1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Biên Hoang truyền thuyết - Chia sẻ cảm nhận

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi cunhonho, 22/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TVEMaKhang

    TVEMaKhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Huỳnh Dị viết truyện thì còn thiếu chử tình, nhưng bù lại là cốt truyện hoành tráng, kết nối các nhân vật thật hay. Nhưng hay nhất trong truyện Huỳnh Dị biết vận dụng khoa học, vật lý và chiến thuật, Kim tiên sinh thiệt không bằng. Nhưng nói gì nói, truyện Kim tiên sinh thì hoàn chỉnh, tả tình tả lý, tả nhân vật thật xuất sắc. Sứng danh là chí tôn trong các tác giả kiếm hiệp. Nếu Kim tiên sinh dành thời gian, đóng cửa tập trung viết truyện thay vì chạy vòng vòng thì chắc chắn truyện đó có thể là tuyệt tác trong tuyệt tác.
    Được TVEMaKhang sửa chữa / chuyển vào 07:23 ngày 26/10/2007
  2. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Thử nhìn chút về cách Huỳnh tiên sinh tả cảnh giao chiến:
    Đọc Huỳnh Dị thấy có một nét dễ nhận nhất là cảnh giao chiến. Đây là những đoạn ông bỏ tâm bỏ sức vào rất nhiều.
    Trong Kim Dung, những cảnh giao chiến được mô tả kỹ lưỡng, dù đánh nhau căng thẳng nghẹt thở vẫn có chỗ cho sự nhẹ nhàng, lãng mạn, chiêu thức võ công biến hóa đa đoan, khiến người ta đọc mà không sao quên được. Ví như cảnh mai của TVK đấu với Chính Phản Lưỡng Nghi Đao Kiếm trên Quang Minh Đỉnh hay ba anh em Tiêu Phong đại chiến Thiếu Thất Sơn.
    Có điều cũng vì thế mà thiếu đi cái sát khí, cái nghẹt thở của trận đánh, khiến người ta không khỏi cảm giác chưa toàn vẹn.
    Cổ Long tả giao chiến, có thể ví như hai người để hai khẩu súng được tháo rời từng phần ra trước mặt, vừa lắp súng của mình vừa cản đối phương lắp, ai lắp hoàn chỉnh trước, bùm là thắng. Quá trình giao chiến của Cổ Long vừa căng thẳng vừa khốc liệt, tô đậm tài nghệ, tâm lý, ý trí của hai đối thủ, ai hơn là thắng.
    Tuy vậy cảnh giao chiến thực sự lại quá ngắn, chỉ tích tắc là phân được thua khiến người đọc đôi khi kêu ngắn quá, không sướng.
    Huỳnh Dị kết hợp hai yếu tố đó, cuộc chiến của ông mô tả kỹ lưỡng, chi tiết lại không kém phần máu lửa, tâm trí chiến thuật được thể hiện ngay trong quá trình giao chiến, vừa cho người đọc mãn nhãn với những trường đoạn đánh nhau vừa khiến họ gật đầu cảm phục trước tài trí của nhân vật.
    Đến những đoạn đại chiến, dù là công thành hay dã chiến, Huỳnh tiên sinh đều có thể nói đã đạt tới mức cao siêu, khó người sánh kịp.
  3. ngophuclong

    ngophuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn vinhattieu đã có những bài phân tích rất hay!
    Chúng ta đọc cũng là đọc tác phẩm và hiểu theo ý của bản thân, nên muôn hoa đua nở, muôn vàn ý tứ cảm xúc xuất hiện theo bản thân. Kim Dung vừa viết báo vừa viết truyện để đăng báo, nên thời kỳ đầu còn pha trộn giọng văn của Nghê Khuông (?) sau đó một thời gian chỉnh lý để ra mắt trọn vẹn Kim Dung toàn tập, để bây giờ tiếp tục chỉnh lý và cải biên, mạch cảm xúc và tuyến tính nhân vật lại phát triển nở rộ.
    Cổ Long, viết truyện và viết báo, tình cảm cuộc đời sóng gió, tự bản thân viết truyện cũng vài chục còn cũng là có sự viết đan xen của một số nhà viết truyện khác với đủ "giọng" ....Trong cuộc chiến, hành động và tâm lý đan xen lẫn lộn, muốn hiểu cho rõ đâu có dễ, một phút phân vân đã muộn rồi.
    Huỳnh Dị quả thực bái phục nhất hiện này về việc ông đã tự bế quan ở ẩn để tập trung vào mục đích viết truyện.
    Lan man một chút, chúc mọi người vui vẻ!
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Huỳnh Dị tiên sinh hình như sống ở Hong Kong?
    Truyện tiên sinh nhiều lúc phảng phất tinh thần dân chủ của văn minh phương Tây. Mấy cái trong Lăng Độ Vũ hệ liệt thì quá rõ rồi, kô nói làm chi. Câu nói của Hạng Thiếu Long là 1 dẫn chứng. Đến Biên Hoang Tập thì tớ cảm thấy nó là hình ảnh thu nhỏ của Mỹ quốc. Chỉ có ở Biên Hoang mới có thể xảy ra những chuyện kì dị phi thường; thì cũng chỉ ở Mỹ mới có những American Dreams đấy thôi. Quả nhiên là tuyệt vời! Tuy việc cho 1 tay hung thần ác sát kiểu Đồ Phụng Tam, 1 tay thiết hán kiểu Mộ Dung Chiến, mà lại vì Kỷ Thiên Thiên làm tất cả mọi chuyện thì có vẻ hơi fantasy quá mức. Kim Dung tả Tiểu Long Nữ hay Vương Ngữ Yên cũng chưa đến độ đó.
    Nhưng tớ bực Huỳnh Dị tiên sinh ở chỗ, tiên sinh nhiều cái cứ lặp đi lặp lại mãi. Tả đánh nhau cứ thế, tinh-khí-thần hợp nhất, Kim Đan đại pháp so với Trường Sinh Quyết, Kiếm tâm thông minh, chả thấy có điểm gì khác nhau cả. Rồi cái gì "sinh mệnh quý giá, phải biết hưởng thụ, phải sống có ý nghĩa", kô biết nói đi nói lại bao nhiêu lần. Cứ thấy đoạn nào có cô nàng Kỷ Yên Nhiên hay Ký Thiên Thiên là thấy có màn này (chắc là đặc điểm của họ Kỷ).
    Ah, mà có ai giải thích được giùm tớ tại sao Lưu Dụ lại yêu Vương Đạm Chân kô? Tớ kô hiểu nỗi Lưu Dụ yêu nàng kia ở chỗ nào? Xinh đẹp, phong thái, tiếng cười? Nếu thế thì Lưu Dụ đi tìm hình bóng mình mơ ước trong cái lốt Vương Đạm Chân chứ có phải Vương Đạm Chân đâu? Còn như cô nàng Kỷ Thiên Thiên, ai gặp cũng đem lòng ái mộ yêu mến. Nói chung cứ bao nhiêu tinh hoa là tập trung hết lên mình các cô như thế, Tần Mộng Dao, Sư Phi Huyên, Thạch Thanh Tuyền, Loan Loan cũng kô phải ngoại lệ. Tự hỏi gái đẹp đâu ra mà lắm thế kô biết?
  5. luongy007

    luongy007 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    2
    bác kiêu Phong nói lạ Tầu nó rộng thế, hơn tỷ dân, kiếm mấy chục Sư Phi Huyên còn dc nữa là
  6. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Thực ra gái ngày xưa xấu kinh khủng , vì các phim giả sử toàn vác các em xinh tươi ăn đầy đủ chất béo hồng ra đóng nên người xem cứ tưởng rằng hồi xưa các mĩ nhân cũng đẹp như vậy, thêm vào đó mấy ông viết chưởng cứ giỏi tưởng tượng ra những cái đẹp không bao giờ có thật.
    Nếu ai từng xem ảnh chụp các cung tần mĩ nữ của triều đình nhà Thanh sẽ thấy các cô nương xinh đẹp hàng tuyển cho vua hưởng ấy trông xấu xấu , ngu ngu, . Còn xem một cô nương Hàn Quốc mặc Han bốc gì đó thế kỉ 19 thì xấu thôi rồi. Bộ handbôk nguyên bản thì lòi cả đầu vú, vải thô ráp , người thì nhỏ xíu mặt ngắn tũn ...hic hic.
    Xem ảnh các cụ nhà mình răng đen, khăn mỏ quạ gánh đôi quang còn xinh gấp vạn lần.
    Đó, đừng bao giờ tin vào điện ảnh và văn chương. Sử Tàu : toàn bọn bốc phét. Phim Hàn : toàn bọn mất dạy muốn nhớ về quá khứ nên làm phim cho 2 đứa khoả thân nằm cạnh nhau cả đêm mà hông làm gì (truyện tình new york),
  7. lanhdiendiemla

    lanhdiendiemla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Cái vấn đề này quan trọng gì đâu.. kiếm hiệp cũng là viễn tưởng mà... bác ức chế thế :D
  8. hatxi123

    hatxi123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Các cụ nhà mình có mốt răng đen hay phết mà bây giờ không duy trì nhỉ. Bà nội em nhuộm răng bây giờ 79 tuổi rồi mà răng vẫn siêu tốt nhiều lúc em nhìn cũng ấn tượng; răng đen không chỉ bền chắc mà em thấy nó cũng đâu đến nỗi xấu nhỉ. Mà hình như cái vụ răng đen này ngày trước các cụ nhà ta nghĩ ra để tạo điểm khác biệt với dân Tàu.
    Còn về vụ mỹ nhân thì không phải Huỳnh Dị hay mấy ông nhà văn viết láo đâu chỉ là hơi khoa trương thôi. Không thể có chuyện ra đường đi đâu cũng gặp mỹ nhân nhan nhản kiểu như trong ĐĐSL hay BHTT nhưng một hai mỹ nhân thì làm gì không có nổi. Như Sư Phi Uyên chẳng hạn.

Chia sẻ trang này