1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình chọn cuộc thi: Viết về nơi mình sống. Kết quả : Anh Lyenson thắng giải.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi wildman1979, 25/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bình chọn cuộc thi: Viết về nơi mình sống. Kết quả : Anh Lyenson thắng giải.

    Như vậy là thời hạn gửi bài tham dự cuộc thi: VIẾT VỀ NƠI MÌNH SỐNG đã kết thúc. Sau đây là các tác phẩm dự thi có kèm theo poll bình chọn (thứ tự được sắp xếp theo thời gian gửi bài tham dự của tác giả). Xin mời các bạn tham gia cuộc bình chọn bài dự thi xuất sắc nhất bằng cách vote cho tác giả của bài viết đó theo poll ở trên. Cách thức bình chọn và thể lệ như sau:

    -Cách thức bình chọn : người vote cho poll đồng thời phải post bài để biết rằng mình chọn cho bài nào như thế mới được tính là 1 poll hợp lệ.

    Lưu ý 1: Poll hợp lệ
    - có kèm theo bài post bên dưới cho biết rằng nick vừa post bài đã bình chọn cho tác phẩm nào.
    - Nick tham gia bình chọn phải là thành viên box Miền Tây hoặc sponsor ủng hộ gold cho cuộc thi (reg nick từ lúc nào cũng được, không quan trọng thời gian, chỉ cần reg trước khi bình chọn).

    Lưu ý 2: Mỗi nick chỉ được chọn 1 lần duy nhất cho 1 tác phẩm duy nhất .

    Lưu ý 3 : Thời gian bình chọn đúng 10 ngày (tính từ 00h ngày 26/06/2007) . Sau thời hạn đó tác phẩm đọat giải được tính bằng điểm số theo cách tính điểm bên dưới. Mọi thắc mắc khiếu kiện từ bất cứ phía nào đều không được giải quyết sau thời hạn này.

    -Điều kiện để công nhận là 1 tác phẩm dự thi : bài viết tự sáng tác có trên 500 từ (văn chương mà, ngắn quá làm sao mà cảm nhận - còn tránh tình trạng bài spam cho có để vote nữa chứ). Không sử dụng ngôn ngữ @ như tớ đang nói nha. Không dùng ngoại ngữ trong bài viết luôn ( mỗi lỗi chính tả sẽ bị trừ đi 1 poll ).
    -Điểm tính = số poll hợp lệ - số lỗi chính tả.

    -Giải thưởng : 150.000 gold .[/red]
  2. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 01: @khanhlinh85
    Vượt gần 150 km, băng qua những cánh đồng xác xơ vì bụi tung đất đỏ. một cơn mưa bất chợt làm xe bao lần trượt bánh. Đất đỏ quết cả vào quần áo, giày dép đến thảm thương. Theo anh trên con đường làng. Xa xa những mái nhà nhấp nhô, lòng chợt nghĩ, trong những mái nhà kia đâu sẽ là nhà của anh, nơi anh đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và sẽ là tổ ấm của em, nơi sẽ cùng anh xây dựng một cuộc sống mới trọn đời ?
    Ở vùng đất giáp biên giới có cái tên rất bình an, BÌNH PHƯỚC, chỉ có nắng và gió làm quà chào đón những người con xứ lạ. Rừng cao su bạt ngàn đang vào mùa thay lá. Lòng ngập ngừng bên anh như đang đi dưới ngàn hoa ngày cưới. Gió xạc xào làm lá vàng bay cả vào tóc em. Rồi cũng đến đầu làng. Dường như nơi đây, ai cũng thân thuộc nhau thì phải. Em phải cười chào mỏi cả miệng trên con đường chừng một cây số. Thế mà lòng lại thấy vui lạ.
    Bao quanh cái thị trấn nhỏ anh đang ở là chập trùng đồi núi thấp. Trên từng ngọn đồi phủ kính cao su và tiêu, điều? Xa hơi một chút là những vườn cây ăn trái đặc trưng của miền Đông Nam Bộ : xoài, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt?.
    Mẹ anh đón em bằng một nụ cười cũng mộc mạc như cái khí hậu nơi đây, dịu dàng và nồng nhiệt. Ai cũng thân thương, gần gũi lạ. Những buổi tối trời thật trong, không pha lẫn với ánh đèn vàng vọt là vầng trăng cao vời vợi. Ngồi bên anh, bên nồi bắp cao sản non luộc nóng ấm, em cảm thấy tâm hồn thật bình yên. Gió lùa vào từng phiên vách gỗ, lạnh căm căm, quây quần bên họ hàng, láng giềng, dường như em thấy miền đất này sẽ là một phần thật quan trọng đối với bản thân em. Em trả lời từng câu hỏi của bà con, xóm giềng mà lòng cảm thấy thật hạnh phúc. Hạnh phúc hơn là ánh mắt anh cứ nhìn về em như một niềm kiêu hãnh. Nơi đây, có nắng, gió và có cả tình yêu bao la của con người đối với con người.
    Nắm chặt tay anh, nhìn lại phía sau lớp bụi tung đỏ cả những góc điều, luống tiêu? em biết anh yêu nơi đây tha thiết. Anh đã yêu những gì mộc mạc bình dị nhất nhưng chân chất thật thà. Anh đã yêu những nếp nhà khói ám đen một góc. Anh đã yêu từng con người luôn sống hết lòng vì nhau. Cũng tình yêu ấy đã đem đến cho em một con người đầy nghị lực và tình yêu thương. Em biết mình cũng đang bắt đầu yêu cái nắng, cái gió và cả con người nơi đây.
    ?oQuê hương mỗi người chỉ một ?o. Nhưng em biết rằng, trong trái tim em đang hình thành một quê hương thứ hai ?oBÌNH PHƯỚC ?. Đúng với tên gọi của nó, một cảm giác rất bình an, hạnh phúc cho ai một lần đặt chân đến. Nắng, gió và tình người chan hoà, bao la đang cố níu kéo em trở lại. Cầm tay anh, nhưng em biết anh đang hướng về em và miền đất ấy. Em sẽ trở lại anh yêu ạ. Em sẽ yêu quê hương anh như em đã và đang yêu anh. Em sẽ yêu quê hương anh như máu thịt của mình.
    Tạm biệt nhé và em sẽ trở lại vì em đã trót bỏ quên một trái tim ở chốn ấy.
  3. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0

    Bài dự thi số 02: @trungtruc2005

    Lội ruộng - Băng vườn - Leo núi - Vượt Biên - Du kích
    Phần 1 :
    Miền Tây Nam bộ là cái tên chung chỉ xuất hiện sau năm 1975 và với ranh giới hành chính chỉ bao gồm 9 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cửu Long, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang,Minh Hải và Kiên Giang. Sau đó do yêu cầu phát triển tập trung kinh tế trọng điểm từng vùng nên Đồng bằng sông Cửu Long được chia theo 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ.
    Theo bản đồ giao thông đường bộ, khi đi dọc Quốc lộ 1A bắt đầu ra khỏi địa phận Thành phố Hồ Chí Minh sẽ vào khu vực hành chính tỉnh Long An rồi qua Tiền Giang đến Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và cuối cùng là Đất mũi Cà Mau - khi không đi theo Quốc lộ 1A có 02 hường với hướng thứ nhất sẽ đi xuyên qua Tiền Giang rồi đến Bến Tre sau đó thẳng xuống Trà Vinh qua phà Cổ Chiên tại Thị xã Vĩnh Long và hướng thứ hai sẽ rẽ theo quốc lộ 30 là ranh giới giữa tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp để về tỉnh An Giang rồi qua Kiên Giang.
    Tất cả 09 cửa sông của Đồng Bằng sông Cửu Long đều đổ ra biển nên cả 03 hướng đi như trên đều kết thúc tại một tỉnh thành có bờ biển và rừng sinh thái ngập măn.
    Chúng tôi bao gồm 09 thành viên của nhóm gungcayvn cực nhọc chuyển máy bay, xe ôtô từ Thủ đô Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh cùng Tôi ?" sinh ra ở Cần Thơ, lớn lên ở Đồng Tháp, tuổi thơ không thể nào quên những ngày hè tại quê ngoại Vĩnh Long và hiện đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn ?" và Vuthanhminh ?" quê quán Thành Phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cùng tự vác balô lang thang rong ruổi Miền Tây trong 4 ngày 3 đêm theo 01 hướng đi hoàn toàn khác.
    Với cái nóng xâm xấp 40 độ C vào những ngày cuối tháng 4, chúng tôi khởi hành vào lúc 6 giờ sáng từ một trong những khu phố đông đúc và chật chội nhất Sài Gòn nhắm thẳng hướng quốc lộ 1 về Miền Tây.
    Sài Gòn,nhà cửa, nhà máy, bụi bặm . . . dần dần khuất sau lưng chúng tôi để nhường chỗ cho cây xanh, đồng lúa và mái lá, mái ngói nhấp nhô giữa đồng xanh mênh mông nhưng như thê chúng tôi vẫn vừa đến điểm dừng chân và là điểm bắt đầu của những điều bất ngờ.
    Bất ngờ đầu tiên là tô Hủ tiếu Mỹ Tho tại nhà hàng Ngã ba Trung Lương thuộc điạ phận tỉnh Tiền Giang, sao mà vị nuớc súp Hủ tiếu ngọt thế, ngọt theo 02 nghĩa đuờng và nước xương hầm. Các bạn từ Hà Nội vào cảm thấy lạ nhưng đối với tôi đó là hương vị đầu tiên của miền Tây mà các bạn ấy có được.
    Rẽ phải tại Ngà ba Trung Lương sau khi thưởng thức xong bữa sáng, chúng tôi theo con đường quốc lộ 1A bây giờ đầy nắng và tràn ngập bóng dừa với lúp xúp những căn nhà dưới vườn cây rợp mát, chưa kịp mệt vì ngồi xe gần 90km chúng tôi đến Cầu Mỹ Thuận ?" ngày xưa đến tận bây giờ nó là giấc mơ của miền Tây- băng qua con sông Tiền vừa hiền hòa vừa dữ dội nối liền bờ 02 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long.
    Khi rời miền Tây, một thành viên của nhóm gungcayvn đã phải thốt lên rằng điểm đến xứng đáng nhất của miền Tây là Nhà vườn. Thật vậy, chưa hết chân cầu Mỹ thuận đoàn chúng tôi đã tiến đến gần chân cầu Cần Thơ - dự kiến khánh thành vào cuối năm 2008 ?" và rẽ vào điạ phận huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long tại ngã ba Ba càng hay còn được gọi theo tên củ thời Pháp là đầu lộ 16. Vào lộ 16 (theo phương ngữ của miền Tây) bây giờ là quốc lộ 95 lập tức chúng tôi lặng người vì vẻ đẹp ngút ngàn của ruộng lúa xanh màu mạ non thấp thoáng bóng dừa tại các ốc đảo giữa biển lúa.
    Mười tám cây số đường lộ 16, đoàn chúng tôi đến bến sông Mang thít (tuyến đường tàu cánh ngầm Sài Gòn - Cần Thơ) tại chợ Tam Bình. Với vẻ mặt nông dân miệt vuờn 100%, anh Út - người lái ghe máy đuôi tôm hướng dẫn chúng tôi lần lượt xuống ghe để tiếp tục cuộc hành trình trên sông nước Vĩnh Long. Một bên sông là phố chợ, một bên sông là đường đan bêtông uốn lượng theo bờ sông nên mặt dù là gần đến giữa trưa nhưng chúng tôi không cảm nhận được nhiệt độ lúc này, một ngôi chùa Phật giáo tại ngã ba sông với màu sắc đặc trưng chùa miền Tây hiện ra cũng là lúc xuồng máy của chúng tơi tiến vào Rạch Sấu với hai bên Rạch là hàng dừa nuớc lúc nhô ra lúc lùi vào để xen lẫn vài cái đăng bẫy cá hay những đoạn chà có lưới bao quanh - liệu có nhiều cá không nhỉ, liệu có đủ thức ăn cho gia đình người đặt bẫy cá này trong vài ngày không? Sông nước Tam Bình Vĩnh Long còn có thêm một loại cây sống ven sông nữa đó là Cây Bần ?" khi tôi còn nhỏ, nếu ngày Tết đi ruộng chăm sóc lúa về mê mẩn với vẻ đẹp của hoa Bần mà dại tay hái một vài hoa về thì ôi thôi sẽ bị đòn vì cái tên ?oBần? không đẹp đ1ung không các bạn? Và có phải sông nước Vĩnh long có giống với sông nước Đồng Tháp, Cần Thơ hay An Giang không? Câu hỏi này các bạn sẽ cùng chúng tôi khám phá tiếp ở cuối chuyến đi.
    Một bến sông với một cây cầu dừa nhô ra gần giữa sông bên dưới và một cây cầu tràm cao bên trên là điểm dừng của ghe máy, cô gái miền Tây với nước da trắng đang nở nụ cuời tươi vui với 10 vòng bông bụp đỏ chói tiếp đón và tặng bông chúng tôi tại bến. Bước vào cổng nhà vuờn là gặp ngay Homestay mái lá, giường tre gọn gàng sạch mát chờ đón, rửa mặt bằng nước mưa chứa trong lu hay chậu da bò ?" nhà nào có càng nhiều lu da bò này, nhà đó thuộc hàng Hương quản hay địa chủ ngày xưa, bà ngoại chủ nhà hơn 90 tuổi với mát tóc ngắc bạc trắng không rời chúng tôi nửa buớc từ khi bước vào nhà chính (Nhà ba gian hai chái - đặc trưng mẫu nhà của miệt Vĩnh Long hay Cần Thơ), bà mời chúng tôi dùng đu đủ, xoài, bưởi, chuối. . . ngọt liệm và tươi ngon, Cậu Tám mời chúng tôi ly nước cam ép nguyên chất.
    Vừa rũ sạch bụi đường, chúng tôi đã được thưởng thức bữa cơm trựa với gia đình với hương vị đặc sệt miệt vườn như Cá kho tộ, canh chua bông sua đũa cá bông lau, đậu rồng xào thịt và trứng, lại dùng thêm một suất nuớc cam ép nguyên chất.
    Dưới bóng cây rợp mát mời gọi chúng tôi ngủ trưa nhưng chúng tôi quyết định xuống xuồng ba lá khám phá sinh thái khu Nhà vuờn. Vừa qua khỏi nah2 chính, chúng tôi phải rất khó khăn vuợt qua đám ô rô hắc ám (gai nhọn) và không gian miệt vuờn đã biến chúng tôi thành nông dân đang đi thu hoạch cây trái trong vuờn với xum xuê dâu, chanh, cam, quýt ? và đặc biệt là những buồng dừa nước nặng trĩu lòa xòa hai bên con mương nhỏ của Nhà vuờn Robe và của láng giềng. Chúng tôi có thể tự do hái trái dưới sự hướng dẫn lựa chọn được những trái chín và ngon nhất trên cành.
    Vuợt qua hết những đám dừa nước là cũng vừa bước vào khu chuyên canh trồng bưởi 5 roi, lúc này chúng tôi chuyển lên đi bộ và cũng là nhân cơ hội vào vuờn buởi 5 roi chứ! Bà dì chủ vuờn là người con thứ tư của Bà chủ 90 tuổi mà chúng tôi có nói ở trên, mời chúng tôi 2 trái bưởi chín cây ngọt lịm cùng vài trái quýt đường thơm mát. Rời đó, chúng tôi len lỏi vào những mô những liếp đất trồng chuyên canh cam sành ?" Nhãn hiệu trái cây là thế mạnh của Tam Bình, chúng tôi nghe Nhà vuờn ê a câu hát :
    ?o Cam sành gọt vỏ còn chua ?" Anh thấy em nhỏ anh cua anh để dành?
    rồi hái cho chúng tôi vài quả chín nhưng đâu có chua mà người xưa ví von thế nhỉ?
    ?oAnh ơi! Bao giờ thì đi hết vuờn nhà mình?? một anh bạn trong nhóm hỏi, ?oBao giờ gặp bờ dừa cuối chân trời kia là hết!?. Thật vậy với diện tích chuyên canh 2ha toàn cam sành Tam bình sao đi cho bằng hết khi chúng tôi là những nhân viên văn phòng tay yếu chân mềm nhưng cuối cùng cũng đến đích và còn một quãng đường dài trở lại sau khi ngồi bờ dừa húp lấy húp để những giọt nuớc dừa tinh khiết cho thõa mãn cơn khát của chúng tôi.
    Đường trở về là 600 mét đường bộ loanh quanh trong vuờn mà nếu như không có người dẫn đường thì có lúc chúng tôi tưởng lạc mất lối về. Và trên đường trở vào nhà chúng tôi đã hạ buồng chuối chín bói (đã có trái chín trên cây) rồi thưởng thức ngay tại chỗ hết sạch toàn bộ trái chín có trong buồng.
    Tát muơng bắt cá là việc chúng tôi mong đợi nhất trong chuyến đi này, mặc dù tất cả chúng tôi có nuớc da nếu đặt vào bùn thì không thể nào so sánh được. Các bạn nam đã bắt đầu thu gom nhánh cây, lá chuối tạo hai con đê nhỏ ngăn ngang con rạch nội bộ trong vuờn cam và bắt đầu tát nước, mực nuớc lúc này khoảng ngập ngang bụng, tát lấy tát để, mồ hôi toát ra, tay chân, quần áo, mặt mày lấm bùn. Sau một hồi lâu hò hét cổ động thì mực nước đã vơi đi gần hết chỉ còn lớp bùn nhão và kia rồi, vài con cá sặc rằn phơi lưng vội vã xắn đầu vào bùn mà trốn, a lê hấp các bạn nữ đã vội vàng lao xuống để thu chiến lợi phẩm kẻo mà các anh bạn cuớp hết. Muời hai con người sau một lúc toát mồ hôi đã bắt được gần hơn ba muơi con cá bé nhỏ và gần hơn nữa kg ốc đủ loại. Không ai cho chụp hình mình với vẻ mặt lấm bùn và trở vào con sông trước cửa nhà để đắm mình vào dòng nước mát hiền hoà, các bạn nữ vào bếp phụ giúp gia đình chế biến những chiến lợi phẩm chuẩn bị cho bữa ăn tối nhưng thực đơn được các bạn ấy xem như là một ngạc nhiên cho cả nhóm chúng tôi.
    Trời vừa sập tối, tất cả đã đói meo vì một ngày được thử làm nông dân chính cống, cơm canh đã dọn sẵn. À, một dĩa có chiên tươi, một điã ốc hấp xả khá hoành tráng và còn vài món nữa nhưng không quan trọng vì chúng tôi đã bắt đầu giành nhau từng con cá con ốc và xem xét là đâu là chiến lợi phẩm của mình.
    Khi chiều chúng tôi có hạ một buồng chuối chín bói và thêm vô số kể lá chuối vì tối nay chúng tôi sẽ tự tay làm một loại bánh đặc trưng của Miền tây ?" bánh ít. Bột nếp, nhân đậu xanh, nhân dừa cùng lá chuối tươi hong cho héo là đã có thể có bánh ít măm trong hơn hai giờ nữa. Bà ngoại chậm rãi diễn giải cách nhào bột, bắt nhân , cuốn lá và gói bánh rồi cầm tay từng người hướng dẫn thêm để rồi cuối cùng chúng tôi đã hoàn thành hơn ba mươi cái bánh it1 gồm hai loại nhân khác nhau. Bánh được hấp bằng xửng (nồi hai ngăn) trong vòng một giờ, trong khi đó chúng tôi rảo bước ra đường bêtông bao bọc cù lao không một ánh đèn, không có trăng nhưng chớp nhấy như đèn treo trên những rặng cây kia là gì? Đến càng gần chúng tôi phát hiện đó là những sinh vật nhỏ bé nhưng chúng phát ra ánh sáng và chúng được gọi cái tên là Đom đóm. Co người xem chúng là con sâu nên rất sợ nhưng chúng tôi và anh bạn cháu trai trưởng trong gia đình có chuẩn bị sẵn những vỏ trứng vịt để nhốt những con đom đóm bắt được trên những nhánh cây và như thế chúng tôi có những cái đèn đom đóm xinh xinh và khó quên.
    Trở về nhà Homestay đã quá 22h, chúng tôi cũng rất thầm mệt nên đi ngủ để dưỡng sức cho ngày thứ hai trên miền đất còn quá nhiều điều chúng tôi chưa biết.
    Khi mặt trời chưa ló dạng, tiếng gà gáy đã tan tự bao giờ cúng tôi phải thức rất sơm để tiếp tục hành trình vì hôm nay sẽ đi chợ nổi - chợ chỉ nhóm trên sông và trong khoảng từ 4 giờ đến 8 giờ sáng là tan chợ. Những chiếc xe đạp đã sẵng sàng cho chúng tôi dạo quanh con đường quanh co uốn lượn theo từng khu vuờn mát rượi với đủ loại hoa dại và cây trái lủng lẳng trên cành để tiến ra chợ huyện và lên xe tiến thẳng về phà Trà ôn và Chợ nổi Trà Ôn.
    Mười hai cây số đường hương lộ là đến Phà Trà Ôn, buớc qua phà chúng tôi thuê đò ngang để qua chợ nổi. Sóng nuớc tại ngã sáu sông thật là đã gây cho chúng tôi cảm giác rất lạ nhưng hơi lo lắng vì đò ngang hơi nhỏ. Nhưng khi qua đến chợ thì gần như tan biến trong những chiếc võ lãi chở đầy chôm chôm đỏ tươi, chở đầy bưởi hay khóm. . . và nổi cộm nhất là những hciếc ghe bầu treo lủng lẳng trên một cây tre trước đầu ghe nào là khoai tây, cải bắm, khaoi lang . . , chuíng tôi hỏi anh lái đò thì ra ở chợ nổi có thông tục là ?otreo gì bán nấy:?T. Thật đơn giản! Đi dọc chợ trên đò máy đuôi tôm, chúng tôi bắt gặp một ghe máy với một nồi súp nghi ngút khói và đấy là bún riêu cua. Mỗi thành viên măm hai tô và mua vài chục buởi 5 roi tại chợ nổi và ngạc nhiên nhé, chỉ với ba mươi ngàn chúng tôi đã mua mười bốn trái bưởi 5 roi và sau khi về nhà và thưởng htức chúng tôi đã tiếc tại sao không mua nhiều hơn.
    Hơn 8 giờ chúng tôi trở lại bờ bên kia phà Trà Ôn và rảo bước vào chùa Phước Hậu, một di tích Văn hoá lịch sử cùa huyện Bình mInh tỉnh Vĩnh Long. Chùa nằm cạnh bờ sông đối diện chợ nổi với quang cảnh trang nghiêm nhưng sinh động bởi sóng nuớc lăn tăn. Quay trở vào chính điện, chúng tôi được sư thầy hướng dẫn tham quan về nội thất trong chùa và các vị Phật nhưng nghe nhiều mà chúng tôi không thể nhớ và diễn tả lại cho thật chính xác thuyết minh nên đành hẹn lần sau sẽ cố gắng lắng nghe kỹ hơn. Chuẩn bị chia tay sư thầy và chùa Phuớc Hậu thì sư thầy thông báo hôm nay chùa có bữa cơm chay và mời chúng tôi ở lại nhưng vì còn phải đi vài nơi nữa nên đành từ chối.
    Chúng tôi trở lại huơng lộ và tiếp tục dong ruổi trên con đường ngập tràn hương hoa bưởi vì vùng này là lãnh điạ của bưởi 5 roi mà! Thêm vài cây số, chúng tôi rẽ trái vào con đường chỉ đủ cho hai chiếc xe 16 chỗ ngược chiều để vào sóc của người Khơ me và đương nhiên là sẽ tham quan ngôi chùa cổ Kỳ Sơn. Đến cây cầu xe không thể qua, chúng tôi xuống bộ và rẽ trái vào con đuờng đất với hàng cây thốt nốt dẫn vào chùa.
    Ấn tượng đầu tiên chúng tôi có là ngay cổng chùa là khu lò thiêu của người trong Sóc, cũng hơi lo ngại nhưng cổng chùa đặc trưng của người Khơ me hiện ra trườc mắt là chúng tôi quên đi. Cổng chùa d9ược trang trí họa tiết điển hình của người dâ tộc Khơ me là biểu tượng Af ?" xa - ra và thần rắn chín đầu. Lối chính vào chùa dẫn đến ba khu độc lập bao gồm Học tập, Thư viện và chính điện thờ cúng. Khác với chùa việt, chùa Khơ me là nơi học tập của nam thanh niên trước khi được công nhận là đã trưởng thành nên các sư thầy tiếp đón chúng tôi khá niềm nở và nói chuyện rất rôm rả về lịch sử và tín ngưỡng của người Khơ me. Ngạc nhiên thứ hai là chiếc ghe ngo dài hơn 30mét với 55 chỗ ngồi cho các vận động viên, các thành viên đang hạ thủy ghe để chuẩn bị luyện tập cho mùa đua sắp tới. Chào dân tộc anh em, chào các sư thầy vui tínhm chúng tôi trở lại chợ huyện Tam Bình và ruợt đuổi nhau bằng xe đạp băng băng qua những rặng dừa rì rào trở về nhà Homestay.
    Mọi người ở gia đình đã chuẩn bị thết đãi chúng tôi món bánh xèo nhân tôm và củ hủ dừa. Ly nuớc cam vắt làm dịu đi cơn khát vì la hét đùa giỡn quá sức cả buổi sáng.
    Nghĩ ngơi và thư giãn trên võng dưới rặng tre, khoảng quá 14 giờ chúng tôi khởi hành đi Cần Thơ.
    HẾT PHẦN 1

  4. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0

    Bài dự thi số 03: @AnotherFruit
    Một ý tưởng hay trong hàng ngàn những ý tưởng độc đáo để thu hút và làm sinh động 1 box chuyên đề của những người quản trị nhiệt tâm, hoạt bát của ttvnol. Viết về nơi mình sống rõ ràng thì không ít ý mọi người sẽ nghĩ ngay đến hai chữ quê hương. Còn tôi nên viết gì đây!?
    Viết về đất An Giang, nơi đã sinh ra, nuôi nấng, chở che, vung dưỡng để hôm nay từ một nơi xa hơn 12 giờ bay tôi gửi về lòng thương nhớ. An Giang quê tôi thì có gì để mà viết nhỉ
    ?z dòng An Giang xanh xanh nước biếc, dòng An Giang xinh tươi thắm thiết...?o
    ?zchiều biên cương An Giang ôi quê ta, khói bếp nhà ai lan lan trong khói sương mờ. Đàn trong ta ngân nga giai điệu thiết tha như bổng như trầm như bài tình ca...?o
    Tả về An Giang ?z quê tôi ai cũng có 1 dòng sông bên nhà?o như lời bài hát mà có người nói là nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã viết về Dòng Sông Tiền ?" Sông Hậu quê tôi để tặng cho 1 người bạn văn quê An Giang. Một An Giang trong lịch sử với ?z Chợ Mới, Long Điền năm xưa cờ đỏ vang trong tim ta đó?o; với đồi Tức Dụp, Núi Chóc, Núi Dài mà trong từng mãnh đất có máu có thịt có xương của những người thân trong gia đình tôi, của Nội tôi. Tôi nên viết về An Giang vựa lúa của cả nước, về con cá Basa, về Lễ hội Bà chúa xứ Núi Sam, hội đua bò hay viết về món mắm Châu Đốc, chè Bưởi Long Xuyên, gạo thơm Nàng Nhen, lụa Tân Châu. Sao tôi viết được nhỉ, xa quê gần 10 năm còn gì, xá gì những lần lui về ngắn ngủi.
    Uh thắm thoát vậy mà nhanh quá!
    8 năm, An Giang trong tôi là những lần ngồi cùng với anh chị ở 1 cái quán nào đó ở ?zThành phố?o mà kể nhau nghe về những ngày hè về quê ngoại chơi tắm sông, tát đìa, bắt cua, đi bán bánh tai yến, bán bánh bò rồi trêu tôi là đứa chết nhát nhất vì ông ngoại phải tập bơi cho tôi suốt 2, 3 cái hè mà vẫn không dám xuống nước.
    8 năm, An Giang trong tôi là đi nhậu, đi cafe với bạn phổ thông rồi phân tích tại sao lúc đó thằng A không ?zcưa?o được nhỏ B, cùng nhau hồi tưởng hương vị chiến thắng của trận chung kết đá banh năm lớp 12, của đợt văn nghệ, cả nhắc nhau nhớ về những kỉ niệm buồn thằng T mất lúc chỉ còn 2 tháng nữa là thi tốt nghiệp.
    8 năm, An Giang trong tôi là những thông tin, tin tức đọc qua báo chí hay nghe được mỗi khi được về quê công tác về dịch cúm gà, mất giá của con cá Basa làm có gia đình phải vỡ nợ; là tin về vụ uống rượu có thuốc rầy, khu kinh tế Cửa Khẩu mấy năm rồi vẫn chỉ là dự án, là con đường chưa đầy 200Km mà cướp mất 5 giờ ngồi xe, là mấy lần thấy người dân tỉnh mình kéo đi khiếu nại đông người về việc bồi thường giải tỏa.
    Chắc bạn sẽ nói là hình ảnh quê tôi sao nghèo quá. Đúng vậy! Nhưng ai cũng biết An Giang quê tôi vẫn còn nghèo lắm nên làm sao tôi có thể tô hồng. Có lẽ tôi nên viết cho bạn về cái năng động, nóng bỏng của Sài Gòn nơi tôi đã sống, học và làm việc gần như suốt 8 năm xa An Giang. Tôi nên viết cho bạn về sự sạch sẽ của Singapore, viết về tháp Elffen, viết về tính đúng giờ của người Đức, viết về vườn Hoa Hà Lan, nền giáo dục của Bỉ. Tuy nhiên, tôi sẽ chỉ nói cho bạn hãy nghĩ về một An Giang của tương lai khi trái tim tôi, của những người con đã được quê hương An Giang nuôi dưỡng, cho ăn học tại Sài Gòn, tại Singapore, tại Berlin, tại Paris, tại New York , được thấy thế nào là Seoul, Amsterdam, Luxumburg rộn rã nhịp đập quê mình.

  5. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 04: [nick]octieu101
    [/nick]
    Long Xuyên (AG)?"Tuổi thơ quê hương tôi
    ?oVề An Giang xem cây lúa trổ bông. Về An Giang xem cây lúa ngoài đồng??
    Mỗi lần câu hát này vang lên. Tui lại nhớ đến ngày tui hay lon ton chạy trên cánh đồng vào mùa gặt hái. Ngày ấy gia đình tôi sống bằng nghề nông, trồng lúa chân chính. Tui và anh hai mỗi ngày chủ nhật hay cùng ba mẹ ra đồng nhổ cỏ. Nhưng chủ yếu tui và ông anh đi quanh ruộng, đạp dẹp lép mí cây lúa thì đúng hơn. Tui làm gì bíêt phân biệt cây nào là cỏ, cây nào là lúa. Nhìn cây nào coi bộ không có hạt lúa non nèo là bứt tuốt.
    Ba mẹ liếc sang nhìn xem 2 đứa thấy coi bộ con tui làm thì dở, ăn là giỏi . Nên cũng ít khi bắt 2 đứa làm đồng nữa. Cho ngồi chơi trên bờ giữ đồ đạc. Bởi thế, những khi ra ruộng, tui ít khi tung tăng đi mọi nơi như ông anh, chỉ thường ngồi trên bờ đê cạnh con rạch nhìn theo mấy tàu lá dừa nhẹ nhàng trôi theo dòng nước. Lòng miên man nghĩ ngợi cho đến khi mẹ giục gọi về nhà. Tui rất thích cảnh hòang hôn chìm dần trên cánh đồng, trông rất nên thơ, không hiểu sao hình ảnh này nó hay gợi trong tui 1 chút gì đó buồn buồn, luyến tiếc.
    Quê tui ngày ấy không có gì để chơi bời như bọn trẻ bây giờ đâu. Trò chơi ngày ấy là chơi tạt u (gồm 1 thanh trúc dài và 1 thanh ngắn, khoét 1 cái lỗ dưới đất và đặt thanh ngắn xuống rồi dùng thanh dài đập vào than ngắn cho bay lên và đập vào nó càng xa càng tốt và đứa còn lại lượm thanh ngắn phải u?u.u. bằng miệng ko đc đứt quãng chạy trở về nơi xuất phát, nếu ko thì thua cuộc), chơi ô quan, chơi bắn ná, chơi đếm đũa (gồm 1 trái banh tenis và mấy cây đũa) và trốn tìm Nhắc về trò trốn tìm thì chưa bao giờ tui chơi vào ban đêm, đơn giản vì tui rất sợ ma. Tui sợ tui đang núp ở gốc cây nào đó, tự dưng có con ma thè lè mũi xanh mũi đỏ mà người ta hay nói đứng đằng sau lưng túm con 1 phát chắc con té xỉu wá.
    Ngày ấy nhà nội tôi có khỏanh đất khá rộng. Trước sân là giàn mồng tơi ngay cổng ra vào. Và dĩ nhiên tụi tui hồi đó hay lấy trái mồng tơi này dầm ra để làm mực. Mực đâu không thấy chỉ thấy mỗi đứa như thằng hề. Lấm lem 1 màu tim tím khắp mặt. Mặt dù ở quê, nhưng tui và ông anh lại có thú vui hít sức tao nhã là rất khóai chơi đánh cờ vua hay cờ tướng. 2 anh em ngồi chơi rất ư là trầm tư như các cụ ta thường ngồi. Tui nổi tiếng láu cá và chơi ăn gian. Chỉ đợi khi ông anh lơ đãng quay chỗ khác là tui nhanh tay giấu biến con xe hay con ngựa của ổng, (he he, chỉ còn mỗi con vua là chưa giấu thoai). Và không bao giờ tui chịu nhận mình thua cuộc cả, cứ chơi thấy mình sắp bí rồi là tui chạy lon ton đi chỗ khác, nghĩ chơi. He he, ông anh hồi đó cáu tui vì vụ này gê gớm lắm. Nhưng dù có cáu mà hễ có trò gì là anh em tui đều rủ rê nhau chơi cùng.
    Nhớ có lần 2 anh em tui cùng lũ hàng xóm đi câu cá. Eo oai, câu cá thì phải có mồi câu chớ. Đầu tiên là trứng kiến (con kiến vàng to to á). Nói nào ngay, mồi này bén hơn mí con giun đất nhiều. LẤy cái ***g hái xòai chọt cho ổ kíên rơi tơi tả xuống, khiều khìêu cho kiến bò tứ tung, xót lại là trứng kiến trắng phơi phới. Mí con cá nà khóai mồi bén nì lém. CÂu cá chán thì lại đi mò cua bắt ốc. Lũ hàng xóm thì giao cho tui nhiệm vụ hết sức cao cả, là xách cái giỏ đựng cá lon ton theo tụi nó. Tui chỉ mỗi việc khi thấy đứa nào chộp đc con gì là chìa cái giỏ ra liền.
    Có những dịp lũ về, có lần cả bọn chèo ghe đi hái bông điên điển, đi hái sen, và bông súng. Mọc khắp các bờ ao và ven các cánh đồng. Cây điên điển thì vàng um cả cây, hái đến mỏi cả tay vẫn chưa hết. Bông này thì nấu canh chua hay dùng thay giá nấu bánh xèo ngon ra phết. VÀ rồi chuyện cả bọn đi chôm chĩa mấy trái mận, trái ổi, hem biết seo đồ chôm ăn nó ngon lạ.
    Nói về món ăn thì tui lại rất ưa món cá lóc nướng trui, thọt cái cây tre vào họng con cá, rồi lấy rơm đốt lên lụi con cá vào cho đến khi khét. À lộn, cho đến khi chín, và khét khét cái da ngòai của nó. Choa, thơm nức mũi, cái mùi rất hấp dẫn, chỉ còn làm nước chấm me và rau nhiếp cá, rau sống là ko chê đâu đc. Chẹp chẹp, lại thèm??
    Hồi đó những lúc chơi bời quá trớn anh em tui rất sợ cây roi mây của ba. Lần nào cũng ăn đòn.. Ông anh này thì mít ướt hơn cả mình. Bị oánh có mí cây là thút thít ôm gối đi ngủ. còn tui lại hay ra ngòai vườn chơi, nhìn mí trái xòai đu đưa, và vài con chim bay nhảy. Thế thoai là hết buồn
    Lớn hơn 1 tí, tui đc chuyển ra thành phố sinh sống. Đó chính là Long Xuyên. Nơi này không còn cảnh cánh đồng mà anh em tui hay lon ton nữa, không còn nơi để ăn trộm me xoài, không có con sông, bờ đê nào cả. Cuộc sống thành thị đã hòan tòan khác lạ. Thành phố này tui thích nhất con đường gần Hồ Nguyễn Du mà người ta hay gọi con đường có lá me bay. Thật ra chẳng có cây me nào ở đây cả. Chỉ có điều đường này mùa nào cũng có lá bay lã chã, nhìn nên thơ tợn. Và chính tại LX đây tui đã quen bíêt đc 1 nhóm bạn rất chân thành. Chúng tui thường ra hồ Nguyễn Du ăn bò bía, chè bưởi, cá viên chiên. Lâu lâu thì mua vài con cút khìa trãi báo ra ngồi cháp. Mèn, giữa gió trời ***g lộng, đc cầm trên tay con cút ngồi mát mẻ nơi đây thì còn gì bằng.
    Tui iêu quí những người bạn này và xem đó như gia tài. Chưa bao giờ tui nghĩ sẽ rời xa nhóm bạn này. Nhưng rốt cuộc cũng có 1 ngày tui bỏ nơi này ra đi. Người bạn yêu mến của tui ngồi khóc, lòng tui bùn bã chẳng dám nhìn nó. Chỉ biết rằng dù có thế nào tui cũng sẽ không quên được nhóm bạn này. Hơn 10 năm, những lá thư của bạn bè vẫn còn giữ dù chưa chắc ai cũng còn nhớ. Ngày tui xa rời đất Long Xuyên, tui vẫn còn nhớ mãi câu thơ của 1 ngừơi bạn đã tặng :
    ?oLong Xuyên vấn vương
    Nhớ thương người lắm
    Mình dù đôi phương
    Vẫn thương mãi - mãi thương? ​
    Trong ký ức của tui đó mãi là những kỷ niệm đẹp về bạn bè, về cuộc sống tuổi thơ nơi miền quê và thành thị chỉ quanh quẩn đất Long Xuyên. Đấy, quê tôi đấy. Hiền hòa và êm ả. Không ồn ào náo động như bất kỳ 1 thành phố nào. Nhưng nó là nơi tui không bao giờ quên. Và sẽ không sao quên!!
  6. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 05: [nick]vuthanhminh
    [/nick]
    Về đi em,
    Lắng nghe giọng hò trầm bổng
    Ru cả đời người, một cõi mênh mông
    Về đi nghe em,
    Nhấp lên phím đàn Tài Tử
    Giữ giọng cội nguồn đẫm cả dòng sông
    Và trong mơ, cũng rầm rề con nước
    Em lại về, ?ovườn? điên điển kết bông
    Để dòng sông cũng nhuốn màu tươi trẻ
    Và cùng em, với mẹ, lúa vào mùa.
    V.T.M
    Đã bao lần hợp rồi lại tan tựa một cuộc tình dang dở. Đã bao lần chìm, nổi, lênh đênh như Lục Bình đơn côi trên sông. Đã bao nhiêu lần trở thành bất tử trong điệu hò của cô chèo đò ngang, trong thơ và nhạc. Những cuộc tình dở dang bao giờ cũng đẹp, những nổi chìm sẽ đến lúc bình yên. Miền Tây dù thế nào cũng vẫn là Miền Tây. Thật khó để có thể dung những từ ngữ, câu văn, hay gói gọn trong vài nghìn chữ để nói về nơi ấy. Nơi, đã trở thành một phần quen thuộc với tôi - một người con của xứ Bắc. Nơi, trà trề tình cảm và long hiếu khách. Nơi, tôi có được những người bạn tuyệt vời như thế. Một Miền Tây êm đềm mà sôi nổi, chân thành mà thẳng thắn, hiếu khách mà cũng lạnh lung đến kỳ lạ. Và tối hôm nay, giữa xứ Bắc yêu thương, chợt nghe một giọng miền Tây êm nhẹ, long tôi lại không ngừng thổn thức nhớ thương như con nước vào mùa.
    ?oAnh Minh có quay lại nữa không?? ?" Câu hỏi tưởng chừng như giản đơn như thế mà lại có một sức hút mạnh mẽ khiến cho tôi không bao giờ có thể biền biệt rời xa xứ ấy. Lần nào tôi về và đi Bé Út cũng hỏi, câu hỏi duy nhất. Không như cái nhìn với quầng mắt nhăn nheo và mái tóc bạc phơ của Ngoại, không phải nụ cười tươi như hoa Cải của Dì, càng không phải là khuôn mặt lấp ló, e thẹn sau cánh cửa của Chị Hai hay cái bắt tay siết chặt của Anh Út khi đưa tôi ra ghe về Sài Gòn và ra Bắc. Câu hỏi đó lạ lắm. Lạ như lần đầu tiên bạn biết yêu thương, biết gần gũi, biết xót xa trên cuộc sống non trẻ. Có một cái gì đó mà bạn đang muốn giữ, ghì thật chặt và biến thành của riêng mình. Có một cái gì đó mà bạn không bao giờ muốn nó bị biến đổi, sợ mất và thoảng qua.
    Trà Ôn, Măng Thít, Tam Bình?Những địa danh mà mới cách đó 2 năm tôi chưa bao giờ được nghe khi còn ở xứ Bắc. Có người từng nói :? Điều tuyệt vời nhất trong số phận của mỗi con người là không có số phận nào cả. Và số phận đến từ đôi chân ?obiết đi? của bạn?. Tôi may mắn vì mình có một đôi chân ?obiết đi?, để rồi gặp Anh trong một chiều Sài Gòn trong xanh, dịu nắng. Chúng tôi, hai kẻ xa lạ, rồi thân thiết lúc nào không hay trên cùng một đam mê với quê hương và những câu chuyện chưa bao giờ có hồi kết. Những câu chuyện chứa đầy tình cảm, tôi cảm nhận được. Và anh có lẽ cũng cảm nhận đuợc điều đó từ những câu chuyện của tôi. Tôi ấn tượng với những con đường san sát dừa nước, những cây cầu nhỏ xíu nối liền các bờ sông về quê anh. Và những đàn cò trắng, những con đường chỉ vừa hai người đi, trải dài theo bờ hoa Bụt, Thiên Lý, Me?Hay cả chiều lang thang trong vườn đầy hoa trái, tát mương, chài cá, tắm sông. Cả một tuổi thơ tôi tưởng chừng như đã bị lãng quên với bộn bề lo toan, vật chất đã bừng dậy như chưa bao giờ mãnh liệt như thế. Rồi tôi đã yêu lúc nào không hay. Một tình yêu mà tôi đã trải trên hầu hết những cung đường Đất Việt yêu thương, với những con người một nắng hai sương, bộn bề đồng áng. Những chuyến đi trở thành thường lệ. Khi ngắn, lúc dài.
    (Còn nữa)
  7. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 06: [nick]xquangvinhx
    [/nick]
    Thời gian trôi nhanh lắm nhưng khi ta mang trong lòng nỗi nhớ da diết thì thời gian lại chậm một cách vô cùng.
    Thoát tôi đã tốt nghiệp đại học rồi đi làm vậy là xa An Giang 7 năm, nhanh thật! Nhớ ngày nào cứ trông chờ tới hè để được ba cho ?zđi lên Sài Gòn chơi?o. Chuyến đi chơi chỉ dài bằng 1 ?" 2 ngày công tác của ba nhưng sẽ là những câu chuyện bất tận để tôi huyên thuyên cùng bạn bè. Lớn hơn khi cả bọn ngồi mơ mộng về tương lai đứa sẽ thi y dược, đứa muốn thành giám đốc ngân hàng, đứa sẽ là cô giáo, lên Sài Gòn đứa sẽ ở quận 5, đứa tìm nhà ở Thủ Đức rồi mỗi cuối tuần cả bọn sẽ gom nhau lại mà đi uống cafe để kể chuyện nhau nghe,...hầu như là chủ đề duy nhất của những chuyến đi chơi Đồi Tức Dụp, Núi Sập, Núi Sam năm cuối cấp. Sài Gòn là giảng đường đại học, là những căn phòng trọ rất sinh viên, là những quán cafe, quán cơm bụi để cho những ước mơ bay cao với lời hẹn ?z5 năm nữa đúng 20 tháng 11 tất cả mọi đứa sẽ tụ họp về trường?o. Sài Gòn chỉ là một điểm để đi rồi về. Thế mà 7 năm rồi giờ tôi lại ngồi đây trên mãnh đất cách xa quê tôi hơn 12 giờ bay cộng thêm 5 giờ đi xe nữa để đếm từng ngày một cho tròn con số 8.
    Có ai đã bao giờ hỏi ?znhớ nhà là gì??o không? Là nỗi nhớ da diết những món ăn mà ba mẹ cho mình ăn lúc thuở nhỏ. Ôi nhà văn Sơn Nam sao mà ông lại nói đúng thế. Tôi thèm món bánh khọt nóng chỉ có bột và nước dừa chấm với nước mắm làm thật ngon của dì Hai trong hẻm. Tôi nhớ cái mùi của lẩu mắm cá linh Ngoại làm mà Ngoại nói là làm cho ba tôi ăn nhưng cả nhà ai cũng đều được 1 buổi no nê với một bụng căng đầy với đủ các loại rau. Những buổi tối chạy rong ruổi dạo quanh thành phố cùng bạn bè, nói là thành phố cho oai chứ chỉ mất chưa đầy 15 phút, rồi ngồi nhâm nhi món chuối nướng, bánh khoai mì nướng, bò bía, bò cá viên chiên với nước mía, tàu hủ đá, chè bưởi ở góc hồ Nguyễn Du (hồ mà đến giờ tôi vẫn cho rằng là lãng mạn nhất thế giới) là những hình ảnh không thể nào phai trong tôi được.
    Giờ đây, tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa là được về nhà. Nhà tôi nằm ngay dưới chân cầu Nguyễn Trung Trực mà người xóm tôi thường gọi là cầu Quay. Tôi cũng chẳng biết chắc chắn tại sao lại có tên gọi cầu Quay nhưng tôi biết ngay dưới dạ cầu là 1 khu xóm ọp ẹp chuyên ?zmần bò?o để bán thịt cho các chợ từ lâu lắm rồi, lâu hơn tôi biết nhiều. Nhà tôi không giàu nhưng cũng được xây cất kiên cố cứ rung lên mỗi khi có xe tải, xe chở hàng chạy qua và bụi thì dù có siêng lau dọn đến mấy cũng chịu. Bụi một phần cũng do công trình mở rộng mặt đường trước nhà tôi qua hơn 3 lần giải toả nhà kéo dài cũng phải hơn 12, 13 năm rồi vẫn còn dang dở.
    Tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa để được về thắp lên bàn thờ Nội và ông Ngoại mà đáp ơn là ?znhờ ông bà phù hộ mà con đã đi tới nơi ?zdề?o tới chốn?o. Ông Ngoại tôi yên nghỉ tại xã Định Mỹ huyện Thoại Sơn với con đường về quê ngoại hai bên là ruộng lúa bát ngát với mấy con cò trắng con bay, con đậu xa xa là núi Sập mà lúc nhỏ tôi hay tưởng tượng là giống hình đầu của con cá sấu. Ông Nội tôi thì nằm kề bên những đồng đội ở Nghĩa trang liệt sĩ của Tỉnh, và chỉ mất thêm vài mươi phút ngồi xe nữa là tôi có thể đến Vàm Xáng Vịnh Tre - Châu Phú để nhận được cái vỗ đầu và chúc mừng của ông bà Nội Tư và các cô chú.
    Tôi còn phải đợi thêm 14 tuần 1 ngày nữa để được báo cáo với ba mẹ, với các cô chú cậu dì, anh chị những gì tôi đã thấy được, học được và để hồi đáp lời dặn dò của cậu lúc tôi chuẩn bị lên đường vào đại học ?ztụi tao làm hoài không khá thì cho mày đi ăn học để kiếm cái gì về làm cho khá lên?o.
    Tôi đợi 14 tuần 1 ngày nữa để về với mãnh đất nằm ở một góc khuất nhỏ của tấm bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long mang hình của giọt nước sông Tiền-sông Hậu xanh trong, giọt nước mắt của những người con mong nhớ và hình dáng của một viên ngọc quý. An Giang -quê tôi./.
  8. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 07: @tuan13a1
    KIÊN GIANG, TUỔI THƠ VÀ KÝ ỨC
    Khi nhắc đến tuổi thơ của mình tôi cảm thấy mình là một người thật may mắn. May mắn không phải vì gia đình tôi khá giả, không phải là vì tôi có một tuổi thơ với đầy đủ vật chất .... không phải như vậy. Mà điều gần như ngược lại mới thật sự làm cho tôi cảm thấy mình thật sự may mắn, thật sự hạnh phúc mỗi khi nghĩ về những ngày còn thơ bé.
    Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng thôn quê ở tỉnh Kiên Giang. Lúc đó quê tôi còn nghèo lắm, nhà người dân chủ yếu mái lá vách đất ( đất lấy dưới sông, ao lên trộn với rơm và tro sau đó đắp lên những cây trúc được cắm nối tiếp với nhau. Gần giống như bê tông cốt thép bây giờ đó mà). ở trên sông thì toàn cầu khỉ tìm đỏ con mắt mới thấy được 1 cây cầu bê tông. Gia đình tôi cũng không đến nỗi quá khó khăn nhưng tôi cũng phần nào cảm nhận được cuộc sống khó khăn lúc đó.
    Những bữa cơm đạm bạc cứ quanh đi quẩn lại với những món rau nhà tôi trồng. Lúc đó tôi rất thích ăn món mắm mỡ. gồm thịt mỡ của con heo đem chiên lên ch ra mỡ sau đó cho nước mắm, chan vào cơm ăn. Rồi thì món kho quẹt, bông điên điển xào,rau càng cua? Những bữa cơm với thịt rất hiếm hoi. Những bữa cơm với thịt tôi thường rất háo hức, cứ mong sao cho mau đến bữa cơm để được thưởng thức món thịt kho thơm phức mà mẹ tôi chế biến.
    Tuy cuộc sống vật chất khó khăn nhưng về mặt tình cảm giữa người với người, tình hàng xóm láng giềng ở quê tôi rất tốt đẹp. Từ đầu xóm đến cuối xóm gặp nhau ngoài đường thì cũng gật đầu chào hỏi nhau. Còn những đứa trẻ như tôi thì phải khoanh tay và chào cho thật to mỗi khi gặp những người lớn tuổi. hầu như mọi thứ bạn đều có thể vay mượn hàng xóm từ tiền bạc, đến lúa gạo, đến những thứ rất bình thường. Tôi đây cũng đã từng rất nhiều lần cầm cây đèn dầu đi qua nhà hàng xóm để xin lửa ( ở nhà chỉ có 1 cái hộp quẹt, nếu nó bị lạc đi đâu mất hoặc bị hư ). Rồi thì mang ấm nước đi xin nước mưa ( nhà tôi không có bể chứa nước mưa).
    Những khó khăn vất vả đó là chuyện của người lớn, đối với bọn trẻ con chúng tôi thì còn quá nhỏ để suy nghĩ, để quan tâm đến những chuyện đó . Nói thiệt nha, bọn trẻ nhà quê chúng tôi lúc đó khờ lắm. Chúng tôi chỉ biết vui chơi, những trò chơi dân gian, rất nhiều rất nhiều những trò chơi tập thể trong đó không thiếu những trò chơi nguy hiểm mà bây giờ nghĩ lại tôi có thể tóm gọn trong 2 chữ ?o chơi dại !?.
    Những trò chơi của bọn con trai chúng tôi thường là những trò chơi mang tính chiến đấu. trong bọn thường được chia thành 2 phe. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ lấy cọng của lá cây sắn mì, bằng những cành nhỏ của cây trúc sau đó cắt thành từng đoạn khoảng 3 ?" 4 cm. Sau đó gấp những đoạn đó làm đôi kẹp vào sợi dây thung ( sợi thung tròn tròn dùng để cột bịch nylon bây giờ đó). Có đứa tỏ ra chuyên nghiệp hơn thì tìm những cây chạng ( từ 1 cành cây chia ra thành 2 cành nhỏ khác như hình chữ Y ) nhỏ làm ná để bắn cho mạnh. Như mọi chiến binh tôi cũng bị dính rất nhiều phát đạn, những phát đạn đau muốn phát khóc,có khi bị những vết bị bầm tím đến 3 - 4 ngày.
    Miền Tây vốn dĩ nổi tiếng với hệ thống kinh rạch chằng chịt, nên tắm sông là chuyện đương nhiên. Hầu như chiều nào bọn tôi cũng tụ tập để tắm sông cả. hết biểu diễn nhảy từ trên cầu xuống sông lại bày trò chơi đuổi bắt dưới sông. Hôm thì chia ra làm 2 phe lấy bùn dưới sông ?. chọi nhau. Những cuộc chạm chán, có khi giáp lá cà, Có đứa bị chọi vào mắt khóc om sòm. Nghĩ lại cũng sợ thật vì chiến thuật tấn công lúc đó chủ yếu nhằm vào ? mặt của đối phương. Những trò chơi thì nhiều lắm nào là chơi năm mười ( chơi trốn tìm ), chơi bắn súng, chơi nhảy ngựa ?..
    Chơi với nhau những trò chơi đó có khi cũng nhàm chán. Thế rồi mới bàn nhau đi phá làng phá xóm đi ăn trộm trái cây vặt. có một lần tôi đi qua nhà 1 bà già kế bên nhà: tôi đang ung dung ngồi trên cây trâm để thưởng thức những trái trâm chín ngọt thì bà già bước ra chỗ gần gốc cây và nhìn lên. Tôi gật mình chết lặng người trên gần ngọn cây, sợ đến mức không dám thở luôn. Chỉ sợ bà bắt được vì bà này cũng nổi tiếng vì khó tính. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, sau khi nhìn một hồi không thấy gì bà ta bước vào nhà. Tôi vội vàng tụt xống chạy thật nhanh về nhà ? ngồi thở.
    Thật sự, rất, rất khó nếu như tôi kể hết những cảm xúc trong tôi, những suy nghĩ trong tôi về nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Đâu đó có câu hát rằng:
    ?o ????????.
    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khủa nước ven sông.
    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    ?????????..?
    Nếu tôi là một nhà văn tài giỏi, chắc chắn với những gì tôi đã trải qua trong thời thơ ấu của mình, trên quê hương tôi, trên mảnh đất Kiên Giang. Tôi sẽ viết thành một tác phẩm, một tác phẩm thật lớn, thật dài và thật hay. Tôi muốn chia sẻ niềm hạnh phúc của tôi với tất cả mọi người. Đó là quê hương của tôi, đó là tuổi thơ của tôi! Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi đã có những ngày tháng tươi đẹp và êm đềm ở Miền Tây.
  9. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 08: @thtr321
    Nhiệt tình tham gia với cuộc thi:
    Tuổi thơ tôi thả trên dòng(sông)
    Nhại theo lời 1 bài hát
    Thị xã Bến Tre nhỏ, êm đềm, nằm trên một dãy cù lao được bao bọc bởi nhiều con sông, trong đó có sông Hàm Luông.
    Ban ngày đã thế, còn khi đêm đã về khuya, cái không khí tĩnh mịch bao trùm lên thị xã, dễ dàng đưa mọi người chìm vào trong giấc ngủ sau một ngày làm việc căng thẳng...
    Lộp độp?Mưa! Tiếng mưa rơi trên mái tole nhà, càng lúc càng nặng hạt, cơn mưa đang làm dịu bớt cái không khí vốn đã ngột ngạt mấy ngày nay?
    Tiếng mưa rơi đã làm cho tôi giật mình thức giấc. Trong tiếng mưa chợt xa xa vọng lại một âm thanh rất chừng như quen thuộc, nghe từng hồi vọng lại? Sau một hai lần, tôi mới nhận ra đó là tiếng ghe máy đang lưu thông trên sông.
    Tạch tạch tạch tạch ! Tiếng ghe máy từ xa cứ vang lại, hòa lẫn trong tiếng mưa rơi rả rít bên ngoài?
    ?Đang đi rảo bước trên con đường đất đỏ, nhỏ hẹp. Nghe tiếng kêu gọi giật ngược, tôi quay lại. Nhìn kỹ trên ngồi chiếc ghe câu là hai đứa em tôi, đứa thì khua mái chèo, đứa thì chống lái..
    ?oAnh hai theo tụi em ra sông lớn hái bần ăn chơi không??
    ?oỪ ! đi thì đi? Tôi đáp.
    Nhanh chân bám vào bụi dừa nước, bước xuống, chiếc ghe câu nhỏ lắc lư, chồng chềng. Tiếng hai đứa nó cười nắc nẻ:
    ?Mới lên thị xã một thời gian, mà bây giờ về quê đi ghe không vững hả?"
    Lên ghe ngồi, thuận tay lấy tàu lá chuối che nắng. Đang lúc nước ròng, chiếc ghe tự trôi đi mà không cần chèo chống tốn sức. Ghe trôi chầm chậm, hình ảnh lướt qua mắt tôi là hàng dừa nước trước nhà anh Tám, thằng em tôi chỉ quầy dừa nước đó rồi nói: ?Ngon cơm hén anh Hai. Lát nữa bận dìa, mình tấp vô chặt, thứ này mà ăn với nước đá là hết xảy đó nghe.?
    Còn kia là bến nước mà bọn trẻ xóm tôi thường hay ?ohội quân? lúc những buổi chiều nước lớn, thi bơi, thi lặn? có lẽ bây giờ tụi nó đang ở bờ ruộng hay khúc rạch nào để trổ tài sát cá. Tụi nó bắt cá giỏi lắm, nhiều khi chỉ với cần câu tre, tụi nó nghêu ngao một hồi là ôi thôi cá đầy trong giỏ.
    Chèo một hồi cũng ra tới sông lớn?.gió ngoài này mát thật, thổi ***g lộng. Sông Hàm Luông cũng không rộng lắm, tuy nhiên đối với lũ trẻ chúng tôi khi ngồi trên chiếc ghe câu nhỏ bé thì cảm giác đất trời thật rộng lớn, khúc sông này luôn là cái gì quá đỗi thân thuộc, gắn liền với cuộc sống mưu sinh của bà con quê tôi từ bao đời nay.
    Nếu bạn đã từng xem các chương trình hòa nhạc tại các nhà hát lớn qua truyền hình, bạn sẽ thấy có những khán giả ăn mặc đẹp, tươm tất, ngồi vào hàng ghế, được nghe những âm trầm bổng mình yêu thích do những nghệ sĩ tiếng tăm trình diễn. Thì lúc này đây, ngồi bồng bềnh trên sông, bầu trời như vòm nhà hát, chiếc ghe câu bé nhỏ bập bềnh trên sóng là hàng ghế của khán giả, hòa trong tiếng gió, tiếng hàng cây bần xào xạt đung đưa, tiếng sóng đập vào mạn thuyền? là những âm thanh của các loại ghe, tàu như một bản đồng ca đang phục vụ miễn phí chỉ dành riêng cho chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên dòng sông hiền hòa này?
    Rồi thì thằng em tôi cũng chèo tới hàng cây bần trước mặt, nhánh bần thấp, chỉ cần giơ tay lên là có thể hái những trái bần chín..chẹp? món này mà chấm muối ớt thì hết xảy luôn. Đang say sưa hái bần chín thì từ xa cũng một chiếc ghe câu câu chèo hướng ngược lại, à thì ra là ghe của tụi thằng Ba con nhà cô Sáu?vốn dĩ có tiếng nghịch như quỷ sứ.
    ?oÊ! mấy anh em nhà tụi mày đi đâu đó?.
    Thằng em tôi đáp: ?oTụi tao chèo ra đây hóng mát với hái bần ăn chơi mà .?
    ?oChiều nay nước lớn, bến cũ ?ohội quân? nữa nghen??Thằng Ba nói mà con mắt sáng rỡ. Không vui sao được khi mỗi lần chơi đùa bên bến nước là một niềm vui bất tận?
    Thuyền của nó vừa lướt qua, thì nó quay ngược đầu lại hỏi:
    ?oÊ! Chơi hông?
    Tôi hỏi: ?ochơi gì?"
    ?oNhư vầy nè ! ?o
    Câu nói vừa dứt là anh em nhà nó liên hồi dùng ca múc nước tạt qua tụi này. Bất ngờ, bị dính chưởng, tôi chỉ kịp hét lên một tiếng ?oRượt theo tụi nó?...và lấy tay quẹt đi những giọt nước trên khuôn mặt?Chiếc ghe của tụi nó quẹo nhanh vào trong rạch nhỏ, chỉ còn nghe tiếng cười khoái trá của anh em tụi nó mất hút dần sau đám lá dừa nước?
    Chát !
    Tiếng mẹ tôi đập vào người tôi, mẹ hỏi:
    ? Mày ngủ làm gì mà la ú ớ vậy? .
    Mở mắt ra, thấy mình vẫn còn nằm trên giường?Trời ! thì ra nãy giờ mình mơ, lấy tay rờ lên mặt vẫn còn những giọt nước đọng lại trên khuôn mặt, ngoài trời mưa vẫn còn nặng hạt, những giọt nước mưa thỉnh thoảng cứ theo từng cơn gió lùa hắt vào bên song cửa sổ..
    Ngoài xa, tiếng ghe máy đã nhỏ dần?nhỏ dần?
    (Viết tặng mấy anh em nơi Bến nước con ?" Dòng Hàm Luông)
  10. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 09: @meoCara

    Không có ý cạnh tranh giải thưởng, mèo chỉ một phút bất chợt hứng thú viết về một nơi Cara đã, đang và sẽ ở đó mãi mãi. Bài viết dùng nhiều từ chuyên ngành, nên không muốn việt hóa nó làm gì, dù rất dễ dàng qua công cụ replace của Word, hị hị ...
    NGÔI NHÀ ẢO CỦA TÔI.
    Có thật là kỳ dị quá không khi xem internet là một phần cụôc sống ? Thật sự đối với Cara, net đã trở thành phần không thể thiếu, quan trọng như không khí, như thức ăn hằng ngày của mình. Internet đồng nghĩa với thông tin, tri thức, sợi dây thiết lập và duy trì tình cảm, là rất nhiều, rất nhiều !
    Từ năm học đại học thứ 2 Cara bắt đầu chập chững bước vào internet. Lúc đó giá cước rất là đắt đỏ, mua thẻ VNN1260p giá 100K chỉ xài được 15 hay 25 giờ mà thôi, tính ra mỗi giờ gần 10 nghìn đồng chưa kể cước điện thoại dial up. Vì vậy Cara phải tranh thủ tiết kiệm bằng cách khi dial xong, bật 1 website thì nhấp Shift và bấm thật nhiều link, khỏang ba bốn chục đường link một lần, rồi ngồi chờ cho nó load hết nội dung, tất nhiên là có hộp mail của Cara nữa chứ ! Khi disconnect rồi thì tha hồ ngồi đọc offline. Chừng nào đọc xong và soạn hết nội dung cần trả lời thì lại dial 1 lần nữa để reply.
    Chính vì giá cước đắt đỏ nên Cara không dám lang thang nhiều forum. Mỗi một forum duyệt hết bài mới cũng đủ mệt phờ. Dạo đó Cara gắn bó nhiều với forum của lớp Cara. Sau khi forum của lớp Cara sập thì Cara chẳng biết nói năng gì trên net hết, vào những forum lớn như quantrimang hay ddth.com thì không dám nói gì ... cũng bơ vơ cho đến khi cậu bạn khoe trên TTVNOL có nhiều box hay lắm cơ, Cara vặn vẹo một buổi về các box trong đó như thế nào, mọi người kiểu ra sao ...cho đến khi khá yên tâm trong bụng rồi mới dám mò mẫm vào đó .... hôm đó là một buổi chiều cuối tháng 12 năm 2003 ... trời nắng đẹp như tranh vẽ, mây trong xanh, gió xào xạc nhẹ nhàng dưới tán lá mận làm hoa mận rơi lắc rắc như tuyết mùa hè.... vẫn không sao át được cảm giác đầu tiên là choáng vì nhiều box quá, cứ nghĩ mãi trong đầu "Biết mấy năm mới đọc hết bài trong đây nhỉ ?" ...câu hỏi này đến tận bây giờ vẫn chưa thể trả lời được,nó vẫn đúng cho đến giờ phút này. Vì mỗi tùân Cara dành cả 1 buổi chiều để đọc bài trong những box Cara thích thì cũng chẳng đi được quá 5 box, và nếu vừa post bài vừa đọc bài thì không thể nào quá 2 box cả. TTVNOL là một thế giới quá rộng lớn, một cái nick quá nhỏ nhoi không thể nào đọc hết tất cả bài viết cho dù bạn có 24h rảnh rỗi mỗi ngày. Kiến thức trong TTVNOL là một mỏ tài nguyên vô tận, Cara xem nó là 1 cái mỏ vì vàng thau lẫn lộn trong đó. Mà là mỏ thì vàng đương nhiên hiếm hơn đất, hơn bùn rồi. Cara phải biết đãi cát tìm vàng thì sẽ có vàng trong túi thôi, he he ... điều này tùy thuộc vào suy nghĩ từng người, có người bĩu môi bảo Cara rằng "Chỉ tòan 1 đống tạp nham,spam nhăng nhít chả ra cái gì" ... không đúng đâu bạn ạ. Tạp nham thì đúng, còn chả ra cái gì thì không đâu. Bạn có biết : Một miếng nhỏ của "một tí xíu" vẫn tốt hơn một miếng to của "không có gì" không nhỉ ? Bạn thà dấn thân, rồi sẽ gặp thứ mình cần, hoặc thứ mình không cần trong lúc này nhưng sẽ rất quan trọng ở lúc khác, còn hơn là chẳng hề làm gì hết !
    Bạn có biết rằng TTVNOL đem lại rất nhiều thứ không thể quy đổi giá trị thành tiền không ? Có một người đã từng hỏi Cara "Dành nhiều thời gian cho TTVNOL như thế thì có cảm thấy tiếc thời gian không vậy ?" Cara không ngần ngại trả lời "Không, em không tiếc thời gian. Những gì em nhận được đều xứng đáng với những gì em mất đi". Những ngày tháng đầu tiên Cara đã gặp đựơc chị hoacomay, gặp cá ngố Aqua, gặp đựơc các bạn trong box Cần Thơ dễ mến. Sau đó, Cara lại quen biết thêm những anh chị vừa lớn về tuổi đời vừa lớn về tầm nhìn. Không cần dành nhiều thời gian để chat chit như ngày xưa, nhưng những gì trao đổi đựơc với các anh chị là những kiến thức quý giá cho sự trưởng thành về nhận thức của mình. Cara cũng đã già rồi, không còn thích hợp với các bạn tuổi teen như ngày nào khi mình là một thành viên mới của TTVNOL, nên mình chọn một cách khác để gắn bó với TTVNOL, một cách thức tỉnh táo hơn, ít già chuyện hơn và cũng cứng rắn hơn. Cara không còn sôi nổi, bốc đồng và nông nổi, mình cũng không còn dành nhiều thời gian để viết bài. Tuy nhiên, mình vẫn thích bày tỏ chính kiến của mình trong những box mình lượn lờ qua, vì mình hiểu rằng, có thể mình nói ra không làm tất cả đồng tình, nhưng sẽ cung cấp 1 cái gì đó . Nếu ai cũng khư khư giữ lấy ý kiến của mình trong đầu, thì mục đích chia sẻ không còn giá trị thật nữa ! Đây là 1 vấn nạn không chỉ TTVNOL gặp, tất cả các forum đều vướng phải. Biết thế, nhìn thấy thế, thì tại sao lại làm thế ??
    Dù cái gì dành cho TTVNOL cũng ít hơn ngày xưa nhưng TTVNOL vẫn là nơi mình dành thời gian nhiều nhất, là một ngôi nhà ảo đúng nghĩa. Có thể một ai đó nói rằng :thời hòang kim của TTVNOL đã qua, nhưng điều đó không hề gây cho Cara sự buồn chán, vì Cara nhìn thấy TTVNOL qua 1 lăng kính khác cơ mà, trong cách nhìn của Cara, thì những ai gắn bó với TTVNOL lúc nó buồn nhất, lúc nó ảm đạm nhất, lúc nó đìu hiu nhất, thì người đó mới là 1 TTVNOLer chân chính nhất. Cara cực đoan quá không nhỉ ? TTVNOL ơi, dù mỗi người đều có 1 blog riêng, dù Cara đang ở nơi nào trên trái đất này, thì chỉ cần có internet, Cara vẫn trở về nhà, một nơi chứng kiến bao thăng trầm của cuộc sống mình, một nơi đã mang lại cho Cara tình yêu, tình bạn nhiều hơn bất cứ nơi nào mình đã từng đến !

Chia sẻ trang này