1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình chọn 10 nhạc sĩ Việt Nam viết cho thiếu nhi xuất sắc nhất 1945-2005

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi taiquai, 08/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Bình chọn 10 nhạc sĩ Việt Nam viết cho thiếu nhi xuất sắc nhất 1945-2005

    Theo chủ quan của tôi, 10 nhạc sĩ đó là: (xếp ngẫu nhiên)

    1. Phong Nhã.
    2. Phạm Tuyên.
    3. Hoàng Vân.
    4+5. Hoàng Long - Hoàng Lân.
    6. Mộng Lân.
    7. Trương Quang Lục.
    8. Hàn Ngọc Bích.
    9. Bùi Đình Thảo.
    10. Phạm Trọng Cầu.

    Còn ý kiến của các bạn? Nhất là những bạn ở Miền Nam?
  2. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Vì chưa có thời gian giới thiệu, phân tích về từng nhạc sĩ, tôi xin phép sử dụng các bài viết từ một vài trang web khác:
    1. Nhạc sĩ Phong Nhã
    Phần mở đầu: Tóm tắt về cuộc đời nhạc sĩ
    Phong Nhã
    Bài ca rung động thật lòng
    Thành danh nhạc sĩ mà không có ngờ
    Phong Nhã[1]
    Vị trí đầu bảng danh sách các ?onhạc sĩ của tuổi thơ? phải thuộc về Phong Nhã. Nhạc sĩ Văn Chung coi ông như ?oTiên chỉ? của làng ca khúc thiếu nhi. Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu ?otôn? ông làm ?oVua sáng tác thiếu nhi?. Với các đồng nghiệp trong công tác thiếu nhi, ông chỉ bình dị là một ?oAnh phụ trách nhạc sĩ?. Với bạn đọc nhỏ tuổi của báo Thiếu niên tiền phong, ông thân thiết như ?oAnh Cả Tươi? - bút danh trong nghề làm báo ?ocho trẻ con? của ông. Giữa bạn bè, ông lại gắn với những cái tên ngộ nghĩnh: ?oNhi đồng cụ?, ?oÔng già thiếu nhi hóa?. Ngần ấy biệt danh xem ra cũng đã hé mở phần nào chân dung một cuộc đời song hành hai sự nghiệp: công tác phụ trách thiếu nhi và sáng tác bài hát thiếu nhi.
    Ngày sinh 4 - 4 - 1924 chỉ mang ý nghĩa hành chính trên giấy tờ, vì tính theo âm lịch, Nguyễn Văn Tường (tên ?ocúng cơm? của nhạc sĩ Phong Nhã) sinh ngày 19 - 11 năm Quý Hợi (1923). Tuổi ?ođẹp? thế ngỡ phải có số an nhàn, ấy vậy mà ông vua tương lai của làng ca khúc thiếu nhi ngay từ tấm bé đã kịp nếm đủ vị đắng cay của đứa trẻ sớm mồ côi mẹ.
    Thôn Ngọc Động, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một vùng đất của dân ca và chèo. Ông nội, bố, bác và chú ruột đều chơi đàn cổ truyền, cả gia đình cũng đủ hợp thành một ban nhạc hòa tấu. Lên 5 - 6 tuổi, cậu bé phải rời cái nôi âm nhạc cổ truyền đó theo cha và mẹ kế lên Hà Nội sinh sống với nghề đan mây tre. Chính cha là người thầy đầu tiên dạy cho con đàn tranh và bài học vỡ lòng về âm nhạc dân tộc với các chữ nhạc hò - xừ - xang. Góp phần gây dựng vốn liếng dân ca cho bé Tường còn phải kể đến bà cô họ có giọng ca ngọt ngào với các điệu Cò lả, Cây trúc xinh, Chén muối đĩa gừng... và ông già mù bán lạc rang có tiếng sáo truyền cảm qua những bản Bình bán, Lưu thủy hành vân... Mỗi lần bán được xu lạc, ông già mù lại thổi một bài. Bị mê hoặc bởi tiếng sáo ấy, cậu bé cứ lọ mọ theo ông già đi bán dạo để thưởng thức những khúc nhạc ?okhuyến mại? cho khách hàng mua lạc. Cậu đã sướng điên lên khi ông cụ cho phép cậu chọn lấy một cây trong chiếc thùng đầy sáo của ông. Thế là tập tọng thổi theo ông già mù, học lấy những nét luyến láy trầm bổng, để ít năm sau cũng ngang ngửa là một tay sáo có nghề đứng đầu một ?oban nhạc? sáo trúc toàn trẻ con! Cậu bé còn chơi được một số nhạc cụ khác: mandoline, banjo, piano và nhị, hồ. Cậu tự mò mẫm kéo nhị theo những bản nhạc được nghe ở rạp hát, về sau còn thụ giáo thêm được vài bài với nghệ nhân Vũ Tuấn Đức.
    Yêu âm nhạc, cậu thiếu niên Nguyễn Văn Tường đã chủ động đến với âm nhạc, cả nhạc ta lẫn nhạc Tây. Nếu sự hấp thụ nhạc ta chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường gia đình, thì việc tiếp nhận nhạc Tây chủ yếu do tác động xã hội. Cậu đứng hàng giờ bên ngoài các cửa hiệu ở Bờ Hồ, Hàng Bông để nghe ?oké? những đĩa nhạc giải trí Pháp, đặc biệt những bài hát của danh ca Tino Rossi. Thuộc nhiều bài Tây lời ta, cậu tập đặt lời trên giai điệu Tây - Tầu và cũng thử viết cả phần nhạc với vốn lý thuyết solfège học từ thầy Robert trong mấy năm đèn sách tại Trường Cao đẳng Đông Dương và Trường Bưởi.
    Thích tham gia hoạt động đoàn thể, từ một quản ca, đội trưởng đội Hướng đạo của trường, Nguyễn Văn Tường đã trở thành đoàn viên Thanh niên cứu quốc và là người đầu tiên được bổ nhiệm làm bí thư Hội Nhi đồng cứu quốc Hà Nội. Môi trường thiếu nhi từ đó luôn gắn liền với mọi niềm vui lẽ sống của anh phụ trách trẻ tuổi. Anh cùng các em tập thể dục, dạy các em hát, động viên các em học hành chăm ngoan và tiếp bước truyền thống cách mạng bằng những hoạt động cụ thể: dán truyền đơn, thăm dò các trại lính, đếm súng ống và số quân lính Nhật. Không có công cụ tuyên truyền nào hiệu lực bằng âm nhạc, nhất là đối với trẻ thơ. Bài hát cho thiếu nhi thời đó lại quá hiếm, các em phải ?omượn? bao nhiêu bài người lớn, tại sao không thử viết một bài ca yêu nước cho riêng trẻ con nhỉ? Nhìn những đôi chân nhỏ bé thoăn thoắt bước cho kịp người lớn, một tứ nhạc chợt nảy ra trong anh phụ trách: ?oNhanh bước nhanh nhi đồng ta cùng nhau bước lên đường? (sau Cách mạng tháng Tám được đổi thành ?otheo cờ đỏ sao vàng?). Theo lời ca dung dị, giai điệu cứ tuôn chảy thật dễ dàng tự nhiên. Nhanh bước nhanh nhi đồng - bài hát chính luận đầu tiên cho trẻ thơ, bản tuyên ngôn của nhi đồng cách mạng đã ra đời như thế vào cuối năm 1944, trong bầu nhiệt khí dâng cao của những tháng ngày tiền khởi nghĩa. Bài hát chính thức của Hội Nhi đồng cứu quốc này đã đặt cái mốc khởi đầu cho một sự nghiệp âm nhạc với bút danh Phong Nhã. Lấy tên Phong Nhã để tưởng nhớ người em họ cùng hoạt động cách mạng, nhạc sĩ chẳng ngờ chính mình sẽ làm sống mãi cái tên của một người đã khuất.

    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 14:25 ngày 08/05/2007
  3. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Phần hai: Xu hướng sáng tác chủ đạo
    Vốn yêu thích môn lịch sử, đặc biệt những hình tượng anh hùng nhỏ tuổi, như chú bé Phù Đổng làng Gióng, hay cậu bé ?obóp nát quả cam? Trần Quốc Toản, anh phụ trách Phong Nhã rất xúc động khi được biết tấm gương Kim Đồng qua phóng sự về trẻ em trên chiến khu của nhà văn Tô Hoài đăng trên báo Cứu quốc. Lịch sử thiếu nhi anh hùng đang được viết tiếp bằng thế hệ măng non cách mạng. Chính các em đội viên đã giúp anh phụ trách rất nhiều trong việc đưa hình tượng Kim Đồng vào âm nhạc. Đến tận Bắc Bộ phủ xin gặp và ?okhai thác? các cô bác từng ở chiến khu, các em thu lượm mọi chi tiết về Kim Đồng, rồi bằng trí tưởng tượng và động tác mô phỏng, các em đua nhau diễn lại cho anh phụ trách xem. Hình ảnh chú bé liên lạc lanh trí và dũng cảm sống lại trong mỗi em nhỏ. Anh phụ trách đã mô tả Kim Đồng rất thật như các em đội viên ngay trước mắt mình, hiếu động và hồn nhiên trong trò chơi trận giả, bắn súng bằng mồm, lăn lê bò toài tránh đạn địch, rồi lại xông pha khắp chốn, bất chấp ?ođùng đùng đùng đoàng đoàng đoàng anh vẫn đi?. Có người nhận xét: tự nhiên chủ nghĩa quá! Có người vặn vẹo: Kim Đồng điếc à? Trẻ con lại không một chút thắc mắc, thích là hát và cứ thế truyền miệng cho nhau. Nhiều tầng lớp dân kháng chiến cũng ?omượn? Kim Đồng làm bài hát sinh hoạt tập thể. Chả thế mà trong Đại hội Âm nhạc kỷ niệm 40 năm chiến thắng phát xít tại Matxcơva, nhạc sĩ Tô Vũ đã giới thiệu Kim Đồng cùng với Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi như hai tác phẩm âm nhạc chống phát xít tiêu biểu của Việt Nam. Sau này, Kim Đồng còn trở thành bài ca truyền thống riêng của Nhà xuất bản Kim Đồng trong mỗi dịp họp mặt kỷ niệm.
    Bài hát đầu tay rồi bài thứ hai đều được trẻ thơ nồng nhiệt đón nhận khiến anh phụ trách càng hào hứng và tự tin dấn bước khai phá lĩnh vực ca khúc thiếu nhi. Bài hát thứ ba được khởi nguồn từ một kỷ niệm lớn trong đời nhạc sĩ Phong Nhã. Ngày 2 - 9 - 1945, anh phụ trách cùng đoàn thiếu nhi được ưu tiên đứng hàng đầu trông lên lễ đài Ba Đình. Tận mắt nhìn thấy vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập, anh đã thầm reo trong lòng: thì ra Hồ Chí Minh chính là lãnh tụ Nguyễn ái Quốc! Tự dưng nước mắt cứ trào ra. Có những khoảnh khắc trở thành mãi mãi như một ?ocái đọng lịch sử? [2], hình ảnh vị lãnh tụ dân tộc với vầng trán cao, cặp mắt sáng, chòm râu hơi dài, nhoài người khỏi cửa xe đưa cả hai tay vẫy các cháu thiếu nhi đã in sâu vào trái tim người phụ trách. Làm sao viết được bài hát về ***** cho thiếu nhi khác với bài hát cho người lớn, làm sao bày tỏ được tình yêu thương của con trẻ đúng như cái cách của trẻ con, ngộ nghĩnh và thơ ngây?
    Một lần đọc bức thư từ miền Nam gửi ra, thấy các em nhỏ thưa với ***** là Bác, anh phụ trách nhận ra không có cách xưng hô nào thích hợp hơn, ?ođắt? hơn thế. Trong buổi sinh hoạt Đội, anh bày ra trò đố vui: ?oAi yêu Bác Hồ nhất??. Tiếng reo hò lập tức đáp lại: ?oNhi đồng!? cho dù anh cứ cố tình trêu các em bằng cách nhắc đến các đối tượng phụ lão, phụ nữ, thanh niên? Cuối cùng tất cả đều nhất trí: còn ai yêu Bác Hồ hơn các em nhi đồng! Câu hát bỗng lóe lên và tác giả đã để nó lặp lại nhiều lần như trẻ con thích nhấn mạnh cái lý lẽ của mình: "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng!? (về sau đổi thành ?othiếu niên nhi đồng?). Từ ?oBác Hồ? lần đầu tiên xuất hiện trong âm nhạc đã theo lời ca bay khắp đất nước. Thay thế cho từ ?o*****, Già Hồ?, toàn dân Việt Nam sau đó đều chung một tiếng gọi ?oBác? thân thương. Bài hát được trình bày tại Phủ Chủ tịch trong lễ kỷ niệm Bác tròn 56 tuổi (năm 1946). Nghe lời ca dí dỏm ?oBác nay tuy đã già rồi?, Bác cười và cũng dí dỏm vặn lại: ?oBác đã già đâu??. Bài hát được Bác ?ohọa? lại bằng bài thơ gửi các cháu nhi đồng Tết Trung thu năm 1952 tại chiến khu Việt Bắc: ?oAi yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh!?, và ?olời đáp từ? của Bác ngay lập tức lại được nhạc sĩ Phong Nhã phổ nhạc.
    Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng là sự mở màn huy hoàng cho ?oseries? bài hát về Bác Hồ: "Bác chúng em đã về, Mong các cháu ngoan (1946), Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh (1952), Bác sống đời đời (1969), Đôi hài vạn dặm (1972), Đảo quê em nhớ Bác (1974)." Được bầu chọn là ca khúc hay nhất về Bác Hồ với thiếu nhi qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1999, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng còn là một trong những bài hát chiếm số phiếu cao nhất trong cuộc bình chọn 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX do báo Thiếu niên tiền phong tổ chức năm 2000. Lọt vào danh sách ?otop 50? này còn có ba bài hát khác của Phong Nhã: Hành khúc Đội, Kim Đồng và Đội ta lớn lên cùng đất nước.
    Phần 3: Hoạt động hiện nay và trăn trở của nhạc sĩ
    Từ một anh phụ trách trực tiếp của Đội thiếu nhi, nhạc sĩ Phong Nhã trở thành người chỉ đạo công tác thiếu nhi qua nhiều chức trách: phó Ban thiếu nhi Trung ương Đoàn trong kháng chiến chống Pháp, ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đoàn các khóa II và III, ủy viên Ban thường trực ủy ban thiếu niên nhi đồng T.Ư, Tổng biên tập đầu tiên báo Thiếu niên tiền phong, ủy viên khóa I Hội đồng Đội TNTP. Muốn phụ trách thiếu nhi tốt phải làm âm nhạc, vì vậy người cán bộ phụ trách này còn tự nguyện kiêm nhiệm thêm một công việc ?okhông ăn lương? là sáng tác bài hát cho đối tượng thuộc quyền quản lý của mình. Bám sát thời sự, bám sát phong trào thiếu nhi mà viết, ông tự đặt ra cho mình một cuộc thi đua ngầm: sự kiện nào có bài hát người lớn thì cũng phải có bài hát cho trẻ con!
    60 năm qua, Đội thiếu niên nhi đồng đã lớn lên cùng đất nước, đúng như tựa đề một bài ca của Phong Nhã. Từng ấy năm, anh phụ trách - người nhạc sĩ của Đội cũng lớn lên theo cuốn biên niên sử Đội bằng âm nhạc. Cùng với các chính ca được coi là ba ?odấu son? mở đầu ba thập niên: "Cùng nhau ta đi lên (1950), Đội ta lớn lên cùng đất nước (1960), Hành khúc Đội (1970)", nhật ký hoạt động của Đội còn được ghi bằng: "Công tác Trần Quốc Toản, Hôm nay họp Đội, Đội Hùng Vương, Ngàn hoa việc tốt dâng Đảng quang vinh, Chi đội em làm kế hoạch nhỏ, Đoàn tàu mang tên Đội, Niềm vui lớn, Kế hoạch nhỏ màu xanh, Vì dòng điện ngày mai, Nghìn việc tốt tặng bạn, Bạn thân tuổi thơ, Đội tuyên truyền măng non..."
    ?oSérie? bài hát về truyền thống anh dũng của Đội bắt đầu từ Kim Đồng đã được nối tiếp với Anh Hiến - anh Long, Bát Sắt, Dương Văn Nội, Anh Hiện mồ côi, Lê Văn Tám, Phạm Ngọc Đa. ở đây có thể thấy bài hát đưa đến hiệu quả xã hội không nhỏ. Có sĩ quan ngụy sau giải phóng từng nhận định: các anh thắng vì ngay tuổi thiếu nhi đã gan dạ như Kim Đồng. Chính từ những bài ca nhỏ mang ý ý nghĩa lớn của Phong Nhã mà báo Thiếu niên tiền phong đã làm được một việc quan trọng: đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu anh hùng cho các anh hùng nhỏ tuổi, và kết quả là năm 1995 - nửa thế kỷ sau khi hy sinh, Kim Đồng và Dương Văn Nội chính thức được công nhận anh hùng.
    Hiệu quả xã hội còn thấy rõ qua tính phổ cập và sức sống của ca khúc Phong Nhã. Là nhạc sĩ của nhiều thế hệ thiếu nhi, ông đã tập hợp các tầng lớp quần chúng xung quanh các em, là cầu nối giữa người lớn với tuổi thơ, cho người lớn cái phương tiện tuyệt vời để tiếp cận với trẻ con. Chẳng mấy nhạc sĩ được như ông có nhiều bài hát mà cả gia đình, từ ông bà, cha mẹ, con cháu đều thuộc, đều một thời say sưa hát.
    Bền bỉ viết cho thiếu nhi, Phong Nhã còn động viên nhiều đồng nghiệp tham gia sáng tác để hình thành đội ngũ nhạc sĩ chuyên viết ca khúc thiếu nhi. Ông là người đi trước truyền lại một kinh nghiệm quý báu: sống với trẻ thơ, vui chơi cùng trẻ thơ để viết được cho trẻ thơ. Giản dị, chân thành và nhạy cảm, ông còn là tấm gương mẫu mực về nhân cách. Về điểm này, chẳng lời nào bằng mượn câu nói của một ?ođàn em? về người phụ trách kỳ cựu: ông là một nghệ sĩ ?okhông mắc một tật xấu nào của nghệ sĩ?[3]!
    Một đời gắn bó với thiếu nhi và âm nhạc, nhạc sĩ Phong Nhã đã được trao tặng nhiều huân chương, huy chương và giải thưởng, trong đó có: Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001). Với ông, phần thưởng lớn nhất vẫn là tấm lòng con trẻ. Các em tới tấp viết thư cho ông, xin bài hát, tâm sự mọi điều. Có em xin được ?onhận ông làm ông, vì ông cháu mới mất?, có em đề nghị nhạc sĩ ?olàm bầu cho ban nhạc của chúng cháu?, có em thắc mắc: ?oSao ông chỉ viết cho chúng cháu mà không viết cho người lớn??. Thực ra nhạc sĩ của trẻ thơ này không hoàn toàn ?oloại? người lớn ra khỏi mối quan tâm của mình. Có lần nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã nói về Tiếng hát trên sông Cửa Việt: ?oAnh mới viết cho người lớn mà cũng đã lớn đấy chứ!?. Song với Phong Nhã, trẻ con vẫn là tất cả. Những bức thư chân thành và hồn nhiên từ những đứa cháu chưa một lần gặp mặt đều được nhạc sĩ ân cần trả lời và gìn giữ như kỷ vật. Và đây là lời hứa của ông già yêu trẻ vừa bước qua tuổi 80:
    Đàn em còn giục bài Phong Nhã
    Xin hẹn gặp nhau giữa sóng đài [4].
    (theo Nguyễn Thị Minh Châu www.vnstyle.vdc.com)
  4. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0

    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 16:51 ngày 08/05/2007
  5. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    2. Nhạc sĩ Phạm Tuyên
    Họ và tên: Phạm Tuyên
    Năm sinh: 1930
    Nguyên quán: Bình Giang, Hải Dương
    Nơi ở hiện nay: Hà Nội
    [​IMG]
    Phạm Tuyên sinh năm 1930 tại Hà Nội, quê gốc Bình Giang, Hải Dương, hiện đã nghỉ hưu ở Hà Nội.
    Từ 1958 đến 1978, ông công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1979 về Bộ Văn hoá thông tin. Phạm Tuyên viết từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng phải đến những năm 60 ca khúc của ông mới có chỗ đứng trong lòng công chúng. Hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất (1960); ca khúc: Bài ca người thợ rừng (1963), Bán biển quê hương (1964), Chiếc gậy Trường Sơn (1967). Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ (1969); Từ một ngã tư đường phố (1971), Như có Bác trong ngày vui đại thắng (1975)...
    Sau 1975: Ngày thống nhất Bác đi thăm 91976). Gửi nắng cho ru (1976), con kênh ta đào (1977), Khúc hát ru người mẹ trẻ 91980)... Những khúc ca viết cho trẻ thơ: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hát dưới trời thu Hà Nội, Chú voi con ở Bản Đôn, Cánh én tuổi thơ...
    Ông đã xuất bản tập ca khúc Chiếc gậy Trường Sơn; Nxb Âm nhạc, 1973; Ca khúc Phạm Tuyên Nxb Văn hoá, 1982; Gửi nắng cho em; Nxb Âm nhạc, 1991...
    Năm 201, nhạc sĩ Phạm Tuyên được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Bám biển quê hương, Đảng đã cho ta một mùa xuân, Chiếc gậy Trường Sơn, Gẩy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Như có Bác trong ngày vui đại thắng.
    (Theo vnmusic.com.vn)
    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 08/05/2007
  6. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    3. Ns. Hoàng Vân
    Họ và tên:
    Lê Văn Ngọ
    Ngày sinh: 24/7/1930
    Quê quán: Hà Nội
    Nơi ở hiện nay: Hà Nội
    Sáng tác chính: ca khúc cách mạng
    [​IMG]
    Năm 1946, tham gia Đội Thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự về khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I) Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung đoàn 165, Sư đoàn 312, tham gia Đội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn, sau đó phụ trách nghệ thuật Văn công Sư doàn 312.
    Hoà bình lập lại, ông về chỉ huy dàn nhạc Đoàn Ca Nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam kiêm chỉ đạo nghệ thuật, tham gia giảng dạy môn sáng tác và Phối khí tại Nhạc viện Hà Nội (cho đến năm 1989). Từ năm 1963 đến năm 1989, ông là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam, là Trưởng ban Sáng tác Thanh Nhạc và công tác tại Hội cho đến năm 1996.
    Về sáng tác, ngay từ năm 1951 ông đã viết nhiều ca khúc, có những bài được phổ biến rộng rãi ở vùng Tây Bắc, Việt Bắc và trong quân đội, như Chiến thắng Hoà Bình, Tin chiến thắng, Chiến thắng Tây Bắc. Đến năm 1954, ông đã viết bài hát nổi tiếng Hò kéo pháo. Sau hoà bình lập lại, ông được cử đi học tại Nhạc viện Bắc Kinh (Trung Quốc). Tốt nghiệp, ông về công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, Nhạc trưởng Đoàn ca Nhạc kiêm Chỉ đạo nghệ thuật, đồng thời đi thực tế, nắm bắt nhanh các loại đề tài trong cuộc sống lao động và chiến đấu, nên đã sáng tác hàng loạt ca khúc, hợp xướng lớn, nhỏ, được công chúng hâm mộ, như: Những cánh buồm (thơ Hoàng Trung Thông), Nhớ (thơ Nguyễn Đình Thi), Bài ca người thủy thủ (thơ Mai Nam, tức Hà Nhật), trường ca Tôi là người thợ lò, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Quảng Bình quê ta, Nổi trống lên rừng núi ơi, Không cho chúng nó thoát, Bài ca giao thông vận tải, Chào anh Giải phóng quân - chào mùa xuân đại thắng. Hai chị em, Tiếng cồng giải phóng - tiếng cồng chiến thắng (bút danh Y - Na), Trên đường tiếp vận (bút danh Y -Na), Người chiến sỹ ấy.....
    Giai điệu của ông mượt mà, nồng ấm, bắt nguồn nhuần nhuỵ từ các điệu dân ca khác nhau, kỹ thuật sáng tác già dặn, luôn luôn có sáng tạo, không tự lặp lại mình. Ngoài ca khúc, ở thể loại thanh nhạc, ông có nhiều tác phẩm hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng như: Hồi tưởng, Việt Nam muôn năm, Vượt núi, Tuổi lên mười, Hát dưới cờ búa liềm. Trong lĩnh vực khí nhạc, ông có nhiều tác phẩm thành công như: Fugue cho piano, Tổ khúc cho hautbois và piano, Rhapsodie cho violon, độc tấu kèn basson Hành khúc con voi, độc tấu flute Vui được mùa, Hoa thơm **** lượn, âm nhạc cho vũ kịch Chị Sứ, Concerto cho piano và dàn nhạc, giao hưởng thơ Thành đồng Tổ quốc, Giao hưởng số 1.
    Ngoài ra, ông còn sáng tác âm nhạc cho phim truyện như Nổi gió, Con chim vành khuyên, Mối tình đầu, phim tài liệu, phim hoạt hình, kịch nói, chèo, cải lương, nhiều ca khúc cho thiếu nhi được các em yêu thích Mùa hoa phượng nở, Em yêu trường em. Sau năm 1975, ông đã đi thực tập một thời gian tại Nhạc viện Sofia (Bulgarie), sau khi về, ông tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm mới, như Bài ca xây dựng, Tình yêu của đất và nước, Hát về cây lúa hôm nay, Bài ca tình bạn, Tình ca Tây Nguyên... Ông cũng đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo những lớp nhạc sĩ trẻ với thời gian giảng dạy tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội).
    Đã xuất bản: Hai chị em (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1973), 6 ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1980), Ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1986), Tuyển chọn ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam) kèm theo băng cassette audio. Xuất bản tại nước ngoài: tổng phổ giao hưởng Thành đồng Tổ quốc (in tại Cộng hoà Dân chủ Đức và Bulgarie), Hành khúc con voi (Voi kéo gỗ) (Nhà xuất bản Âm nhạc Moscou, Liên Xô cũ).
    (Theo vnmusic.com.vn)
    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 14:37 ngày 08/05/2007
  7. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    4. Ns. Hoàng Long
    Họ và tên:
    Nguyễn Hoàng Long
    Ngày sinh: 18/6/1942
    Quê quán: Hà Tây
    Nơi ở hiện nay: Hà Nội
    Sáng tác chính:
    ca khúc thiếu nhi
    Bắt đầu sáng tác từ năm 1957, đã có tác phẩm được sử dụng trên làn sóng, đăng tải trên báo chí. Tác phẩm Hoàng Long - Hoàng Lân phần lớn cho lứa tuổi thiếu nhi, trong đó có hàng trăm ca khúc được xuất bản, đăng báo, giới thiệu trên sóng phát thanh, vô tuyến truyền hình, in đĩa, thu băng, biểu diễn trên sân khấu, đưa vào sách giáo khoa dạy nhạc ở trường phổ thông...
    Âm nhạc viết cho thiếu nhi của ông trong sáng, hồn nhiên, dễ thuộc, dễ nhớ, được thiếu nhi yêu thích, cho nên trong nhiều năm ông đã được Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương, Bộ giáo dục, UNICEF tặng giải thưởng. Ông viết sách dạy âm nhạc cho trường phổ thông (đã xuất bản trên 20 cuốn), viết báo về các vấn đề âm nhạc. Ngoài ra, từ năm 1961 đến năm 1979, tham gia giảng dạy âm nhạc tại trường Nhạc - Hoạ Bộ Giáo dục và Nhạc viện Hà Nội. Từ 1974, ông làm công tác nghiên cứu về Sư phạm âm nhạc phục vụ nhà trường phổ thông tại Viện khoa học giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo.
    Những tuyển tập đã xuất bản: 10 ca khúc thiếu nhi Hoàng Long - Hoàng Lân (Nhà xuất bản Văn hoá, 1984, Tuyển chọn ca khúc Hoàng Long (Hội nhạc sĩ Việt Nam và nhà xuất bản Âm nhạc, 1994) Băng cassette Hoàng Long: Những bông hoa, những bài ca (DIHAVINA, 1994).
    5. Ns. Hoàng Lân
    Họ và tên:
    Nguyễn Hoàng Lân
    Ngày sinh: 18/6/1942
    Quê quán: Hà Tây
    Nơi ở hiện nay: Hà Nội
    Sáng tác chính:
    ca khúc trữ tình,
    ca khúc thiếu nhi

    Tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Lân, sinh ngày 18 tháng 6 năm 1942, quê ở thị xã Sơn Tây, hiện cư trú tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Sáng tác, Đại học Lý luận âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội. Đã tu nghiệp tại Viện Sư phạm Âm nhạc Zoltan Kodaly (Hongrie).
    Trước đây, người ta thường quen với một liên danh hai tác giả sinh đôi: Hoàng lân - Hoàng Long trong nhiều tác phẩm. Sau này dần dà tách riêng từng tác giả.
    Bắt đầu sáng tác từ năm 1957, những ca khúc Hoàng Long - Hoàng Lân lúc đó như Nếu bạn muốn tìm tôi, Cô giáo vùng cao... đã được thanh niên đón nhận nhiệt thành. Từ đó đến nay, Hoàng Lân đã viết hàng trăm ca khúc được sử dụng trên sân khấu, giới thiệu trên báo chí, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình, phần lớn là tác phẩm dùng cho thiếu nhi, học sinh. Ông còn sáng tác nhạc cảnh, hợp xướng, nhạc phim hoạt hình, nhạc cho múa, múa rối và một số tác phẩm khí nhạc. Âm nhạc của ông trong sáng, giản dị, dễ phổ cập.
    Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy âm nhạc tại các Trường Cao đẳng Nhạc Hoạ Trung ương, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (hiện ông là Hiệu phó), viết sách, báo về âm nhạc, đã được đăng tải và xuất bản.
    Tuyển tập đã xuất bản:
    - 10 ca khúc Hoàng Long - Hoàng Lân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1984)
    - Tuyển chọn ca khúc Hoàng Lân (Hội Nhạc sĩ Việt Nam - Nhà xuất bản âm Nhạc, 1994).
    - Băng cassette Hoàng lân: Bóng dáng một ngôi trường (DIHAVINA, 1994)
    - Đã nhiều lần được giải thưởng Hội nhạc sĩ Việt Nam. Huân chương "Vì thế hệ trẻ" của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 14:49 ngày 08/05/2007
  8. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0

    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 16:51 ngày 08/05/2007
  9. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    6. Ns. Mộng Lân
    Họ và tên:
    Nguyễn Ngọc Lân
    Ngày sinh: 22/11/1936
    Nguyên quán: Phú Thọ
    Nơi ở hiện nay: Hà Nội
    Sáng tác chính:
    ca khúc thiếu nhi

    Tên khai sinh của ông là Nguyễn Ngọc Lân, sinh ngày 22/11/1936 tại Thanh Ba, Phú Thọ. Nguyên công tác tại Ban biên tập Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam.
    Mộng Lân là đoàn viên Đoàn Thiếu nhi Nghệ thuật của Lưu Hữu Phước trong kháng chiến chống Pháp. Sau khi học sư phạm và làm công tác dạy nhạc trường Thiếu nhi Việt Nam, năm 1957 Mộng Lân trở thành biên tập âm nhạc trẻ nhất của Đài Tiếng nói Việt Nam.
    Mộng Lân là nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc thiếu nhi. Ông là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Quê em bừng sáng (1956), Em là mầm non của Đảng, Tấm ảnh Bác Hồ (1957), Tiếng hát ngày hè (1958), Ngày chủ nhật (1960), Tuổi nhỏ đất nước anh hùng (1965), Em đang sống những ngày vẻ vang (1968), Mùa xuân - tuổi thơ - ước mơ (1975), Nguyễn Bá Ngọc người thiếu niên dũng cảm...
    Mộng Lân còn viết nhiều ca khúc cho người lớn, trong đó có Chiến thắng sông Gianh (1965), Những cánh chim địa chất (1969), Hát vang bài ca toàn thắng...
    Ông đã xuất bản tập nhạc Những cánh chim địa chất (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1973), Tuyển tập nhạc Mộng Lân và album Mùa xuân - tuổi thơ - ước mơ (Diahavina, 1995).
  10. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    7. Ns. Trương Quang Lục
    Họ và tên:
    Trương Quang Lục
    Ngày sinh: 25/02/1933
    Quê quán: Quảng Ngãi
    Nơi cư trú:
    TP. Hồ Chí Minh
    Sáng tác chính:
    ca khúc thiếu nhi
    [​IMG]
    Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm 1933, quê tại xã Tịnh Khê (Sơn Mỹ), huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quãng Ngãi. Là hội viên hội Nhạc sĩ VN, đồng thời là hội viên hội Nhà báo VN. Trong kháng chiến chống Pháp, Trương Quang lục đã có một số bài hát được phổ biến như: Chuyến tàu trăng, Bảo vệ hòa bình, Đố cờ, Hoa bên suối. Sau hòa bình, ông chuyển ra miền Bắc vừa làm kỹ sư hóa chất ở nhà máy Super - Phosphate Lâm Thao, ông vừa sáng tác ca khúc và nhiều tác phẩm ra đời ở đó.
    Trong thời kỳ này, ông đã có những ca khúc được công chúng yêu thích với: Cô gái Lâm Thao, Tiếng hát bên rừng, Vàm Cỏ Đông, Hoa sen Tháp Mười, Quảng Ngãi đất mẹ kiên cường... cũng như một số bài hát thiếu nhi: Xỉa cá mè, Em yêu đàn gà xinh, Trái đất này là của chúng em (thơ Định Hải), Tuổi mười lăm, Màu mực tím... Trương Quang Lục cũng tham gia viết nhiều nhạc phim, nhạc sân khấu, múa rối, một số bài nghiên cứu dân ca, một số bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng của nhiều tác giả trên báo Sài gòn giải phóng Chủ nhật.
    Tác phẩm đã xuất bản: Tuyển tập nhạc Trương Quang Lục (hội Văn nghệ Vĩnh Phú), Tuyển chọn ca khúc kèm băng cassette của Trương Quang Lục (NXB DIHAVINA và hội Nhạc sĩ VN, 1995).
    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 08/05/2007

Chia sẻ trang này