1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Biển và môi trường !

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi anhtuanonline, 18/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    ĐẠI DƯƠNG ĐANG BỊ BIẾN THÀNH THÙNG RÁC KHỔNG LỒ !
    Không chỉ có những mảnh lớn, cả các mẩu chất dẻo tí hon của bình sữa, vỏ chai nước, bật lửa, đồ chơi rẻ tiền... bồng bềnh trên đại dương, lắng xuống đáy biển và dạt vào bờ cũng đang gây những hậu quả khôn lường cho các hệ sinh thái biển.
    Tử vong vì chất dẻo: nhiều, nhiều, nhiều...
    Các mẩu chất dẻo lớn, như chai lọ và bao gói, có tác động rõ rệt tới sinh vật biển, làm cá và chim chết nghẹn do chúng tưởng là "thức ăn". Đồng thời, loại rác này cũng là phương tiện đưa các sinh vật lạ tới những vùng nước mới.
    Theo Hiệp hội Bảo tồn Biển của Anh, hơn một triệu chim biển và 100.000 động vật có vú cũng như rùa biển trên toàn thế giới chết mỗi năm do bị vướng hoặc ăn phải những mảnh chất dẻo. Đối với rùa biển, các bao chất dẻo nặng nước trông giống như những con sứa. Chim biển nhầm lẫn các hạt nhựa thô bị tràn ra từ tàu chở container là trứng cá. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy các mảnh chất dẻo trong dạ dày của cá heo và cá voi. Chất dẻo có thể làm động vật tử vong ngay khi mắc trong ống tiêu hoá.
    Trong khi đó, có rất ít nghiên cứu được tiến hành về những mẩu chất dẻo nhỏ tí hon. Từ thực tế đó, các chuyên gia thuộc Đại học Plymouth (Anh) đã khảo sát ''''''''những mẩu nhỏ nhất'''''''' mà họ có thể tìm thấy: hạt chất dẻo có kích cỡ chừng 20micron, bằng chiều rộng của một sợi tóc người. Họ đã lấy mẫu cát từ 20 địa điểm trên khắp nước Anh, các đoạn bờ biển lộ ra định kỳ khi thuỷ triều xuống thấp cũng như trầm tích bị ngập bên dưới khoảng 15m nước.
    Các nhà nghiên cứu phát hiện những mẩu nylon, polyester tí hon và bảy loại chất dẻo khác tồn tại phổ biến trong trầm tích khắp bờ biển nước Anh. Trầm tích được thu thập từ bãi biển, cửa sông và những vùng nước nông. Richard Thompson, giảng viên cao cấp về sinh thái biển đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: ''''''''Mọi thứ trông không giống mảnh vụn hữu cơ sau đó được nhận dạng. Kết quả cho thấy 30% được xác định là các loại polymer tổng hợp được sử dụng trong chất dẻo''''''''. Nhóm nghiên cứu tin rằng những mảnh vụn trên có lẽ chỉ là một phần nhỏ của các hạt chất dẻo tí hon tồn tại trong môi trường. Số lượng có thể lớn hơn song đáng tiếc là họ đang thiếu công nghệ để phân biệt chính xác những hạt chất dẻo có đường kính nhỏ hơn 20micron.
    Không chỉ có các vùng bờ biển ''''''''dồi dào'''''''' chất dẻo, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các hạt chất dẻo phổ biến ở những vùng biển sâu. Để dự đoán xu hướng dài hạn, các nhà khoa học đã kiểm tra mẫu sinh vật phù du được thu thập trong hơn 40 năm qua ở hai tuyến đường biển giữa Iceland và Scotland. Kết quả cho thấy lượng chất dẻo trong nước vào những năm 1990 đã nhiều gấp ba lần so với những năm 1960.
    Đáng báo động là tuổi thọ của chất dẻo ước tính kéo dài từ 100 tới 1.000 năm. Mặc dù phần lớn các chất dẻo không thể tự suy biến sinh học song tác động của sóng và các yếu tố khác đã phân huỷ đồ vật bằng chất dẻo thành những mẩu nhỏ, đủ để vô số sinh vật biển khác xơi phải. Để kiểm tra liệu khả năng này có thể xảy ra hay không, Thompson và đồng nghiệp đã nhốt hàu, giun cát và giáp xác hai chân ăn mảnh vụn trong những bể nuôi có chứa một lượng nhỏ các mẩu chất dẻo tí hon. Những động vật không có xương sống này đều ăn các mảnh vụn đó trong vài ngày.
    Dự kiến trong ba năm tới, nhóm nghiên cứu sẽ điều tra hai khả năng tác động tới môi trường của chất dẻo. Khả năng thứ nhất: Liệu những mảnh nhỏ này có thể làm tắc cơ quan ăn uống và tuyến tiêu hoá của những động vật biển không xương sống (giống tác động của bao nhựa đối với những động vật lớn hơn, như rùa)? Khả năng thứ hai: Chất dẻo truyền như thế nào các hoá chất của chúng cho những sinh vật trên? Nhiều chất dẻo chứa các hoá chất độc hại, bao gồm bioxit để ngăn chặn các sinh vật bám vào bề mặt, phẩm màu và các tác nhân tăng cường hoạt tính như chất làm dẻo. Những chất này có thể được giải phóng nếu sinh vật biển ăn mẩu chất dẻo.
    Giáo sư Thompson nói thêm: ''''''''Có một khả năng nữa, do các nhà nghiên cứu Nhật Bản chỉ ra gần đây, là khi bồng bềnh trên biển, chất dẻo sẽ tích tụ và hấp thụ những hoá chất độc hại từ các nguồn khác. Đó là các hoá chất kháng nước. Sau đó, hoá chất kháng nước được truyền sang sinh vật biển ăn phải chất dẻo. Các hoá chất độc hại như vậy bao gồm các loại PCB (polychlorinated biphenyl) và DDE (dichlorodiphenyldichloroethylene) phát sinh từ thuốc trừ sâu và các chất nhân tạo khác. Những tác nhân này được gọi là hoá chất can thiệp nội tiết, gây rối loạn các hệ thống sinh sản, phát triển và miễn dịch của động vật. Chúng liên quan tới sự thay đổi giới tính của gấu cái vùng cực, sự phát triển của trứng cá, cùng hiện tượng sảy thai tự nhiên và suy giảm số lượng nơi các đàn hải cẩu.
    Các nghiên cứu khác, gần đây, cho thấy một lượng khổng lồ các mẩu chất dẻo tí hon đang tích tụ trong các đại dương. Chẳng hạn, như các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Biển Algalita ở Long Beach (Mỹ) đã phát hiện: Số lượng các mẩu chất dẻo ở nhiều vùng trung tâm Thái Bình Dương cao gấp sáu lần so với lượng sinh vật phù du thường trú. Thompson cho biết ông đã phân loại các mẩu chất dẻo tại nhiều vùng biển trên thế giới, trong đó có cả mảnh đuôi của tên lửa không gian bị dạt lên một bãi biển ở đảo St Lucia ở Ấn Độ dương. Chất dẻo được sử dụng để làm nhiều đồ vật từ điện thoại cho tới radio, song đó không phải là những sản phẩm thường thấy trên bãi biển. Những loại rác thải được tìm thấy và với số lượng ngày càng tăng là chai nhựa, bao gói, mũ - những đồ vật dùng một lần và sau đó bị ném đi.
    Hiệp hội Bảo tồn Biển của Anh cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát lớn nhất về rác trên bãi biển từ tháng 9/2003 và mới công bố vào tháng trước, với sự tham gia của 2.600 tình nguyện viên hoạt động trên 135km bờ biển. Họ phát hiện du khách tắm biển là những người gây ô nhiễm nặng nhất, thải ra 36,7% lượng rác được tìm thấy. Các đồ vật bằng chất dẻo chiếm hơn 50% tổng lượng rác được thu thập, bao gồm 5.831 bao nhựa hay 43 bao/1km bờ biển được khảo sát.
    </FONT>[/sign]
    Được anhtuanonline sửa chữa / chuyển vào 00:23 ngày 17/02/2005
  2. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7

    Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.000 km và khoảng 3.000 hòn đảo ven bờ, do vậy các loại hình đất ngập nước ven bờ rất phong phú (như rừng ngập mặn, bãi triều lầy, vịnh, ven đảo, cửa sông, rạn san hô...) và có tính đa dạng sinh học cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhờ chức năng điều hoà sinh thái và khí hậu, ngăn ngừa lũ lụt, chắn sóng, chống xói lở, cung cấp các nguồn lợi biển... Tuy nhiên, những hoạt động khai thác quá mức và gây ô nhiễm nghiêm trọng trong những năm gần đây đã làm thu hẹp đáng kể các hệ sinh thái này, mà thấy rõ nhất là rừng ngập mặn. Nếu như năm 1943, rừng ngập mặn của Việt Nam còn che phủ đến 400.000 ha, năm 1982 còn khoảng 252.000 ha thì năm 2002 chỉ còn lại trên 155.000 ha. Bên cạnh nguyên nhân lớn do bị Mỹ rải chất độc hoá học, việc khai hoang để sản xuất nông nghiệp và phá rừng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản đã đóng góp không nhỏ vào xu hướng suy thoái này.
    Theo kế hoạch hành động cho hợp phần Rừng ngập mặn trong dự án Biển Đông, mục tiêu đặt ra đến 2010 là đạt diện tích rừng ngập mặn bằng 85% diện tích của năm 1982, đồng thời thay đổi cơ bản nhận thức của các nhà quản lý và dân cư về giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn và sử dụng bền vững loại tài nguyên này. Để đạt mục tiêu đó, các chuyên gia đã đề xuất thành lập mới các khu bảo tồn và vườn quốc gia, như ở cửa sông Tiên Yên (Quảng Ninh), cửa sông Văn Úc (Hải Phòng), Thái Thuỵ (Thái Bình), Nghĩa Hưng (Nam Định).
    Đối với hợp phần Đất ngập nước ven bờ, các chuyên gia đề xuất xây dựng các mô hình sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững đất ngập nước ven bờ tại những nơi bị đe doạ mạnh, ưu tiên cho cửa sông Ba Lạt (Nam Định), đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (thành phố Huế), cửa sông Đồng Nai và Vườn quốc gia mũi Cà Mau.
    Đối với 4 hợp phần còn lại, mục tiêu ưu tiên là: Cải thiện đáng kể tình hình ô nhiễm biển; Bảo tồn và phát triển nguồn lợi, môi trường sống của các loài hải sản mang tính di cư xuyên quốc gia; Bảo vệ và phục hồi các vùng cỏ biển phân bố tập trung (với tổng diện tích 9.650 ha ven vờ biển và xung quanh các đảo của Việt Nam); Bảo vệ các rạn san hô tập trung của Việt Nam.
    Với tình trạng đán báo động đó < các bài thông báo trên > CÁC BẠN NGHĨ GÌ ?
  3. ngocsangvn

    ngocsangvn Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    29.478
    Đã được thích:
    3
    Rất vui nếu được tham gia
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Rồi, mình ủng hộ bạn, nhưng mình chưa hiểu rõ cách thức hoạt động như thế nào?
    Vậy mình có thể làm được gì, bạn có thể nói cụ thể hơn không?
  5. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Hiện tại mình đang cố gắng để có thể đưa ra kế hoạch cụ thể để các bạn cùng góp ý , Mình đang liên lạc với tổ chức để nhận được sự giúp đỡ cũng như cố vấn từ phía họ , câu trả lời sẽ sớm được post lên , cám ơn các bạn đã ủng hộ .
  6. brilliant102

    brilliant102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Chao anh,
    Mai den hom nay moi duoc doc bai cua anh.
    Y tuong bao ve moi truong bien la rat can thiet va lien quan mat thiet den nganh du lich.
    Em co trao doi va tuyen truyen voi mot nhom o Vung Tau, cac ban cung rat tam huyet voi moi truong, cac ban san sang tham gia bao ve bien.
    Truoc mat theo em bien co 2 van de : do la Rac va Tran Dau.TNV co the tham gia hoat dong theo 2 chuong trinh nay.
    Hien nay cac bai bien o Vung Tau rat o nhiem.
    Truoc mat se lam mot ngay hoi Tinh nguyen o Vung tau de di nhat rac. sau dan se tien toi nhung hoat dong lon hon.
    Hoan toan ung ho chien dich cua anh.
    Mong anh tham gia nhiet tinh hon trong box TTX de box ngay cang phat trien tot dep hon.
    Em lien lac voi anh ntn day a?
  7. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Chào bạn , rất cám ơn thành ý của bạn , Bạn nói rất đúng khách du lịch là 1 trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm , cũng như sự cố tràn dầu mà mấy năm gần đây xảy ra rất nhiều ở VT , ý tưởng của bạn cũng rất hay , theo mình bạn nên thành lập 1 mạng lưới thành viên rồi nên kế hoạch cụ thể mang tích khả thi , chúng ta có thể hợp tác , vì mình đang học tập tại HN , bạn có thể nói chuyện với mình qua Y!M : thienhaxanh159 . Hoặ có thể gọi điện cho mình 0989291290 .
    Rất mong chúng ta có thể làm 1 ssiều gì đó cho Biển . Thank
  8. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Bạn brilliant102 ơi , máy di động của mình đang bị hỏng nên tạm thời bạn cứ nhắn tin Y!M cho mình nhé , ngày nào mình cũng có trên mạng nên là sẽ nhận được ngay , ok , mong sớm nhận được trả lời của bạn .
  9. brilliant102

    brilliant102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Khởi động chương trình " Bảo vệ Môi trường Biển"
    Hiện nay phát triển về kinh tế và du lịch đã làm cho môi trường biển ô nhiễm nghiêm trọng. Chương trình "Bảo vệ Môi trường Biển" được tổ chức gồm 1 số chiến dịch nhỏ với mong muốn tuyên truyền và tham gia hoạt động tình nguyện để môi trường biển được sạch đẹp hơn.
    Hoạt động đầu tiên: tổ chức tại Vũng Tàu (TP.HCM )dự kiến vào ngày CN 18/04/2005
    - Buổi sáng : TNV tham gia dọn sạch rác bãi biển
    - Buổi tối : Cắm trại, giao lưu chủ đề " Biển và môi trường"
    - Số lượng TNV : 50 người
    - TNV : tự túc chi phí đi,đến Vũng Tàu, BTC sẽ hỗ trợ chi phí ăn uống và bồi dưỡng sau chiến dịch.
    Chương trình kéo dài 1 ngày vào CN, rất thuận tiện khi tham gia và đây cũng có thể xem là một hoạt động giải trí cuối tuần, một chuyến du lịch sinh thái tại Thành phố biển du lịch Vũng Tàu.
    Thân mời các bạn tham gia
    TM.BTC
  10. Galgo

    Galgo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Chương trình hay nhỉ.
    Nhưng Galgo ở ngoài HN thì đâu có tham gia được.
    Mà Tuấn ơi, tui bị say xe....... huhuhuhu ... có chương trình xa thì ẹ ẹ ... chẹp chẹp...
    Thôi, cứ cố gắng tham gia được chút nào hay chút đấy nhỉ?

Chia sẻ trang này