Cho hỏi ở đây có ai là đệ tử của Bình Định Gia không, tại sao ngày trước là một môn phái có tiếng ở đất HN, một môn võ dân tộc với nhiều tuyệt kỹ vậy mà bây giờ chán quá, Sống là để chờ chết, không có gì phải ăn năn hay hối hân.
Bình Định Gia Toi la De tu Binh Dinh Gia day, anh em nao cung mon phai moi vao " Vo hoc tham sau nhu bien ca"
Chờ mãi mới thấy người cùng môn phái, ông học Bình Định Gia lâu chưa, học ở đâu vậy. Tôi thì tập ở nhà VH Từ Liêm được hơn 2 năm và nghỉ cách đây cung được 5 năm rồi Sống là để chờ chết, không có gì phải ăn năn hay hối hân.
?oNgọc trản ngân đài Tả hữu tấn khai, hồi thập tự Uyển diệp liên ba đả sát túc, tọa hồi mai phục Tấn đả tam chiến thóai thủ nhị linh? Câu thơ trên sẽ không mang ý nghĩa gì nếu không được gắn vào các thế võ, và cũng chỉ những người luyện tập võ cổ truyền mới hiểu hết những gì đang ẩn dấu bên trong từng lời thơ. Đó là bốn câu đầu trong lời thiệu của bài quyền Ngọc Trản- một bài quyền của người Việt có từ xa xưa, và hiện đang được nhiều môn phái võ cổ truyền, trong đó có phái Bình Định gia sử dụng như một bài tập căn bản. Ngược dòng thời gian về những ngày đầu dựng nước, dân tộc Việt luôn phải học hỏi và tự rèn cho mình khả năng chiến đấu để tồn tại giữa môi trường thiên nhiên và chính trị đầy khắc nghiệt. Bên cạnh việc củng cố hành chính và quân sự, người Việt còn chú trọng tới khả năng chiến đấu cá nhân bằng tay không hoặc dùng binh khí, ở đây được hiểu chính là vỏ thuật. Có thể phân loại võ cổ truyền Việt Nam làm bốn nhóm chính: bao gồm nhóm các võ phái Bắc Hà, Bình Định, Nam Bộ và các võ phái gốc Trung Hoa. Nếu như Bắc Hà nổi tiếng với các môn vật cổ truyền thì ở dải đất miền Trung, võ Bình Định là một minh chứng cho quá trình tiếp thu tinh hoa võ học bên ngoài và phát triển theo phương thức đặc thù. Trong ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, thì người anh hùng áo vải của đất Tây Sơn- Nguyễn Huệ- được đời sau nhắc tới nhiều hơn cả với môn Nghiêm Thương, Tứ Môn Côn và Tứ Môn Kiếm- những môn võ sử dụng binh khí rất đặc thù. Tuy nhiên võ Bình Định không bó hẹp trong một vùng, một môn phái mà chia rộng thành nhiều chi phái như võ Tây Sơn hay còn gọi là Roi Thuận truyền, nổi danh với võ sư Hồ Ngạnh, sau này đã trở thành thầy võ của triều đình nhà Nguyễn. Bên cạnh đó còn các chi phái khác như võ phái An Thái, An Vinh, Tây Sơn nhạn, võ nhà chùa, Thanh Long võ đạo, Sa Long cương? Hầu như bất kỳ ai khi nói tới miền đất này đều biết tới hình ảnh của cô gái Bình Định múa roi, đi quyền mà niềm tự hào của họ chính là nữ tướng Búi Thị Xuân nổi tiếng với môn Tam Bộ Tuyết hoa Song kiếm và Song phượng kiếm. Ngày nay, các võ đường của võ Bình Định mở trên khắp cả nước, trong đó Bình Định gia là môn võ cổ truyền chính thức được công nhận tại khu vực phía Bắc. Giới võ thuật miền Bắc biết tới lão võ sư Trần Hưng Quang với chức danh trưởng môn phái, song ít ai biết là ở tuổi 75, ông vẫn đang trực tiếp chỉ dạy các lớp học trò trên võ đường tại khu Thanh Xuân Bắc- Hà Nội. Hơn 30.000 môn sinh đã thụ nghiệp, luyện tập và cống hiến cho cuộc đời với 5 điều môn quy thấm nhuần tính thiện: ?oMột lòng kính thầy trọng đạo, coi đồng môn như ruột thịt??. Hơn 2.000 năm qua, người Việt Nam đã hấp thu được nét tinh túy trong nền võ học lừng danh thế giới của Trung Hoa và Tây Tạng. Tại Việt Nam, các môn phái võ Trung Hoa đã được tiếp nhận, song song tồn tại và cùng tương tác với nền võ học bản địa. Khó có thể nói một cách rõ ràng, môn võ nào còn giữ nguyên vẹn hình thể gốc gác ban đầu, bởi ?ophát triển? tất yếu gắn liền với ?obiến đổi?. Người Việt đã biết cách giản lược và chế tác thêm vào những đường nét võ của riêng mình cho phù hợp với thể trạng và tâm lý dân tộc. Nếu như những môn võ gốc Trung Hoa hoặc chuyên về dương cương, sử dụng sức mạnh, hoặc thuần về âm nhu, thiên về sự mềm mại, thì khi vào tới Việt Nam, đều được trung hòa theo chiều hướng thuần hậu, lấy chế ngự đối thủ làm mục đích, dùng trí thay cho dùng lực. Minh chứng cho vấn đề này là môn phái Vovinam, vốn được sáng lập bởi cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm 30 và chính thức ra mắt vào năm 1939. Đây là một hệ thống các chiêu thức sáng tạo từ vật kết hợp cùng võ cổ truyền, chú trọng các đòn thế căn bản như tấn, quyền, cước, chém, gạt? Trong giai đoạn 1960-1975, Vovinam đã được truyền bá khắp đất nước, đặc biệt tại miền Nam. Điều đặc biệt nhất trong các bài võ cổ truyền Việt Nam là các bài thiệu viết bằng chữ Nôm gắn liền với từng đường nét võ. Đây là điểm khác biệt căn bản so với võ du nhập từ nước ngoài, bởi võ Trung Quốc hoặc Tây Tạng không có lời thiệu bằng thơ, mà chỉ có tên đòn thế, chiêu thức. Về chiều sâu, võ học dựa trên căn bản nguyên lý triết học phương Đông như âm dương, bát quái, ngũ hành? để phát triển lý thuyết nội ngoại công. Tương tự như Trung Hoa, nhiều môn phái võ cổ Việt Nam thường sử dụng hình tượng của các loài thú để xây dựng quyền pháp. Từ những bước nhảy, bắt mồi, vồ dũng mãnh của hổ, từ sự nhanh nhẹn của loài khỉ, từ các cú mổ của mãng xà? võ cổ truyền đã cho ra đời môn Hổ quyền, Hầu quyền, Xà quyền? Những ai học Thiếu lâm tất sẽ biết Ngũ hình quyền là hệ thống các bài quyền long, hổ, báo, xà, hạc? song bên cạnh đó, võ Nhất Nam do võ sư trưởng môn phái Ngô Xuân Bính lập nên năm 1983 lại thiên về các đường quyền lắt léo của loài trăn. Môn võ này có phương châm là né tránh, đánh nhanh, đòn hiểm và hiệu quả cao. Thời cực thịnh của Nhất nam đã từng có hơn 5.000 môn sinh trên cả nước, song hiện giờ phong trào không còn được phát triển như xưa. Việc gia nhập một môn võ phái cổ truyền nay không còn khó khăn như xưa. Trước kia, chúng ta thường nghe chuyện môn đồ xuất gia, tu hành trên núi cao, rừng sâu, và phải từ bỏ mọi vòng danh lợi?Giờ đây thanh thiếu niên có thể lựa chọn dễ dàng một môn phái nào đó và tập luyện ngay tại các trung tâm thể thao, câu lạc bộ. Vấn đề ở đây không phải là tập môn gì, bởi tất cả môn võ cổ truyền đều tập trung tại chữ tâm- đó là quay lại tính thiện căn bản của mỗi người. Vấn đề chính nằm ở chỗ: Bạn sẽ làm gì với gia tài võ học quý giá mà bao thế hệ đi trước đã lưu truyền tới ngày nay. Được trung_si sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 13/08/2003
Bình Định Gia I.Ngược dòng lịch sử Bình Định Gia nghĩa là Bình Định gia truyền do cụ Trần Đại Chí sáng lập cách đây trên 200 năm, Cụ Trần Đại Chí xuất thân ở Trung Quốc. Thời trai trẻ, cụ tu luyện võ công tại chùa Thiếu Lâm thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sau khi võ công thuần thục, cụ ?oxuống núi? giúp triều đình. Trong bối cảnh đất nước Trung Hoa đang suy sụp vào cuối nhà Thanh, với danh phận là một võ tướng trong triều, cụ bất mãn và cùng ba người khác ra đi, trên bước đường lưu lạc giang hồ cụ đã sang đến Việt Nam. Đầu tiên, cụ ở tại thành Thăng Long. Sau vì tình hình thành Thăng Long không ổn định, cụ vào đất Bình Định. Về địa thế, vùng này trên là núi dưới là biển, nông nghiệp kém phát triển nhưng khí hậu rất thích nghi cho người luyện võ. Vì thế, rất nhiều anh hùng, hào kiệt tập chung về đây. II. Duyên kỳ ngộ Trong thời gian sinh sống ở Bình Định, cụ Trần Đại Chí có duyên gặp cụ Võ Văn Dũng, hai người đã luận đàm võ công cũng như ẩn chứng công phu võ thuật của mình. Lúc đó, cụ Võ Văn Dũng là một võ tướng của vua Quang Trung, từng cầm quân đánh giặc góp phần đại phá quân Thanh. Tâm đầu ý hợp, cụ Trần Đại Chí được cụ Võ Văn Dũng dạy lại toàn bộ võ Bình Định chân truyền, ngược lại cụ Võ Văn Dũng cũng được học lại võ thuật Trung Hoa của cụ Trần Đại Chí. Sau khi cụ Võ Văn Dũng qua đời, cụ Trần Đại Chí đã nghiên cứu chắt lọc tổng hợp những tinh hoa của hai nền võ thuật Trung Hoa và Việt Nam, sáng lập dòng Bình Định gia truyền theo nguyên tắc kết hợp giữa cương, nhu, trường, đoản, hư, thực. Đường lối của các võ phái thời ấy thường nêu cao tính chất chiến đấu, không nặng về biểu diễn khoa trương. III. Quá trình phát triển. Môn phái Bình Định gia tồn tại suốt 200 năm chỉ trong dòng họ Trần Đại, Trần Hưng và trải qua 4 đời chưởng môn: cụ Trần Đại Chí, Trần Đại Si, Trần Đại Xy, Trần Đại Y. Đến chưởng môn thứ 5, khi ngoài 60 tuổi, cụ Trần Hưng Quang mới bắt đầu truyền dạy ra ngoài qua sự giúp đỡ của sở TDTT và Liên đoàn võ thuật Hà Nội. Sự phát triển của Bình Định Gia ngày càng lớn mạnh phải nói đến công sức của võ sư Trần Hưng Hiệp được giao nhiệm vụ làm HLV trưởng môn phái Bình Định Gia, đã xin ý kiến của toàn bộ các bậc lão thành trong dòng họ đưa môn phái phát triển khắp nơi từ năm 1982. Từ năm 1989 đến nay, môn phái Bình Định Gia đã có trên 100 HLV, hàng trăm võ đường trong nước cũng như ngoài nước với hơn mấy vạn lượt người luyện tập. IV. Chương trình huấn luyện - Nội dung cơ bản Sau khi nghiên cứu, đối chiếu, chắt lọc bổ sung, Trần Hưng Hiệp đã đưa ra hệ thống huấn luyện gồm 4 phần: biểu diễn, thi đấu, phổ thông, đào tạo HLV. Mỗi hệ thống có các bậc sơ, trung và cao cấp. Hiện nay môn phái có trên 164 bài quyền (tay không và binh khí) như: Thất Tinh quyền (7 bài từ Nhất tinh đến Thất tinh), Thập quyền, Thập nhị bộ, Hầu quyền căn bản, Thượng Mã quyền, Kim Ngưu, Lão Mai, Thần Đồng, Ngọc Trản, Côn, Kiếm, Thương, Đao, Tiên, Roi,? Sống là để chờ chết, không có gì phải ăn năn hay hối hân.