1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BigBang - Điều không thể hiểu!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi fangto_mat, 09/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trangparkan

    trangparkan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    499
    Đã được thích:
    0
    Tôi có đọc một tài liệu về lỗ đen vũ trụ , tài liệu đó cho rằng những lỗ đen không chỉ hút vật chất vào nào , mà nó còn phóng ra vật chất hay năng lượng gì đó . Tóm lại họ đã phủ nhận thuyết BigBang và cho rằng vũ trụ không có khởi đầu mà cũng chẳng có kết thúc .( tài liệu này của Stephen Hacking -ko bít viết đúng tên hay ko, sách này có trên mạng rồi thì phải) . Thuyết này nói chung là dễ hiểu hơn nhiều..........
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    chào bạn, việc lỗ đen có phát xạ thì đã được nghiên cứu từ khá lâu, và phát xạ khác hoàn toàn với "phóng vật chất" ra. Điểm thứ 2 nữa là lí thuyết BigBang không hề bị phủ nhận chỉ vì một lí do như bạn nói, nó chả có ý nghĩ gì để phủ nhận một lí thuyết. Hiện nay trừ một số đồng chí thường xuất hiện bên box Lí thì không có tác giả nào dám phủ nhận BB cả, Stephen Hawking là một nhà vật lí lí thuyết xuất sắc và ông chưa bao giờ phản bác thuyết BB cả, bạn nên xem lại thì hơn, sách của Hawking rất nhiều người đọc xong hiểu nhầm, và cũng đôi khi là do dịch giả người Việt chả hiểu cái quái gì nên dịch lung tung
  3. trangparkan

    trangparkan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    499
    Đã được thích:
    0
    Về lỗ đen , cuốn sách nói đại ý như sau : trong khoảng không gian ngoài lỗ đen , theo nguyên lý bất định và một số cái gì đó , ở đó xuất hiện các cặp hạt ảo và thực , các hạt thực sẽ phóng ra ngoài còn các hạt ảo đi vào lỗ đen làm giảm khối lượng của nó đi . Còn về thuyết BB đó chỉ là giả thuyết , nó còn nhiều vướng mắc , họ nói các phát hiện gần đây hoặc là chứng minh cho BB hoặc là chứng minh cho giả thuyết trên.
    Tôi hỏi thật ông Rangnarok ông có đọc tất cả các sách của S.H ko , trong cuốn tôi đọc S.H còn kêu là sai lầm của ông ấy là cho rằng vũ trụ hình thành theo kiểu BB .
    Còn về mấy người bên box VL thì tôi không biết họ nói gì , nhưng xin nói một điều là họ chỉ chép lại lời người đi trước rồi lên đây nói lại chú khám phá ra cái quái gì.
    Nếu ông công nhận thuyết BB tôi xin hỏi ông 10mũ-43s trước vụ nổ BB đó thì vũ trụ là như thế nào ????
  4. duran

    duran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    "Điểm thứ 2 nữa là lí thuyết BigBang không hề bị phủ nhận chỉ vì một lí do như bạn nói, nó chả có ý nghĩ gì để phủ nhận một lí thuyết." cái này thì đồng tình với bạn
    "không có tác giả nào dám phủ nhận BB " còn tôi lại nhớ là có nhiều người phản đối nhưng không ai có lý luận nào được coi là chặt chẽ nên tạm thời coi lý thuyết BIG Bang là phù hợp nhất.
    "bạn nên xem lại thì hơn, sách của Hawking rất nhiều người đọc xong hiểu nhầm, và cũng đôi khi là do dịch giả người Việt chả hiểu cái quái gì nên dịch lung tung" vậy theo bạn ai là người Việt hiểu rõ nhất về vấn đề này ? phải chăng một số các giáo sư Vật lý của Việt Nam là đồ bỏ ? tôi không đồng tình lắm.
    bạn hiện tại là giảng viên Vật lý bên trường Tự Nhiên phải không ?
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Yêu cầu bạn tìm lại và trích dẫn nguyên văn sự phủ định BB của S.H vì quả thật tôi chưa biết điều này.
    Ngày nay chưa có cái thuyết nào khả dĩ hơn thuyết BB, nhưng nó cũng chỉ là thuyết vì còn rất nhiều điểm chưa giải thích được.
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bạn trangparkan trước: thứ nhất, tôi và chắc là cả trên 95% người theo học vật lí đều không biết Einstein có bao nhiêu sách chứ đừng noi gì đến Hawking - một nhà vật lí xuất sắc nhưng chưa phải huyền thoại, do đó có lẽ bạn hiểu câu trả lời của tôi cho vấn đề thứ nhất, và tôi nhắc lại rằng Hawking hưa bao giờ phủ nhận BB< bạn hãy đọc lại cho kĩ, nếu bạn (xin lỗi) không hiểu thật sự thì xin copy đoạn đó lên đây xem sao.
    Câu hỏi cuối về thời điểm 10-43s, xin trả lời rằng bạn hãy về học vật lí lượng tử kĩ một chút thì hay hơn, giá trị đó không hề lien quan đến việc bb có đúng hay không.
    Đọc một cuốn sách không có nghĩa là nhìn tên tác giả của nó, sau đó tự hiểu theo ý mình và khẳng định nó đúng vì tự coi ý mình chính là ý của tác giả danh tiếng. Đọc sách là để nắm bắt thông tin và sử dụng bộ não để hiểu được mình có hiểu thông tin đó không, sử dụng nó hay không và sử dụng nó hư thế nào cho hợp lí.
    Trả lời tiếp bạn duran: tôi không phải giảng viên vật lí và cũng không dám tin mình co cái "vinh dự" đó. Có lẽ tôi nhầm lẫn về ngôn ngữ và bạn cũng hiểu hơi nhầm ý tôi. Tôi nói rằng hiện nay không tác giả nào dám lên sách khảng định rằng BB là sai, còn trong lịch sử thì đúng là tôi đã đọc nhiều giả thuyết khác, tuy nhiên nó không được công nhận. Bạn còn hiểu sai 1 ý nữa của tôi, tôi không nói VN ít người hiểu, mà tôi nói có nhiều người không hiểu vẫn cố dịch hoặc viết sách theo kiểu copy. Bản thân tôi, từ khi tham gia box thiên văn này cách đây 4 năm, số bài tôi copy không quá 5% tổng số bài viết của tôi, tất nhiên tôi không sáng tạo kién thức, nhưng tôi nói theo những gì tôi đã học và đã suy ngẫm chứ không như anh bạn trangparkan trên kia
  7. trangparkan

    trangparkan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    499
    Đã được thích:
    0
    Có thể tôi đọc sách mà không hiểu , khi nói ra có người sửa giúp cho , hiểu thêm , là may rồi . Nhưng ông RANG không nên nói vậy , post bài như tôi là làm sao , tôi chỉ nói lên những gì mà tôi hiểu chứ sao , ông thì cũng có khác gì.
    Về phần S.H phủ nhận BB có thể là tôi sai ..........nhưng hãy đọc đoạn trích dẫn sau đây
    "........Nhưng dù có hoặc không có hằng số vũ trụ học, việc vật chất làm cong không - thời gian vẫn còn là vấn đề nói chung chưa được hiểu rõ; đặc biệt vật chất có thể uốn cong một miền thành một điểm tách biệt với phần còn lại của vũ trụ, miền đó trở thành một "lỗ đen". Các vật có thể rơi vào lỗ đen nhưng không thể ra khỏi đó; muốn thoát khỏi lỗ đen, vật phải chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng, điều này lý thuyết tương đối không cho phép. Như thế vật chất sẽ bị cầm tù trong lỗ đen và tự nén do hấp dẫn tới một trạng thái chưa biết với mật độ vật chất rất lớn. Einstein rất bối rối trước sự suy sập hấp dẫn này, ông không tin vào khả năng của suy sập đó. Nhưng năm 1939, Robert Oppenheimer đã chứng minh được rằng một ngôi sao già có khối lượng lớn hơn hai lần khối lượng Mặt Trời một khi đã tiêu thụ hết nguồn nhiên liệu hạt nhân của mình sẽ không tránh khỏi suy sập hấp dẫn. Rồi Thế chiến lần thứ hai nổ ra, Oppenheimer bị lôi cuốn vào chương trình bom hạt nhân và ông đã quên đi sự suy sập hấp dẫn. Các nhà nghiên cứu bận tâm nhiều đến vật lý có thể nghiên cứu trên Trái Ðất. Họ nghi ngờ những dự đoán về biên giới của vũ trụ vì hình như không có khả năng để kiểm tra bằng quan sát. Nhưng trong những năm 60, sự cải thiện kỳ diệu về tầm xa và chất lượng của các quan sát thiên văn đã dẫn tới một sự hứng thú mới về suy sập hấp dẫn và vũ trụ thời sơ khai. Những tiên đoán chính xác của lý thuyết tương đối tổng quát trong tình hình này vẫn còn chưa thật sáng sủa cho đến khi Roger Penrose và tôi chứng minh được một số định lý. Các định lý này chứng tỏ không - thời gian phải bị uốn cong lại và dẫn tới các kỳ dị là những miền tại đó không - thời gian có một bắt đầu hoặc một kết thúc. Ðiểm bắt đầu là Big Bang xảy ra cách đây khoảng 15 tỉ năm và điểm kết thúc sẽ là ở một ngôi sao nạn nhân của một suy sập hoặc là với tất cả các vật rơi vào một lỗ đen.
    Tiên đoán về sự tồn tại của các kỳ dị theo lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein đã được xác nhận nhưng đã dẫn tới một sự khủng hoảng trong vật lý. Tại một kỳ dị, các phương trình của lý thuyết tương đối tổng quát liên hệ độ cong của không - thời gian với sư phân bố khối lượng và năng lượng là không xác định. Ðiều này có nghĩa là lý thuyết tương đối tổng quát không thể dự đoán những gì xảy ra tại một kỳ dị. Ðặc biệt, lý thuyết này không có khả năng dự đoán vũ trụ phải được sinh ra như thế nào tại Big Bang. Như vậy lý thuyết tương đối tổng quát không phải là một lý thuyết hoàn chỉnh. Nó cần một phần bổ sung để xác định vũ trụ phải được sinh ra như thế nào và những gì phải xảy ra khi vật chất bị suy sập do hấp dẫn riêng của nó............
    ...............Các định lý về kỳ dị của Roger Penrose và tôi đã chứng minh rằng không - thời gian chỉ có thể uốn cong rất mạnh ở những thang rất nhỏ. Các hậu quả của nguyên lý bất định sẽ trở nên rất quan trọng, các kết quả dự đoán là đáng kể........
    Năm 1973 tôi bắt đầu nghiên cứu tác động của nguyên lý bất định đến hạt trong không - thời gian bị uốn cong ở gần một lỗ đen. Tôi phát hiện ra điều rất ngạc nhiên là lỗ đen không phải hoàn toàn đen. Nguyên lý bất định cho phép các hạt và các bức xạ thường xuyên rời khỏi lỗ đen. Kết quả này làm tôi và mọi người ngạc nhiên và nó được đón nhận với đầy hoài nghi. Nhưng nhìn về quá khứ, điều đó hầu như hiển nhiên. Một lỗ đen là một miền không gian mà mọi vật không thể rời khỏi đó trừ khi chúng chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng. Nhưng phép lấy tổng theo mọi lịch sử của Feynman nói rằng các hạt có thể đi theo mọi con đường có thể trong không - thời gian. Như vậy một hạt có khả năng chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Xác suất để hạt chuyển động theo các quỹ đạo với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng là rất nhỏ nhưng đủ để hạt vượt được khoảng cách cho phép để thoát khỏi sức hút của lỗ đen. Như vậy nguyên lý bất định cho phép các hạt rời khỏi lỗ đen - một nhà tù chắc chắn nhất trong các nhà tù - Xác suất để một hạt rời khỏi một lỗ đen có khối lượng bằng khối lượng Mặt Trời sẽ là rất nhỏ vì như vậy hạt phải chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng trên đoạn đường nhiều kilômet. Tuy nhiên, có khả năng tồn tại nhiều lỗ đen nhỏ hơn nhiều; chúng được tạo ra từ thời gian đầu của vũ trụ. Các lỗ đen nguyên thủy này có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ của hạt nhân nguyên tử nhưng chúng có khối lượng tới một tỉ tấn như núi Phú Sĩ. Các lỗ đen này có thể phát ra năng lượng bằng năng lượng của một nhà máy điện khổng lồ. Chỉ cần tìm được một trong các lỗ đen đó ta sẽ làm chủ được về mặt năng lượng ! Ðáng tiếc hình như không có nhiều lỗ đen đó trong vũ trụ. Việc tiên đoán các lỗ đen phát xạ là kết quả đầu tiên về sự kết hợp lý thuyết tương đối tổng quát với cơ học lượng tử. Nó chứng tỏ sự suy sập hấp dẫn không phải là một đáy túi tuyệt đối như ta đã nghĩ. Những hạt của một lỗ đen chưa hoàn thành đầy đủ lịch sử của nó tại một kỳ dị. Chúng có thể rời khỏi lỗ đen ra bên ngoài để tiếp tục lịch sử của mình. ..............................................................Có thể cơ học lượng tử còn có ý nghĩa là nó tránh cho các lịch sử có một khởi đầu trong thời gian, một điểm của sự sáng tạo ở Big Bang. .........................
    Năm 1983, Jim Hartle và tôi đã gợi ý là phép lấy tổng trên các lịch sử của vũ trụ không thể thực hiện trong thời gian thực nhưng lại thực hiện được trong thời gian ảo; các lịch sử được đóng kín lại vào chính nó như mặt của Trái Ðất. Các lịch sử này không có kỳ dị, không có bắt đầu hoặc kết thúc; những gì sẽ xảy ra được xác định hoàn toàn bởi các định luật vật lý. Như thế là những gì sẽ xảy ra trong thời gian ảo có thể tính toán được; và nếu biết lịch sử của vũ trụ trong thời gian ảo thì có thể tính toán được sự diễn biến của nó trong thời gian thực. ........................."
    (Stephen Hawking trích trong "Trous noirs et bébés univers", NXB Odile - Jacob, 1994)
    Người dịch: Nguyễn Ðình Ðiện
    (Nguồn http://vatlysupham.com/home/modules.php?name=News&file=article&sid=47 )
    S.H nói :" lịch sử của vũ trụ không thể thực hiện trong thời gian thực nhưng lại thực hiện được trong thời gian ảo; các lịch sử được đóng kín lại vào chính nó như mặt của Trái Ðất. Các lịch sử này không có kỳ dị, không có bắt đầu hoặc kết thúc; những gì sẽ xảy ra được xác định hoàn toàn bởi các định luật vật lý ." Mà BB vốn là một kì dị , điều này có thể dẫn đến tôi nói S.H phủ nhận BB như ở trên. Mong các bạn chỉ giùm cho.
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nhầm rồi anh bạn ơi, bạn không học vật lí mấy rồi, để tôi nói qua trước về cái này đã:
    Trước hết, phải nói là ở VN, giáo dục về thiên văn và vật lilá rất kém, người học nhiều người hiểu cũng không rõ, còn người không học thì càng không biết thực sự vật lí có những gì.
    Người đọc và nói về thiên văn có 2 loại cơ bản, 1 là những người như bạn, đọc các sách theo kiểu physics thì ít mà phylosophy thì nhiều, đó chính là các sách của Hawking đã dịch ra tiếng Việt. Đọc như thế nếu có một chút cơ sở vật lí thì đọc mãi cũng có thể rất khá và nắm bắt được gần hết, nhưng sẽ chi đi đến mức lí luận suông thôi. Còn thứ 2 là những người như tôi, tôi hồi xưa có đọc sách của Hawking từ hồi phổ thông, nhưng sau đó tôi họpc chuyên sâu về vật lí, nhất là cơ học và vật lí hạt khá nhiều, những người như tôi có thói quen nhìn các lập luận vật lí dưới góc độ toán học là chính, mà toán học là chính xác, điều đó mới giúp hiểu cặn kẽ được từng câu trong những sách kiểu như của Hawking mà tránh hiểu nhầm.
    Do đó tôi nhắc rằng đừng bảo tôi cũng là thằng đọc sách rồi nói theo cách hiểu của tôi, những sách kiểu đó người học vật lí không đọc để hiểu mà đọc để tìm những cách tư duy mới và đối chiếu chúng với cơ sở vững chắc mình đã có để xét xem đung/sai ở đâu.

    Bây giờ tôi sẽ trả lời đoạn trên:
    "phép lấy tổng trên các lịch sử" chứ không phải là "lịch sử", rõ ràng đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cau này ý rằng việc sử dụng các tham số là các ham thời gian hiện nay chưa cách nào thực hiện chính xác được để tính tổng lịch sử của vũ trụ. "tổng lịch sử" hiện nay cũng là một khái niệm còn mơ hồ, địa loại bạn có thể hiểu rằng người ta áp dụng các xác xuất lượng tử để tính ra rằng vũ trụ có thể có nhiều lịch sử tương ứng với các khả năng lượng tử khác nhau, vũ trụ của chúng ta đáng sống có thể là vũ trụ có xác xuất lớn nhất. Còn thời gian ảo thì là loại thời gian không có thực, nó được sáng tạo ra để làm một chuẩn cho các tính toán không - thời gian, nó được biểu diễn bởi 1 trục vuông góc với trục thời gian thực và được biểu diễn bởi các số ảo (bạn chắc đã học về số ảo thì đã biết). Trong thời gian ảo không có sự có mặt của kì dị, chứ không phải là không có kì dị hình thành vũ trụ.
    Vấn đề lỗ đen phát xạ thì đã quá cũ rích rồi, hiện nay không còn là tin mới nữa. Nếu tôi không nhầm thì đoạn trên là trong sách Lược sử thời gian, sách này xuất bản lần đầu từ những năm đầu thập kỉ 1980. Tóm lại là Hawking chưa hề phủ nhận BB
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Trả lời nốt câu này
    Ngay đến môn vật lí mà còn nói rằng người nào không sáng tạo thêm có nghĩa là đồng nghĩa với chép lại thì ... xin thưa chả ai cần khoa học làm gì cả vì thằng nào chả chép lại được. Bên box vật lí có một số thằng ... tâm thần nhưng cũng có nhiều người rất giỏi, nếu chỉ cần chép sách thì có lẽ bạn cũng chỉ cần học hết lớp 1 để biết đọc và viết là có thể chép sách như những người học suốt bao nhiêu lâu nay như chúng tôi rồi
    Buồn cười thật!
  10. shinichi_tin

    shinichi_tin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Em có đọc trong một tài liệu nào đó , hình như là một giáo lý của một tôn giáo , đại loại như là (em không nhớ từng chữ): mọi vật chất trên đời này không tự sinh ra , không tự mất đi. Chỉ khi nào những điều kiện hình thành nó tập họp đầy đủ thì nó sẽ xuất hiện ; và khi những điều kiện đó "phân ra" thì vật chất đó sẽ không tồn tại (em không biết dùng từ thế nào nữa!). Nói là không tồn tại chứ thật ra là cái vật chất ấy đang tồn tại xung quanh đây. Ví dụ ngọn lửa , ngọn lửa được nói đến ở đây là ngôn lửa của một que diêm. Ngọn lửa này không thể từ không mà trở thành có. Trước khi ngọn lửa hình thành , một phần của nó đang nằm trong đầu que diêm. Khi ta quẹt lửa lên thì vật chất trong đầu que diêm tiếp xúc với oxy trong không khí, tiếp xúc với những chất có trong bao diêm và... ngọn lủa xuất hiện. Đến khi nào vật chất đó cháy hết thì ngọn lửa cũng biến mất ,vì những thành phần tạo ra ngọn lửa đã biến thành chất khác. Ngọn lửa cháy xong tạo ra những chất khác như khói , cacbon , lưu huỳnh cháy và các khí khác. Do đó , không thể kết luận rằng ngọn lửa từ không trở thành có . Tuy đây là một giáo lý tôn giáo nhưng em thấy nó thật sự đúng đắn, vô cùng khoa học.
    Từ quan điểm đó , em liên tưởng đến sự hình thành Vũ trụ. Theo Big Band thì Vũ trụ bắt đầu từ một điểm kỳ dị gì đó, nhưng khi đem cái quan niệm trên vào chuyện này thì thật là khó có thể chấp nhận (dù các nhà khoa học đã chứng minh hiện tượng Big Band bằng rất nhiều cách phức tạp khác nhau , nhưng nó vẫn chưa được thuyết phục lắm mà. Vả lại nó cũng chỉ là một giả thuyết) .Theo em không có cái điểm kỳ dị đó và không có khái niệm khôn gian thời gian gì cả. Đó chỉ là do người ta đặt ra thôi . Có thể trước đó đã có cái gì đó và những thứ đó đã tập họp lại với nhau để hình thành cái điểm kỳ dị , nếu có Big Band . Nhưng điều mà em không tán thành trong Big Band là trước đó không có thời gian , nghe có vẻ hơi khó hiểu. Biết đâu Vũ trụ không được hình thành từ đâu cả mà do các điều kiện cần thiết để có Vũ trụ họp lại với nhau và ... có Vũ trụ thôi. Cái này cũng hơi khó hiểu. Nhưng Big Band cũng rất hay (cho đến bậy giờ). Biết tin làm sao đây?

Chia sẻ trang này