1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình Định Sa Long Cương

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lonelymanus, 20/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Bình Định Sa Long Cương

    Trong thế giới võ thuật : Võ phái Bình Định - Sa Long Cương

    Lão võ sư Trương Thanh Đăng (1895-1985) xuất thân trong một gia đình có truyền thống võ thuật ở Phan Thiết , được ông ngoại tận tâm truyền dạy môn võ thuật cổ truyền Việt Nam ngay từ thuở bé . Năm 14 tuổi , ông từng được gia đình cho ra tận Bình Định để thụ giáo môn võ Bình Định và võ Thiếu Lâm với nhiều thầy dạy võ nổi tiếng trong suốt 15 năm . Khi trở về quê hương , ông đã sáng tạo nên bài Bát Bộ Chân Quyền và bắt đầu thu nhận đồ đệ . Năm 1930 , ông vào Sài Gòn , tiếp tục truyền bá võ thuật . Mãi cho đến năm 1964 , võ phái Bình Định Sa Long Cương chính thức được hình thành , đóng góp công sức vào việc không phục truyền thống thượng võ của người Việt Nam .

    Năm 1964 , tại Sài Gòn hình thành một võ phái mà giới hâm mộ đều biết tiếng , đó là võ phái Bình Định Sa Long Cương do cố võ sư Trương Thanh Đăng (biệt hiệu là Sa Long Cương) sáng lập .

    Đặc trưng kỹ thuật của võ phái Bình Định Sa Long Cương là hệ thống căn bản , bài quyền và binh khí cùng phong cách huấn luyện còn giữ tương đối nguyên vẹn theo truyền thống . Môn sinh của võ phái này trước hết phải học qua bài Bát Bộ Chân Quyền - một công trình sáng tạo của lão võ sư Trương Thanh Đăng , tổng hợp toàn bộ thân pháp , thủ pháp , bộ pháp , cước pháp của võ thuật cổ truyền Việt Nam , sau đó sẽ luyện tập những bài quyền lừng danh của đất võ Bình Định : Lão Mai , Thiền Sư , Thần Đồng , Ngọc Trãn , Phượng Hoàng , và những binh khí như Trung Bình Tiên , độc kiếm Lê Hoa , song kiếm Tuyết hoa , Thái Sơn côn , Hồng côn , Triệu Gia côn , Thái Cực kiếm , Kiếm Sư , Đồ Long Đao , độc giản , song giản , song Tô , song xỉ , song phủ , Bát Quái Siêu , lê hoa thương , thanh long yểm nguyệt đao , phương thiên hoa kích , bát xà mâu , đinh ba ... Có thể nói , những môn sinh của võ phái Bình Định Sa Long Cương được đào tạo khá kỹ lưỡng , khi chiến đấu hay dạo quyền đều chú trọng đến bộ tấn , giúp cho cơ thể được thăng bằng , vững vàng .

    Mặc dầu có võ phục chung thống nhất màu đen của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam , nhưng võ phái Sa Long Cương còn có cả võ phục truyền thống của mình là chiếc áo thun ngắn tay màu trắng cùng với chiếc quần dài trắng và chiếc đai màu đen to bản có viền các màu sắc để phân biệt cấp đai . Cấp đai truyền thống của võ phái Bình Định Sa Long Cương theo thứ tự từ thấp lên cao là : đai đen , đai xanh , đai đỏ , đai vàng , dựa theo nguyên lý tương sinh của Ngũ Hành . Ngoài ra , ở cấp đai vàng nhất đẳng , võ phục điểm thêm 2 viền đỏ quanh ống quần phía dưới , tượng trưng các bước thành tựu ban đầu đã kết tụ vững vàng . Đối với người kế thừa truyền thống chính thức , màu đỏ quanh ống quần phía dưới được thay bằng màu vàng , tượng trưng tính chất cao quý .

    Từ sau ngày lão võ sư Trương Thanh Đăng qua đời , võ phái Bình Định Sa Long Cương tiếp tục phát triển . Tại thành phố Hồ Chí Minh , võ sư Trương Bá Dương vẫn tiếp tục việc dạy dỗ cho lớp hậu sinh ngay tại võ đường mà cha mình - lão võ sư Trương Thanh Đăng - thành lập (phường Nguyễn Cư Trinh , quận 1) , còn có các võ sư khác mở lớp tại nhiều điểm như : Nhà văn hóa Thanh Niên , quận 2 , quận 6 , quận 11 , quận Phú Nhuận ... Ngoài ra , môn phái Bình Định Sa Long Cương còn phát triển đến nhiều tỉnh ở Nam Bộ và nhiều nước trên thế giới : Pháp , Mỹ , Canada , Italia ...

    Từ Hải thực hiện .


    Lonelymanus
  2. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    TIỂU SỬ Bình Định Sa Long Cương
    Sư trưởng Trương Thanh Đăng, người sáng lập ra môn phái Bình Định Sa Long Cương, đã dùng suốt cuộc đời của ông để nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và đúc kết những kiến thức/kỹ thuật võ thuật cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc thành một môn võ đặc biệt đầy sáng tạo và thích hợp với người Việt Nam. Bình Định Sa Long Cương là một sự kết hợp hài hòa của nhiều môn võ Trung Quốc và Việt Nam trong đó nổi bật nhất là võ Thiếu Lâm và võ Tây Sơn. Võ Thiếu Lâm thường được coi là có ảnh hưởng sâu đậm trên các môn võ cổ truyền Trung Quốc và người ta tin rằng người đã sáng tạo ra võ thuật Thiếu Lâm là vị ***** Thiền Tông (Phật Giáo) Bồ Đề Đạt Ma. Trong khi đó, vua Quang Trung là người đã sáng lập ra môn võ Tây Sơn, được dùng để huấn luyện quân đội Tây Sơn chiến đấu giết giặc giữ nước và đã trở thành môn võ độc đáo của dân tộc Việt.

    Lonelymanus
  3. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Sư trưởng TRƯƠNG THANH ÐĂNG và hệ phái Bình Ðịnh SA LONG CƯƠNG
    Sư trưởng Trương thanh Ðăng sinh năm 1895 tại Bình Thuận. Phan Thiết. Từ thuở nhỏ đã
    ham thích, say mê tập luyện võ thuật. Ngoại tổ của Ông vốn là Thầy dạy võ cho các môn sinh Cử Nhân Võ dưới triều các vua nhà Nguyễn.
    Năm 14 tuổi ( 1909 ) Ông xin phép cha mẹ đi về miền đất võ Tây Sơn để tìm học những tinh hoa võ thuật của dân tộc, nền võ học cổ truyền hình thành từ những kinh nghiệm chiến đấu gian khổ, một mất một còn, đã từng giúp cho người dân Việt quật cường vùng châu thổ sông Hồng đánh Tống bình Chiêm, phá tan xiềng xích nô lệ ngoại bang, giử yên bờ cõi.
    Về đến Bình Ðịnh, Ông Trương thanh Ðăng đã tìm đến thụ giáo với những võ sư danh tiếng trong vùng như :
    - Võ sư Trương Trạch ở Phù Mỹ, là một vị Cử Nhân Võ của triều đình lúc bấy giờ.
    - Võ sư Hai Cụt ở làng Cẫm Thượng,
    - Võ sư Ðinh Cát ở An Nhơn và nhiều võ sư khác ở 2 làng An Vinh và An Thái.
    Vào thời gian nầy đất nước đang ở trong giai đoạn Pháp thuộc, tất cả các sinh hoạt võ thuật đều bị cấm đoán, kiểm soát chặt chẽ và triệt để. Do đó, mọi việc học hỏi và tập luyện của Ông đều ở trong vòng kín đáo, len lút, không để cho người chung quanh nhìn thấy hoặc biết được. Thường chỉ có một Thầy một trò ở phía sau vườn, bên cạnh rừng hoặc vào ban đêm có trăng sáng. . . .hoặc có khi vào ban ngày, trong lúc làm việc như : học Côn, Roi với cây thước kẽ của hoc trò . . . .
    Ngoài thời gian được các bậc Thầy hướng dẩn, Ông còn tìm đến trao đổi và nghiên cứu thêm với một số bạn hữu trong vùng như : Ðoàn Phong, Hai Cửu, Mười Ðậu, Năm Tường . . . . .
    Cùng với ước nguyện chân thành đối với di sản của tiền nhân bao đời và nhiệt tình học hỏi, kế thừa di sản võ thuật quý báu đó. Ông Trương thanh Ðăng đã nhanh chóng tiếp thu, hấp thụ và thấm nhuần thật sâu sắc nền tảng tinh thần của Võ thuật cổ truyền Việt Nam qua hơn 15 năm miệt mài công phu khổ luyện tại miền đất võ Tây Sơn, địa linh nhân kiệt nầy.
    Trong thời gian nầy, không hạn chế hiểu biết của mình trong khuôn khổ võ thuật cổ truyền Việt Nam tại Bình Ðịnh. Ông cũng đã dành nhiều thời giờ học hỏi thêm với Võ sư Vĩnh Phúc, là một nhân vật nổi tiếng giỏi võ Thiếu Lâm vào thời đó.
    Và khi trở về quê nhà tại Phan Thiết, Ông đã đến thọ giáo với 2 người Thầy người Trung Hoa
    gốc gác ở các tỉnh Phước Kiến và Hẹ ( Trung Quốc ), về các môn Ám khí, Cữu liên Hoàn và đặc biệt là bài Tứ môn Chương quyền pháp, một trong những kỹ thuật cao cấp của môn phái Thiếu lâm tự .
    Từ năm 1925, Ông Trương thanh Ðăng bắt đầu thu nhận học trò. Vừa truyền dạy công phu sở học, vừa nghiên cứu, sắp xếp lại với tinh thần tổng hợp và sáng tạo một chương trình huấn luyện và thực hành đầy đủ, trọn ven từ sơ cấp đến cao cấp nền tảng cho một hệ phái từng bước được hình thành và xây dựng sau nầy, trong đó đặc biệt nổi bật là một bộ pháp căn bản thật đầy đủ và vững vàng cho môn sinh võ thuật cổ truyền Việt Nam, đó là phần " Bát bộ chân quyền " rất đặc sắc và riêng biệt độc đáo của hệ phái.
    Chính quyền của Thực dân Pháp thời đó vẫn luôn ngăn cấm việc luyện tập, truyền bá và phát triển võ thuật nhất là võ thuật cổ truyền Việt Nam, vì e ngại rằng các sinh hoạt đó sẽ là mầm móng cho những hoạt động của các tổ chức yêu nước, chống phá chính quyền Thực dân.
    Sau 5 năm sinh hoạt tại Phan Thiết, năm 1930 Ông phải di chuyển vào Saigon mới mong có cơ hội phát triển và phổ biến rộng rãi hơn những gì Ông đã dày công tìm hiểu, khổ luyện và thực chứng những hay đẹp của tiền nhân bao đời va nay mong muốn lưu truyền di sản truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam cho những thế hệ mai sau. Tại Saigon, tuy khả năng và hiểu biết sâu sắc, rộng rãi như thế nhưng Ông vẫn chỉ khiêm tốn mở lớp dạy tại nhà riêng mà thôi, ai biết hay thì tìm đến học chứ không chủ tâm quảng cáo, giới thiệu.
    Năm 1964 vào độ tuổi thất tuần ( 70 tuổi ), Ông Trương thanh Ðăng mới chính thức giới thiệu võ đường của ông tại Saigon với tên gọi là " Võ đường Bình Ðịnh Sa long Cương " chuyên truyền dạy Võ thuật cổ truyền Việt Nam và Thiếu lâm tự Trung Quốc.
    Sa long Cương là biệt hiệu của Sư trưởng Trương thanh Ðăng từ khi còn trẻ, có ý nghĩa là : " Rồng nằm đồi cát ". Những đồi cát mênh mông trãi dài theo bờ biển là hình ảnh tượng trưng đặc biệt cho tỉnh Phan Thiết ( Bình Thuận ), sinh ra và lớn lên tại mãnh đất nhỏ bé nầy, luôn ghi nhớ mình là con Rồng cháu Tiên, ông mong mõi kế thừa và gìn giử những di sản cao quý của dân tộc cho con cháu mai sau.
    Nội dung sinh hoạt của Võ đường được quy định rất nghiêm nhặt với tinh thần : " Tiên học lể hậu học võ ". Người môn sinh của võ đường luôn được nhắc nhở : học võ nhưng phải biết lấy lể làm đầu trong mọi việc, hòa nhã, khiêm tốn trong mọi cư xử ở đời chứ đừng bao giờ ỷ sức, cậy tài, ngông cuồng, hống hách.
    Võ thuật cổ truyền Việt Nam là tinh hoa văn hóa dân tộc, là những kinh nghiệm chiến đấu bằng xương máu của tổ tiên, trãi dài hơn 4 ngàn năm dựng nước và giử nước. Học hỏi và tập luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam, trước là kế thừa và gìn giử tinh hoa của dân tộc, sau là phát triển sức khỏe cá nhân và hộ thân khi cần thiết trong cuộc sống xã hội. Sư trưởng Trương thanh Ðăng nghiêm cấm các môn sinh không được thách đấu và nhận lời thách đấu của bất cứ ai và trong bất cứ trường hợp nào.
    Do tâm huyết chân thành và bản lảnh đích thực từ công phu khổ luyện của vị Sư Trưởng, chỉ trong một thời gian ngắn Võ đường Bình Ðịnh Sa long Cương đã có một chổ đứng đường hoàng, chững chạc, trong làng võ thuật VIệt Nam.
    Và 21 năm sau ngày hoạt động chính thức, thừa kế và truyền bá di sản võ thuật truyền thống bất khuất của dân tộc, Vị Chưởng môn sáng lập Hệ phái Bình Ðịnh Sa long Cương đã qua đời vào ngày 17 tháng 9 năm 1985 ( tức ngày mùng 3 tháng 8 năm Ất Sữu ) hưởng thọ 91 tuổi, để lại bao thương tiếc cho gia đình, môn sinh và thân hữu trong làng võ thuật.
    Trưởng Nam của Sư Trưởng là Sư phó Trương bá Ðương cùng với Võ Sư Trưởng Tràng Lê văn Vân, tiếp nối công việc điều hành và phát triển môn phái. Hiện nay, hệ phái Bình Ðịnh Sa long Cương đã được phát triển tại nhiều nơi với các chi nhánh ở trong và ngoài nước như : Vũng Tàu, Biên Hòa . . .và tại các nước Pháp, Gia nã Ðại, Hoa Kỳ và Ý đại Lợi . . .
    Và cho dù sinh hoạt ở bất cứ nơi nào, bản sắc dân tộc Việt Nam vẫn luôn tiềm tàng trong từng đường quyền, ngọn Roi, mũi kiếm, đường đao . . . bản lãnh đích thực của võ phái vẫn luôn luôn được thể hiện trọn vẹn .
    Được Lonelymanus sửa chữa / chuyển vào 07:27 ngày 20/07/2003
  4. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG-TRÌNH HUẤN-LUYỆN BÌNH ÐỊNH SA LONG CƯƠNG
    CẤP 1 : HUYỀN ÐAI ( 3 tháng - 34 giờ )
    1/ BÁT BỘ CHÂN QUYỀN (Phần 1)
    1 - Trung bình Tấn
    2 - Ðinh Tấn (Tả - Hữu)
    3 - Hổ lập Bình Dương
    4 - Xà Tự Ðinh Tấn
    5 - Xà Tự Hạc Tấn
    6 - Ngũ Hành ( Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ )
    2/ Bài quyền : THẦN ÐỒNG
    3/ Bài quyền : THIỀN SƯ

    Cấp 2: LỤC ÐAI ( 3 tháng - 48 giờ )

    1/ BÁT BỘ CHÂN QUYỀN ( phần 2 )
    7 - Mài Thiền Sư
    8 - Tả - Hữu Mã Bộ
    9 - Hổ Tấn
    10 - Bạch Hạc Tầm Giang
    11 - Thần Thông Bữu Bối
    12 - Gạt Âm Dương
    13 - Nhảy Thập Tự
    14 - Trão Mã Truyền
    15 - Xà Tấn
    16 - Ðộc Hành Thiên Lý
    2/ Bài THÁI SƠN CÔN
    4/ Bài YẾN PHI QUYỀN PHÁP
    5/ Thực hành bộ pháp :
    - Bộ Pháp Tay Không

    Cấp 3 : LỤC ÐAI NHẤT ÐẲNG ( 6 tháng - 108 giờ )
    1/ Bài Roi TRUNG BÌNH TIÊN
    2/ Bài PHƯỢNG HOÀNG QUYỀN PHÁP
    3/ Bài BÁT BỘ LIÊN HOA QUYỀN PHÁP
    4/ Thực hành bộ pháp :
    1. Tay không chống côn : 3 Thế : 1,2,3.
    2. Song đấu Côn.
    CẤP 4 : LỤC ÐAI NHỊ ÐẲNG ( 6 tháng - 108 giờ )
    1/ Bài LONG HỔ HỘI QUYỀN PHÁP
    2/ Bài TÀI NỮ QUYỀN PHÁP
    3/ Bài LÃO MAI QUYỀN PHÁP
    4/ Thực hành bộ pháp :
    - Tay không chống côn : 3 Thế : 4,5,6. - Song đấu Roi.

    CẤP 5 : HỒNG ÐAI ( 6 tháng - 108 giờ )
    1/ Bài LÊ HOA KIẾM PHÁP
    2/ Bài ROI LÂM
    3/ Bài TỨ HẢI QUYỀN PHÁP
    4/ Bài tập TẤN NỘI CÔNG I
    5/ Thực hành bộ pháp :
    - Phân thế kiếm

    CẤP 6 : HỒNG ÐAI NHẤT ÐẲNG ( 6 tháng - 108 giờ )
    1/ Bài ÐỒ LONG ÐAO PHÁP
    2/ Bài LA HÁN QUYỀN PHÁP
    3/ Bài HỒNG GIA CÔN PHÁP
    4/ Bài tập TẤN NỘi CÔNG II
    5/ Thực hành bộ pháp :
    - Tay không chống đao

    CẤP 7 : HỒNG ÐAI NHỊ ÐẲNG ( 2 tháng - 216 giờ )
    1/ Bài NGỌC TRẢNG QUYỀN PHÁP
    2/ Bài ÐỘC GIẢN
    3/ Bài SONG ÐẦU TRIỆU GIA CÔN PHÁP
    4/ Bài ROI PHƯỢNG HOÀNG
    5/ Bài tập TẤN NỘI CÔNG III
    6/ Thực hành bộ pháp :
    - Song đấu Ðao - Kiếm
    - Thế chiến đấu ( 1 - 10 )

    Cấp 8: HOÀNG ÐAI NHẤT ÐẲNG ( 24 tháng - 430 giờ )
    " HUẤN LUYỆN VIÊN CẤP I "
    1/ Bài BẢO CANG QUYỀN PHÁP ( Thiếu Lâm quyền pháp )
    2/ Bài TỨ MÔN CHƯƠNG QUYỀN PHÁP
    3/ Bài MAI HOA QUYỀN PHÁP I
    4/ Bài ROI TẤN NHẤT
    5/ Bài SONG TÔ ( nam )
    SONG KIẾM TUYẾT HOA ( nữ )
    6/ Bài tập LUYỆN GÂN SỐ I
    7/ Thực hành bộ pháp :
    - Song đấu : Song Tô - Ðao
    Cấp 9 : HOÀNG ÐAI NHỊ ÐẲNG ( 24 tháng - 430 giờ )
    " HUẤN LUYỆN VIÊN CẤP 2 "
    1/ Bài BÁT QUÁI SIÊU PHÁP
    2/ Bài MIÊU TẨY DIỆN QUYỀN PHÁP
    3/ Bài LỤC HỢP QUYỀN PHÁP
    4/ Bài SONG KIẾM TUYẾT HOA (nam)
    SONG TÔ (nữ)
    5/ Bài LẠC ÐịA MAI HOA ÐAO
    6/ Bài tập LUYỆN GÂN SỐ 2
    7/ Thực hành bộ pháp:
    - Tay không chống 2, 3
    Cấp 10 : HOÀNG ÐAI TAM ÐẲNG ( 24 tháng - 430 giờ )
    " HUẤN LUYỆN VIÊN CẤP 3 "
    1/ Bài Roi NHẤP TỐNG
    2/ Bài LÊ HOA THƯƠNG PHÁP
    3/ Bài LA HÁN QUYỀN PHÁP II
    4/ Bài CAM PHƯỢNG TRÌ QUYỀN PHÁP
    5/ Bài THÁI CỰC KIẾM
    6/ Bài LỤC HỢP ÐAO PHÁP
    7/ Thực hành bộ pháp :
    - Binh khí chống 2, 3


    Cấp 11 : HOÀNG ÐAI TỨ ÐẲNG ( 36 tháng - 650 giờ )
    " VÕ SƯ "
    1/ Bài LÂM XUNG QUYỀN PHÁP
    2/ Bài Roi TAM BỘ BÌNH TIÊN
    3/ Bài KIẾM SƯ
    4/ Bài SONG SĨ
    5/ Bài THANH LONG YỄM NGUYỆT ÐAO
    6/ Bài PHƯƠNG THIÊN HOẠT KÍCH
    7/ Bài tập Nội công : BÁT ÐOẠN CẪM

    Lonelymanus
  5. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Một số hình ảnh hoạt động của môn phái Bình Định Sa Long Cương tại Sài Gòn
    Song đấu roi
    Ðoàn thi đấu cờ người tại Saigon ( 1989 )

    Lonelymanus
  6. phucnguyen03

    phucnguyen03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Bác mod post mấy cái bài dài lê thê này lên cho ai đọc dzậy?!?!?!
    Theo tui, nếu bác muốn giới thiệu các môn phái, thì bác nên bỏ chút công sức ra đọc, chú giải, bình luận, nêu ý kiến thì sẽ có giá trị hơn và mọi người cũng thấy hứng thú hơn, phải thế không các bác?! he`he`...
    Cứ thế tiến hành nhá he`he`...
    Đi Sao Về Vậy
  7. baby_ccc

    baby_ccc Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    Hix hix nói chung là bài viết được, nhưng hơi dài và nhiều chi tiết lặp lại wá Kiên à. Tớ đọc một hồi xong là cứ lơ tơ mơ.... Giờ nhiều topic wá, Kiên xếp lại một số topic cho dễ đọc nha! Loãng quá mà tớ cũng không biết đọc cái gì với cái gì nữa.
    Tâm hồn người phụ nữ là một thứ sa sỉ phẩm mà người đàn ông không bao giờ với tới được.
  8. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi vì lúc sáng xem các tài liệu , e*** rồi post hết luôn chứ không để từ từ nhấm nháp từng ngày ... vì muốn cho ai muốn biết về môn phái BĐSLC thì có cái để tìm hiểu . Xin rút kinh nghiệm lần sau
    to P : Hiện thời mods chưa có khả năng sắp xếp các topic trùng nhau vào một topic , mà phải nhờ vả admins (cấp cao hơn mods) , nên phụ thuộc vào việc admins có đồng ý sắp xếp hay không ... K sẽ cố gắng kêu gọi , quấy rầy admins để sắp xếp lại box cho dễ tìm và đọc hơn

    Lonelymanus

Chia sẻ trang này