1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Biệt động ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi 9635741, 30/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Biệt động ?

    Biệt động là gì ? Giống và khác gì với đặc công ?
    Biệt động có phải là quân chính quy không ?
    Quân Nguỵ cũng có Biệt động quân, vậy lực lượng này khác với biệt động của ta thế nào ?
    Các bác giải đáp giúp em
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Biệt động quân của quân đội SG là lực lượng bộ binh xung kích thiện chiến, không có điểm gì chung với biệt động của QĐNDVN.
    Về biệt động và đặc công thì ngày nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau.
    Quan điểm thứ nhất cho rằng biệt động là lực lượng đặc công chuyên làm nhiệm vụ chiến đấu trong môi trường đô thị, là 1 trong 3 thành phần của binh chủng đặc công (cùng với đặc công bộ và đặc công thủy). Hiện nay những tài liệu quân sử chính thống vẫn theo quan điểm này.
    Quan điểm thứ hai, đã được đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu), nguyên tư lệnh biệt động Sài Gòn-Gia Định nêu lên trong hồi ký, cho rằng biệt động và đặc công là 2 lực lượng khác nhau. Lí do :
    - Đặc công là bộ đội chính quy, được trang bị vũ khí, được huấn luyện các kĩ năng cần thiết, ví dụ như cận chiến bằng vũ khí lạnh, sử dụng mìn và thuốc nổ, tiềm nhập, bơi đường dài (đối với đặc công thủy)... Biệt động không nhất thiết là lính chính quy, không nhất thiết được trang bị vũ khí và huấn luyện để chiến đấu, có thể chỉ đơn giản là ông già, trẻ con, nữ sinh... với nhiều nhiệm vụ khác nhau (tác chiến, liên lạc, điều tra địch tình, vận chuyển và cất giấu vũ khí...).
    - Xây dựng mạng lưới biệt động phức tạp hơn đặc công rất nhiều. Vì biệt động hoạt động trong lòng địch, mọi thành viên đều phải có vỏ bọc, giấy tờ hợp pháp để sống công khai. Đặc công có thể mất vài tháng để huấn luyện 1 tiểu đoàn, vài tháng để tổ chức một trận đánh nhưng với biệt động sẽ là hàng năm.
    - Đặc công có thể tác chiến độc lập nhưng biệt động bắt buộc phải dựa vào dân, nếu không có dân trợ giúp thì mạng lưới không thể tồn tại được.
    - Về tác chiến thì đặc công thường tác chiến vào ban đêm, ngược lại, biệt động luôn tác chiến vào ban ngày (để gây tiếng vang). Một trận đánh cường tập của đặc công tùy tình hình có thể kéo dài, nhưng một trận đánh cường tập của biệt động không bao giờ được kéo dài quá 5 phút.
    ...........
  3. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Có lẽ quan điểm thứ 2 đúng hơn. Muốn trả lời thì xem Biệt động Sài gòn.
  4. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Cũng nên giải thích một chút về Biệt Động Quân của QLVNCH. Như chúng ta đã biết, bộ binh của QLVNCH chia ra thành nhiều binh chủng: Nhảy Dù, TQLC, Biệt Động Quân, các sư đoàn Bộ Binh, Địa Phương Quân, và Nghĩa Quân. Nhân dân tự vệ thì giống như dân quân hoặc du kích, nên không tính vào biên chế quân đội. ND và TQLC là lực lượng tổng trừ bị của BTTM, lúc đầu là lữ đoàn, sau nâng cấp lên thành sư đoàn. Vì là lực lượng tổng trừ bị nên các đơn vị này được trang bị, huấn luyện tốt nhất. Dù ở cấp lữ đoàn, họ vẫn được biên chế tiểu đoàn pháo binh yểm trợ, cũng như các đơn vị yểm trợ khác. Các sư đoàn bộ binh chịu trách nhiệm diện địa. mỗi sư đoàn có địa bàn hoạt động riêng của mình. Hình như trong chiến tranh Việt Nam, chỉ có 2 lần sư đoàn bộ binh hành quân ra khỏi vùng trách nhiệm của họ: 1 lần sư đoàn 21 tăng cường cho An Lộc (không phải toàn bộ sư đoàn), và sư đoàn 23 được đưa lên Kom Tum. ĐPQ được biên chế đến cấp tiểu đoàn hoặc liên đoàn, là lực lượng "chủ lực quân" cấp tỉnh, và các đại đội, trung đội bảo vệ các quận lỵ, tỉnh ly. Nghĩa quân thì biên chế đến các trung đội, bảo vệ các làng xã.
    Riêng BĐQ, đây là lực lượng bộ binh xung kích, được tổ chức thành các tiểu đoàn, liên đoàn. Sau khi Mỹ rút đi, một số các khu chiến đấu của lực lượng đặc biệt (đa số là người thượng) dọc theo biên giới hay nằm sâu trong dãy Trường Sơn được tổ chức thành BĐQ biên phòng. BĐQ là lực lượng thiện chiến, được huấn luyện kỹ, trang bị vũ khí khá tốt và nhẹ, thích hợp cho các cuộc hành quân nhanh. Khác với các lữ đoàn Nhảy Dù hay TQLC, BĐQ không được biên chế pháo binh cho các Liên đoàn, vì sở trường của họ là hành quân cấp tốc và di chuyển nhanh, nên không trang bị nặng nề. Do mức độ chiến tranh ngày càng khốc liệt, vì thiếu pháo binh cơ hữu, nên BĐQ chịu thiệt hại nhiều nhất so với lính "rằn ri" khác. BĐQ được đặt dưới sự chỉ huy của các TL quân đoàn, nên thường được coi là lực lường trừ bị cho các QĐ. Thường thì họ hay được (hay bị?) tăng phái cho các sư đoàn mỗi khi đụng độ lớn. Các tư lệnh sư đoàn, khi được BĐQ tăng phái, sợ lính mình chết nhiều, nên đem BĐQ quăng vào những chỗ khó khăn nhất. Những từ "con ruột, con ghẻ" thường hay được dùng. Lính các trung đoàn bộ binh được pháo binh yểm trợ nhiều hơn lính các liên đoàn BĐQ. Đến cuối chiến tranh, BTTM định tái biên chế BĐQ thành các sư đoàn cho thích hợp với tình hình, nhưng đã quá muộn.
    Sơ sơ là như vậy, các bác bổ sung thêm.

Chia sẻ trang này