1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình chọn đại anh hùng bạn yêu thích nhất trong truyện Kim Dung

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi kieuphong, 15/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Prince-of-Percia

    Prince-of-Percia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/09/2001
    Bài viết:
    3.136
    Đã được thích:
    0

    Thế tiểu muội bảo TVK phải làm sao trong khi Tạ Tốn chốn chui chốn nhủi trong đống người như thế.
    Đánh chết từng thằng ah tức là theo muội thà giết lầm còn hơn bỏ sót hẻ...he he có ác độc quá kô
    Mà sao lại bảo TVK độ lượng một cách mù quáng nhỉ.
    Chả có ví dụ nào nói lên sự mù quáng đó cả.
    Theo tui thì đây là một kiểu anh hùng hướng thiện không phải vì mục đích của mình mà có thể làm mọi chuyện hại đến người khác.
    Có một người vẫn yêu một ngưòi, vẫn đợi chờ dẫu cho ngưòi ấy không về.
  2. Prince-of-Percia

    Prince-of-Percia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/09/2001
    Bài viết:
    3.136
    Đã được thích:
    0

    Thế tiểu muội bảo TVK phải làm sao trong khi Tạ Tốn chốn chui chốn nhủi trong đống người như thế.
    Đánh chết từng thằng ah tức là theo muội thà giết lầm còn hơn bỏ sót hẻ...he he có ác độc quá kô
    Mà sao lại bảo TVK độ lượng một cách mù quáng nhỉ.
    Chả có ví dụ nào nói lên sự mù quáng đó cả.
    Theo tui thì đây là một kiểu anh hùng hướng thiện không phải vì mục đích của mình mà có thể làm mọi chuyện hại đến người khác.
    Có một người vẫn yêu một ngưòi, vẫn đợi chờ dẫu cho ngưòi ấy không về.
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Cái này tùy vào quan điểm của mỗi người thôi. Trương Vô Kỵ quá tốt nên dễ bị người khác lợi dụng, đúng, nhưng hắn cũng gặp kô ít cơ duyên. Nếu hắn kô tốt thì làm gì hưởng phước được như thế. Có được thì phải có mất, xã hội có người xấu người tốt.
    Chuyện tình cảm yêu đương thì cỡ như Trương Vô Kỵ, có 4 cô xinh đẹp như thế bên cạnh, ai cũng xứng là hồng nhan tri kỷ, kô lăng nhăng mới là chuyện lạ.
    Trước hết phải thấy rõ Vô Kỵ từ bỏ ngôi vị Giáo chủ là vì Triệu Minh. Sự hi sinh của Triệu Minh dành cho y quá lớn, chẳng lẽ y lại nhẫn tâm cầm quân đánh giết cha & anh của Triệu Minh hay sao? Kết cục hạnh phúc nhất cho 2 người là thoái ẩn giang hồ, lãng tích thiên nhai.
    Thứ nhì, tại sao Vô Kỵ kô trao quyền Giáo chủ cho Chu, Thường? Phải hiểu rõ Minh giáo lúc đó chỉ là 1 tổ chức Giáo hội trên giang hồ chứ kô phải là một tổ chức nghĩa quân. Các lộ nghĩa quân phần đông là người của Minh giáo, chứ kô phải lấy danh nghĩa Minh giáo, một phái võ, để chống lại triều đình. Hơn nữa, muốn làm Giáo chủ Minh giáo, được Giáo chúng phục tùng, phải là người có võ công cao cường. Chu, Thường có được hay kô? Ai chịu phục? Vô Kỵ chẳng phải đã trao "Võ Mục di thư" cho Từ Đạt rồi hay sao? Nếu y là người ích kỷ thì đã khư khư giữ lấy rồi.
    Thứ ba, Vô Kỵ âm thầm ra đi, không làm lớn chuyện là vì lúc đó, hắn có thể giết Chu Nguyên Chương dễ dàng, nhưng như trên đã nói, vì Minh giáo chỉ là 1 tổ chức võ lâm, do đó nếu Chu Nguyên Chương chết thì đại nghiệp kháng Nguyên sẽ bị lung lay. Chưa nói đến việc có thể gây xích mích nội bộ trong giáo. Vô Kỵ bỏ đi là 1 kết cục hay nhất. Dương Tiêu sau này vẫn làm Giáo chủ Minh giáo trên giang hồ. Còn người thống nhất thiên hạ, lãnh đạo nhân dân đánh Nguyên thì mới được làm vua. Cho dù Vô Kỵ còn tại vị thì hắn cũng kô có tư cách để ngồi ngôi cửu ngũ chí tôn. Hắn có bao giờ nằm gai nếm mật, xông pha sa trường đâu?

    Kô biết cô nương có xem phim Hero của Trương Nghệ Mưu hay chưa?
    Phim đó khắc họa rất rõ nét hình ảnh của những kiểu anh hùng khác nhau, hay nói cách khác là những cấp độ anh hùng.
    Tần Thủy Hoàng là người anh hùng có hoài bão rộng lớn, ôm mộng thống nhất thiên hạ để lê dân thoát khỏi cảnh lầm than của thời Chiến quốc.
    Tàn Kiếm lại là 1 dạng anh hùng khác. Tàn Kiếm giỏi võ nghệ nhưng lại kô có cái tài năng hay hùng tâm tráng chí kiểu Doanh Chính. Tuy nhiên, đúng như câu nói "chỉ có anh hùng mới biết anh hùng", Tàn Kiếm đã hiểu rõ được khổ tâm của Doanh Chính nên hắn kô ra tay. Như thế Tàn Kiếm cũng là anh hùng.
    Giống như Tàn Kiếm, Vô Danh kiếm khách cũng có một mục đích của đời mình, giết Tần Thủy Hoàng. Hắn đã làm tất cả và đã có cơ hội thực hiện điều đó. Nhưng cuối cùng hắn cũng đã hiểu ra đại thế thiên hạ và đã bỏ qua tư thù cá nhân. Vô Danh kiếm khách suốt đời sống vì mục đích, cũng vì mục đích đó mà chết. Hắn cũng là anh hùng.
    Như vậy, trong truyện Kim Dung, những Quách Tĩnh, Tiêu Phong, Dương Qua, Trương Vô Kỵ, họ kô là anh hùng kiểu Tần Thủy Hoàng, nhưng họ lại là anh hùng kiểu Tàn Kiếm, Vô Danh kiếm khách. Đó là những anh hùng thời loạn thế. Có thể so với Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Lý Thế Dân, Khang Hy, họ chưa thể bằng về cấp độ, nhưng dù sao vẫn là anh hùng.
    Những người như Hồ Phỉ thì họ lại là anh hùng hiệp nghĩa trong thời bình.

    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Cái này tùy vào quan điểm của mỗi người thôi. Trương Vô Kỵ quá tốt nên dễ bị người khác lợi dụng, đúng, nhưng hắn cũng gặp kô ít cơ duyên. Nếu hắn kô tốt thì làm gì hưởng phước được như thế. Có được thì phải có mất, xã hội có người xấu người tốt.
    Chuyện tình cảm yêu đương thì cỡ như Trương Vô Kỵ, có 4 cô xinh đẹp như thế bên cạnh, ai cũng xứng là hồng nhan tri kỷ, kô lăng nhăng mới là chuyện lạ.
    Trước hết phải thấy rõ Vô Kỵ từ bỏ ngôi vị Giáo chủ là vì Triệu Minh. Sự hi sinh của Triệu Minh dành cho y quá lớn, chẳng lẽ y lại nhẫn tâm cầm quân đánh giết cha & anh của Triệu Minh hay sao? Kết cục hạnh phúc nhất cho 2 người là thoái ẩn giang hồ, lãng tích thiên nhai.
    Thứ nhì, tại sao Vô Kỵ kô trao quyền Giáo chủ cho Chu, Thường? Phải hiểu rõ Minh giáo lúc đó chỉ là 1 tổ chức Giáo hội trên giang hồ chứ kô phải là một tổ chức nghĩa quân. Các lộ nghĩa quân phần đông là người của Minh giáo, chứ kô phải lấy danh nghĩa Minh giáo, một phái võ, để chống lại triều đình. Hơn nữa, muốn làm Giáo chủ Minh giáo, được Giáo chúng phục tùng, phải là người có võ công cao cường. Chu, Thường có được hay kô? Ai chịu phục? Vô Kỵ chẳng phải đã trao "Võ Mục di thư" cho Từ Đạt rồi hay sao? Nếu y là người ích kỷ thì đã khư khư giữ lấy rồi.
    Thứ ba, Vô Kỵ âm thầm ra đi, không làm lớn chuyện là vì lúc đó, hắn có thể giết Chu Nguyên Chương dễ dàng, nhưng như trên đã nói, vì Minh giáo chỉ là 1 tổ chức võ lâm, do đó nếu Chu Nguyên Chương chết thì đại nghiệp kháng Nguyên sẽ bị lung lay. Chưa nói đến việc có thể gây xích mích nội bộ trong giáo. Vô Kỵ bỏ đi là 1 kết cục hay nhất. Dương Tiêu sau này vẫn làm Giáo chủ Minh giáo trên giang hồ. Còn người thống nhất thiên hạ, lãnh đạo nhân dân đánh Nguyên thì mới được làm vua. Cho dù Vô Kỵ còn tại vị thì hắn cũng kô có tư cách để ngồi ngôi cửu ngũ chí tôn. Hắn có bao giờ nằm gai nếm mật, xông pha sa trường đâu?

    Kô biết cô nương có xem phim Hero của Trương Nghệ Mưu hay chưa?
    Phim đó khắc họa rất rõ nét hình ảnh của những kiểu anh hùng khác nhau, hay nói cách khác là những cấp độ anh hùng.
    Tần Thủy Hoàng là người anh hùng có hoài bão rộng lớn, ôm mộng thống nhất thiên hạ để lê dân thoát khỏi cảnh lầm than của thời Chiến quốc.
    Tàn Kiếm lại là 1 dạng anh hùng khác. Tàn Kiếm giỏi võ nghệ nhưng lại kô có cái tài năng hay hùng tâm tráng chí kiểu Doanh Chính. Tuy nhiên, đúng như câu nói "chỉ có anh hùng mới biết anh hùng", Tàn Kiếm đã hiểu rõ được khổ tâm của Doanh Chính nên hắn kô ra tay. Như thế Tàn Kiếm cũng là anh hùng.
    Giống như Tàn Kiếm, Vô Danh kiếm khách cũng có một mục đích của đời mình, giết Tần Thủy Hoàng. Hắn đã làm tất cả và đã có cơ hội thực hiện điều đó. Nhưng cuối cùng hắn cũng đã hiểu ra đại thế thiên hạ và đã bỏ qua tư thù cá nhân. Vô Danh kiếm khách suốt đời sống vì mục đích, cũng vì mục đích đó mà chết. Hắn cũng là anh hùng.
    Như vậy, trong truyện Kim Dung, những Quách Tĩnh, Tiêu Phong, Dương Qua, Trương Vô Kỵ, họ kô là anh hùng kiểu Tần Thủy Hoàng, nhưng họ lại là anh hùng kiểu Tàn Kiếm, Vô Danh kiếm khách. Đó là những anh hùng thời loạn thế. Có thể so với Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Lý Thế Dân, Khang Hy, họ chưa thể bằng về cấp độ, nhưng dù sao vẫn là anh hùng.
    Những người như Hồ Phỉ thì họ lại là anh hùng hiệp nghĩa trong thời bình.

    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  5. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0

    Khua khua
    1
    Cho dù yêu 40 cô thì anh hùng vẫn cứ là anh hùng. Cái mà Vô Kỵ không đáng mặt nam tử hán, là việc hắn không dứt khoát trong tình yêu. Lấp lửng. Hèn.
    3.
    Muội hỏi, Lý Thế Dân, Tần Thuỷ Hoàng có phải là "Anh hùng thời loạn" không?
    Anh hùng là anh hùng. Phải có đủ phẩm chất để trở thành một anh hùng, không thể bàn rằng Tào Tháo không anh hùng bằng Lưu Bị, cũng giống như chuyện nói Quách Tỉnh không giỏi võ công bằng Dương Qua vậy. Chia anh hùng theo từng "cấp độ", là chuyện mà bây giờ muội mới nghe qua lần đầu.
    Vô Kỵ không thể là một kẻ anh hùng, vì không có đủ phẩm chất để trở thành một kẻ anh hùng.
    Còn những đồng chí khác, muội sẽ bàn sau.
    Chờ tin

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  6. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0

    Khua khua
    1
    Cho dù yêu 40 cô thì anh hùng vẫn cứ là anh hùng. Cái mà Vô Kỵ không đáng mặt nam tử hán, là việc hắn không dứt khoát trong tình yêu. Lấp lửng. Hèn.
    3.
    Muội hỏi, Lý Thế Dân, Tần Thuỷ Hoàng có phải là "Anh hùng thời loạn" không?
    Anh hùng là anh hùng. Phải có đủ phẩm chất để trở thành một anh hùng, không thể bàn rằng Tào Tháo không anh hùng bằng Lưu Bị, cũng giống như chuyện nói Quách Tỉnh không giỏi võ công bằng Dương Qua vậy. Chia anh hùng theo từng "cấp độ", là chuyện mà bây giờ muội mới nghe qua lần đầu.
    Vô Kỵ không thể là một kẻ anh hùng, vì không có đủ phẩm chất để trở thành một kẻ anh hùng.
    Còn những đồng chí khác, muội sẽ bàn sau.
    Chờ tin

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  7. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Cô nương ơi , tiêu chuẩn anh hùng của cô đâu có khoản dễ bị gạt ???
    Thế này , TM đã vì VK hy sinh cả Tổ Quốc , phản bội lại gia đình ... Chả lẽ VK lại còn hứng thú chém giết nữa sao ?
    Còn việc trung quân ái quốc , y cũng đã làm hết mình , đã cứu hàng ngàn sinh mạng giáo đồ Minh giáo ( trong đó có cả Chu Nguyên Chương đấy ) , đã phần nào gây cho nhà Nguyên những tổn thất nhất định , chẳng lẽ thế là chưa đủ ?

    Hoàn toàn không , lúc ấy đại sự trong giáo đều đã do Dương Tiêu chấp chưởng , còn sự nghiệp kháng Nguyên là của Chu Nguyên Chương chứ không phải của Vô Kị !
    Theo tiêu chuẩn anh hùng của cô nương đưa ra ban đâu , Bư mỗ chả thấy gì là không đủ cả ...

    Majin-Boo
  8. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Cô nương ơi , tiêu chuẩn anh hùng của cô đâu có khoản dễ bị gạt ???
    Thế này , TM đã vì VK hy sinh cả Tổ Quốc , phản bội lại gia đình ... Chả lẽ VK lại còn hứng thú chém giết nữa sao ?
    Còn việc trung quân ái quốc , y cũng đã làm hết mình , đã cứu hàng ngàn sinh mạng giáo đồ Minh giáo ( trong đó có cả Chu Nguyên Chương đấy ) , đã phần nào gây cho nhà Nguyên những tổn thất nhất định , chẳng lẽ thế là chưa đủ ?

    Hoàn toàn không , lúc ấy đại sự trong giáo đều đã do Dương Tiêu chấp chưởng , còn sự nghiệp kháng Nguyên là của Chu Nguyên Chương chứ không phải của Vô Kị !
    Theo tiêu chuẩn anh hùng của cô nương đưa ra ban đâu , Bư mỗ chả thấy gì là không đủ cả ...

    Majin-Boo
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Chẹp, về ý 1 & 2 của cô nương thì có lẽ chúng ta nên dừng ở đây, vì cách nhìn của mỗi người khác nhau, có cãi đến tết Congo cũng vậy. Ở đây chỉ xin lưu ý cô nương 2 điểm:
    + Vô Kỵ đúng là thiếu cá tính, cả tin, nhưng nó khác với cả tin mù quáng. Bằng chứng là hắn cũng biết tin vào lẽ phải. Cái chủ yếu là hắn là người tốt, chuyện gì cũng suy nghĩ cho người khác, kô nghĩ đến bản thân mình, vị nhân chi nhân. Đó chính là nhược điểm, mà cũng là ưu điểm của hắn. Có người thích cái tính đó, có người không thích. Đây là quan điểm cá nhân!
    + Chuyện tình cảm lấp lửng thì cô nương bảo VK "hèn" là kô chính xác. Chính vì con người VK quá tốt, luôn nghĩ cho người, nên hắn mới kô dám phụ lòng cô nào cả. Chuyện tình yêu đâu phải chỉ gật đầu 1 cái là xong? Nhiều người đến khi kết hôn mới biết đó kô phải là người mình yêu thương kia mà! Cho nên kô thể trách VK được. Và cuối cùng, hắn cũng nhận ra tấm chân tình của Triệu Minh đó thôi. Hắn cũng chỉ yêu mỗi Triệu Minh. Cô nương nếu còn thắc mắc thì phải đọc lại đoạn cuối của Ỷ thiên Đồ long ký rồi.
    Ý thứ 3:
    Tài năng như VK, kô đầu phục triều đình, đã là có lòng trung quân ái quốc rồi. Còn tại sao hắn phải từ bỏ Minh giáo, dẫn Triệu Minh phiêu lãng giang hồ, kô hỏi đến chuyện đời, thì chẳng lẽ cô nương còn chưa hiểu sao? Triệu Minh phản cha phản anh, từ bỏ dân tộc, 1 lòng 1 dạ đi theo Vô Kỵ. Nếu Vô Kỵ vẫn tiếp tục lãnh đạo Minh giáo chém giết người Mông Cổ, lên ngôi vua, thì hắn là kẻ đáng khinh bỉ nhất trên đời.
    Ý thứ 4:

    Có lẽ cô nương vẫn chưa hiểu rõ sự khác biệt giữa Giáo chủ Minh giáo - 1 tổ chức bang hội giáo phái trong giang hồ với lãnh tụ nghĩa quân kháng Nguyên.
    Minh giáo chỉ là 1 tổ chức trong võ lâm, cho nên người đứng đầu cốt yếu có tấm lòng nhân hậu, võ công cao cường, thông minh tài trí, để có thể đưa giáo phái nổi danh trong giang hồ mà thôi. Người Giáo chủ kô nhất thiết phải có tầm nhìn chính trị xa rộng, có tài thao lược điều binh khiển tướng của 1 người làm đại nghiệp. Thử hỏi những người như Trương Tam Phong, Không Văn phương trượng, Diệt Tuyệt sư thái, họ có phải là những người tinh thông thao lược, điều binh khiển tướng kô? Có phải là kiểu người lãnh đạo những cuộc khởi nghĩa kô? Cho dù là Tiêu Phong hay Quách Tĩnh (chỉ có tài dùng binh) cũng kô có tài đấy. Người tài năng nhất trong lĩnh vực này chính là Nhậm Ngã Hành, nhưng họ Nhậm cũng chỉ tài giỏi trên giang hồ thôi, chứ nếu dùng rộng trên tầm quốc gia thì sợ cũng chưa thấm thía gì đâu.
    Tuy nhiên, giáo chúng Minh giáo, ngoài nhửng người luyện tập võ công, đi lại trong giang hồ, thì một số lượng lớn khác, chiếm đa số, chính là nhân dân. Chính lực lượng này mới là nòng cốt ủng hộ cho những thủ lãnh xuất thân từ Minh giáo khởi nghĩa kháng Nguyên. Nói cách khác, nghĩa quân chỉ biết Chu Nguyên Chương, Thường Ngộ Xuân, Từ Đạt, Lưu Bá Ôn, Hàn Sơn Đồng, Từ Thọ Huy, chứ họ kô biết đến những Trương Vô Kỵ, Dương Tiêu, Vi Nhất Tiếu, Hân Thiên Chính (giả sử những người này có thật). Ngay đến hòa thượng Bành Doanh Ngọc, 1 người có thật trong lịch sử, cũng kô được đại đa số nhân dân biết.
    Như vậy, việc Trương Vô Kỵ có bỏ ngôi Giáo chủ Minh giáo, nó chẳng ảnh hưởng gì đến đại cuộc thiên hạ cả. Có chăng chỉ là trên giang hồ Minh giáo mất đi 1 Giáo chủ kỳ tài, võ lâm mất đi 1 cao thủ tuyệt đỉnh, Võ Đang mất đi 1 đệ tử xuất sắc. Vậy thôi! Ngược lại, nếu Chu Nguyên Chương chết đi, mới thật sự ảnh hưởng đến đại nghiệp kháng Nguyên.
    Hi vọng tại hạ đã giải thích rõ ràng.
    Ý thứ 5:
    Về "anh hùng" thì thật có nhiều cách nhìn. Định nghĩa của cô nương là 1 nguồn tham khảo có giá trị. Tuy nhiên vẫn có các cách nhìn khác. VD như Tào Tháo - Lưu Bị là những gian hùng hay anh hùng? Rồi thì Hạng Vũ là anh hùng hay kô, trong khi Lưu Bang mới là kẻ được thiên hạ? Những câu hỏi đấy nếu muốn có 1 lời giải đáp rõ ràng được mọi người chấp nhận thì cũng khó khăn lắm vậy.
    Tại hạ nhận việc dùng chữ "cấp độ anh hùng khác nhau" là sai. Cũng hơi khó giải thích, nhưng như tại hạ từng đề cập, nó là những biểu hiện khác nhau của 1 anh hùng.
    Lại lấy phim Hero làm VD. Nhân vật Tàn Kiếm nếu như theo các tiêu chí cô nương đưa ra thì thiếu mất cái hoài bão to lớn. Nhưng như thế nào là to lớn? Hoài bão của Tàn Kiếm chỉ là được cùng Phi Tuyết sống trọn kiếp bên nhau. Nội 2 chữ "to lớn" nó cũng đã khiến người ta đau đầu rồi. Và rốt lại, Tàn Kiếm có phải là anh hùng hay kô? Tại hạ cho rằng y là anh hùng, vì đã nhìn thấu được đại cuộc thiên hạ. Có thể cô nương có cách nhìn khác.
    Lại lấy 1 VD khác: Bá Nha là 1 người đánh đàn rất hay. Tử Kỳ chỉ là 1 tiều phu, kô biết gảy đàn. Tuy nhiên Tử Kỳ có thể trở thành bạn tri âm với Bá Nha. Như vậy Tử Kỳ có thông thạo âm nhạc hay kô? Có xứng đáng là 1 bậc thầy trong âm nhạc hay kô?Tử Kỳ kô có tài gảy đàn, nhưng lại có tài nghe tiếng đàn hiểu tâm trạng.
    Như vậy ở đây, Trương Vô Kỵ, nếu như kô quá nghiêm khác, hắn cũng xứng đáng làm anh hùng. Hắn kô có tài thao lược, nhưng lại biết nhìn người, nên đã trao binh thư cho Từ Đạt. Hắn kô có hoài bão to lớn, nhưng lại nhìn ra cái hoài bão của Chu Nguyên Chương, nhận ra vai trò của Chu trong đại nghiệp đánh ta Đạt tử. Dĩ nhiên Trương Vô Kỵ kô sánh được như Tiêu Phong, Quách Tĩnh, nhưng hắn vẫn có thể được xem là anh hùng.
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Chẹp, về ý 1 & 2 của cô nương thì có lẽ chúng ta nên dừng ở đây, vì cách nhìn của mỗi người khác nhau, có cãi đến tết Congo cũng vậy. Ở đây chỉ xin lưu ý cô nương 2 điểm:
    + Vô Kỵ đúng là thiếu cá tính, cả tin, nhưng nó khác với cả tin mù quáng. Bằng chứng là hắn cũng biết tin vào lẽ phải. Cái chủ yếu là hắn là người tốt, chuyện gì cũng suy nghĩ cho người khác, kô nghĩ đến bản thân mình, vị nhân chi nhân. Đó chính là nhược điểm, mà cũng là ưu điểm của hắn. Có người thích cái tính đó, có người không thích. Đây là quan điểm cá nhân!
    + Chuyện tình cảm lấp lửng thì cô nương bảo VK "hèn" là kô chính xác. Chính vì con người VK quá tốt, luôn nghĩ cho người, nên hắn mới kô dám phụ lòng cô nào cả. Chuyện tình yêu đâu phải chỉ gật đầu 1 cái là xong? Nhiều người đến khi kết hôn mới biết đó kô phải là người mình yêu thương kia mà! Cho nên kô thể trách VK được. Và cuối cùng, hắn cũng nhận ra tấm chân tình của Triệu Minh đó thôi. Hắn cũng chỉ yêu mỗi Triệu Minh. Cô nương nếu còn thắc mắc thì phải đọc lại đoạn cuối của Ỷ thiên Đồ long ký rồi.
    Ý thứ 3:
    Tài năng như VK, kô đầu phục triều đình, đã là có lòng trung quân ái quốc rồi. Còn tại sao hắn phải từ bỏ Minh giáo, dẫn Triệu Minh phiêu lãng giang hồ, kô hỏi đến chuyện đời, thì chẳng lẽ cô nương còn chưa hiểu sao? Triệu Minh phản cha phản anh, từ bỏ dân tộc, 1 lòng 1 dạ đi theo Vô Kỵ. Nếu Vô Kỵ vẫn tiếp tục lãnh đạo Minh giáo chém giết người Mông Cổ, lên ngôi vua, thì hắn là kẻ đáng khinh bỉ nhất trên đời.
    Ý thứ 4:

    Có lẽ cô nương vẫn chưa hiểu rõ sự khác biệt giữa Giáo chủ Minh giáo - 1 tổ chức bang hội giáo phái trong giang hồ với lãnh tụ nghĩa quân kháng Nguyên.
    Minh giáo chỉ là 1 tổ chức trong võ lâm, cho nên người đứng đầu cốt yếu có tấm lòng nhân hậu, võ công cao cường, thông minh tài trí, để có thể đưa giáo phái nổi danh trong giang hồ mà thôi. Người Giáo chủ kô nhất thiết phải có tầm nhìn chính trị xa rộng, có tài thao lược điều binh khiển tướng của 1 người làm đại nghiệp. Thử hỏi những người như Trương Tam Phong, Không Văn phương trượng, Diệt Tuyệt sư thái, họ có phải là những người tinh thông thao lược, điều binh khiển tướng kô? Có phải là kiểu người lãnh đạo những cuộc khởi nghĩa kô? Cho dù là Tiêu Phong hay Quách Tĩnh (chỉ có tài dùng binh) cũng kô có tài đấy. Người tài năng nhất trong lĩnh vực này chính là Nhậm Ngã Hành, nhưng họ Nhậm cũng chỉ tài giỏi trên giang hồ thôi, chứ nếu dùng rộng trên tầm quốc gia thì sợ cũng chưa thấm thía gì đâu.
    Tuy nhiên, giáo chúng Minh giáo, ngoài nhửng người luyện tập võ công, đi lại trong giang hồ, thì một số lượng lớn khác, chiếm đa số, chính là nhân dân. Chính lực lượng này mới là nòng cốt ủng hộ cho những thủ lãnh xuất thân từ Minh giáo khởi nghĩa kháng Nguyên. Nói cách khác, nghĩa quân chỉ biết Chu Nguyên Chương, Thường Ngộ Xuân, Từ Đạt, Lưu Bá Ôn, Hàn Sơn Đồng, Từ Thọ Huy, chứ họ kô biết đến những Trương Vô Kỵ, Dương Tiêu, Vi Nhất Tiếu, Hân Thiên Chính (giả sử những người này có thật). Ngay đến hòa thượng Bành Doanh Ngọc, 1 người có thật trong lịch sử, cũng kô được đại đa số nhân dân biết.
    Như vậy, việc Trương Vô Kỵ có bỏ ngôi Giáo chủ Minh giáo, nó chẳng ảnh hưởng gì đến đại cuộc thiên hạ cả. Có chăng chỉ là trên giang hồ Minh giáo mất đi 1 Giáo chủ kỳ tài, võ lâm mất đi 1 cao thủ tuyệt đỉnh, Võ Đang mất đi 1 đệ tử xuất sắc. Vậy thôi! Ngược lại, nếu Chu Nguyên Chương chết đi, mới thật sự ảnh hưởng đến đại nghiệp kháng Nguyên.
    Hi vọng tại hạ đã giải thích rõ ràng.
    Ý thứ 5:
    Về "anh hùng" thì thật có nhiều cách nhìn. Định nghĩa của cô nương là 1 nguồn tham khảo có giá trị. Tuy nhiên vẫn có các cách nhìn khác. VD như Tào Tháo - Lưu Bị là những gian hùng hay anh hùng? Rồi thì Hạng Vũ là anh hùng hay kô, trong khi Lưu Bang mới là kẻ được thiên hạ? Những câu hỏi đấy nếu muốn có 1 lời giải đáp rõ ràng được mọi người chấp nhận thì cũng khó khăn lắm vậy.
    Tại hạ nhận việc dùng chữ "cấp độ anh hùng khác nhau" là sai. Cũng hơi khó giải thích, nhưng như tại hạ từng đề cập, nó là những biểu hiện khác nhau của 1 anh hùng.
    Lại lấy phim Hero làm VD. Nhân vật Tàn Kiếm nếu như theo các tiêu chí cô nương đưa ra thì thiếu mất cái hoài bão to lớn. Nhưng như thế nào là to lớn? Hoài bão của Tàn Kiếm chỉ là được cùng Phi Tuyết sống trọn kiếp bên nhau. Nội 2 chữ "to lớn" nó cũng đã khiến người ta đau đầu rồi. Và rốt lại, Tàn Kiếm có phải là anh hùng hay kô? Tại hạ cho rằng y là anh hùng, vì đã nhìn thấu được đại cuộc thiên hạ. Có thể cô nương có cách nhìn khác.
    Lại lấy 1 VD khác: Bá Nha là 1 người đánh đàn rất hay. Tử Kỳ chỉ là 1 tiều phu, kô biết gảy đàn. Tuy nhiên Tử Kỳ có thể trở thành bạn tri âm với Bá Nha. Như vậy Tử Kỳ có thông thạo âm nhạc hay kô? Có xứng đáng là 1 bậc thầy trong âm nhạc hay kô?Tử Kỳ kô có tài gảy đàn, nhưng lại có tài nghe tiếng đàn hiểu tâm trạng.
    Như vậy ở đây, Trương Vô Kỵ, nếu như kô quá nghiêm khác, hắn cũng xứng đáng làm anh hùng. Hắn kô có tài thao lược, nhưng lại biết nhìn người, nên đã trao binh thư cho Từ Đạt. Hắn kô có hoài bão to lớn, nhưng lại nhìn ra cái hoài bão của Chu Nguyên Chương, nhận ra vai trò của Chu trong đại nghiệp đánh ta Đạt tử. Dĩ nhiên Trương Vô Kỵ kô sánh được như Tiêu Phong, Quách Tĩnh, nhưng hắn vẫn có thể được xem là anh hùng.
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.

Chia sẻ trang này