1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Biên gìới trong văn chương - Trao Đổi

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Nethiu, 11/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Biên gìới trong văn chương - Trao Đổi

    Biên gìới trong văn chương - Trao Đổi

    A. Câu hỏi về Ngôn Ngữ:

    Trong tuyển tập truyện ngắn Cubana, phần giới thiệu Women?Ts Voices from the Great Blue River, nhà văn Mirta Yanez, giáo sư văn chương Châu Mỹ La Tinh tại đại học Havana, người biên tập cuốn sách đã nhận xét về văn chương Cuba di dân như sau:
    ?oNhững người viết trong và ngoài Cuba là tiếng nói ở hai bờ cùng một dòng sông (the Great Blue River, chữ dùng của Hemingway để chỉ Gulf Stream, dòng hải lưu ngăn giữa Cuba và Hoa Kỳ). Họ cùng có cốt lõi Cuba?... và cùng viết để bảo vệ bản sắc Cuba trong họ.? Khi dùng hình ảnh dòng sông xanh vĩ đại, Mirta Yánez không ngụ ý ngăn cách mà bà nhìn dòng sông như một tổng thể kết hợp cả hai bờ. Và bà kết luận: ?oNgười viết di dân, dù muốn dù không, vẫn thuộc về dòng văn học Cuba. Điều này tạo sự phong phú cho văn chương Cuba, tưởng là bị xé thành nhiều mảnh, nhưng vẫn kiên quyết là một khối.?
    Trong khi đó, để trả lời Trần Văn Thủy, ông Wayne Karlin đã dẫn chứng lời của nhà thơ Nguyễn Duy như sau:
    ?oTôi có đọc một bài phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Duy trong đó anh ấy cho rằng người Việt hải ngoại không thể đóng góp vào nền văn học Việt Nam được vì họ đang mất dần sự thuần chất của ngôn ngữ, mất cái tiếng đang được nói và viết ở Việt Nam.? (trích Nếu Đi Hết Biển, tr.163)

    1. Anh/chị nghĩ sao khi cùng là di dân, cùng xuất phát từ các nước cộng sản, cũng có một biển nước phân chia mà người Cuba có hai bờ, còn người Việt nam chỉ có một bờ thôi? Chỉ có tiếng nói của một bờ là được nghe, còn bên kia là câm lặng? Anh/chị nghĩ gì về nhận định cho rằng chỉ tiếng Việt xử dụng ở Việt Nam là tiêu chuẩn và gạt bỏ mọi thứ tiếng Việt ?okhác? ra ngoài? Các hoạt động văn học, nghệ thuật, điện ảnh ngoài nước có nên được nhìn như một bộ phận tách rời của lịch sử Việt nam?

    2. Có phải ngôn ngữ chúng ta đang xử dụng ở ngoài nước đang mất đi sự thuần chất, vì ?okhác? với thứ tiếng đang được viết và nói ở Việt Nam? (Có một sự mâu thuẫn trong cách đặt vấn đề, vì thuần chất mà Nguyễn Duy nói, thật ra lại ám chỉ sự thay đổi không ngừng của ngôn ngữ do ảnh hưởng và nhu cầu đời sống) Như vậy có phải ngôn ngữ chúng ta đang xử dụng, để nói và viết, là một ngôn ngữ đang chết đi mỗi ngày? Và cách duy nhất để đừng ?ochết? là phải sống và viết trong nước?

    Các bạn vào đây để đọc những ý kiến của Phan Nhiên Hạo, Mai Ninh, Nguyễn Quốc Chánh, Nguyễn Viện, Đinh Linh, Bùi Bích Hà, Thận Nhiên, Trần Mộng Tú...

    http://www.damau.org

Chia sẻ trang này