1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Biên gìới trong văn chương (thơ) - Trao Đổi

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi Nethiu, 11/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Biên gìới trong văn chương (thơ) - Trao Đổi

    Biên gìới trong văn chương (thơ) - Trao Đổi

    B. Câu hỏi về Thơ:

    Trong tuyển tập Two Rivers, phần phỏng vấn nhan đề Coming Full Circle: A Conversation with Nguyễn Duy, trả lời câu hỏi của Nguyễn Bá Chung về thi ca ngoài nước, đóng góp của thi ca ngoài nước vào dòng thơ Việt nam đương đại, cũng như khả năng một hình thức thơ pha trộn tiếng Việt và những thứ tiếng khác (hyphenated poetry), Nguyễn Duy phát biểu:

    ?oAs for a marriage of languages, I cannot imagine a hyphenated poetry ?" half Vietnamese and half English or some other language. Poetry can?Tt be created via bi-national marriages or artificial insemination. There might be first class Vietnamese scientists of the first generation, but it?Ts doubtful there could be first class Vietnamese poets in the English, French, or German language so soon? (Two Rivers, page 102) and

    ?oVietnamese poets living abroad can act as a bridge between Vietnamese poetry and world poetry. It?Ts a contribution befitting the circumstance of the time. But whether contemporary Vietnamese poetry can create a new departure is something that will be determined by poets living in the homeland? (Two Rivers, page 102 - 103)

    Tạm dịch:

    ?oVề một cuộc hôn phối của ngôn ngữ, tôi không thể hình dung được một thứ thơ pha trộn - nửa Việt nửa Anh, hay với những thứ tiếng khác. Thơ không thể được sáng tạo qua những hôn nhân hai-quốc-gia hay qua thụ tinh nhân tạo. Có thể có những khoa học gia Việt Nam hàng đầu thuộc thế hệ thứ nhất, nhưng một nhà thơ Việt nam hàng đầu viết bằng ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức thì còn là một điều đáng ngờ? (Two Rivers, tr. 102) và

    ?oNhà thơ Việt nam ở ngoài nước có thể làm một nhịp cầu giữa thi ca Việt nam và thi ca thế giới. Đó là một đóng góp phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Nhưng việc có hay không một hướng đi mới cho nền thi ca đương đại Việt nam sẽ được quyết định bởi các nhà thơ trong nước.? (Two Rivers, tr. 102 ?" 103)


    1. Anh/chị có đồng ý với nhận định rằng nhiệm vụ, vai trò, vị trí của thơ Việt nam ngoài nước chỉ là một gạch nối giữa thơ trong nước và thơ thế giới mà thôi? Anh/chị đặt tác phẩm của mình vào dòng thơ nào: hải ngoại, văn học miền Nam nối dài, Việt nam nói chung? Anh/chị nghĩ thơ Việt nam ngoài nước có thể tồn tại và phát triển không lệ thuộc vào những xếp loại về xuất xứ, quốc gia, nguồn gốc? Thơ ngoài nước có thể tự viết lên một lịch sử riêng cho chính nó hay không?

    2. Có sự khác biệt về thơ Việt nam đương đại trong và ngoài nước không? Nguyên do của sự khác biệt đó - phong cách, ngôn ngữ, cách nhìn, hay là do chỗ đứng cá nhân, hay lý do gì khác?

    3. Hình thức thơ pha trộn hai thứ tiếng đã được áp dụng khá nhiều ngoài nước, đặc biệt là Jenni Trang Lê và Quoc Bảo. Nó chỉ là một gạch nối? Hay sự có mặt và phát triển của nó nên được nhìn như việc xâm lấn và làm chủ vào hai vùng ngôn ngữ khác nhau?

    Mời các bạn vào đây đọc câu trả lời của Thận Nhiên, Nguyễn Viện, Mai Ninh, Trần Doãn Nho, Đinh Linh, Đỗ Kh., Trịnh Thanh Thủy, Nguyễn Lộc....

    http://damau.org/
  2. sangmua

    sangmua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Mượn ý từ kinh thánh: Thi ca là ngọn tháp mà cả nhân loại chung sức xây dựng - nhưng đến khi tháp cao quá thì Chúa tạo ra nhiều ngôn ngữ khác nhau...
    Những cách phân loại mà bài viết trên nêu ra ( và cả của ông Nguyễn Duy nữa ) thật gượng ép... Đối với riêng tôi thì điều sẽ xem đến đầu tiên là tác phẩm đó viết bằng ngôn ngữ nào...
    Việc pha trộn tiếng Việt với tiếng nước ngoài trong một tác phẩm thơ rõ ràng không thể có sự trong sáng và thuần nhất ...đối với tôi nó đơn giản giống như thói quen sinh hoạt của người Việt mang đầy tính thích sao chép vay mượn.( ngày xưa có một lớp người Làng Tây nvừa nói vừa đệm tiếng Pháp- và được coi là biểu hiện của giới thượng lưu, có một lớp ngày này vừa nói đệm tiếng Anh và đuợc coi biểu hiện người hiểu biết rộng ) Chấp nhận nó ở mức độ sống bình thường chứ không tung hô lên thành môt trào lưu nghệ thuật. Còn như bàn về từ mượn và từ thuần Việt thì lại cần đến các tham luận nghiên cứu dài về cả tiếng Kinh- tiếng các dân tộc thiểu số khác...
    Nếu thực sự ai đó trở thành "cầu nối thi ca" giữa một ngôn ngữ khác với người Việt thì cần: đảm bảo sự thấu đáo, tạo ra những sản phẩm có giá trị của ngôn ngữ ấy ( sáng tác - dịch thuật ) . Nói như vậy thì một nhà thơ người Việt hoàn toàn có thể thành công nếu như có những tác phẩm viết bằng tiếng nước ngoài giá trị...( Chậc! Nếu như nói về quá khứ - ối bậc văn tài chẳng viết bằng chữ Hán đó sao? )
    Việc đóng góp - xây dựng - phát triển thi ca Việt Nam nó không giống như quy hoạch đô thị...vì vậy chẳng có chuyện chia ra vùng này thì người Việt trong làm, vùng kia thì người Việt ngoài làm. Một người Ý - Pháp ... hay bất cứ quốc gia nào có lòng say mê với ngôn ngữ Việt đều có thể làm cái việc mà bản thân cho rằng có ích cho thi ca Việt Nam. Xin đừng tự làm Chúa để một lần nữa chia rẽ con người trong việc xây tháp.
    Về sự khác biệt thì không phải trả lời theo kiểu chắc nghiệm "không" hay "có" bởi khác biệt mang lẽ dĩ nhiên, ngay giữa người cùng đăng bài trên diễn đàn đầy rẫy những khác biệt đến nỗi hất bùn vào mặt nhau ..Điều cần nói là cách ứng xử trước sự khác biệt như thế nào. Để có cách ứng xử hợp lý lại đòi hỏi hiểu biết về những khác biệt đó ra sao.
    :)
    Được sangmua sửa chữa / chuyển vào 11:35 ngày 11/09/2006

Chia sẻ trang này