1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình chọn 5 nhạc sĩ Việt Nam xuất sắc nhất 1975-2000

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi taiquai, 08/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Bình chọn 5 nhạc sĩ Việt Nam xuất sắc nhất 1975-2000

    Bình chọn 5 nhạc sĩ Việt Nam xuất sắc nhất 1975-2000 (dòng "Nhạc Xanh")

    Tôi tạm dùng 2 chữ "Nhạc Xanh" vì nếu dùng chữ "Nhạc Trẻ" sợ nhầm với... Nhạc T''''''''rẻ "củ chuối" hiện nay, cũng không nói đến Nhạc khí (nhạc không lời) hay Nhạc thiếu nhi.

    Theo chủ quan của tôi, 5 nhạc sĩ đó là (xếp ngẫu nhiên):
    1. Trần Tiến.
    2. Thanh Tùng.
    3. Nguyễn Cường.
    4. Phú Quang.
    5. Phó Đức Phương.
    (Nguyễn Ngọc Thiện, An Thuyên, Dương Thụ có lẽ nên chọn trong Top Ten)

    Tôi gọi vui họ là "NHẠC LÂM NGŨ BÁ":

    ĐÔNG TÀ - PHÚ QUANG.
    TÂY ĐỘC - NGUYỄN CƯỜNG.
    NAM ĐẾ - THANH TÙNG.
    BẮC CÁI - PHÓ ĐỨC PHƯƠNG.
    TRUNG THẦN THÔNG - TRẦN TIẾN.

    Một người bạn của tôi đã sử dụng ý tưởng trên viết thành những bài báo, lúc nào tôi sẽ post lên để các bạn tham khảo.

    CÒN Ý KIẾN CỦA CÁC BẠN THÌ SAO?


    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 13:45 ngày 08/05/2007
  2. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Gọi là nhạc nhẹ.
  3. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    NHẠC LÂM NGŨ BÁ.
    Cái ý tưởng vui về 5 nhạc sĩ cho thoả danh những con chữ nghe âm hưởng kiếm hiệp:Đông tà,Tây độc,Nam đế,Bắc cái,Trung thần thông thật là ngộ đã cuốn tôi vào vòm nhạc.Kiếm tìm dòng nhạc nào và kiếm tìm ai trở thành một trò chơi với những thanh âm tựa cuộc trình diễn võ thuật trước thiên nhiên sao cho xứng tầm bảng ?ophong thần? và nghệ thuật chơi chữ Việt.Nhạc trẻ với những nhạc sĩ trẻ và hàng loạt ca khúc ồ ạt ra đời được hỗ trợ bằng công nghệ giải trí hiện đại đáp ứng thị hiếu thiên về nhìn của lớp trẻ vẫn đang lúng túng tìm lối đi riêng cho mình.Dòng nhạc cách mạng đã mãi mãi với thời gian nên giới hạn ở con số 5 là điều không thể?Vì thế tôi chọn và tạm gọi dòng nhạc được sáng tác sau năm 1975 đến hết thiên niên kỷ 2 là dòng ca khúc đương đại.Những gương mặt anh hào hiện lên với Phó Đức Phương,Phú Quang,Thanh Tùng,Trần Tiến và Nguyễn Cường.Không xưng hùng xưng bá trong làng nhạc,tự thân nhưng bài hát mà họ sáng tác tôn họ lên theo quy luật của nghệ thuật và thời gian.
    ?oĐông tà?:Phú Quang.
    Nếu có thể cô đọng và hàm súc về hơn 200 ca khúc trong sự nghiệp âm nhạc của Phú Quang thì điều đó là đông-Hà(nói chệch thành đông tà) bởi tuy sáng tác nhiều thể loại nhạc nhưng chiếm lĩnh trong lòng công chúng là những ca khúc về Hà Nội-mùa đông-nỗi nhớ trong một sự tích hợp đầy tự sự bởi tình khúc hay Phú Quang phải là và thuộc về Nỗi nhớ mùa đông Hà Nội!Hà Nội ,mảnh đất bao dấu yêu trong ông là tiếng gọi về miền ký ức,là nhạc hứng da diết đến nao lòng,là nhịp nhịp khắc khoải của trái tim luôn hướng về nơi đã là phần đời nặng tình nhất trong tâm hồn nhạc sĩ.Nỗi nhớ phủ lên các nhạc phẩm Phú Quang đến độ như rêu xanh,cũ như phố cổ và man mác thỏang buồn như buổi chiều lặng.Một nỗi nhớ đẫm huyền về mùa đông dù vẫn biết những thu vàng gợi hình đầy cảm xúc trong ông là tuyệt phẩm Khúc m ùa thu ?Một ngày mới chớm đông(13.10.1949),tiếng khóc Phú Quang đã chạm vào cơn gió trở mùa.Rồi những ngày giá buốt với những trò chơi trẻ con đã thành kỷ niệm,đậm lắm.Rồi nhữnh mối tình đi qua đến tái tê gió mùa?Nỗi lòng ấy thành những thanh âm trong sáng ngày học nhạc viện,thành tiếng vọng bật ra giai điệu giàu tâm sự và thành khát vọng ngày trở lại khi anh vào Nam công tác hay khi ra nước ngoài.Như một thói quen với mùa đông ,Phú Quang tổ chức chương trình âm nhạc cho mình cứ mỗi đầu đông để vợi nhớ Hà Nội đầy thương mến .Ông tự chỉ huy dàn nhạc và phụ trách nghệ thuật những momg có thể chuyển tải khả dĩ nhất tình cảm sâu lắng của mình tới Hà Nội để trở về mùa đông ,về lại phố xưa,tìm âm thanh cũ..Tiếng nhạc biểu cảm một tình yêu đằm thắm ..Hà Nội ,mùa đông trong Phú Quang là những hoài niệm ăm ắp đẹp.Không gian cho sự hoài tưởng đó có khi chỉ là một cây bàng mồ côi,một góc phố nhạt nhòa,một con đường rất đỗi thân quen..Với Hà Nội ,chỉ lặng lẽ,chỉ một chút nhỏ nhoi những gì của ngày xưa,thậm chí chỉ một màu đêm rét mướt..cũng làm dịu lại xúc cảm trực trào dâng.Và kỷ vật về Hà Nội , về mùa đông dù ngập tràn cũng không thể nguyện thoả được lòng ông.
    Đa số ca khúc Phú Quang bật lên tự những tứ thơ của người khác nhưng những hoài nhớ trong ông về mùa đông, về Hà Nội thì đã chất chứa trong thẳm sâu cõi lòng. Bài hát của ông yên bình, ít sóng dữ nhưng chẳng vì thế mờ phai nét nhạc. Đâu cần cường độ cao, nhịp gấp mới bày tỏ được tâm can. Lãng đãng, quạnh vắng, nhạc Phú Quang cứ thế mà đậm thấm. Khi chưa là nỗi nhớ, khi chưa tới mùa đông thì Hà Nội là hình ảnh đẹp âm thầm, còn khi đã chạm vào, Hà Nội thành khúc trữ tình nhẹ nhang mà quặn thắt, bàng bạc mà se sắt?
    Âm nhạc Phú Quang dành cho? day dứt ?oĐông Tà? là thế.

    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 08:01 ngày 09/05/2007
  4. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    ?oTây độc?: Nguyễn Cường.
    Đã nhiều người ngỡ rằng Nguyễn Cường sinh ra ở dải đất Tây Nguyên. Đã nhiều người tưởng rằng ông là người Thượng. Và đã rất nhiều bạn trẻ say mê với Ly cà phê Ban Mê, Em muốn sống bên anh trọn đời, Ơi Mađrắk, Còn thương nhau thì về Ban Mê, Vòng tay Đam San, Nghiêng nghiêng rừng chiều?
    Người Tây Nguyên không đối với ông như người từ Hà Nội tới mà coi ông như đứa con của đại ngàn. người thủ đô thì mến yêu mà gọi ông là ?ongười rừng?. Phần lớn cuộc đời ông đã sống với cái nắng, với cái gió cao nguyên, tuổi trẻ ông đã uống nước sông Sê san, dòng K?Trông Ana, đã nghe chim Chơ rao hót trên dãy Lang Bian, đỉnh Chư Prông, tâm sức ông đã dắm chìm trong tiếng cồng, tiếng chiêng, trong nghệ thuật âm nhạc dân gian các dân tộc Êđê, Jarai, Bana?
    Âm nhạc Nguyễn Cường không chỉ thuần nhất một ?ogiọng Tây Nguyên? bởi còn các đề tài khác sáng tác trước đó như: Hò biển, Một nét ca trù ngày xuân, Đàn cầm dây vũ dây văn, Say trăng? Song mọi người biết đến nhiều nhất và ấn tượng mạnh nhất là các ca khúc Tây Nguyên độc đáo của ông.
    Văn hoá Tây Nguyên , âm nhạc Tây Nguyên vốn là kho tàng đậm bản sắc rất riêng như chính màu bazan của đất đai hùng vĩ, sắc xanh của Trường Sơn trung kiên. Vẻ đẹp cao nguyên, sức sống cao nguyên khoáng đạt. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác ca khúc về Tây Nguyên và cũng đã thành công, Hoàng Vân với Tình ca Tây Nguyên, Văn Thắng với Tháng ba Tây Nguyên, Đức Minh với Em là hoa Pơ lang? nhưng hình ảnh cao nguyên hiện ra không thoát được sự bủa vây của núi rừng. Còn khi nghe âm nhạc Nguyễn Cường thấy rất rõ hơi thở mãnh liệt của gió ngàn, thác núi phát ra từ âm hưởng những bài ca. Mọi người hát như gọi mời mặt trời, cực kì sôi động. Một cơn ?orock rừng? tràn về Hà Nội và mọi miền, nhạc sĩ bản địa sững người. Không phải sự quậy phá của âm thanh dồn nén bung ra, không phải sự đi tìm cảm giác mạnh của âm nhạc mà là cơn rock của thiên hướng bản tính con người sống trên triền núi cao, của nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng ngàn đời truyền lại, đáp lại sự vang dội của núi rừng.
    Cảm xúc rock từ nhịp sống hiện đại, chất rock từ khí chất người Tây Nguyên; viết nhạc về Tây Nguyên, chưa ai sáng tác nhiều và đạt đến độ ?oTây Nguyên? độc đáo như ông.
    ?oNam đế?: Thanh Tùng.
    Điều quan trọng với người làm nghệ thuật là tạo ra một phong cách riêng để lại ấn tượng trong lòng công chúng bởi tác phẩm có thể đem lại tiếng tăm cho tác giả tuỳ thuộc vào độ bề bỉ của nó trước thách thức của thời gian.
    Là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, tốt nghiệp trường phổ thông trung học Chu Văn An (Hà Nội) và sang học nhạc viện quốc gia Bình Nhuưỡng (CHDCND Triều Tiên) rồi lại trở về miền Nam chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói thành phố Hồ Chí Minh và công tác tại đoàn ca múa Bông Sen, Thanh Tùng bắt đầu sáng tác ca khúc năm 1982 và trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp năm 1987. Sau đó ông chuyển sang kinh doanh và không thấy công bố những tác phẩm nữa.
    Chỉ một thời gian ngắn chủ yếu trong thập kỉ 90 thế kỉ trước, ông đã sáng tác khoảng 200 ca khúc với nhiều bài hát được công chúng yêu thích: Lối cũ ta về, Cảm ơn mùa thu, Em và tôi, Hoa tím ngoài sân, Lời tỏ tình của mùa xuân, Một mình,? Tên tuổi của ông vì thế loé sáng lên. Trong số các nhạc sĩ thuở đó, có thể nói ông như một Hoàng đế phương Nam.
    Quyền lực âm nhạc Thanh Tùng từng ngự trị các chương trình âm nhạc trên sóng phát thanh, các buổi biểu diễn ca nhạc trên các sân khấu lớn,? Ca khúc của ông đều khởi nguồn từ những kỉ niệm hoặc cảm xúc ông đã trải qua, giờ được chiêm nghiệm bằng những nốt nhạc. Thẳm những âm sắc, ca từ, giai điệu trong các nhạc phẩm Thanh Tùng ta thấy thấm buồn dẫu rằng các ca khúc luôn hướng về tuổi trẻ. Viết ca khúc với ông là cách để nhớ lại thơì trai trẻ, còn nỗi buồn sẽ làm cho tâm hồn con người thanh cao, trở nên trong sáng. Nỗi buồn hàm chứa ước vọng mà con người chưa đạt được, không phải sự hoài tiếc của quá vãng huy hoàng. Trên ngai vàng âm nhạc của mình, ông vua đã kể chuyện tình của biển, của ngôi sao cô đơn, sinh động trong từng đường nét, giai điệu, ca từ và kể câu chuyện nhỏ của mình bằng những lời trái tim không ngủ yên . Một mai khi rời xa ngôi vị, hay rẽ sang phía không âm Hoàng đế Phương Nam hát với chú ve con những bản nhạc long lanh như mưa ngâu, như giọt sương trên mi mắt, như giọt nắng bên thềm?

  5. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    ?oBắc cái?: Phó Đức Phương
    Có một điều hết sức lạ ở Phó Đức Phương rằng hầu hết các ca khúc của ông được công chúng đón nhận đều gắn với sông, nước, núi, hồ. Một thoáng Hồ Tây thoảng cơn gió thu phiêu ling trong suy tưởng tiếng chuông chùa. Trên đỉnh Phù Vân liêu trai với bóng dương qua rừng trúc. Hồ trên núi lặng phẳng soi mây trời, in ngấn nước. Chảy đi sông ơi xoáy cuốn chiếc lá niệm du cùng muôn ghềnh ngàn thác vẫn ngóng trông nơi đầu nguồn trong giấc mơ chinh phục. Mộng mị Sapa phiêu ẩn sương. Huyền thoại Hồ núi Cốc nước mắt thế nguyền một tình yêu? Những suối nhạc đó, tất cả đều bắt đầu từ dòng chảy tâm linh con sông Cái trong tâm thức Việt từ ngàn đời vẫn thao thiết đến ngàn sau để bồi đắp phù sa cho tâm hồn Việt. Dòng sông Cái qui linh về đây mọi ngọn núi, sông hồ, thác nước trên dải đất này, thiết lập một cõi thiêng, từ dãy Hoàng Liên đến đỉnh Yên Tử, từ giòng sông Công núi Cốc đến Đà giang, Tây Hồ? Và Phó Đức Phương đã uống dòng sông ấy. Không thấy chàng Trương Chi đâu, chỉ nghe tiếng hát cứ ngân vang trong lùm lau lách, khi vút lên khói sương mây trời, khi phiêu trầm đáy nước bóng trăng. Tiếng hát bắc những nhịp cầu âm nhạc ? từ rung cảm tới những rung cảm.
    Một điều hết sức quen ở Phó Đức Phương rằng hầu hết các ca khúc của ông mang một phong vị hoài cổ. Những bài hát đẹp xa xăm tựa hồ bức tranh vẽ trên lụa bằng những nét mờ ảo. Dòng sông phiêu mặc gió hú. Ngọn núi trầm hoài bóng mây. Mặt hồ phiêu ca khói sóng?Những dòng sông nhuần nhị chảy. Nếu sóng nước có dữ dằn nơi đầu nguồn hoặc thác đổ trắng xoá thì tiếng réo gầm đâu vượt khỏi vách núi và ngàn lau. Này đây một dòng sông quan họ nhịp nhịp tang tình. Này đây ngọn núi thiền với ngược sáng và âm u. Này đây nước hồ thoáng hồn thu thảo? Phó Đức Phương dường như đã say uống cái hồn dân tộc rồi phả lên các ca khúc trong từng tiếng ứ hự, từng khoảng lấy hơi? Một bầu rượu chưng cất từ gạo quê và nước sông Cái vùi ngàn năm trong núi , đêm trăng thanh đem ra giữa đảo hồ mà uống. Ta ngất ngay.
    Như thực rồi như hư, như quen lại như lạ , rằng ta có thể cảm nhận cái bản sắc tinh thần thuần Việt ở âm nhạc Phó Đức Phương rất mơ hồ phiêu lâng. Nghe các ca khúc ông ta thấy được tận đến cõi thẳm sâu hồn Việt bở ông đã bắc những cây cầu âm thanh huyền tuý để người Việt về cội nguồn dòng sông Cái.
    ?oTrung thần thông?: Trần Tiến
    Như một khối hình biến ảo đầy ngẫu hứng hột đủ đường cong, nét thẳng nhưng hết sức giản dị, hoà sắc nhiều gam mầu bình dị không cầu kì, tập trung mọi cung nhạc dung dị không hàn lâm, nhạc Trần Tiến hết sức tự nhiên, tuỳ hứng. Khối hình đa góc tạc bằng âm nhạc. Góc ánh lên một bình nguyên xanh mượt, góc hiện ra đỉnh núi cao chỉ có một mùa yêu nhau, góc là người đàn bà đi qua thời gian, rồi cây cầu quê mộc mạc trên dòng sông nhiều gió heo may, rồi bờ cát in dấu chân người lính, rồi độc huyền cầm ngân lên réo rắt? Ngẫu hứng tình yêu, ngẫu hứng đồng quê, ngẫu hứng chiến tranh. Cái biến hoá của âm nhạc Trần Tiến tài tình đến độ bất kể đề tài nào, dù là miền đất nào ông qua đều có ca khúc hay. Khi viết theo đơn đặt hàng với những yêu cầu cụ thể, cảm hứng vẫn cất cánh baylên thành tác phẩm sống với thời gian. Sáng tác để cổ động nhưng không chỉ có tuyên truyền, tính nghệ thuật đã vượt xa tính giáo dục đơn thuần. Ra đời từ cuộc thi ?oTiếng hát át tiếng bom?, đề tài chiến tranh biên giới, 27-7, cuộc vận động sinh đẻ kế hoạch? những giai điệu Thanh niên ra tiền tuyến, Những đôi mắt mang hình viên đạn Vêt chân tròn trên cát, Sao em nỡ vội lấy chồng? giản đơn như có thể đọc được nhưng hàm chứa sức sống trong tâm hồn. Ca khúc của ông vì thế được phổ biến cứ như là truyền khẩu dù khai thác làn điệu dân ca hay chất men của Rock, sử dụng chất liệu Rap hay sử lý nhạc Jazz?
    Như một khúc phiêu du, lãng tử, ?oai mời thì hát, cảm hứng đến thì viết?, Trần Tiến là thế. Nhạy bén khi đối thoại với thực tế, ông hứng thú đến với những miền quê xa vắng để sống và đồng cảm với những thân phận nghèo, để thâm nhập vào các hoạt động sôi nổi của phong trào xã hội như kế hoạch hoá gia đình, xây dựng kinh tế mới,? Từ đó mà ra đời những bài hát bám sát với cuộc sống và luôn nồng nhiệt tưởng như âm nhạc chính là cuộc đời bật lên thành giai điệu. Đi đâu viết đó. Cuộc sống, con người, bài hát cùng du ca phiêu lãng đầy zigan như một cuộc hành trình về phía cầu vồng, nơi gặp gỡ bất chợt chất ngẫu hứng của mặt trời, ánh nắng và cơn mưa. Hành trình của khối hình đa diện đa chiều tập trung nhiều sắc nền và âm thanh. Viết nhanh nhưng trong từng đường nét giai điệu, sự lựa chọn ý tứ và ca từ không hề dễ dãi. Hình tượng âm nhạc sâu sắc và hơn thế, còn tạo được hồn thơ thăng vút bởi ông rất có tài trong ngôn ngữ lời ca, bình dân nhưng không trần trụi, triết lí nhưng không cao siêu? Đề tài thiên biến, mỗi lần sáng tác là một sự chuyển hoá thần tình. Ông có hơn nghìn bài hát nhưng mới công bố hơn trăm bài. Mỗi sắc nhạc trên dải cầu vồng đời sống mà người lữ hành đang lang thang gom góp cùng với một phong cách Pop từng trải, một tư chất Rap bất ngờ, một thứ men Rock bừng lửa đã tạo nên sự kì thú trong tâm hồn người nghe. Khi là lời nói mượt mà sâu lắng trong Giai điệu Tổ quốc, khi là chuỗi cười hồn nhiên trong sáng của Mặt trời bé con, khi là ngọn lửa cao nguyên thì thầm, khi rộn ràng Tiếng trống Baranưng, khi là tiếng vọng lại từ giấc mơ của Cây đàn Chapi? đến khoảng lặng im thinh không của Sắc màu.
    Ca khúc Trần Tiến : âm nhạc hội đủ biến hoá bởi nghệ sĩ tập trung thần thông.
    *
    Cuộc trình diễn võ thuật thoát vượt không gian nhỏ hẹp của khán đài sàn đấu mà phô bày vẻ đẹp trước thiên nhiên hùng xanh. Có bài quyền uyển chuyển bên gốc đa cổ thụ bám tường thành mùa đông, có thế hiểm độc mãnh rung rừng già, có miếng đôn vương lực trong trống giục cờ bay, có võ say đêm trăng xây cầu tới tùng lâm đồng tự, có võ sư nội công thâm hậu vận khí tụ lại cả gió bấc, mưa ngàn, nắmg quái, trời nghiêng, lửa biếc thành một khối cầu, biến thái trong từng đường võ? Cuộc kiếm tìm những thanh âm trên vòm trời Việt đã thấy 5 vì tinh tú chảy ra những dòng suối nhạc.

  6. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên của tác giả Lê Bảo Âu Long, đã đăng trên báo Sóng Nhạc với đầu đề "Ngũ bá nhạc tuyền".
    Tôi không ưng ý lắm với bài viết này, nhưng đây là một bài viết tốt với những ý tưởng chưa từng gặp...
    -----------------------------------------------
    Đúng như bạn northernstar_2308 góp ý: dùng chữ NHẠC NHẸ hợp lý hơn. Chơi chữ (động chạm) với những gì chưa phổ quát là mạo hiểm...

    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 08:16 ngày 09/05/2007
  7. tranvu1982

    tranvu1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy mỗi nhạc sĩ có một nét đặc trưng và phong cách riêng.Rất khó để so sánh hay lựa chọn ai hay hơn ai.Cũng như mỗi người có một loại nhạc mà mình thích vậy.Nhìn nhận lại thì dù sao bác Trần Tiến cũng có tiếng tăm sớm và cũng là một Kẻ du ca mang chất lãng tử nhất.Mình đặc biệt thích cái chất nhạc phủi và ca từ tình cảm nồng ấm của bác.He he!
  8. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Hơi cây cao bóng cả quá nhỉ?
    Những nhạc sĩ trẻ như Đỗ Bảo có kém ông Nguyễn Cường hay không?
    Nhạc sĩ Quốc Trung tôi nghĩ chắc chỉ kém mỗi Trần Tiến. Còn lại chẳng kém ai trong số những ông kia.
  9. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Hơi cây cao bóng cả quá nhỉ?
    Những nhạc sĩ trẻ như Đỗ Bảo có kém ông Nguyễn Cường hay không?
    Nhạc sĩ Quốc Trung tôi nghĩ chắc chỉ kém mỗi Trần Tiến. Còn lại chẳng kém ai trong số những ông kia.
  10. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Đã lâu mà không thấy bác nào phát biểu, các bác mạnh mồm ở đâu mà ở đây thấy khép nép, rụt rè, e lệ trong phát biểu quá!
    Bác Voldo có cảm nhận âm nhạc và sở thích của mình - tôi tôn trọng.
    Có thể bác thuộc thế hệ 8x, 9x và ít nghe 5 nhạc sĩ trên chăng?
    Bác thích Đỗ Bảo và Quốc Trung, tôi cũng thích 2 nhạc sĩ trẻ đó, nhưng có lẽ họ hợp với danh sách bình chọn "5 nhạc sĩ VN tiêu biểu trong 10 năm lại đây" hơn. Riêng tôi, nếu đề cử tôi sẽ đề xuất nhạc sĩ Ngọc Châu trước. Tôi cũng chủ quan nghĩ rằng: Đỗ Bảo có kém ông Nguyễn Cường thật, và Quốc Trung tôi nghĩ không chỉ kém mỗi Trần Tiến!

    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 16:46 ngày 06/06/2007

Chia sẻ trang này