1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình chọn "Thần kinh nhị thập cảnh" mới, xin mời tích cực tham gia!

Chủ đề trong 'Huế' bởi duongphuongbay, 26/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Bình chọn "Thần kinh nhị thập cảnh" mới, xin mời tích cực tham gia!

    Cách đây vừa tròn 150 năm, vua Thiệu Trị (1841- 1847)- vị vua thứ ba của triều Nguyễn đã từng nhận diện "xếp hạng" hơn 20 danh lam thắng cảnh nổi tiếng, gọi là "Thần kinh nhị thập cảnh" của vùng đất Phú Xuân Huế. Những thắng cảnh đó gồm: Lầu Minh Viễn trong Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1827; vườn Thiệu Phương trong Tử Cấm Thành xây dựng năm 1828; hồ Tịnh Tâm nằm phía Bắc Hoàn Thành xây ựưng năm 1839; vườn Thư Quang- một trong những vườn ngự nổi tiếng xây dựng năm 1836; vườn Ngự Viên nằm phía Bắc vườn Thiệu Phương xây dựng năm 1821; gác Hải Tịnh Niên Phong nằm trên đảo Doanh Châu trong Hoàng thành xây dựng năm 1821; vườn Thường Mậu và vườn Thượng Uyển xây dựng năm 1840; núi Tuý Vân thuộc huyện Phú Lộc; cửa Thuận An, sông Hương, núi Ngự; phá Hà Trung thuộc huyện Phú Vang; Quán Linh Hữu- đền thờ đạo Lão nằm trong kinh thành xây dựng năm 1829; chùa Thiên Mụ (1601); Phong cảnh đầu nguồn sông Hương- nơi hợp lưu của nguồn Tả Trạch, Hữu Trạch sang ngã ba Tuần; chùa Giác Hoàng nằm ở Ðông Nam kinh thành bên cạnh Hoàng thành; Quốc Tử giám thành lập năm 1863; Rừng Ðông Lâm cách Huế 10 km thuộc địa phận huyện Hương Thuỷ; Vùng nước nóng nằm bên nguồn Tả Trạch thuộc huyện Hương Trà

    Trong 20 danh lam thuộc các công trình kiến trúc của kinh đô, 8 danh cảnh thuộc về thiên nhiên sông núi. Thế mới hay Huế là nơi giao cảm hoà hợp giữa nhiên nhiên và tâm hồn con người để tạo nên một nét văn hoá riêng biệt. Ðiều thú vị hơn cả là 20 thắng cảnh ấy đều được vua Thiệu Trị đề thơ vịnh cảnh ghi lại cảm xúc của mình trước cảnh đẹp diệu huyền của núi non, sông nước . Những bài thơ này năm 1844 được nội các sưu tập, sắp xếp, vẽ tranh minh hoạ, làm nên tập thơ "Thần kinh nhị thập cảnh". Nó không chỉ mang giá trị văn hoá một thời mà còn mang ý nghĩa nghiên cứu địa chí, danh lam rất có giá trị sau này. Nhiều bài thơ vịnh của vua Thiệu Trị được các nghệ nhân đúc đồng, làm gốm xứ Huế, khắc trên bia đá, biển đồng, tráng trên các vật dụng bằng men sứ ...

    Nhờ những bài thơ này mà đến nay nhiều danh lam thắng cảnh đã bị phế tích nhưng ta vẫn còn như thấy được phần nào vẻ uy nghi diễm lệ quyến rũ của những thắng cảnh đất Thần kinh vàng son một thuở.

    Ðến Kinh Thành hôm nay ta không còn trông thấy Lầu Minh Viễn. Nhưng..."Lầu Minh Viễn ba tầng chót vót, bốn phía lung linh, trước thềm bốn mặt Nam Bắc Tây Ðông tràn đầy cảnh sắc. Ngoài sân trước sau đều ngư hoa cỏ hội tụ..."(Trùng Minh Viên Chiếu)...Tìm đến vườn Ngự Viên, trong kí ức ta bắt gặp khung cảnh"...Trong vườn Ngự Viên đêm thu lặng lẽ cửa cấm thâm nghiêm, rực rỡ lầu son vạn trượng, trong ánh trăng trong vắt, thấu suốt một nước thẳm một dòng chấm ao ngọc sáng soi" (Ðêm trăng vườn Ngự viên)...

    Những thắng cảnh ấy giờ đây không còn một trăm năm mươi năm đã trôi qua, sự tàn phá của thời gian , của chiến tranh và của chính bàn tay vô thức của con người đã làm cho nhiều danh lam thắng cảnh Huế thời vua Thiệu Trị mất mát dần.

    Trong số 20 thắng cảnh xưa bây giờ chỉ còn lại 8 thắng cảnh trong đó 5 thắng cảnh thuộc về thiên nhiên sông núi gồm: sông Hương, núi Ngự Bình, phá Hà Trung, cửa Thuận An, núi Tuý Vân. Ba công trình kiến trúc của con người còn lại là: chùa Thiên Mụ, hồ Tịnh Tâm, Quốc tử giám và đây cũng là những di tích tạo nên quần thể di sản văn hoá Huế. (Theo sách "Thần kinh Nhị Thập Cảnh", Phan Thuận An chủ biên, TTBTDTCĐH)

    Lẽ gì 150 năm sau chúng ta không bình chọn lại "Thần kinh nhị thập cảnh" khi các thắng cảnh di tích cũ đã hoang phế điêu tàn. Ngày xưa vua Thiệu Trị bình chọn không giới hạn trong phạm vi Kinh thành Huế mà còn cả các vùng ven của tỉnh TT-H hiện nay. Căn cứ vào tiêu chí này, ĐPB tạm bình chọn 20 cảnh đẹp mới của đất cố đô như sau:

    Danh thắng: 1. Sông Hương 2.Đồi Vọng Cảnh 3. Đồi Thiên An và Đan Viện Thiên An 4. Núi và chùa Tuý Vân (Phú Lộc) 5. Đầm Cầu Hai (Phú Lộc) 6. Bạch Mã (Phú Lộc) 7. Lăng Cô (Phú Lộc) 8. Đèo Hải Vân và Thiên hạ đệ nhất hùng quan (Phú Lộc) 9. Khu suối nước nóng Thanh Tân

    Kiến trúc cảnh quan lịch sử và hiện đại: 10. Đại Nội 11. Lăng Gia Long 12. Lăng Minh Mạng 13. Lăng Tự Đức 14. Lăng Khải Định 15. Chùa Thiên Mụ 16. Chùa Từ Hiếu 17. Cầu Trường Tiền 18. Nhà thờ Dòng chúa cứu thế 19. Cung An Định 20. Chùa Huyền Không thượng& hạ

    Riêng Núi Ngự Bình và Hồ Tịnh Tâm hiện nay quá nhếch nhác, không thể cho là thắng cảnh được.

    Ý kiến mọi người thế nào? Đây là một cuộc bình chọn nghiêm túc cho 1 đề tài Khoa học, hoan nghênh mọi người tích cực tham gia, xin cám ơn!


    TO BE OR NOT TO BE
  2. dukichvaohang

    dukichvaohang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    chỗ ni nằm mô anh DPB?
    cho em thêm cái list : Cảnh Dương<bãi Bình An>. Cầu ngoái Thanh Toàn.
  3. loncon18

    loncon18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Giời nước nóng Thanh Tân mà không biết ở mô, ra ngã An Hoà đi khoảng 25km là tới, hehe, lần đầu tiên đi bị trục trặc nên chỉ làm culi xách đồ cho bạn thôi á. Tiếc hùi hụi, thấy tụi tắm sướng lắm á. Tui co'' chụp ảnh, nhưng tiếc là chẳng có cái nào chụp phong cảnh cả.
  4. XacUopVietNam

    XacUopVietNam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2003
    Bài viết:
    3.501
    Đã được thích:
    0
    đáng đời những kẻ .....nhìn cái mặt ghét,chẳng biết thù oán gì với tui,mỗi lần tui ra Huế là cái mặt con heo con này đâm xì hơi dã man
    ------------------------------
    Ở Huế có cái đồi Thiên An là được,nhưng lần trước đi thấy cái hồ ko còn 1 giọt nước,ko biết ai uống mà ghê rứa ko biết


    Thích nghi với mọi hoàn cảnh sống là bản năng của sự sinh tồn
    Mọi gia đình hạnh phúc đều giống nhau.Mọi gia đình bất hạnh,bất hạnh theo kiểu riêng của mình
    lev tonstoi
     
  5. junkie

    junkie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Theo ý kiến riêng bản thân tôi, tôi không cho cái suối nước nóng là thắng cảnh, nhất là thắng cảnh tự nhiên bởi con người đã can thiệp quá nhiều đến việc riêng của nó, tôi vẫn thích cái nhếch nhác của Ngự Bình hơn nó nhiều lắm.
    Cái phá Hà Trung mà anh nói bây giờ là cái đầm cầu Hai, anh nói phá Hà Trung đôi lúc người ta không biết đâu, thường thì cái phá này ăn theo luôn cả cái núi Tuý Vân nữa, không biết anh đã đến lại Tuý Vân chưa, nếu chưa thì anh nên đem theo vài cân bộc phá nữa, cái hoang sơ của nó đã bị chính những con người giữ nó cướp đi mất rồi, bây giờ họ xây tùm lum ra, xây dựng một cách vô ý thức, xây dựng một cách phá hoại, ah, mà anh có biết cái độn rùa gần đó không, nó là to hơn Tuý vân rất nhiều nhưng người ta lại gọi là độn, ở đó có bãi biển tuyệt lắm, bãi đó trước có tên là hàm rồng, bây giờ cát biển lấn vào nên không còn nhìn thấy hàm rồng nữa, còn trên đỉnh độn rùa người xưa nói có một cái giếng, nếu thả một trái bưởi có đánh dấu xuống giếng thì một thời gian sau sẽ thấy trái bưởi đó ngoài biển, tôi chưacó dịp kiểm chứng.
    Có dịp sẽ nói thêm về đề tài này với anh, bây giờ tôi không thể vội vàng đưa ra được 20 thắng cảnh của riêng tôi bởi tôi sợ mình sẽ nhận định sai, tôi yêu Huế và tôi không thể sai lầm khi đánh giá nó được.

    Ngày mai chẳng biết ra sao nữa
    Mà có ra sao cũng chẳng sao.
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Đầm Cầu Hai, núi Tuý Vân, biểm Hàm Rồng ĐPB đã từng đi nhiều lần, lần gần đây nhất năm 1999, nên không biết giờ thay đổi như thế nào, chỉ biết ngày xưa đi đò qua đầm Cầu Hai rộng mênh mông ngút ngàn, cảnh đẹp không thể tả. Chùa Tuý Vân với tháp Điều Ngự quá điêu tàn, nhưng vẫn để lại cho du khách phương xa những xúc cảm đặc biệt. Họ lấy làm tiếc cho việc không biết khai thác di tích danh thắng độc đáo này vào tour . Đứng trên tháp Điều Ngự ngắm đầm Cầu Hai với những vuông tôm chằng chịt như bàn cờ, xa xa cửa biển Tư Hiền cuồn cuộn sóng (ngày biển động mà), quả thật yêu Huế hơn lúc nào hết.
    Bãi biển Hàm Rồng rất đẹp, nước biển trong xanh, bãi cát trắng nguyên sơ, hải sản tươi sống ngon và rẻ, còn gì hơn thế nữa. Vẫn còn đấy, đó là mỏm đá chắn ngang ra biển rất hùng vĩ (không biết đó có phải là ĐỘN RÙA như bạn Junkie nói không?) , đứng trên mỏm đá ngắm sóng biển đánh ầm ầm tung sóng bọt trắng vào các tảng đá bên dưới cho ta cảm giác hoang sơ khó tả. Chưa nghe sự tích thả bưởi vào giếng bao giờ, nhưng nghe qua cũng rất hay, có lẽ sẽ kiểm chứng thêm, thanks!

    TO BE OR NOT TO BE
  7. dukichvaohang

    dukichvaohang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Em nói như rứa là vì ở đầu nguồn Hữu Trạch có 1 mạch nước nóng, chơ còn cái Thanh Tân Ồ Ồ đó chảy ra mô nơi sông Bồ, liên quan chi đến Tả Trạch mô. Đầu nguồn Tả Trạch em đi rồi, có Khe Lạnh, có 5 chàng, 7 chàng... <người miền đó gọi chàng là tầng>, chơ mạch nước nóng ở đầu nguồn Tả Trạch thì chắc là không có .
  8. junkie

    junkie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ cái mỏm đá mà anh đề cập đến đó là một phần của cái hàm rồng đấy, độn rùa chính là cái núi to vật vã gần núi Túy Vân, có lẽ giờ này người ta cũng bắt đầu tàn sát tháp Điều Ngự điêu tàn của anh rồi, tôi ướcchi nó vẫn được điêu tàn như nó vẫn thế bởi chính sự điêu tàn của nó làm cho du khách luôn có cảm giác hình như trong tiềm thức, bây giờ xây mới lại e là không hợp rồi, cách đây vài tháng tôi có đến đó lại, người ta đã kịp lót đá dẫn đến tháp và xây biết bao công trình thổ tả xung quanh, tôi thèm cái cảm giác được đi lần theo lối mòn đất đá và rêu phong như ngày xưa quá, cửa Tư Hiền đang dần lấp lại theo quy luật của thiên nhiên cho nên không cuộn sóng nữa, anh đừng thăm lại làm gì, hãy để nó sống trong ký ức của anh mãi đi, cảm giác có lẽ chỉ là một cái gì đó thoảng qua trong một thời gian nhất định, tôi cũng đã thử đi tìm nó rồi nhưng không được cho nên những nơi nào tôi đã đi qua mà để lại trong tôi bao niềm nhớ mong thì tôi sẽ tìm cách thoái thác khi có người rủ tôi đến đó lần hai, có lẽ cũng nhờ vậy mà mọi nơi trên đất Việt này luôn đẹp trong mắt tôi.
    Tôi thích được nói chuyện với anh về chủ đề này lắm, nhưng mà tôi không biết cách để bắt đầu một bài viết, anh hãy cho tôi một gợi ý nhỏ về một địa điểm nào đó, tôi sẽ nói cảm nhận của riêng tôi về nó, không dấu gì anh bạn bè xung quanh phong cho tôi là "thằng Huế học" tôi không muốn là nhà Huế học bởi không phải tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống nhìn nhận một cách nghiêm túc là hay nhất, tôi muốn nhìn Huế dưới con mắt của "thằng" hơn, hi vọng anh cũng là một "thằng" như tôi bởi đơn giản tôi yêu Huế biết bao.

    Ngày mai chẳng biết ra sao nữa
    Mà có ra sao cũng chẳng sao.
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu thêm về hệ đầm phá ở Huế nè:
    Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tên gọi tắt của một hệ thống đầm phá liên hoàn bao gồm: phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thuỷ Tú, đầm Hà Trung, đầm Cầu Hai) là hệ thống đầm phá thuộc cỡ lớn trên thế giới. Nó được phân bố trên chiều dài 68 km, rộng gần 22.000 ha; nơi rộng nhất là 14 km và nơi hẹp nhất là 0,6 km, có tổng diện tích mặt nước là 216 km², chiếm 43% diện tích lãnh thổ Thừa Thiên Huế, chiếm gần một nửa tổng diện tích đầm phá ven bờ Việt Nam (480,5 km²).
    Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hợp thành từ các bộ phận:
    [​IMG] - Phá Tam Giang giới hạn phía Bắc là cửa sông Ô Lâu, phía Nam là cửa sông Hương thông với biển qua cửa Thuận An. Từ Ô Lâu tới Thuận An dài 26 km, chiều rộng phá từ 2 - 3,5km. Thuộc địa phận 12 xã của ba huyện Quảng Ðiền, Phong Ðiền và Hương Trà. Phá Tam Giang có diện tích khoảng 5.200ha.
    - Ðầm Sam (phía nam cửa sông Hương) có diện tích khoảng 1.620 ha, liên quan đến tám xã của huyện Phú Vang.
    [​IMG] - Ðầm Thủy Tú - Hà Trung, gọi tắt là đầm Thủy Tú có diện tích khoảng 3.600 ha, 24 km, bao gồm bốn xã của Phú Vang và Phú Lộc.
    - Phía Nam đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có đầm Lăng Cô (còn gọi là đầm Lập An hoặc vụng An Cư), đầm Lăng Cô có diện tích 1.600ha.
    [​IMG] Ðầm phá Tam Giang - Cầu Hai được hình thành và tồn tại hơn 2000 năm. Ðây là loại hình thuỷ vực rất độc đáo, được coi như là một vùng biển - một lagoon ven biển nhiệt đới.
    Chính những đặc điểm này của địa hình đã tạo tiền đề cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau: du lịch trên sông nối tiếp qua đầm phá và ra biển; du lịch thể thao trên mặt nước; khám phá cuộc sống trên đầm phá; du lịch tham quan kết hợp nghiên cứu khoa học.

    TO BE OR NOT TO BE
  10. dukichvaohang

    dukichvaohang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    cho em với bác junkie cái nào. Em học hỏi bác nhiều, hẹn 1 lần mô đó bác nhỉ.

Chia sẻ trang này