Biến phố thành sông BIẾN PHỐ THÀNH ... SÔNG. Cái tin thành phố tôi được ghi vào sách kỷ lục Ghi- nét như vệt dầu, loang khắp các ngõ cùng, góc hẻm. Báo chí nhoe nhoét tin. Trẻ con, người lớn bỏ cả việc để đi bán báo dạo. ?oMầu lắm!?- họ phê hơn nhận lương tháng. Phát thanh, truyền hình cũng ông ổng chẳng kém, dẹp cả quảng cáo để đưa tin. Chuyện lạ! Đi đâu người ta cũng bàn tán rặt chuyện ấy. Ngay cả những bà bán rau, bán nước từ trước chỉ biết đến ghi đề, ghi nợ, nay cũng ra rả cắt nghĩa và giảng giải về ?oGhi-Lét?. Cái không khi sôi sục World Cup cũng vì thế mà nhạt đi. Mà cũng phải thôi, World Cup là chuyện của thiên hạ, còn Ghi-nét là chuyện của nhà mình. Nhưng kỷ lục về chuyện gì thì chẳng ai biết. Người nọ vén tai thì thụp với người kia, người kia lại tru mỏ rò rỉ cho người kìa: ?oBí mật quốc gia!?. Cả thành phố u uất mầu trinh thám. Thậm chí mấy sếp ở cơ quan tôi còn quyết định đi cạo tóc cho thoáng óc. Biết đâu lại nghĩ ra được chiêu gì? Ngày ngày, mấy cái ?osọ dừa? ấy thường dúm lại ở một quán bia để bàn chuyện triều đình. Cuối buổi, chỉ thấy chữ nghĩa chết chìm trong men rượu, hơi bia. Rồi cái ngày trọng đại ấy cũng rầm rập đến. Cả thành phố ngộp trong cờ hoa, biểu ngữ. Loa phường, mõ xóm quang quác thay gà ngay từ sớm. Mấy cụ hưu trí còn giới nghiêm tập trung dượt binh trước cả tuần (nghe nói, thậm chí các cụ còn ?okiêng? cái gì đó???!!!). Chị em hội phụ nữ thì quần là, áo lượt, tóc nâu, môi trầm y như văn công lên đồng. Đám con trẻ cứ nhồng nhộng, ngoe nguẩy khắp phố. Trong cái không khí phừng phừng ấy, thành phố tôi chính thức được nhận danh hiệu Ghi-nét: ?oThành phố có nhiều ao, hồ, sông, ngòi nhất thế giới!?. Thậm chí, hiệp hội hòa bình xanh còn mạnh dạn quẳng cho thành phố tôi thêm cái mác đầy chất hoang dã: ?oThành phố bảo tồn các loại sông ngòi quý hiếm!? Ấy mới nghe qua ai cũng thấy thường quá. Tưởng nổi tiếng về khoa học uyên thâm, lịch sử hào hùng gì chứ ai lại kỷ lục lắm sông, lắm ngòi. Quê chết nên được! Mấy sếp tôi lúc nhận giải tức vẹo cả mặt. Nhưng ngẫm cho cùng mấy cái thành tịu tiên tiến mà các sếp đang nghiên cứu thành công đấy lại là hàng si-da. Ấy là, người ta đã ứng dụng công nghệ đó trước mình cả chục năm, thậm chí cả vài chục năm rồi mới vẩy sang cho mình một ít. Mấy anh làm khoa học vội vồ lấy và chế biến thành ?othành tịu tiên tiến?. Chẳng có gì đáng ?onổ? cho toàn thế giới cả, thôi thì tặc lưỡi, dùng tạm ?ovốn tự có?, ?ocây nhà, lá vườn? vậy! Có sao đâu? Ai nỡ khinh nhà nghèo! Mà phải công nhận cái anh Tây thế mà tinh, nhìn ngay ra: chính cái ?oquê chết nên được? ấy lại là nét đặc trưng và là công sức chung của dân thành phố tôi, đặc biệt là ngành cấp thoát nước. Ngoảng lại dăm năm trước, cả thành phố tôi nháo nhác như có chiến tranh. Các con đường lớn, nhỏ bị đào bới, cày xới nham nhở, khoét dài, sâu hoắm những giao thông hào, những hầm cá nhân. Mặt đường lồi lõm như khuôn mặt rỗ, ngổn ngang trứng cá bọc. Thậm chí có người còn hình sự hoá, ví von mặt đường như khuôn mặt hột bị tạt a-xít. Hàng ngày, có cả chục tai nạn giao thông loang máu do những con đường ghẻ mụn đó. Các cụ cựu chiến binh phều phào qua mảng lợi trụi ?onanh?: ?oLớp trẻ bây giờ ?otanh? thật! Tập trận mà cứ như thật! Ngày nào cũng có vài thằng ?obới đá, tìm răng? ngay bên đường. Bố cha cái lũ thừa răng! Hợm! Xe cứu thương thì cứ ríu rít như trẩy hội!?. Người dân nơm nớp sống trong hơi thở của một cuộc chiến tranh đang rình rập đâu đó. Trước không khí chiến tranh hầm hập, hun vàng cả thành phố, ngành cấp thoát nước mới thẽ thọt lên tiếng. Rằng, đó là chương trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý nước ngầm của thành phố trong giai đoạn một. ?oÔi giời, tưởng gì, hóa ra mọi người đang đập cái mới, xây cái cũ, nhằm nâng cao thành phố! Không có chiến tranh, chiến sự gì cả đâu!? ?" bác tổ trưởng dân phố vui sướng reo to như mõ làng sau khi đi họp tận trên phường về. Cả khu phố tôi bừng tỉnh, rạng rỡ, toác những nụ cười hở lợi, thòi răng. Hơn nửa năm sau giai đoạn một kết thúc. Ngành cấp thoát nước ăn mừng to lắm. Một bản báo cáo được dịch ra hàng chục thứ tiếng, nhấn mạnh sự khởi sắc của ngành, và quan trọng nhất là từ nay dân thành phố được đi mưa không ... ướt chân. Đã chưa! Nghe đâu có đến vài ngàn người ăn chơi, nhẩy múa, tửu, sắc suốt đêm. Ra về, ai cũng được phát một chiếc phao rất đẹp mạ chữ vàng: ?oKỷ niệm ngành cấp nước?. Mải vui, sơ ý thế nào mà họ lại in thiếu chữ ?othoát? trong cụm từ ?ongành cấp thoát nước?. Mà có lẽ là xỏ lá, ba que, phá hoại cũng nên? Y như rằng, một tuần sau ngày lễ trọng đại ấy, cơn mưa đầu hạ rót xuống. Hơn nửa tiếng trời ?otè?, thành phố tôi soi mình trong nước ... cống ( thơ mộng thôn quê nhỉ?). Hệ thống ?ocấp nước? thành công trông thấy. Cống rãnh cứ nguây nguấy từ chối ?ochiêu sinh?, thậm chí mượn gió bẻ măng còn sinh sự ?otinh giảm biên chế?: những cột nước đen ngòm nhuộm bùn đất, pha thêm chút nâu vàng của ?ogì đó? cứ ùng ục thải ngược từ dưới lên. Trên phóng xuống, dưới xuất lên, thành phố bì bõm trong những gì tinh túy nhất thuộc dòng họ nhà ... rác: chỗ này ?ocủa ai đó? còn tươi rói, lạc chuồng, lềnh bềnh đi chơi phố nhớn, chỗ kia, một đám lông đang hững hờ trôi lơ đãng, xa xa là cả một ao bèo đang vật vờ giỡn sóng. Khung cảnh ngân lên một giai điệu nặng mùi: ?o bèo dạt, ... phân trôi, khắp nơi nơi. Em ơi, nước vẫn tràn, vẫn lội...?. Thành phố trở nên trữ tình hơn, đượm mùi hơn và đặc biệt đẹp trội hơn hẳn mấy cái bãi rác di động kia. Cả thành phố lều phều, dập dờn trên sóng nước. Có những đoạn phố, nước chỉ lõng bõng đến bọng chân. Người dân giận lắm. Thà khô hẳn hoặc ngập hẳn để còn ... bơi được, chứ lội như này không ra sao cả. Nửa quê, nửa tỉnh! Ấy thế mà lại lợi cho kinh doanh đấy. Mấy tay nhanh nhẹn liền mở ngay một loạt ?oquán cà phê ngắm đùi?. Lũ đàn ông bỏ cả việc ra đây nhâm nhi cà phê vừa đen, vừa đắng nhưng được chiêm ngưỡng những thiếu nữ thành thị trắng hơn ... nước cống, xắn quần đến rốn lội phố. Thế mới là hưởng thụ của dân thành phố chứ? Các dãy phố trung tâm (vì ?othấp hơn so với mặt biển?) nên ngập nước đến ngang rốn Tây, lưng ngực Ta. Vào giờ cao điểm, cả một biển đầu người nhấp nhô đớp nước đi làm. Dân thành phố tôi không có thói quen đi thuyền, mà sang hơn, bơi bằng ... ôtô và xe máy. Cơ giới hóa mà! Trẻ con thì khoái lắm, cứ thoát y lặn tùm từ nhà đến trường, rồi xì xụp bơi tiếp đi học thêm. Từ trên cao nhìn xuống, dễ tưởng nhầm đây là thành phố của người ...cá! Nước Ý nghẹn ngào thốt lên: ?oChưa góc nào trên thế giới lại ?otruyền thần? được Venizơ một cách tinh tế đến như vậy! Các bạn là những nghệ nhân! Từ bàn ghế, giường chiếu đến cả thành phố to đẹp các bạn cũng đã có thể làm giả cổ được. Thật hết sẩy! Thế có bao giờ các bạn thử xây một cái gì đó mơi mới và hiện đại chưa? Hoan hô ngành cấp thoát nước đã có công đầu trong việc biến phố thành ... sông. Nhờ có cái hồn Venizơ lãng mạn đấy, thành phố tôi phát triển du lịch đến chóng mặt. Dân các nước đổ về tham quan ầm ầm như có giặc. Năm nào cũng có vài chục đoàn kiến trúc sư hàng đầu từ các nước tiên tiến đến học cách đào đường, lấp cống của chúng tôi (nhưng họ lại đem công nghệ này về các vùng nông nghiệp áp dụng vào việc trữ nước phân tưới hoa mầu. Thế có phí không cơ chứ? Còn dân thành phố tôi nổi tiếng đến mức đi khắp thế giới không cần visa. Qua cửa khẩu, cứ vén đùi lên mà ghẻ lênh láng thì ắt hẳn là xuất thân từ thành phố tôi. Cuối năm vừa rồi, có hai thay đổi lớn phù hợp với tình hình thực tế của thành phố: tên phố đổi thành tên sông và công nhân ngành cấp thoát nước chuyển sang sản xuất phao bơi và thuốc DEP ( một loại thuốc trị ghẻ cao cấp). Giám đốc ngành nay đã về hưu và chiều chiều vấn thấy người anh hùng lao động đó mãn nguyện ngồi câu cá trước hiên nhà . - Dậy đi cục cưng của mẹ ơi! Tiếng mẹ tôi loảng xoảng, xé toạc giấc mơ. Tôi choàng tỉnh. Ngoài kia, sân khô ráo, nứt nẻ. Tôi ngậm ngùi chắp tạy lạy... trời mưa................. Hải Anh 07.2002. LIVE FAST, DIE YOUNG!