1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Binh Chủng Hóa Học của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TLJacqueline, 01/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Binh Chủng Hóa Học của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

    Trong quân đội của chúng ta có một binh chủng gọi là "Binh chủng hóa học". Tớ mở topic này với hi vọng cùng mọi người bàn luận đóng góp kiến thức của mình để mọi người có thể hiểu biết thêm về một Binh Chủng đặc biệt của Quân Dội Nhân Dân Việt Nam.
    Ai có hiểu biết gì về Binh Chủng này xin hãy đóng góp.
  2. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Mở đầu hihii.
    BINH CHỦNG HOÁ HỌC:
    bộ đội chuyên môn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, có chức năng phòng, chống vũ khí hoá học huỷ diệt lớn của đối phương và nguỵ trang các mục tiêu quan trọng bằng các hoá chất chuyên dụng. Cũng có thể hiệp đồng chiến đấu với bộ binh và xe tăng bằng vũ khí hoá học. Thành lập 19.4.1958. Huân chương Quân công và Huân chương Hồ Chí Minh.

    nguồn : Bach Khoa Toàn Thư
    thấy dòng chữ hiệp đống tác chiến bằng vũ khí hóa học nghe cũng hay hay...
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1032.0
    hinado thích bài này.
  4. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Mượn cái link của bác mos.
    Sự ra đời của Binh Chủng Hóa Học.
    Từ khi xuất hiện chiến tranh, cùng với các loại vũ khí khác, con người đã biết sử dụng chất độc và chất cháy vào mục đích quân sự. Nếu như ban đầu là nhưng hợp chất tự nhiên tồn tại trong động, thực vật dùng để tẩm vào các mũi tên, đầu mũi gươm giáo thì sau này. người ta đã biết điều chế ra chất độc từ những hợp chất hữu cơ và chế tạo nó thành một loại vũ khí riêng.
    Thế kỷ XX với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), chất độc hóa học đã được các nước tham chiến sử dụng với một khối lượng lớn trên quy mô rộng. Quân Đức đã tiến hành trận dùng khí Clo đầu tiên ở Y-pơ-rơ (Bỉ) ngày 22 tháng 4 năm 1915. Do không có sự chuẩn bị khí tài và các phương tiện phòng độc nên Liên quân Anh Pháp đã bị chết 6.000 và bị ngộ độc 15.000 quân. Y-pơ-rơ "là một ngày đen tối nhất" trong lịch sử chiến tranh của quân đồng minh.
    Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chất độc hóa học vẫn được các nước đế quốc tiếp tục nghiên cứu. sản xuất và tàng trữ. Các kho chứa chất độc ở Mỹ và Đức được mở rộng thêm, các chất độc và phương tiện mới được đưa ra thí nghiệm và đưa vào trang bị cho quân đội.
    Trước chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức đã xây dựng các kho chứa chất độc rất lớn và khi bước vào chiến tranh; ngày 3 tháng 9 năm 1939 chúng đã ném bom chứa Y-pê-rít xuống ngoại ô Vác-sa-va của Ba Lan. Và từ đó chất độc hóa học đã được bọn phát xít sử dụng một cách phổ biến trong các trại tập trung ở Mai-đa-nếch, Ốt-sơ-vít, Trép-lin-ka, giết hại dã man hàng triệu người dân vô tội...
    Ngày 1 tháng 4 năm 1943, Hít-le có ý định sử dụng vũ khí hóa học nhằm hủy diệt thành phố Lê-nin-grát, nhưng chúng buộc phải từ bỏ kế hoạch nguy hiểm này vì các nước đồng minh chống phát xít tuyên bố sẽ có hành động trả đũa thích đáng.
    Mặc dù quốc tế đã nghiêm cấm, nhưng chất độc hóa học vẫn trở thành một loại vũ khí nguy hiểm. Cùng với nền công nghiệp chiến tranh của các nước đế quốc. nó được phát triển tử phạm vi hẹp, mức độ nhỏ đến phạm vì rộng, mức độ lớn với kỹ thuật tinh vi và với phương tiện sử dụng ngày càng hiệu đại. Đi đôi với việc phát triển vũ khí hóa học, chủ nghĩa đế quốc còn tăng cường sản xuất vũ khí hạt nhân hòng giành thế mạnh về quân sự.
    Tháng 8 năm 1945, đế quốc Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hy-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản làm hàng chục vạn người chết và bị thương, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến ngày nay... Chất độc chất cháy trong chừng mực nào đó đã được các nước đế quốc sử dụng một cách thường xuyên nhằm ngăn chặn trấn áp phong trào đấu tranh yêu nước của các dân tộc. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. thực dân Pháp đã tiến hành nhưng cuộc ném bom cháy napan, phốt pho rất dã man có tính chất hủy diệt xuống các làng bản, đốt trụi bao miền quê yên lành của chúng ta. Tháng 5 năm 1954, Pháp Mỹ đã thỏa thuận mở chiến dịch Vô Tua, dùng 300 máy bay khu trục, 60 pháo đài bay B29. khi cần thì mang bom nguyên tử từ sân bay Cơ-lác (Phi-líp-pin) đến ném vào trận địa Điện Biên Phủ. Theo kế hoạch này Mỹ sẽ ném từ 1 đến 6 quả bom nguyên từ, mỗi quả có sức công phá lớn hữu loại đã ném xuống Hy-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki. Tuy nhiên, chiến dịch Vô Tua không thực hiện được vì nhiều nguyên nhân trong đó có sức mạnh chiến đấu của quân và dân ta. có phong trào chống chiến tranh đòi hòa bình của nhâu dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới ủng hộ chúng ta đang lên tới đỉnh cao.
    Điều đó cho thấy, chủ nghĩa đế quốc không từ bỏ một âm mưu. thủ đoạn thâm độc nào, kể cả việc sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân, loại vũ khí đã bị luật pháp quốc tế ngăn cấm để thực hiệu mục tiêu chiến lược của chúng.
    Về phía ta, sau gần chín năm chiến đấu cực kỳ gian khổ và anh dũng, cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ đã kết thúc thắng lợi. Với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã đánh đổ nền đô hộ của thực dân Pháp ngót một thế kỷ. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam được ký kết. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Thắng lợi này lnở đường cho cách mạng Việt Nam bước vào lột thời kỳ phát triển với nhữg điều kiện mới, nhưng cũng đầy những khó khăn phức tạp mới. Đất nước tạm thời chia thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Cuộc đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là nhiệm vụ chút trì hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
    Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh trong tương lai. Tổng Quân ủy đã tích cực chấn chỉnh các đơn vị quân binh chủng đã được xây dựng từ trước và chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời một số quân binh chủng mới. trong đó có Bộ đội Hóa học. Thực hiện nhiệm vụ này, từ năm 1955. Tổng Quân ủy đã giao cho Trường sĩ quan Lục quân Việt Nam tổ chức tập huấn nhưng nội dung cơ bản về hóa học, nguyên từ cho các giáo viên của trường, trong đó có các đồng chí Nguyện Xuân Tấn, Phùng Hữu Đĩnh, Nguyễn Văn Toàn...
    Tháng 1 năm 1956, Trường sĩ quan Lục quân Việt Nam lại cử các đồng chí Nguyên Xuân Tấn, Phùng Hữu Đĩnh, Đào Quốc Hưng, Nguyễn Trung Võ và Hoàng Thanh đi đào tạo chủ nhiệm hóa học trung đoàn, sư đoàn và cán bộ chỉ huy phân đội tại Trường Hóa học Bắc Kinh (Thạch Gia Trang - Trung Quốc). Và đến tháng 12 cùng năm. khi các đồng chí này tốt nghiệp trở về, Bộ đã quyết định thành lập khoa Hóa học Trường sĩ quan Lục quân. Đồng chí Nguyễn Xuân Tấn được bổ nhiệm trưởng khoa. Các đồng chí Nguyên Trung Võ, Hoàng Thanh. Đào Quốc Hưng, Phùng Hữu Đĩnh là giáo viên được phân công giảng các phần chuyên luôn hóa học: chất độc và chất tiêu độc. nguyên tử phóng xạ. khí tài xe máy và chiến thuật binh chủng. Đó là những cán bộ hóa học đầu tiên có mặt ở Khoa Hóa học Trường sĩ quan Lục quân Việt Nam và cũng từ đây trong chương trình, các học viên sĩ quan được học tập những nội dung cơ bản về hóa học. nguyên tử.
    Tuy vừa thành lập. nhưng Khoa Hóa học Trường sĩ quan lục quân Việt Nam đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị huấn luyện, giảng dạy cho lớp đào tạo sĩ quan hóa học. Để bảo đảm công tác giảng dạy trong khi số giáo viên có hạn. khoa mở lớp bồi dưỡng giáo viên hóa học có 12 đồng chí là cán bộ bộ binh và giáo viên văn hóa trong đó có các đồng chí Võ Bảy. Phạm Văn Hòa, Huỳnh Tấn Phước, Lê Minh Hình, Nguyễn Đình Hinh, Lê Xuân Phòng, Hoàng Tiềm, Đỗ Bỉnh Khiêm, đồng thời các đồng chí Nguyễn Bảo Tân, Nguyễn Xuân Phẫu đang làm phiên dịch Trung văn chuyên dịch về chiến thuật cũng được bổ sung để bồi dường làm giáo viên chiến thuật binh chủng.
    Cũng trong thời gian này, Bộ cử các đồng chí: Lê Hùng Việt, Hà Văn Dục, Lưu Ngọc Định. Trần Tiến Lâm, Nguyễn Văn Ngũ, Nguyên Văn Bang đi đào tạo dài hạn tại Trường đào tạo sĩ quan Hóa học Thạch Gia Trang (Trung Quốc) với thời gian 3 năm, các đồng chí Hoàng Quốc Sử, Nguyễn Mạnh Trí, Lê Thanh Thu đi đào tạo tại Học viện Phòng hóa quân đội Liên Xô với thời gian 7 năm.
    Đồng thời trong năm 1956. Bộ thành lập Tổ nghiên cứu tác chiến dưới điều kiện vũ khí nguyên tử, hóa học ở Cục Quân huấn do đồng chí Đặng Quân Thụy phụ trách. Đây là tổ chức tiền thân cơ quan chỉ đạo phòng hóa của Quân đội nhân dân Việt Nam...
    Khi Khoa Hóa học của Trường sĩ quan Lục quân Việt Nam đã có những điều kiện cơ bản để tổ chức huấn luyện chuyên môn; theo quyết định của Bộ, đại đội đào tạo sĩ quan hóa học đầu tiên với phiêu hiệu 37 được tổ chức tại trường. Đại đội gồm 97 đồng chí, được lựa chọn từ các đơn vị trong toàn quân, hầu hết là những cán bộ chỉ huy phân đội xuất thân từ công nhân, nông dân đã trải qua thử thách chiến đấu chống Pháp. Đại đội do đồng chí Trần Quang Bôn làm đại đội trưởng. đồng chí Nguyên Chương, sau đó là đồng chí Ngô Quang Phiếu làm chính trị viên và đồng chí Trần Nhung là chính trị viên phó. Các đồng chí Trần Thị, Hoàng Thiên Hùng, Nguyên Văn Quảng là trung đội trưởng của 3 trung đội. Tuy trong chiêu sinh, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chú trọng lựa chọn các đồng chí có văn hóa nhất định nhưng khi tập trung, nhiều đồng chí văn hóa còn rất thấp. Điều đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác học tập, huấn luyện tiếp theo của các học viên cũng như công tác giảng dạy của giáo viên.
    Khắc phục tinh trạng này, từ ngày 6 tháng 4 năm 1956 đến tháng 11 năm 1956, Trường đã tổ chức dạy thêm văn hóa cho anh em. Các học viên trình độ học vấn thấp đã có nhiều cố gắng học tập để vươn lên, đáp ứng việc huấn luyện, học tập chuyên môn sau này.
    Tháng 7 năm 1957. để có số cán bộ hóa học biên chế trong toàn quân. Bộ chỉ thị cho Trường sĩ quan Lục quân tiếp tục đào tạo 2 đại đội sĩ quan phòng hóa 52 và 53 với quân số 162 học viên. Theo chỉ thị .số 62/BMG của Bộ, Trường nhận quân vào tháng 9, bắt đầu huấn luyện vào tháng 10 năm 1957. Đây là lớp đào tạo sĩ quan hóa học thứ 2 sau đại đội 37. Các đồng chí Tạ Viết Quý, Trần Minh Trí. Nguyễn Văn Đức Trần Nhung là cán bộ chủ chốt của hai đại đội trên. Những học viên của các khóa đào tạo này là những hạt nhân rất quan trọng cho việc xây dựng lực lượng hóa học trong những năm tháng sau.
    Cũng trong tháng 7 năm 1957, tại trường Trung cao quân sự Khoa Hóa học cũng được thành lập. Khoa có nhiệm vụ bồi dưỡng công tác phòng hóa học, nguyên tử cho cán bộ trung cao cấp trong toàn quân. Đồng chí Cù Xuân Sắc được phân công làm trưởng khoa. Như vậy tuy Bộ đội Hóa học chưa ra đời. nhưng những yếu tố ban đầu đã được hình thành, trong đó việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ và thành lập các tổ chức chỉ đạo huấn luyện được Bộ đặc biệt chú ý quan tâm.
    Với phương châm tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lấy tự đào tạo, bồi dưỡng trong nước là chính, kết hợp gửi đi học ở nước ngoài; từ tháng 4 năm 1956 đến tháng 7 năm 1957, Trường sĩ quan Lục quân đã đào tạo 3 đại đội sĩ quan hóa học với hơn 2oo cán bộ, đây là một con số đáng kể và rất quan trọng cho việc tổ chức xây dựng Bộ đội Hóa học sau này. Mặt khác, để chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho Bộ đội Hóa học. Bộ đã tiếp nhận một số trang bị khí tài hóa học của các nước anh em viện trợ, yếu tố bảo đảm không thể thiếu được cho việc thành lập lột tổ chức mới của quân đội. Như vậy, việc tổ chức, chấn chỉnh các đơn vị quân binh chủng đã được xây dựng trước đó và việc chuẩn bị cho sự ra đời một số quân binh chủng mới, trong đó có Bộ đội Hóa học đã được Tổng Quân ủy xúc tiến một cách tích cực.
    Đặc biệt, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 (họp vào cuối tháng 3 năm 1957) đã ra Nghị quyết về nhiệm vụ và phương châm xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng1 (Theo "Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam - Biên niên sự kiện, tập II, Nxb QĐND, Hà Nội 1991), tr.49.). Nghị quyết nêu rõ: "Trước những âm mưu gây chiến của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và bọn tay sai. nhân dân và quân đội ta phải luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, luôn luôn giữ vững và tăng cường ý chí chiến đấu. Chúng ta phải tích cực xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. đó là một trong những nhiệm vụ chủ yếu hiện nay của toàn Đảng và toàn dân ta". ~ Nghị quyết xác định nhiệm vụ quân đội trong tình lính mới là: "Bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội; bảo vệ chủ quyền. lãnh thổ và an mình của nước Việt Nam dâư chủ cộng hòa. làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình. thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. chủ yếu là đế quốc Mỹ và tay sai. . . ". Đồng thời, Nghị quyết cũng đề ra phương châm: "Tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng nạnh tiến dần từng bước đến chính quy hóa và hiện đại hoá". Về nhiệm vụ trước mắt và trong một thời gian nhất định phải "Tích cực phấn đấu để tiếp tục thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch xây dựng quân đội nhân dân, làm cho quân đội ta trở thành một lục quân cách mạng chính quy và tương đối hiện đại. đồng thời đặt cơ sở cho các quân chủng và binh chủng khác".
    Thực hiện Nghị quyết 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sau hơn 3 năm tích cực chuẩn bị mọi mặt, Tổng Quân ủy đã thông qua đề án tổ chức, xây dựng Bộ đội Hóa học. Ngày 17 tháng 3 năm 1958, căn cứ vào sắc lệnh thành lập Tổng cục Quân huấn của *************. Bộ Tổng Tham mưu ban hành công văn số 173/BTM. tổ chức các cơ quan trực thuộc Tổng cục Quân huấn trong đó có Phòng Hóa học - nguyên tử nằm trong Cục Huấn luyện chiến đấu. Phòng Hóa học - nguyên tử được phát triển từ Tổ nghiên cứu tác chiến dưới điều kiện vũ khí nguyên tử. hóa học là cơ quan nghiệp vụ làm thân mưu cho Bộ chỉ đạo huấn luyện phòng hóa học, nguyên tử trong toàn quân, đồng thời phối hợp với các cơ quan. tổ chức. xây dựng một số cơ quan. đơn vị hóa học theo đề án đã được xác đinh.
    Phòng Hóa học - nguyên tử được thành lập là bước phát triển quan trọng của Bộ đội Hóa học về nhặt tổ chức chỉ đạo chuyên môn. Nó phát triển phù hợp với quy luật xây dựng quân đội và xây dựng lực lượng vũ trang trong giai đoạn mới như Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 đã đề ra. Phòng Hóa học - nguyên tử lúc đầu có 4 đồng chí: Đặng Quân Thụy. Trần Khuê. Lê Liêm. Nguyễn Phúc Thức. Đồng chí Đặng Quân Thụy làm trưởng phòng. Phòng biên chế 3 bộ phận: chi đạo huấn luyện, trang bị khí tài và nghiêu cứu biên soạn tài liệu.
    Ngày 19 tháng 4 năm 1958. Bộ Tổng Tham lưu ra quyết định số 214/BMG; giao nhiệm vụ cho Trường sĩ quan Lục quân tổ chức một tiểu đoàn hóa học trực thuộc lấy phiên hiệu là tiểu đoàn 6. Đây là tiểu đoàn hóa học đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. có nhiệm vụ đào tạo hạ sĩ quan hóa học cho toàn quân. đảm nhiệm phòng hóa học hạt nhân và chiến đấu bằng vũ khí lửa. Cùng ngày 19 tháng 4 năm 1958. Bộ cũng quyết định thành lập hai đại đội hóa học trực thuộc hai Sư đoàn bộ binh 308 và 320. Như vậy đến ngày 19 tháng 4 năm 1958, về tổ chức. Bộ đội Hóa học đã có cơ quan chuyên trách chỉ đạo chuyên môn là phòng Hóa học - nguyên tử nằm trong Cục Huấn luyện chiến đấu; Khoa Hóa học Trường sĩ quan Lục quân Việt Nam; Khoa Hóa học Trường Trung cao quân sự và đã có quyết định tổ chức tiểu đoàn 6 trực thuộc Trường sĩ quan Lục quân Việt Nam. hai đại đội hóa học trực thuộc hai Sư đoàn bộ binh 308 và 320.
    Ngày 19 tháng 4 năm 1958 đánh dấu sự ra đời và phát triển của Bộ đội Hóa học Quân đội nhân dâu Việt Nam. (Năm 1973, Bộ Tổng Tham mưu đã quyết đùth lấy ngày 19 tháng 4 uăm 1958 là ưgày truyền thống của Bộ đội Hóa học). Bộ đội Hóa học - một thành phần mới. một lực lượng mới của quân đội ta được thành lập là một đòi hỏi khách quan trên con đường xây dựng quân đội theo hướng chính quy hiện đại để tạo nên sức mạnh mới cho quân đội. Đó là một chủ trương đúng đắn của Đảng trong việc vận dụng uhưng quy luật khách quan để tổ chức, xây dựng quân đội, sẵn sàng đối phó với đế quốc Mỹ - kẻ thù trực tiếp nguy hiểm của nhân dân ta.
    Được TLJacqueline sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 01/08/2008
  5. 76

    76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Mình tưởng là Bộ tư lệnh hóa học gì đó mà
  6. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Có hẵn một binh chủng bác àh, bác có biết gì về binh chủng này không...
  7. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Khởi đầu của việc sử dụng vũ khí hóa học.
    Tháng 4 năm 1915, trong những ngày cuối cùng của cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất, bầu trời ảm đạm, binh sĩ của quân đội Pháp đang ở trong chiến hào, trên chiến trường, với sự yên tĩnh tạm thời bao phủ. Đột nhiên, từ hướng trận địa của quân đội Đức bay tới một thể khí màu vàng xanh, giống như một màn sương mù ma quái theo gió thổi vào trận địa quân Pháp. Binh sĩ không đề phòng đột nhiên náo loạn, trong chiến hào vang lên những tiếng la hét, kêu gào, những thân thể người giãy giụa, những đôi mắt trở nên mù lòa, những da thịt chịu sự đau đớn không kể xiết, những khối óc phút chốc tê liệt, những cánh tay đành phải buông rời vũ khí, những người lính chiến trở nên vô hiệu?
    Thì ra, đây là khí độc clo mà quân Đức phun ra, cũng là loại khí độc sử dụng lần đầu tiên trong đại chiến thế giới. Với việc thả khí độc này, Đức đã mở màn cho việc sử dụng chất độc hoá học trong chiến tranh hiện đại.
    Những hi sinh thầm lặng của các chiến sỉ trong Binh Chủng Hóa Học.
    Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến nay, đã có hơn 50 cuộc chiến tranh bị lên án có sử dụng vũ khí hóa học và chất độc hóa học. Các loại chất độc được sử dụng trong các cuộc chiến tranh sau này không chỉ còn là khí clo như quân Đức sử dụng năm xưa nữa mà xuất hiện thêm nhiều loại độc chất khác như chất độc CS, chất độc tâm thần BZ, chất độc thần kinh Sarin, Tabun? với những tác động khủng khiếp lên con người. Việt Nam, một đất nước đã trải qua dằng dặc những năm tháng chiến tranh thực sự phải đối mặt với vũ khí hoá học và chất độc hóa học của kẻ thù kể từ khi nào? Câu chuyện giữa chúng tôi, đoàn nhà văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội với Đại tá Phạm Quốc Trung - Tư lệnh Binh chủng hóa học, được bắt đầu như thế, và câu trả lời về sự ra đời của Bộ đội hóa học của đồng chí tư lệnh chính thức đưa chúng tôi vào cuộc đối thoại cởi mở này.
    - Đảng và Quân đội ta đã có cái nhìn rất sớm về chiến tranh hóa học và có sự chuẩn bị tích cực ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ (1954) được ký kết - Tư lệnh Phạm Quốc Trung nói - Từ dự báo chiến lược là đế quốc Mỹ sẽ nhảy vào Đông Dương thay chân thực dân Pháp, Đảng ta nhận định là chúng ta sẽ phải đối phó với một cuộc chiến tranh có vũ khí giết người hàng loạt. Bởi vì đế quốc Mỹ đã từng dội bom nguyên tử xuống hai thành phố Nagasaki và Hyrosima của Nhật Bản, vì vậy trước kẻ thù mới này chủ trương của ta là phải xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, có khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ, kể cả trong tình huống địch sử dụng vũ khí hóa học, hạt nhân hay các loại vũ khí hủy diệt lớn. Ngay từ năm 1956, Quân đội ta đã cử cán bộ ra nước ngoài học tập về chuyên ngành hóa học đồng thời thành lập ?oTổ nghiên cứu tác chiến dưới điều kiện vũ khí hóa học và nguyên tử?. Hai năm sau đó là thời gian chúng ta tích cực mở các lớp đào tạo sĩ quan hóa học, bồi dưỡng kiến thức phòng chống vũ khí hủy diệt lớn cho cán bộ trung - cao cấp trong toàn quân, tranh thủ nhận một số vũ khí, khí tài hóa học của các nước anh em viện trợ, chuẩn bị về cơ sở vật chất cho bộ đội hóa học ra đời. Nhờ có sự chuẩn bị tích cực đó mà ngày 19 tháng 4 năm 1958, tiểu đoàn hóa học đầu tiên được thành lập, có phiên hiệu là d6, trực thuộc trường Sĩ quan Lục quân, đồng thời hai đại đội hóa học khác cũng được thành lập trực thuộc hai sư đoàn bộ binh lớn của chúng ta bấy giờ là sư 308 và sư 320. Đây là những tổ chức tiền thân của Bộ đội Hóa học, và ngày 19 tháng 4 hàng năm được lấy làm ngày truyền thống của Bộ đội hóa học.
    Vâng, vậy là đã 50 năm trôi qua kể từ khi chúng ta có bộ đội hoá học. Nhìn lại cả chặng đường dài trưởng thành và phát triển ấy của bộ đội hóa học có biết bao điều cần nói, muốn nói, cả tự hào, kiêu hãnh lẫn ngậm ngùi, xót xa. Chính vì vậy mà câu chuyện giữa chúng tôi trở thành không đầu không cuối. Chuyện trong chiến tranh kéo đằng đẵng về đến thời bình, rồi chuyện thời bình lại ngược về những năm tháng chiến tranh. Trong những câu chuyện tưởng như bất tận ấy, người lính hóa học hiện lên lặng thầm, gan góc, bền bỉ hy sinh ngay cả khi cuộc chiến đã lùi xa hơn ba chục năm rồi. Thế mới biết Đảng ta thật sáng suốt! Thế mới biết Bộ đã có những chủ trương đúng và trúng như thế nào! Chỉ ba năm sau khi các đơn vị hóa học chính quy đầu tiên của quân đội ra đời, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước bước vào một giai đoạn mới: Phải chiến đấu với một kẻ thù sử dụng chất độc hóa học. Từ năm 1961 đến 1971 không quân Mỹ đã rải 74 triệu lít (có tài liệu đưa con số là 85,5 triệu lít, lại có tài liệu khẳng định là 100 triệu lít) chất độc diệt cỏ, trong đó 64% là độc chất màu da cam, chất tím, chất hồng. Tất cả các hóa chất này đều có chứa dioxin, một độc chất nguy hiểm nhất mà con người biết đến. Tổng số lượng dioxin được rải xuống Việt Nam khoảng 170 kg (có số liệu còn cao hơn). Theo số liệu từ hồ sơ của Mỹ mà J. Stellman cùng 4 nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ đã công bố trên tạp chí Mỹ Nature số 422 ra ngày 17/4/2003, trong 4611 khu vực ở miền Nam Việt Nam bị không quân Mỹ dùng 9.809 đợt máy bay phun chất độc diệt cỏ, thống kê 3.181 khu vực có hơn 4,8 triệu người có mặt tại thời điểm phun chất độc, còn 1.430 khu vực khác không ước lượng được số dân cư.
    Suốt những năm tháng chiến tranh đó, bộ đội hóa học chủ yếu làm tốt nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu và trực tiếp chiến đấu trên khắp các chiến trường. Những thành tích của bộ đội hóa học thể hiện bằng chiến công thả khói bảo vệ các mục tiêu hoặc dùng khói để ngụy trang, nghi binh; rồi tổ chức phòng hóa cho bộ đội và nhân dân trên các chiến trường; rồi dùng vũ khí của địch đánh địch, rồi dùng vũ khí, khí tài đặc chủng với hàng trăm lượt các phân đội súng phun lửa, cối hóa học vào trận, vân vân và vân vân? Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân ta kết thúc. Các quân binh chủng khác đã có thể lui về xây dựng lực lượng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Địch thì đã thua, rút chạy rồi nhưng những độc chất kẻ thù để lại kia vẫn đang tiếp tục ?ochiến đấu? với chúng ta ngay trong thời bình và bộ đội hóa học là những người lính vẫn đang bền bỉ làm nhiệm vụ của mình. Hóa chất là thứ chúng ta không dễ nhìn thấy. Nó cũng không ?ođùng, đoàng? một cái là có thể kết liễu được con người nên rất khó phát hiện và đề phòng. Tư lệnh Phạm Quốc Trung tâm sự: Cuộc chiến tranh hóa học mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất từ trước tới nay. Chất độc hóa học mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh gồm hàng chục loại, trong đó có các chất diệt cỏ, chất diệt côn trùng sâu bọ, chất độc quân sự? Các chất diệt cỏ chia thành nhiều loại: chất độc da cam, đỏ tía, xanh, trắng? (gọi theo mầu sơn ở ngoài các vỏ thùng đựng chất độc của quân đội Mỹ để phân biệt). Chất độc da cam (Agent Orange) là chất độc hỗn hợp của hai loại chất độc diệt cây 2,4D và 2,4,5T. Dioxin là một sản phẩm phụ hình thành trong quá trình sản xuất chất độc diệt cây. Dioxin là một độc tố cực mạnh, với nồng độ một phần tỷ gram, dioxin đã có thể gây ra tai biến sinh sản; chỉ cần với 80 gram, người ta có thể giết chết một thành phố 7 triệu dân. Các nhà khoa học, bằng thực nghiệm đã chứng minh rằng, dioxin có tác dụng gây ra quái thai, gây đột biến gien, gây độc hại với các tế bào, đặc biệt là tế bào não, thận, gan, tim, gây ngộ độc phổi, ung thư, gây rối loạn nhiều quá trình trao đổi chất khác nhau trong tế bào và tác động gián tiếp trên bộ máy di truyền tế bào. Thời gian bán hủy của dioxin trong cơ thể khá dài, có thể đến hơn chục năm. Dioxin lại không chịu sự phân hóa sinh học bởi các vi sinh vật thông thường nên nó tồn lưu trong môi trường rất lâu. Tính đến nay, chất độc diệt cây có chứa dioxin do Mỹ rải xuống Việt Nam đã qua thời gian hơn 40 năm. Sau hơn 10 năm, lượng dioxin còn tồn tại trong con người trên dưới 50%. Kết quả nghiên cứu trong giới cựu quân nhân Mỹ và ở Ý cho thấy người bị nhiễm dioxin sẽ chết sớm. Do đó, có thể nói rằng đã có nhiều nạn nhân người Việt chết trong thời gian ngay sau khi chiến tranh kết thúc ít nhiều liên quan hay chịu ảnh hưởng chất màu da cam. Nói một cách khác, nạn nhân trực tiếp của dioxin trong chất độc diệt cây còn lại mỗi ngày một ít. Những nạn nhân hay đối tượng còn sống ngày nay có thể chỉ là nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba hoặc nhiễm mới.
    Về hậu quả của chất độc dioxin đối với đất nước chúng ta thì đã quá rõ ràng. Ngay cả phía quân đội Mĩ cũng ước tính khoảng 9% trong số 2,6 triệu lính Mỹ tham chiến, tức khoảng 200 ngàn người bị ảnh hưởng chất độc da cam. Cả thế giới đang lên tiếng về vấn đề này. Lương tri của nhân loại đang bị tổn thương ghê gớm. Với đất nước chúng ta, con số 4 hay 5 triệu nạn nhân bị nhiễm độc da cam hay hàng trăm ngàn trẻ em sinh ra sau chiến tranh bị ảnh hưởng chất độc này (trong đó có 50 ngàn trường hợp bị dị tật bẩm sinh) chỉ là con số ban đầu. Bởi các loại chất độc này vẫn còn đang hiện diện trên đất nước chúng ta và nó đặt ra vấn đề xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh như thế nào?
    Trong rất nhiều nhiệm vụ của bộ đội hóa học thời bình, như tham mưu, đề xuất các nội dung, giải pháp xây dựng và phát triển tiềm lực phòng chống vũ khí hủy diệt lớn cho quân đội và nhân dân; Sẵn sàng chiến đấu với các tình huống địch sử dụng tác nhân hóa học, sinh học, phóng xạ; Xử lý các sự cố hóa chất độc xạ mà ở bất cứ quốc gia nào đang phát triển cũng phải đối mặt gay gắt. Đảm bảo quan trắc cảnh báo phát hiện diễn biến tác động hóa học, phóng xạ các mục tiêu chính trị, quốc phòng trọng yếu; Nghiên cứu, cải tiến, sản xuất các loại trang bị khí tài hóa học; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ? Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh của bộ đội hóa học. Trước khi có buổi trò chuyện, đối thoại với đồng chí Tư lệnh, chúng tôi đã có một ngày ?olân la? tìm hiểu công việc của những người lính hóa học ở Trung tâm công nghệ xử lý môi trường. Cuộc trò chuyện với ?ocác nhà khoa học của binh chủng? đã làm chúng tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Các anh đã lặn lội khắp nơi để thực hiện công việc xử lý các loại chất độc tồn lưu. Và những mẩu chuyện mà các anh kể lại làm chúng tôi kinh ngạc. Có lần họ đến làm việc ở một vùng đất bị ô nhiễm và được một người bạn mời đến nhà hàng đặc sản để ăn những con tôm hai đầu chỉ duy nhất vùng ấy mới có. Họ đã từ chối và khuyên người bạn không nên ăn những loại đặc sản kỳ quái đó. Mấy năm sau họ quay lại khu vực bị nhiễm ấy để tiếp tục công việc thì hay tin người bạn kia cùng gia đình đã chết vì ung thư. Lại có một sự so sánh thế này: Dioxin có thể sinh ra từ sản xuất công nghiệp. Ở nước Anh, người ta ước tính mỗi năm sản sinh ra khoảng 0,5 kg dioxin và cả đất nước sương mù phải chi rất nhiều tiền bạc cho việc bảo vệ môi trường sống của họ, trong đó có việc xử lý nửa cân dioxin kia. Còn đất nước chúng ta hiện nay có vài trăm cân dioxin, biết đến bao giờ chúng ta mới làm sạch được môi trường sống của mình? Bao nhiêu tiền của nữa sẽ đổ xuống? Bao nhiêu sức người nữa sẽ bỏ ra? Bao nhiêu sự hy sinh nữa sẽ tiếp tục thầm lặng? Từ những mẩu chuyện trên, có thể suy diễn thế này, đất nhiễm độc thì con người sống trên đất ấy nhiễm độc đã đành, nhưng những người đến giải độc cũng sẽ phải trực tiếp tiếp xúc với đất nhiễm độc, và nguy cơ bị nhiễm độc theo hoàn toàn có thể xảy ra. Bộ đội hóa học chính là những người đi giải độc cho các vùng đất bị nhiễm. Vậy sự rủi ro có xảy đến với các anh không? Chính những người lính ở Trung tâm xử lý môi trường đã trả lời câu hỏi này như sau: Chúng tôi trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng độc trước khi bắt tay vào công việc. Nhưng cũng như những người lính thuộc các quân binh chủng khác, không ai dám khẳng định là không có rủi ro. Không ít người trong chúng tôi bảo: Cầu mong nếu có xảy ra chuyện gì thì xảy ra ngay khi chúng tôi còn đang công tác, đừng để sau này về già rồi mới xảy ra chuyện làm khổ vợ khổ con. Đấy là chưa kể công việc xử lý chất độc chỉ được tiến hành vào mùa khô, những người lính hoá học lúc nào cũng trong trang bị kín bưng với mặt nạ phòng độc làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, vô cùng vất vả. Và điều mà chúng tôi muốn hỏi người đứng đầu binh chủng chuyên đi ?ogiải độc cho đất? là cái công việc gian nan này đã sắp xong chưa, đến bao giờ thì đất nước của chúng ta thật sự hết ô nhiễm và những người lính của chúng ta không còn phải đối mặt với những thứ độc chất chết người kia?
    Tư lệnh Phạm Quốc Trung dùng hình ảnh tư liệu cập nhật trong máy tính của anh để chỉ cho chúng tôi trên màn hình những khu vực được đánh dấu ô nhiễm. ?oCác anh nhìn xem. Nếu tính diện tích trước kia bị phun rải thuốc độc thì có thể nói là từ vĩ tuyến 17 trở vào. Tuy nhiên sau nhiều năm, chất độc đã bị mưa, nắng rửa trôi, phân hủy nên nói chung mặt đất đồng ruộng đã trở lại an toàn. Còn các khu vực kho tàng, sân bay, nơi tập kết chất độc, nơi máy bay chở độc chất rơi thì chúng ta còn một số ?ođiểm nóng?, chủ yếu ở các căn cứ quân sự cũ của Mỹ. Chưa kể, tháng 6 năm 2007 vừa qua, Bộ quốc phòng Mỹ còn cung cấp thêm cho chúng ta một số ?ođiểm nóng? nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát để kiểm chứng lại những thông tin này. Có những chất độc hóa học hàng trăm năm cũng không phân hủy hết. Nhiều loại bom, đạn, thùng phi, bao gói đã bị han gỉ vỏ bọc bên ngoài nhưng chất độc bên trong vẫn còn nguyên tác hại. Tính đến năm 2007 chúng ta đã thu gom, xử lý được 350 tấn chất độc CS và các loại vũ khí có chứa chất độc CS. Có thể nói với các loại chất độc CS và một số chất độc khác chúng ta đã cơ bản kiểm soát được, nếu phát hiện thấy ở đâu là sẽ tiến hành thu gom, xử lý ở đấy. Còn với các ?ođiểm nóng?, nhiễm dioxin thì còn phải rất lâu nữa chúng ta mới có thể giải độc được. Từ khảo sát, nghiên cứu đến xử lý phải mất rất nhiều công sức, tiền bạc và lòng dũng cảm cũng như sự hy sinh của những người lính??.
    ...
  8. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Câu chuyện về xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh chiếm quá nửa thời gian trò chuyện của chúng tôi. Tuy nhiên, các nhà văn quân đội còn đặt ra nhiều vấn đề khác để trò chuyện, đối thoại cùng đồng chí Tư lệnh binh chủng hóa học. Vấn đề xử lý sự cố hoá chất, độc xạ hoặc các sự cố môi trường gần đây chẳng hạn, hầu như đều có mặt của bộ đội hóa học cả? ?oĐúng vậy - Tư lệnh Phạm Quốc Trung khẳng định - Chúng tôi rất tự hào khi được nhân dân tin tưởng. Bộ đội Hóa học thời bình đã từng dập cháy mỏ than Thống Nhất, cứu nguồn vàng đen cho Tổ quốc, xử lý môi trường ô nhiễm do hủy pháo ở Bình Đà. Cứ có vấn đề gì không yên tâm về an ninh môi trường là nhân dân lại tìm đến với bộ đội hóa học. Mấy năm qua những người lính phòng hóa đã giúp nhân dân một địa phương ngay sát thủ đô xử lý 350 tấn gia cầm tiêu hủy không đúng quy trình phát sinh khí độc, kịp thời xử lý sự cố vỡ công ten nơ hóa chất độc của tàu nước ngoài tại cảng Chùa Vẽ Hải Phòng, xử lý hàng trăm tấn thuốc bảo vệ thực vật quá hạn, biến chất tại Hà Nội và các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Ninh Bình?, trực tiếp tham gia truy tìm, đánh giá kết luận mức độ nguy hiểm các nguồn hóa chất độc hay phóng xạ thất thoát tại nhiều tỉnh thành như Bình Định, Huế, Phú Yên, Hà Nội, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh... Hoặc ngay như sau những đợt lũ lụt liên miên cuối năm 2007 vừa qua cũng vậy. Rất nhiều tỉnh bị ô nhiễm nguồn nước. Chúng tôi đã cung cấp 350 bộ lọc nước cho các tỉnh bị ô nhiễm nguồn nước nặng. Mỗi bộ có thể lọc được 200 khối nước, ít nhiều giúp bà con vượt qua nguy cơ bùng phát dịch bệnh từ nước bẩn. Xét cho cùng, xử lý sự cố môi trường vừa là nhiệm vụ vừa là trách nhiệm của bộ đội hóa học trước đất nước và nhân dân mình?.
    Thế còn về vấn đề đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận, kế tiếp sao cho binh chủng hóa học không ngừng lớn mạnh, sẵn sàng đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới? Tư lệnh Phạm Quốc Trung xòe bốn ngón tay ra: ?oNgười lính của một binh chủng kỹ thuật ngoài bản lĩnh chính trị, sức khỏe và lòng dũng cảm ra còn cần đến tri thức. Vì thế chúng tôi rất coi trọng việc đào tạo nguồn lực con người, nhất là đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu. Về đào tạo nguồn cán bộ kỹ thuật binh chủng chúng tôi có bốn hướng sau: Một là cử cán bộ đi học theo hướng của Bộ, hai là liên kết với Học viện Kỹ thuật quân sự đào tạo chuyên sâu cho cán bộ của chúng tôi các chuyên ngành về phòng hóa, ba là lấy học viên đầu vào của các trường thuộc khối khoa học kỹ thuật quân sự gửi đi học chuyên ngành hóa học ở ngoài dân sự rồi về phục vụ cho binh chủng, bốn là lấy sinh viên tốt nghiệp các trường ngoài dân sự có chuyên ngành phù hợp vào phục vụ trong binh chủng. Như vậy có thể nói là Binh chủng đã huy động tất cả những nguồn lực có thể để xây dựng và phát triển lực lượng của mình, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiêm vụ mà Đảng, nhà nước và quân đội giao phó?.
    Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện với đồng chí Tư lệnh Binh chủng Hóa học, người thực hiện bài viết này ngỏ ý rất khâm phục những người lính phun lửa trong chiến tranh. Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, đại đội phun lửa của anh hùng Hoàng Văn Vẻ chỉ bằng bốn phát súng phun lửa đã diệt được bốn xe M113 và gần 60 tên địch. Những người lính tăng, lính pháo, lính trời, lính bếp, lính đạn, lính xế? đều đã đi vào thơ ca, nhạc, họa, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân. Vậy mà những người lính phun lửa với hình ảnh can trường, bi tráng và hào hùng như thế lại dường như vắng bóng trong các loại hình nghệ thuật, trong đó có văn học của chúng tôi. Tư lệnh Phạm Quốc Trung bắt tay các nhà văn quân đội, nói lời chia tay: ?oĐúng thế đấy. Ngày xưa trong chiến trường, mỗi khi vào trận đánh, thấy có lính phun lửa chúng tôi là bộ đội ta phấn khích lắm. Nhưng bộ đội phun lửa nói riêng và bộ đội hóa học nói chung đều nằm trong đội hình chung là Quân đội nhân dân Việt Nam, là những anh Bộ đội *****, thường thầm lặng trước những hy sinh. Ngày nay Binh chủng Hóa học đã lớn mạnh hơn nhiều. Nếu một cuộc chiến tranh không mong muốn xảy ra thì bộ đội hóa học còn có nhiều trang bị hay, nhiều kinh nghiệm giỏi để sẵn sàng làm nòng cốt bảo đảm cho các lực lượng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược...
    Nguồn: Văn nghệ quân đội.
  9. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Có ai biết về trang bị của binh chủng hóa học không???
  10. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Anh em nào có ảnh của các chiến sĩ hóa học, nhất là các chiến sĩ dùng súng phun lửa thì làm ơn up lên diễn đàn cho mọi người cùng xem nhé!

Chia sẻ trang này