1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình đẳng trong gia đình

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi fgump, 27/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fgump

    fgump Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Bình đẳng trong gia đình

    Phân công bình đẳng công việc trong gia đình ?" Tôn trọng đời tư ?" Trách nhiệm của Giáo dục và Truyền thông đại chúng.


    Phần I. Đặt vấn đề.

    Theo đánh giá hàng năm của Liên Hợp Quốc, Việt nam nhiều năm liền là nước có chỉ số Bình đẳng giới ở mức trung bình. (Năm 2004, xếp hạng bình đẳng giới của Việt nam là 87 trên tổng số 144 quốc gia được xếp). Đây là mức chưa đủ để hỗ trợ phát triển kinh tế hướng tới mục tiêu ?odân giàu nước mạnh? và tạo ra ?oxã hội công bằng, dân chủ và văn minh? . Uỷ ban Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ cho biết, lĩnh vực phụ nữ chịu bất bình đẳng nhiều nhất là Phân công lao động trong gia đình. Bản thân tôi nhận thấy rằng, lối sống can thiệp vào đời tư đã tạo nên sức ép đáng kể lên đời sống hôn nhân của phụ nữ Việt nam nói chung, và là một trở lực rất lớn đối với yêu cầu phân công bình đẳng này.

    Mặc dù chính phủ đã nỗ lực rất nhiều về mặt chính sách, pháp luật nhằm tạo công bằng cho phụ nữ trên mọi lĩnh vực của xã hội, gia đình vẫn là thành luỹ kiên cố che giấu nhiều bất công. ?~Phân chia Công việc trong Gia đình?T, ?~Thói quen quan tâm can thiệp vào Đời tư?T là những vấn đề thuộc về Nhận thức và Lối sống, ngoài khuôn khổ tác động của luật pháp nên chỉ có thể tác động thông qua Giáo dục và Truyền thông đại chúng.

    Tôi viết bài này nhằm mục đích giải quyết các vấn đề trên. Trong phần II của bài viết này, tôi lập luận rằng nội trợ không phải là thiên chức của phụ nữ và đề nghị phân chia lại công việc trong gia đình một cách bình đẳng. Trong phần III, nhằm tạo ra môi trường thuận lợi, hỗ trợ việc phân chia công việc và giảm bớt áp lực lên đời sống hôn nhân của phụ nữ, tôi đưa ra những lập luận để loại bỏ thói quen can thiệp vào đời tư của người Việt và để nghị đa dạng hoá đời sống hôn nhân. Cuối mỗi phần là kiến nghị đối với các cơ quan Giáo dục và Truyền thông đại chúng.


    Phần II: Phân chia bình đẳng công việc trong gia đình.

    Phụ nữ Việt Nam ngày nay vẫn chịu trách nhiệm chính trong các công việc gia đình. Theo thông báo chính thức của Ủy ban Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ, thời gian lao động của nữ giới thường cao hơn nam giới 3-4 tiếng mỗi ngày. Khoảng thời gian vượt trội này chính là công việc nội trợ không tên và không được trả công. Ở vùng nông thôn và miền núi, nơi dân trí thấp, phụ nữ dân tộc thiểu số còn phải làm việc quần quật từ 5h sáng đến 11-12h đêm. Phân chia bất hợp lý công việc nội trợ làm người vợ mệt mỏi, thay đổi tính cách theo chiều hướng xấu, giảm tình yêu đối với chồng, không có đủ thời gian để chăm sóc bản thân, theo đuổi những sở thích và phát triển nghề nghiệp chuyên môn. Về phía các ông chồng, họ trở nên ích kỷ, ỷ lại, chán vợ, có quá nhiều thời gian rảnh rỗi để đi tìm những thú vui riêng, những cuộc tình ngoài luồng làm sứt mẻ hạnh phúc gia đình. Nguy hiểm hơn là điều này duy trì tư tưởng ?otrọng nam khinh nữ?, cản trở mục tiêu Bình đẳng giới của quốc gia.


    1. Khái niệm bình đẳng.

    Khái niệm bình đẳng có nhiều định nghĩa và phạm vi áp dụng. Theo nghĩa hẹp, những người đạt đến cấp độ như nhau dựa trên một số tiêu chí được sử dụng để đánh giá cần phải được hưởng những quyền lợi giống nhau. Theo nghĩa rộng hơn, trong các môi trường công như trường học, cơ quan nhà nước và các trung tâm dịch vụ công, người ta cố gắng tạo ra sự bình đẳng về cơ hội sử dụng dịch vụ, bất kể sự khác biệt về mầu da, tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo.v.v...Ở đây, cần phải hiểu Bình đẳng nghĩa là tạo ra môi trường công bằng, để cho những người rất khác nhau được hưởng những điều kiện cơ bản giống nhau. Điều này tương tự như các Vận động viên tham gia cuộc thi chạy cần được hưởng độ dài đường đua bằng nhau, môi trường ánh sáng, sức gió ngang nhau.

    Khái niệm Bình đẳng trong Gia đình phức tạp hơn nhiều. Khác với những người sử dụng các dịch vụ công hoặc tham gia cuộc đua, là những người theo đuổi những lợi ích cá nhân không cần đếm xỉa đến sự hài lòng của đối tác, vợ chồng cần phải đảm bảo những lợi ích chung của gia đình. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, những người lập gia đình cũng theo đuổi những lợi ích cá nhân rất lớn. Hầu hết mọi người trong xã hội đều cố gắng kết hôn với những người khoẻ mạnh, tài giỏi, đẹp đẽ, giầu sang, địa vị hoặc nhiều phẩm chất hấp dẫn chứ ít người muốn kết hôn với những người tàn tật, xấu xí, già nua, tâm thần, bệnh hoạn, tính nết khó chịu, để giải quyết gánh nặng cho xã hội. Hôn nhân - với bản chất không chia sẻ vợ/chồng ?" thực chất cũng là cuộc đua tranh quyết liệt để mưu cầu hạnh phúc cá nhân, mặc dù điều này hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và không có gì đáng chê trách. Khái niệm Bình đẳng trong gia đình vì lẽ đó cũng giống như tạo môi trường giống nhau cho các thành viên trong gia đình.

    Chính vì những lẽ đó, khái niệm Bình đẳng trong Gia đình cần đảm bảo được các tiêu chí:

    - Tăng cường sự gắn bó, tình yêu và đảm bảo sự phát triển của gia đình
    - Nâng cao chất lượng sống và hạnh phúc của mỗi cá nhân.
    - Đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội
    - Không đi ngược lại mục tiêu Bình đẳng của quốc gia.

    Mục đích của tôi khi viết bài này là trang bị cho cả hai giới trước khi bước vào ?ocánh cửa hôn nhân? tư tưởng bình đẳng, giảm bớt tối đa những tác động thiên lệch của môi trường xung quanh, để rồi sau đó hai người sẽ tự đàm phán với nhau trên cơ sở tình yêu, sở thích, sở trường của từng người. Môi trường ở đây có thể hiểu là họ hàng hai bên, đồng nghiệp, bạn bè, dư luận phường xã, ảnh hưởng của giáo dục, truyền thông, báo chí.v.v... Có những người cho rằng phụ nữ nào thích bình đẳng thì cứ việc đấu tranh thay đổi nhà mình. Tuy nhiên, bản thân mỗi người muốn thay đổi nhưng môi trường xung quanh cản trở thì cũng rất khó, thậm chí không thể thay đổi được. Vì vậy nên tôi nghĩ rằng tư tưởng bình đẳng cần phải được phổ biến trên toàn xã hội.

    Nguyên nhân quan trọng nhất cản trở phân chia bình đẳng công việc trong gia đình ở Việt nam là quan niệm xã hội: ?~Công việc nội trợ là thiên chức của Phụ nữ?T mà tôi sẽ lập luận để loại bỏ trong phần tiếp theo.

    2. Công việc nội trợ không phải là thiên chức của phụ nữ.

    Khi viết bài này, tôi nhớ đến những lập luận xưa nay vẫn được thừa nhận như lẽ tất nhiên:?Việc nhà là thiên chức của phụ nữ?; ?oThống kê cho thấy số phụ nữ thích làm việc nhà nhiều hơn là số không thích?, ?oPhụ nữ làm việc nhà giỏi hơn đàn ông?, ?oKhông nghi ngờ gì nữa, đàn ông đã sáng tạo ra mọi thứ trong thế giới này, đàn bà chẳng làm được gì thì phải lo việc nhà chứ?; ?oLàm người nội trợ xuất sắc cũng là vinh quang?, ?oHạnh phúc của phụ nữ là gia đình là hi sinh?, ?oKhông bao giờ có bình đẳng tuỵệt đối trong xã hội? v.v...Nhưng điều tôi e ngại hơn cả là những lập luận nhân danh chống sự can thiệp của phương tây để loại bỏ bài viết này một cách thiếu cơ sở khoa học.

    Chúng ta hồ hởi đón nhận những thành quả khoa học kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý phương tây, nhưng lại thận trọng đến mức bảo thủ mỗi khi đề cập đến tất cả những gì thuộc về văn hoá xứ người. Tôi đồng ý rằng phải thận trọng, bởi văn hoá cũng gắn liền với sinh mệnh quốc gia. Can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác thông qua con đường văn hoá là chiêu thức quen thuộc của các đế quốc. Tuy nhiên, đã từ lâu chính phủ cũng có chủ trương tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nước ngoài.

    Mỗi xã hội là một cơ thể hoàn chỉnh. Sẽ là thiển cận nếu chúng ta cứ khăng khăng đòi tách rời những thành tựu phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật phương tây ra khỏi gốc rễ nền tảng văn minh phương tây. Điều quan trọng là, trong bài viết này tôi chỉ xin nhặt ra một vài khía cạnh tích cực của lối sống phương tây có ảnh hưởng sâu sắc đến quyền lợi của một phần hai dân số quốc gia mà chúng ta có thể nghiên cứu áp dụng.


    a) Gắn nội trợ với thiên chức của phụ nữ là không có sơ sở khoa học.

    Về các thống kê xã hội cho rằng ?~phụ nữ có thiên hướng, sở trường làm việc nhà?T, cần nhìn nhận rằng phụ nữ Việt nam sinh ra đã không được hưởng một xuất phát điểm công bằng. Họ được giáo dục từ bé tư tưởng phải phục vụ, hi sinh vì nam giới. Việc giáo dục nhận thức này diễn ra vô tình hoặc cố ý cả ở gia đình, nhà trường, và xã hội. Trong suốt cuộc đời, họ vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng thiếu công bằng này từ môi trường xung quanh. Điều này rõ ràng đã làm ảnh hưởng đến các kết quả thống kê. Thêm vào đó, cho dù kết quả thống kê thế nào đi nữa, việc cố gắng chuẩn hoá thiên hướng của một nhóm phụ nữ cho toàn bộ nữ giới trong xã hội là hoàn toàn sai lầm. Xin lấy ví dụ: thống kê mẫu cho thấy 60% phụ nữ thích hoa hồng. Còn lại thích các loại hoa khác. Nhưng như vậy không có nghĩa là khuyên chỉ tặng hoa hồng cho phụ nữ. Nhiều nhà xã hội học cũng mắc phải sai lầm tương tự, khi lấy các kết quả thống kê làm chuẩn mực xã hội rồi cố gắng tác động ngược trở lại nhận thức của cá nhân.

    Trưng cầu dân ý hoặc kết quả thống kê chỉ có ý nghĩa và cần thiết đối với các vấn đề cần quyết định tập thể, (ví dụ bầu chọn đại biểu hội đồng nhân dân, biểu quyết một chính sách quốc gia...). Sở thích, sở trường của mỗi người không phụ thuộc vào số phiếu bầu. Không thể phủ nhận là rất nhiều phụ nữ chỉ phù hợp và rất thành công với các công việc ngoài xã hội, chứ không có nhiều sở trường về nội trợ. Tuy nhiên đa phần công chúng không hiểu được điều này. Họ quá tin tưởng vào quan điểm của các học giả để rồi từ đó tạo ra áp lực về ?ochuẩn mực? đối với người phụ nữ. Ngoài ra, rất nhiều người trong số phụ nữ cho rằng mình có thiên hướng đối với công việc gia đình cũng không đồng ý làm việc với lượng thời gian quá nhiều như hiện nay họ phải làm.


    Mặt khác, không phải là đàn ông không có sở trường đối với các công việc nội trợ này. Ở đa số các khách sạn, quán ăn, chúng ta vẫn thường gặp các đầu bếp, bồi bàn nam. Nhân viên sở giặt là, công ty vệ sinh cũng rất nhiều nam. Ở các nước phương tây, đàn ông đi siêu thị mua đồ ăn hàng ngày, đẩy xe nôi, địu con trước ngực, đã trở thành ?ochuyện thường ngày ở huyện?.

    Dù chưa có được cơ sở hạ tầng hiện đại như các nước công nghiệp phát triển, ở Việt nam hiện nay, hầu hết các công việc được coi là ?onặng?, đòi hỏi ?okỹ thuật? trong gia đình đều có thể gọi dịch vụ: sửa chữa điện, nước, xe, máy và các thiết bị, đồ đạc trong gia đình; chuyên chở đồ đạc thiết bị.... Đa số phụ nữ có thể và trên thực tế đã từng gọi các dịch vụ ấy chứ không đợi chồng. Vì vậy, những công việc được coi là ?otruyền thống?, ?ođòi hỏi cơ bắp? không còn nhiều và chiếm lượng thời gian không đáng kể trong tổng thời lượng chung sống của gia đình, nếu tính bình quân trong một năm. Trong khi những công việc không tên truyền thống thuộc về phụ nữ: giặt là, nấu ăn, đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc, dạy dỗ con cái...lại tốn khá nhiều thời gian và sức lực hàng ngày.

    Quỹ thời gian và sức lực của mỗi người có hạn. Phụ nữ cũng vậy. Khẩu hiệu ?~giỏi việc nước, đảm việc nhà?T giành cho phụ nữ thời chiến (khi mà hai giới không thể cùng ngồi nhà), giờ đây không còn đúng nữa, hoặc khó có thể thực hiện một cách đầy đủ. Hãy thử nghĩ xem, một nữ doanh nhân, nữ khoa học gia, nữ bác sỹ, nữ kỹ sư, hay nữ nghệ sỹ ngày nào cũng chỉ đợi hết giờ làm việc để về lo việc nội trợ thì làm sao có thể lao động với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, niềm say mê, để tạo ra của cải vật chất, dịch vụ đạt chất lượng tối đa cho xã hội? Theo tôi, có lẽ đã đến lúc nên loại bỏ những khẩu hiệu kiểu này bới chúng chỉ là công cụ để tuyên truyền bất bình đẳng.


    b) Công việc nội trợ không đem lại nhiều Vinh quang và Hạnh phúc như người ta tưởng.

    Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm đã được nêu trong các tạp chí Khoa Học về Phụ nữ: ca ngợi hình ảnh người phụ nữ truyền thống, đề cao giá trị của công việc nội trợ chỉ là cách đàn ông đùn đẩy cho đàn bà những việc mà chính bản thân họ cũng không muốn làm.

    Theo lý thuyết của Maslow, Nhu cầu được Tôn trọng, Khẳng vị thế của mình trong xã hội là một Nhu cầu Cơ bản của con người, bất kể nam hay nữ. Công việc nội trợ thường được xếp vào loại việc ?~không tên?T, vì chỉ những người trong gia đình biết, nên không thể được coi là những công việc thoả mãn Nhu cầu Khẳng định mình trong xã hội. Trên thực tế, nếu như nội trợ tạo ra uy tín, vị trí xã hội thật sự thì tại sao đàn ông ít chịu động đậy chân tay đến vậy, trong khi họ hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt các công việc ấy.

    Đến đây, tôi muốn bàn thêm một chút về Khái niệm Hạnh phúc: Xưa nay, người ta vẫn cho rằng Hạnh phúc của người đàn bà là được hi sinh vì chồng con. Quá quắt hơn, nhiều người còn gắn khái niệm hi sinh ấy với đạo đức, với hình ảnh lý tưởng của người phụ nữ. Cô nào chỉ giỏi việc nước, lơ là việc gia đình một chút, thì thường bị coi là chưa đủ Đức Hạnh.

    Thực ra, mọi vấn đề liên quan đến Hạnh phúc Gia đình thuộc về Đời Tư; không thể và không nên so sánh. Tôi sẽ nhắc lại điều này ở phần sau - Tôn Trọng Đời tư.

    Khái niệm Hạnh phúc nói chung phải bao gồm Hạnh phúc trong Gia đình, trong Công việc và trong Cộng đồng Xã hội. Một lời khen ngợi của đồng nghiệp, một sự kính trọng của công chúng đối với sản phẩm/dịch vụ/công trình của mình đều đem lại niềm vui sống cho không chỉ đàn ông mà cả phụ nữ. Thành ngữ Việt nam có những câu:?Thồng nhan đa truân?T, ?~con gái như hạt mưa sa?T, ?~đời con gái mười hai bến nước, biết trôi bến nào?T, để nói về sự phù du, bấp bênh của Hạnh phúc gia đình. Tôi hoàn toàn không có ý định đề cao Hạnh phúc trong Công việc, hay Cộng đồng hơn Hạnh phúc Gia đình mà chỉ muốn nêu một bài tính đơn giản để có được một ?~niềm vui nho nhỏ?T: Người đàn ông của bạn chỉ có một, trong khi dân số Việt nam khoảng 83 triệu. Vậy thì xác suất để làm thoả mãn và nhận được một lời khen từ người chồng hẳn sẽ khó hơn rất nhiều để nhận được sự công nhận, tán thưởng của một ai đó trong xã hội. Dĩ nhiên, làm vui lòng người bạn đời của mình kéo theo rất nhiều lợi ích cho chính cuộc đời mỗi người phụ nữ mà không một ai khác có thể đem lại. Một lời khen của người chồng có sức nặng ?~bằng cả trái đất?T, có thể giữ được niềm vui của người vợ trong vài tháng. Nhưng một sự không hài lòng, xúc phạm của anh ta cũng kéo dài sự buồn tương đương. Hạnh phúc trong Gia đình không luôn luôn tỷ lệ với Công sức, Sự hi sinh mà người phụ nữ đầu tư, đặc biệt là trong xã hội Việt nam ngày nay vẫn còn rất nhiều tệ nạn, nhiều lý do để đàn ông xúc phạm, coi thường vợ mình.

    Đặt toàn bộ niềm hi vọng vào Hạnh phúc Gia đình cũng chứa đựng khá nhiều rủi ro. Bởi vậy không nên chê bai những người phụ nữ đầu tư nhiều công sức và thời gian vào công việc để có được sự thành đạt và nổi tiếng. Sự thành công ngoài xã hội cũng đem lại rất nhiều hạnh phúc cho phụ nữ.




    Được fgump sửa chữa / chuyển vào 03:16 ngày 27/03/2006
  2. fgump

    fgump Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    c) Phân chia bất bình đẳng việc nội trợ tạo cơ hội cho sự ích kỷ và tệ nạn.
    Ở Phương tây, thường chỉ những người độc thân hoặc đang có trục trặc gia đình mới ra bar uống rượu một mình hoặc tụ tập thành nhóm với nhau. Những người có gia đình bình ổn, hạnh phúc, không hành động như vậy, bởi họ cảm thấy tìm vui thú cho riêng mình là có lỗi với người bạn đời. Hiệu suất công việc ở các nước này cao, đòi hỏi lao động vất vả. Đa số người lao động hết giờ làm đã rất mệt, chỉ muốn trở về nhà quây quần bên vợ/chồng và các con. Họ không có nhiều thời gian rảnh rỗi để buồn chán, tìm kiếm các cuộc tình ngoài luồng, mặc dù không phải là không có những chuyện tình công sở, và những trường hợp đi giải quyết ?onhu cầu? với gái bao.
    Tôi muốn bàn thêm chút về chuyện này. Xưa nay, chúng ta vẫn được tuyên truyền về một lối sống phương tây đồi bại. Khi chưa ra nước ngoài, tôi cũng tưởng tượng phương tây như một phòng triển lãm của những khu Đèn đỏ, gái điếm tung tăng đầy đường. Đàn ông, đàn bà ở mọi lứa tuổi đều sống phóng túng như những ?~động vật hoang dã?T. Kỳ thực, tôi thấy, người phương tây, cụ thể là người Mỹ ngày nay, cũng rất coi trọng giá trị gia đình. Thanh niên phương tây có thể quan hệ bừa bãi khi còn sống độc thân. Nhưng khi đã lấy vợ hoặc tự nguyện chung sống lâu dài, họ rất chung thuỷ. Đàn bà phương tây không chấp nhận chuyện chồng ngoại tình nên các quan hệ ngoài luồng hầu như đều dẫn đến chia tay. Cuộc đời của một người trưởng thành có thể có một hoặc vài mối tình (kết hôn hoặc không kết hôn), nhưng đó là những mối tình kế tiếp, kết thúc cái này mới đến cái kia, chứ không xảy ra đồng thời, gây tổn thương đau đớn cho người ******** chính thức như ở Việt nam. Trên thực tế, người phương tây cũng coi ngoại tình là hành vi tồi tệ, có ảnh hưởng không nhỏ đến đường công danh và uy tín chính trị. (Hẳn độc giả còn nhớ, ngoại tình đã khiến chiếc ghế tổng thống của Bill Clinton lung lay và Gary Hart phải sớm từ bỏ cuộc đua vào Nhà trắng.) Trong khi ở Việt nam hiện nay, ngoại tình hầu như đã trở thành một thứ mốt. Quan hệ ngoài luồng của nhiều vị có tiền, có quyền là những ?~bí mật mà ai cũng biết?T nhưng chẳng ai coi là vấn đề. Ngoài số cặp ngoại tình mà cả bên đều đã có gia đình, một số lượng lớn hơn là các quan hệ của các ông chồng với gái bao và những cô chưa chồng. Trong khi đó vợ họ thường được khuyên là phải chịu đựng hoặc bỏ qua vì con cái. Dù chưa ai thống kê được chính xác số quan hệ ngoài luồng này là bao nhiêu (có người hài hước cho rằng: khoảng 80% đàn ông Việt nam đi ?~chơi gái?T vài lần trong một năm), nhưng đây quả là thực trạng đáng báo động. Nếu so sánh về mặt suy đồi đạo đức thì chưa chắc đã thua kém gì phương tây.
    Lý giải điều này, tôi cho rằng sự coi thường phụ nữ, quan niệm xã hội đòi phụ nữ phải nhẫn nhục hi sinh và sự phân chia bất hợp lý công việc nội trợ đã khiến các ông chồng có nhiều thời gian rảnh rỗi, nhiều động lực và ?~sự trâng tráo?T để đi chơi riêng.
    d) Đàn ông Việt nam không cần được ưu tiên.
    Không thể phủ nhận rằng, đa số những phát minh, sáng chế quan trọng nhất trong thế giới này là do đàn ông thực hiện. Tuy nhiên, số vỹ nhân có những đóng góp quan trọng cho nhân loại một con số rất nhỏ. Dù chưa ai tính được cụ thể, nhưng tôi ước đoán rằng, ở mỗi thời đại, mỗi cộng đồng, số người này không chiếm quá 1% dân số. Đại đa số cư dân trong mỗi quốc gia (bao gồm cả hai giới) đều là những người bình thường, không có gì đáng phải ưu tiên hơn những người khác. Mọi quan niệm về đạo đức và lối sống của một xã hội cần phải được xây dựng dựa để thoả mãn tối đa nhu cầu của các thành viên, chứ không thể dựa trên những đặc tính của một nhóm nhỏ những cá thể nổi trội, mặc dù tất cả chúng ta đều có thể đồng ý với nhau rằng, cần có một số ưu đãi đặc biệt cho những tinh hoa của xã hội. Đến đây, tôi cũng xin lưu ý độc giả rằng: hệ tư tưởng phong kiến ở cả phương đông và phương tây đã kìm hãm cơ hội được học tập và sáng tạo phụ nữ, khiến họ không có được những đóng góp quan trọng cho xã hội.
    Trẻ em phương tây, bất kể trai hay gái, đều được giáo dục để có thể tự chăm sóc bản thân và phục vụ những người khác trong gia đình. Đa số sinh viên đại học ở Mỹ thuê nhà trọ hoặc ở trong các ký túc xá vì không học gần nhà. Họ được rèn luyện kỹ năng để sống hoàn toàn tự lập. Nữ sinh có thể đặt mua các bộ bàn ghế, giường tủ được đóng gói dưới dạng các tấm rời, mang về tự lắp. Và nam sinh đều tự lo được tất cả công việc xưa kia được coi là truyền thống của phụ nữ. Các nam giáo sư của tôi có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị quốc tế, được nhiều thế hệ sinh viên kính trọng vẫn vui vẻ tự đi siêu thị mua đồ, đón con, và thỉnh thoảng tự tay nấu một bữa cơm mời đồng nghiệp.
    Không có lý do gì khiến đàn ông Việt nam cần được ưu tiên hơn, khi mà những người đồng phái của họ ở những quốc gia phát triển, cống hiến nhiều hơn cho nhân loại cũng không có được những sự ưu đãi ấy.
    e) Cần loại bỏ những khẩu hiệu, chương trình giáo dục đi ngược lại chủ trương bình đẳng của chính phủ.
    Chính phủ đã chủ trương xây dựng xã hội ta là một xã hội ?ocông bằng, dân chủ và văn minh?. Mọi trẻ em đều được đến trường đều được hưởng một chương trình giáo dục phổ thông giống nhau, bất kể màu da, giới tính, tôn giáo, dân tộc....Và mặc dù năng lực toán học, vật lý, các môn khoa học tự nhiên nói chung của trẻ em trai và gái rất khác nhau, nhưng cả hai giới đều được hưởng những bài học kiến thức phổ thông giống nhau về toán, lý, hoá, văn ngoại ngữ.v.v...Trên cơ sở đó, mỗi người lớn lên sẽ tự tìm ra sở trường phù hợp với với từng người, và vị trí trong cuộc sống.
    Chính vì vậy việc chỉ cho trẻ em gái học các môn nội trợ, nữ công và nhồi nhét cho các em những khẩu hiệu kiểu như ?oNội trợ là thiên chức của phụ nữ?, ?ogiỏi việc nước đảm việc nhà? là hoàn toàn phi logic. Nhiều người đàn ông sau này đã lợi dụng những khẩu hiệu này để đổ hết việc nhà lên vai người phụ nữ. Đây là những khẩu hiệu tuyên truyền bất bình đẳng trái với quy định của pháp luật mà tôi đề nghị phải loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội.
    Nếu như không một cơ quan nào dám từ chối một cô gái vào vị trí nghiên cứu khoa học với lý do ?othống kê xã hội cho thấy phụ nữ ít quan tâm đến nghiên cứu khoa học?, thì cũng không một gia đình nào được phép đùn đẩy toàn bộ hoặc phần lớn việc nhà cho người phụ nữ chỉ vì những khẩu hiệu kiểu như ?oNội trợ là thiên chức của phụ nữ?.
    Không bao giờ có Bình đẳng tuyệt đối giữa những nhóm người khác nhau trong xã hội. Nhưng chúng ta có thể nỗ lực để giảm bớt tối đa sự Bất bình đẳng ấy.
    3. Phân chia bình đẳng công việc nội trợ như thế nào?
    a) Phân chia thời gian làm việc.
    Tôi không tuyên truyền chủ nghĩa nữ quyền cực đoan, đòi phân chia mọi việc đúng 50/50, hôm nay vợ nấu cơm thì mai chồng phải nấu. Cả hai cùng phải gánh nước, bổ củi với số lượng như nhau. Điều này không hợp lý lắm vì nếu một trong hai người có sở trường tốt hơn về một loại hình công việc nào đó thì có thể thực hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, phân chia công việc công bằng theo nghĩa THỜI GIAN LÀM VIỆC, là điều hoàn toàn có thể thực hiện được và là thực tế đang diễn ra ở phương tây. Nghĩa là hai người nên cùng nhau nội trợ, cùng nghỉ. Mặc dù khối lượng công việc nặng nhẹ có thể khác nhau nhưng nếu cùng làm, cùng nghỉ, cả hai sẽ cảm thấy hạnh phúc, gắn bó với nhau hơn.
    Đàn ông Việt nam cần được giáo dục để cảm thấy xấu hổ khi người bạn đời làm việc nhà, còn bản thân họ thì nằm ườn trên đi văng, nghe nhạc, xem tivi, đi nhậu, hoặc chơi Tennis...
    b) Sự tham gia của những người giúp việc.
    Với giá nhân công rẻ mạt ở Việt nam hiện nay, nhiều gia đình thành phố có điều kiện thuê người giúp việc làm giúp việc vặt trong gia đình. Những gia đình khá giả hơn thì thậm chí người giúp việc lo hầu hết mọi việc trong nhà. Tuy nhiên, ở phần lớn các gia đình, đặc biệt là ở nông thôn, sự hỗ trợ của người giúp việc là rất nhỏ, người vợ vẫn phải chịu trách nhiệm chính về các công việc nội trợ. Về lâu về dài, khi giá thuê dịch vụ lao động tại nhà tăng lên đến mức các gia đình thu nhập trung bình ở thành phố cũng khó cáng đáng nổi, như tình trạng ở Tây Âu và Bắc Mỹ ngày nay, việc phân chia hợp lý các công việc nội trợ giữa hai vợ chồng lại càng cần thiết.
    c) Những ưu điểm của ?ocùng làm, cùng nghỉ?.
    Theo nghiên cứu của European Professional Women Network, khi người chồng chia sẻ việc gia đình, con cái họ hạnh phúc hơn, khoẻ hơn, kết quả học tập tốt hơn và cũng ít vấn đề về tâm lý. Vợ họ cũng hạnh phúc hơn, ít bị trầm cảm và sức khoẻ tốt hơn. Bản thân người chồng cũng ít có nhu cầu uống và hút thuốc hơn. Sinh hoạt vợ chồng được cải thiện rõ ràng.
    Lợi điểm lớn nhất của phân chia công bằng việc nội trợ là đề cao sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau trong gia đình, và tạo cơ hội phát triển cho cả hai giới. Phái đẹp, một phần hai dân số quốc gia, sẽ có nhiều thời gian hơn để giải trí, chăm sóc bản thân, phát huy năng lực của mình, tìm kiếm sự thành đạt ngoài xã hội. Hạnh phúc gia đình, chất lượng sống của mỗi cá nhân cũng vì thế mà được tăng thêm. Con cái cũng cảm thấy hạnh phúc vì bố mẹ được tôn trọng ngang nhau. Sự thành đạt của bố hay mẹ đều là tấm gương tốt cho trẻ.
    Dĩ nhiên, nếu tuyên truyền thái quá những kết quả nghiên cứu này, tôi lại phản bội nguyên tắc của chính tôi là không lấy kết quả thống kê làm chuẩn mực để tác động trở lại nhận thức của cá nhân. Tuy nhiên đây là một gợi ý để các gia đình Việt nam có thể thử nghiệm. Hơn nữa cách phân chia này phù hợp với quan điểm Bình đẳng của Liên Hợp Quốc.
    4. Kiến nghị với các cơ quan Giáo dục và Truyền thông đại chúng
    Viết bài này, tôi không có tham vọng thuyết phục tất cả đàn ông Việt nam ngay lập tức chia sẻ công bằng việc nội trợ với vợ, bởi tư tưởng ?otrọng nam khinh nữ?, ?othói gia trưởng? đã ngấm quá sâu vào tâm thức họ, chi phối mọi hành vi của họ. Những thế hệ tuổi càng cao thì càng khó thuyết phục. Ngoài ra, nhiều người đàn ông dù ý thức được rằng những điều tôi nói là đúng cũng không đời nào dễ dàng từ bỏ những quyền lợi mà họ có được nhờ những sự bất công trong trong gia đình.
    Ngay cả phụ nữ, sau khi đọc bài này, có thể có rất nhiều người phản đối quan điểm của tôi. Họ được giáo dục từ bé để trở thành những công dân hạng hai, sinh ra để phục vụ và hi sinh vì đàn ông và bị uốn nắn theo mẫu hình phụ nữ truyền thống. Không những thế, nhiều người còn lớn tiếng chê bai những người muốn bình đẳng, không chịu tuân sống theo ?onề nếp cũ?, thậm chí quy kết họ các vấn đề về đạo đức. Đây không phải là thiên hướng bẩm sinh mà là lầm lỗi của hệ thống giáo dục Việt nam. Thực tế cho thấy, trẻ em Việt kiều, dù là trai hay gái, sinh ra và được hưởng nền giáo dục Phương tây, lớn lên đều dễ dàng chấp nhận những tư tưởng và lối sống phương tây, cho dù bố mẹ chúng là người Việt.
    Tuy nhiên tôi hi vọng rằng sẽ thuyết phục được một số người có tư tưởng tiến bộ. Và tôi đặc biệt mong rằng các nhà lập chính sách giáo dục, các cơ quan văn hoá và truyền thông đại chúng sẽ quan tâm xem xét kỹ lưỡng những đề xuất của tôi dưới đây, để thay đổi nhận thức của các thế hệ tương lai.
    a) Về phía các cơ quan, tổ chức giáo dục.

    - Giáo dục trẻ em, cả trai và gái, những kỹ năng cơ bản để có thể sống tự lập và giúp đỡ những người khác trong gia đình. Các giáo trình Dạy nấu ăn cơ bản, Sửa chữa, Mua sắm đồ đạc trong gia đình cần phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông cơ sở, áp dụng cho cả hai giới.
    - Giáo dục trẻ tư tưởng bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của xã hội và gia đình. Các mô hình gia đình có bố mẹ cùng làm việc nhà, cùng nghỉ, cần được đưa vào chương trình giảng dạy từ bậc tiểu học.
    b) Về phía các cơ quan văn hoá và truyền thông đại chúng.
    - Loại bỏ tất cả những ấn phẩm cổ suý quan niệm phụ nữ phải nhường nhịn, hi sinh, phục vụ đàn ông, dưới bất kỳ hình thức nào. Thay vào đó là những tài liệu kêu gọi sự bình đẳng trong gia đình, ca ngợi sự yêu thương, sống có trách nhiệm với nhau, hi sinh vì nhau của cả hai giới.
    - Loại bỏ tất cả các ấn phẩm v.v cho rằng công việc nội trợ là Thiên chức của phụ nữ. Phụ nữ chỉ có một Thiên chức duy nhất là sinh con, bởi vì cơ thể vật lý của họ được cấu tạo phù hợp để làm việc đó. Tất cả các công việc khác trong gia đình, kể cả chăm sóc và nuôi con, là trách nhiệm chung của cả hai giới. Về mặt chính sách, có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước Bắc Âu vì họ đã làm rất tốt những việc này.
    Nếu chúng ta tiến hành từ bây giờ thì 10, 15 năm sau, các thế hệ phụ nữ Việt nam mới bắt đầu được hưởng những thành quả từ những thay đổi về mặt tư tưởng này.
  3. fgump

    fgump Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Phần III. Tôn trọng đời Tư
    Cô bạn tôi ngoài 30 tuổi, đang làm nghiên cứu sinh ở Mỹ. Cô vừa quyết định dọn về sống với một anh cùng trường. Không cưới vì điều kiện chưa cho phép. Cô rất buồn vì khi tin này lọt về Việt nam, cô nhận được phản ứng dữ dội từ phía gia đình, họ hàng và cả một số bạn bè.
    Còn tôi thì tự hỏi: một người không còn quá trẻ, trình độ học vấn tương đối tốt như vậy, chẳng lẽ vẫn chưa đủ năng lực để tự quyết định các vấn đề đời tư hay sao?
    1. Khái niệm Đời tư và Can thiệp vào Đời tư.
    Không có một định nghĩa thống nhất về thông tin đời tư nhưng ta có thể hiểu đó là các thông tin liên quan trực tiếp đến một người bình thường. Ở phương tây các thông tin đời tư có thể bao gồm: tên gọi chính thức, tuổi, số thẻ căn cước, thẻ ngân hàng, thu nhập, học bạ, công việc, tài sản, các thông tin về sức khoẻ, tình trạng hôn nhân, các mối quan hệ gia đình, họ tộc, lý lịch phạm pháp, v.v...
    Khái niệm Can thiệp vào Đời tư trong bài viết này bao gồm: dò xét, sử dụng vũ lực, trừng phạt về vật chất hoặc gây sức ép tinh thần nhằm mục đích điều tra thông tin, áp đặt, uốn nắn nhận thức, hành vi và lối sống
    Những Can thiệp nghiêm trọng kiểu như tiết lộ thông tin đời tư trên các phương tiện thông tin đại chúng không được sự đồng ý của cá nhân nằm trong khung xử lý của Pháp luật. Trong bài viết này, tôi chỉ muốn tập trung vào những Can thiệp thuộc về thói quen, lối sống của người Việt ngoài khung tác động của luật pháp. Có những Can thiệp Chủ động (ví dụ: hỏi thăm, trình bày quan điểm với một người cụ thể bằng hành động, lời nói, thư từ, văn bản v.v...) và có những Can thiệp Thụ động (ví dụ: các phương tiện truyền thông nêu những chuẩn mực về đạo đức, lối sống, vô tình có những tình tiết giống với một độc giả nào đó. Từ ?~Can thiệp?T trong trường hợp này có thể chưa hoàn toàn chính xác. Nhưng để nhất quán trong toàn bài, tôi vẫn sử dụng từ này). Những Can thiệp này cũng ảnh hưởng đến cuộc đời đàn ông Việt nam. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin đề cập đến những ảnh hưởng của Can thiệp lên Đời tư của phụ nữ, mặc dù một số lập luận cũng hoàn toàn có thể áp dụng cho đàn ông.
    Tôi xin nhắc lại là Can thiệp đời tư ở trong bài này là thói quen hỏi thăm, quan tâm, xoi mói thậm chí khuyên răn, áp đặt ý kiến về các vấn đề đời tư của phụ nữ, khiến họ cảm thấy không thoải mái khi trả lời, không thoải mái nghe lời khuyên bảo, không thích bị gây sức ép như đối với các quyết định hôn nhân. Can thiệp đời tư thuộc về lối sống, khác với Xâm phạm đời tư đã được quy định trong khung hình phạt của luật pháp.

    Nếu như tránh được những sự Can thiệp đời tư này, việc phân chia công việc trong gia đình cũng được tiến hành thuận lợi hơn bởi vì không chịu sự tác động của môi trường bên ngoài (phụ huynh, họ hàng hai bên, bạn bè, đồng nghiệp, phường xã, các phương tiện truyền thông, báo chí v.v....)
    2. Các dạng can thiệp vào đời tư.
    Bản thân là một phụ nữ đã có dịp đi nhiều nơi, tôi nhận thấy rằng sự can thiệp của xã hội lên đời tư là áp lực nặng nề trong suốt cuộc đời phụ nữ Việt nam. Những sự can thiệp này bao gồm: Can thiệp của người thân (gia đình, họ tộc hai bên nội, ngoại), Can thiệp của môi trường gần ( bạn bè, hàng xóm, xã phường), Can thiệp nơi công sở (đồng nghiệp, đối tác) và Can thiệp của công luận ( những quan niệm được coi là chính thống được giảng dạy ở trường học và tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng). Trong số đó, Can thiệp của người thân, nhiều khi bao gồm cả can thiệp bằng vũ lực, là nặng nề hơn cả vì xuất phát từ những người gần gũi, thân yêu nhất của người phụ nữ. Những sự can thiệp còn lại, chủ yếu là Can thiệp về tinh thần, cũng gây nên những chấn động về tâm sinh lý, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và các quyết định cá nhân.
    Những Can thiệp theo kiểu dò xét thông tin, lý lịch, thu nhập, số thẻ, công việc, tài sản v.v... thường gây khó chịu cho cả hai giới. Trong bài viết này, tôi muốn nhấn mạnh những Can thiệp Mang Màu sắc Giới tính (MMSGT) mà phụ nữ đặc biệt nhạy cảm và phải chịu nhiều áp lực hơn: dò xét tuổi tác, tình trạng hôn nhân, gia đình, con cái, tình trạng gia đình; khuyên bảo, áp đặt, uốn nắn những chuẩn mực về phụ nữ, mẫu hình gia đình, mẫu hình hạnh phúc, độ tuổi kết hôn.v.v...
    3. Nguyên nhân Can thiệp MMSGT.
    Can thiệp Chủ động xuất phát chủ yếu từ thói quen quan tâm thăm hỏi, thích chia sẻ của người Việt. Trong gia đình, họ tộc, ngoài lý do quan tâm còn có tình thương yêu, lo lắng cho con cháu mình. Nhiều người già, từng trải nghĩ rằng cần phải chia sẻ kinh nghiệm, giúp những người trẻ duy trì lối sống lành mạnh. Đôi khi còn xảy ra Can thiệp nhóm: ví dụ, một nhóm người trong họ tộc họp lại để ép người phụ nữ về một vấn đề riêng tư. Tuy nhiên, có hàng trăm thông tin quan trọng liên quan đến mỗi vấn về đời tư mà chỉ người trong cuộc biết tường tận. Nếu như người đó không kể thì người Can thiệp không thể biết hết thông tin, và do đó không thể có lời giải chính xác. Đấy là chưa kể những người thích tham gia giải ?obài toán cuộc đời? cho người khác chưa chắc đã có đủ năng lực tư duy, sự thức thời và đồng cảm với người trong cuộc để làm công việc đó. Với những người Can thiệp ngoài họ tộc, còn phải tính đến những nguy cơ của sự đố kị, ích kỷ, không muốn người khác hạnh phúc hơn mình, là những thói thường hết sức phổ biến của người Việt.. Hạnh phúc của mỗi người rõ ràng cũng không phụ thuộc vào kết quả biểu quyết theo kiểu Can thiệp nhóm, cũng vì những lý do kể trên.
    Những Can thiệp Thụ động tác động đến đời sống hôn nhân của phụ nữ thông qua các bài giảng ở trường hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng. Những Can thiệp loại này thường vô tình tạo ra những ?ochuẩn mực? về lối sống trong xã hội. Ở Việt nam, những ?ochuẩn mực? này khá ngặt nghèo (ví dụ: con gái nông thôn 18-22 là phải lấy chồng, thành phố khoảng 27-30) Những ?ochuẩn mực? này ăn sâu vào tâm thức các thế hệ người Việt, tạo ra mạng lưới Can thiệp chằng chịt, tự trói buộc họ..
    4. Can thiệp vào Đời tư gây hậu quả như thế nào?
    Người Việt cũng như cư dân một số nước Á đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Khổng giáo. Điều làm tôi khó chịu nhất của hệ tư tưởng này là sự coi thường phụ nữ, coi họ là nhóm người thứ yếu, phải lệ thuộc vào đàn ông. Sự coi thường này trở nên đặc biệt nguy hiểm khi kết hợp với Can thiệp vào Đời tư, và những ?~chuẩn mực?T về lối sống. Những Can Thiệp MMSGT ?~tấn công?T người phụ nữ Việt nam trong suốt cuộc đời và ở khắp mọi nơi: gia đình, họ tộc, trường học, làng xã, khu phố, công sở, hội nhóm, CLB, và cả trên báo chí, truyền hình, Internet.v.v... Đến tuổi trưởng thành, ?~nhà có con gái như có bom nổ chậm?T, nên người phụ nữ phải chịu áp lực nhanh chóng cưới chồng. Vượt ngưỡng tuổi ế (mặc dù độ tuổi này được ấn định khác nhau ở thành thị và nông thôn), áp lực này trở nên đặc biệt trầm trọng khiến các cô gái phải ?~vơ bèo gạt tép?T hoặc là tiếp tục kéo dài tính trạng độc thân trong tâm trạng khổ sở, tự ti, biến thái tính cách, bị xã hội coi là người bất hạnh, không bình thường. Sau khi lấy chồng, (cho dù lấy sớm hay muộn) người đàn bà lại phải chịu sự Can thiệp của gia đình hai họ. Ngoài ba mươi tuổi trở đi, sức khoẻ và nhan sắc giảm sút, họ càng trở nên tự ti, yếu thế, dễ bị chồng xúc phạm, chồng ngoại tình bất kỳ lúc nào, nhưng bất đắc dĩ họ mới dám nghĩ chia tay vì ngần ngại những ?~chuẩn mực?T.
    Trong khi tìm kiếm bạn đời vẫn được coi là quyền chủ động của đàn ông, Can thiệp MMSGT rõ ràng đã tạo ra sự ?~hạ giá?T phụ nữ, duy trì tư tưởng ?ođàn bà là thứ yếu, thụ động, phải lệ thuộc vào đàn ông?. Ở nông thôn, Can thiệp MMSGT càng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng bởi độ tuổi kết hôn trung bình thấp hơn nhiều, mối quan hệ làng xã gắn kết chặt chẽ khiến đời sống phụ nữ nông thôn với mức thu nhập vốn rất thấp, dịch vụ giải trí nghèo nàn, cơ hội phát triển kém, lại càng trở nên nặng nề.
    Tôi cảm thấy đau xót mỗi khi nhớ lại bức thư của một cô gái được đăng trên Tuổi trẻ Online. Đại để cô ấy viết thế này: ?oCháu năm nay 22 tuổi. Ở quê cháu thế là ế rồi. Cháu muốn hỏi thủ tục để xin vào làm việc ở làng trẻ em SOS để được làm mẹ và chăm sóc các em bé mồ côi.? Đời người con gái nông thôn sao ngắn ngủi. Hạnh phúc đối với cô sao mà khó khăn thế. Lẽ nào cô sẽ ở làng SOS đó suốt đời, không một lần được ?~biết đến?T đàn ông. Tôi còn biết rằng những trường hợp như cô không phải là hiếm ở nông thôn Việt nam.
  4. fgump

    fgump Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    5. Phương tây giải quyết vấn đề Can thiệp vào Đời tư và các ?~Chuẩn mực?T
    Trong mục này, tôi chỉ xin nêu một số chủ trương tiến bộ của phương tây có thể áp dụng ở Việt nam. Cách mà người phương tây làm là hạn chế tối đa những Can thiệp Chủ động, mở thêm nhiều ?~Cánh cửa Hạnh phúc?T, loại bỏ các chuẩn mực và tỏ thái độ công bằng với các tình trạng hôn nhân khác nhau khi Can thiệp Thụ động.
    Người phương tây coi Đời tư là những bí mật không thể và không nên so sánh. Hơn thế, khái niệm Hạnh phúc của họ khác người phương đông. Họ thấu hiểu rằng: tìm được người bạn đời phù hợp, sống hoà hợp, không ngoại tình gây tổn thương suốt đời rất khó. Chính vì vậy, người phương tây mở thêm nhiều ?~Cánh cửa Hạnh phúc?T, nghĩa là chấp nhận và tỏ thái độ công bằng với các tình trạng hôn nhân khác nhau: gia đình đấy đủ (có vợ chồng và con cái), độc thân, độc thân có con, sống chung không kết hôn lâu dài, sống chung theo thời vụ v.v...
    Trong giáo trình tiếng Đức Themen Neu nổi tiếng được giảng dạy trên toàn thế giới, bài học đầu tiên kể về cô Katja Heinemann. Cô Katja sống độc thân và có một con trai. Giáo trình Sans Frontiere nổi tiếng để giảng dạy tiếng Pháp cho những người mới học cũng có bài nói về một goá phụ sống một mình nuôi hai con trai. Đấy là cách người phương tây giới thiệu về đất nước và con người nước họ. Thực tế, nhiều vùng ở Pháp và Đức, số người sống độc thân hoặc độc thân với con cái, đã chiếm đến một phần hai dân số.
    Ở phương tây, đàn ông vẫn chiếm đa số trong việc chủ động tìm kiếm ******** và kết hôn. Nhưng tỷ lệ này không cao như ở Việt nam. Hơn nữa, phụ nữ có nhiều ?~cửa?T để sống hạnh phúc nên họ không bị áp lực phải vội vã lấy chồng, phụ thuộc và yếu thế hơn chồng trong vấn đề chung thuỷ. Ngoại tình của chồng thường dẫn đến chia tay ngay vì đàn bà phương tây không chịu đựng được sự phản bội. Chính vì vậy đến già họ vẫn ?~có giá?T, cảm thấy thoải mái về mặt tinh thần và được tôn trọng thực sự. Không một lối sống nào được coi là ?~chuẩn mực?T trong xã hội. Chỉ có một nguyên tắc sống duy nhất mọi người phải tuân thủ đó là không làm ảnh hưởng đến người khác và không xâm hại lợi ích của cộng đồng. Người phương tây, đặc biệt là người Mỹ, cũng khá cởi mở, hay chào hỏi, bắt chuyện. Tuy nhiên, câu chuyện xã giao của họ chỉ giới hạn trong những vấn đề vô thưởng vô phạt như thời tiết, thể thao hay sở thích. Họ cũng sẵn sàng cho lời khuyên nhưng chỉ khi người đối thoại yêu cầu.
    Một gia đình đầy đủ không phải là ?~chuẩn mực?T duy nhất trong xã hội, nên phụ nữ cũng không cần phải cố gắng đạt được bằng mọi giá. Chính vì vậy bà ngoại trưởng Rice của Mỹ và bà thủ tướng Đức Merkel, một người không gia đình và một người khôn con, vẫn được giới trẻ hâm mộ như thần tượng để phấn đấu. Giới truyền thông cũng không nhấn mạnh tình trạng hôn nhân của họ như những bất hạnh theo cách mà giới truyền thông Việt nam thường làm. Cũng giống như ở Việt nam, những người thành đạt và nổi tiếng trong xã hội phương tây phải chịu nhiều Can thiệp Chủ động từ công chúng (các fan, các thợ săn tin và những người ghen ghét). Tuy nhiên họ là nhóm rất nhỏ trong xã hội. Bản thân họ có thể kiếm lời cả về danh vọng và tiền bạc từ những thông tin Đời tư cho nên bị Can thiệp là cái giá tất yếu phải trả cho sự nổi tiếng.
    6. Phản hồi những lập luận bài phương tây
    Những lập luận bài phương tây thường gặp là: ?~Chẳng hay ho gì tình trạng độc thân, li dị quá cao như ở phương tây?T. ?~Lối sống phương tây đề cao sự ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân?T, ?~Nếu không can thiệp thì không thể loại bỏ được ngoại tình, mại dâm?T, ?~lối sống phương tây đẩy những người già cả, cô đơn vào nhà dưỡng lão?T, ?~tình trạng độc thân, li dị, cao ảnh hưởng đến con cái?T.
    Tôi chỉ xin độc giả cân nhắc thật kỹ lưỡng. Người phương tây cũng đã từng trải qua thời kỳ áp đặt chuẩn mực về lối sống giống như ta và không bao giờ muốn quay trở lại thời kỳ ấy. Trên thực tế, đa số các bạn nữ du học sinh, và các nữ Việt kiều đều thích môi trường phương tây bởi họ cảm thấy được tự do, bình đẳng, không bị ai ?~chọc ngoáy?T vào đời tư và bản thân họ ?~có giá?T hơn nhiều. Chẳng ai muốn tỷ lệ độc thân, li dị cao, nhưng điều quan trọng hơn cả là tỷ lệ hài lòng của công chúng, đặc biệt là phụ nữ, sẽ cao hơn rất nhiều. Trên thực tế, chấp nhận và có thái độ công bằng với nhiều tình trạng hôn nhân khác nhau đã trao cho phụ nữ (và cả đàn ông) nhiều sự lựa chọn. Ngoài ra, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, loại bỏ các chuẩn mực của phương tây, đã góp phần giải phóng phụ nữ phương tây khỏi những áp lực về gia đình, cho họ nhiều cơ hội thành công và đóng góp xuất sắc cho xã hội như ngày nay.
    Như phần trước đã nêu, hôn nhân - với bản chất không chia sẻ bạn đời, mới là hành vi cá nhân, dù điều này không có gì đáng chê trách. Tư duy ?~gia đình chuẩn mực?T với đầy đủ vợ chồng và con cái, sẽ góp phần làm tăng nguy cơ bùng nổ dân số, mối lo ngại cho một quốc gia nghèo và đông dân như Việt nam. Về vấn đề trẻ em, chưa có bằng chứng nào đáng tin cậy chứng tỏ trẻ em phương tây hư hỏng hơn, kém phát triển hơn trẻ em Việt nam. Người phương tây rất quý trẻ, sẵn sàng nuôi con nuôi hoặc con riêng của vợ/chồng. Chính vì vậy nên ở bắc Âu, con cái của những cặp li dị thường có hai bố, hai mẹ, và được chăm sóc, yêu thương gấp đôi. Về vấn đề người già, chúng ta vẫn có thể kết hợp tôn trọng đời tư, đa dạng hoá lối sống với đạo lý của người Việt để khuyến khích người trẻ sống chung và chăm sóc bố mẹ già yếu. Đa dạng hoá lối sống sẽ đặc biệt hữu ích không chỉ ở thành phố mà cả ở các vùng nông thôn Việt nam, đặc biệt là các khu chế xuất, nông trường nhà máy, nơi tỷ lệ nam nữ quá thiên lệch.
    Hành động ngoại tình, mại dâm gây tổn thương tinh thần cho người bạn đời là vi phạm nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến người khác. Vì vậy vượt ra ngoài vùng Cấm Can thiệp nên tôi xin được đề cập trong một bài viết khác.
    Cuối cùng, tôi chỉ xin nhấn mạnh rằng việc đa dạng hoá tình trạng hôn nhân và hạn chế Can thiệp vào Đời tư đã được các học giả phương tây dày công nghiên cứu, thử nghiệm và phổ biến rộng rãi trong xã hội của họ thực sự là triết lý khoa học và nhân bản, và chúng ta nên áp dụng.
    7. Kiến nghị với các cơ quan Giáo dục và Truyền thông đại chúng
    Tôi xin nêu một số kiến nghị sau đây:
    a) Về phía giáo dục?
    - Cần đưa vào chương trình Giáo dục Công dân từ cấp tiểu học tư duy tránh Can thiệp vào Đời tư. Liên quan đến bảo vệ đời tư, một chính sách hay của phương tây có thể áp dụng đó là giữ bí mật kết quả học tập của trẻ em. Chỉ bản thân trẻ, phụ huynh và thầy cô giáo được biết. Cách này đã góp phần bảo vệ ?ocái tôi? cho trẻ, động viên trẻ khám phá con đường phù hợp nhất để phát triển bản thân. Trên thực tế ở phương tây, kết quả học tập luôn được coi là bí mật đời tư và được bảo vệ tối đa ở mọi cấp học.
    - Từ cấp trung học trở lên, cần giới thiệu và khuyến khích cách tạo lập gia đình nhưng cũng cần giới thiệu một cách công bằng các tình trạng hôn nhân khác.
    b) Về phía các cơ quan văn hoá và các cơ sở truyền thông đại chúng
    - Cần tuyên truyền loại bỏ thói quen Can thiệp vào Đời tư. Loại bỏ các ấn phẩm văn hoá có nội dung áp đặt chuẩn mực về đời sống hôn nhân đặc biệt là độ tuổi kết hôn. Thay vào đó là các ấn phẩm với thái độ công bằng đối với các tình trạng hôn nhân khác nhau. Khuyến khích nhận trẻ em mồ côi về nuôi để góp phần giải quyết gánh nặng cho xã hội. Khuyến khích phụ nữ chủ động tìm bạn đời.
    - Tuyên truyền văn hoá tôn trọng đời tư trong gia đình, họ tộc. Các thành viên trong họ tộc có thể thăm hỏi, cho lời khuyên, kinh nghiệm, nhưng tuyệt đối không được áp đặt ý kiến hoặc gây sức ép đối với người được khuyên. Ngoài ra, những người quen sơ trong xã hội nên tránh mọi hình thức can thiệp vào đời tư của người khác. Tuy nhiên khi được yêu cầu thì cần giúp đỡ nhiệt tình.
    Nguyễn Đa Linh
    E-mail: nguyendalinh06@gmail.com
  5. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Give and take, baby. Give and take.
  6. fgump

    fgump Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Thank!

Chia sẻ trang này