-4 tháng mới có hiệu quả giảm phù hoàng điểm tối đa, vì thế cần theo dõi định kỳ 3-4 tháng. Nếu phù hoàng điểm kéo dài 4 tháng không đỡ, nên chụp mạch huỳnh quang lại và xem xét điều trị laser bổ xung.
    Cắt dịch kính
    Những chỉ định cắt dịch kính trong BVMTĐ:
    - Xuất huyết dịch kính không tiêu sau 4 tuần.
    - Bong võng mạc co kéo xâm nhập hoặc đe doạ hoàng điểm.
    - Bong võng mạc co kéo và rách.
    - Các chỉ định khác: tăng sinh xơ mạch tiến triển mặc dù đã được laser toàn bộ võng mạc, co kéo hoàng điểm gây giảm thị lực, những mắt có tân mạch mống mắt và đục các môi trường quang học ngăn cản điều trị laser toàn bộ võng mạc, màng trước hoàng điểm...
    Lạnh đông
    Lạnh đông qua củng mạc sau thể mi để loại bỏ vùng võng mạc thiếu máu. Lạnh đông có thể làm thoái triển tân mạch bán phần trước và sau.
    Chỉ định: Khi các môi trường quang học của mắt bị đục (đục thể thuỷ tinh, xuất huyết dịch kính) làm cản trở điều trị laser võng mạc. Bệnh nhân quá yếu không chịu đựng được phẫu thuật cắt dịch kính.
    4. Điều trị Glaucome thứ phát ở bệnh nhân tiểu đường
    - Điều trị nội khoa: dùng thuốc đặc trị hạ nhãn áp
    - Phẫu thuật: thực hiện khi điều trị nội khoa không kết quả. Mục đích của phẫu thuật: là tạo những rãnh mới cho dòng chảy thủy dịch làm hạ nhãn áp.
    5. Phẫu thuật Phaco đặt thủy tinh thể nhân tạo
    Phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh (TTT) nói chung được chỉ định ở bệnh nhân tiểu đường để tăng thị lực và giúp quan sát đáy mắt dễ hơn, tuy nhiên bệnh nhân cần được khám, chẩn đoán theo quy trình chuẩn tại các trung tâm mắt tiểu đường như đã nói ở trên.
    Đục TTT ngăn cản việc quan sát đáy mắt để chẩn đoán và điều trị sớm BVMTĐ, cần phẫu thuật lấy TTT kết hợp dùng thuốc chống viêm để ngăn ngừa phù hoàng điểm dạng nang và viêm màng bồ đào. Theo dõi chặt chẽ tiến triển của BVMTĐ đặc biệt trong 6 tháng đầu sau mổ TTT, có thể điều trị laser võng mạc trong những tuần đầu sau mổ nếu có chỉ định.
    V. GIỚI THIỆU TRUNG TÂM MẮT – TIỂU ĐƯỜNG, BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ VIỆT-NGA
    - Các Gs. Ts. Bs Nhãn khoa chuyên ngành laser, đáy mắt
    - Hệ thống TTB: Máy khám thị lực, máy sinh hiển vi khám, siêu âm B, máy chụp cắt lớp nhãn cầu OCT, máy chụp huỳnh quang võng mạc, máy laser điều trị...

Chia sẻ trang này