1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình ĐỊnh sử ký toàn thư

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi poulet_roti, 12/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. poulet_roti

    poulet_roti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Bình ĐỊnh sử ký toàn thư

    mấy bác bình định quê ta nè, ấy chết cả các bác quan tâm đến Bình Định nữa, cùng nhau viết lên những dòng lịch sử Bình ĐỊnh nè, ai có thông tin gì thì post lên để bà con chiêm ngưỡng,

    không biết nên viết xuôi hay ngược đây, thôi thì viết từ 2005 trở về trước dzậy, bàn từ đây đến 75 đã mệt chết đi được.

    theo site web của uỷ ban nhân dân tỉnh Bình ĐỊnh thì:

    Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông. Cách Hà Nội 1.065 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía Bắc.



    Bình Định có diện tích tự nhiên 6.025,1 km2, dân số 1.530.300 người, mật độ dân số 254 người/km2 (số liệu năm 2003). Bình Định có 11 đơn vị hành chính: thành phố Quy Nhơn là tỉnh lỵ, đô thị loại 2 và 10 huyện gồm An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh (miền núi), Tây Sơn, Hoài Ân (trung du), Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước (đồng bằng). Toàn tỉnh có 155 xã, phường, thị trấn; trong đó có 31 xã đặc biệt khó khăn.

    tiếp nữa

    Bình Định có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm 26 - 280C. Lượng mưa trung bình 1700 - 1800 mm. Có các sông lớn như Lại Giang, La Tinh, Hà Thanh cùng hệ thống sông suối thuận lợi cho phát triển thủy lợi, thủy điện và cung cấp nước sinh hoạt. Có 11 nhóm đất với 30 loại đất khác nhau, trong đó đất phù sa chiếm 71.000 ha. Hiện có gần 117.000 ha đất nông nghiệp, 202.700 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 154.400 ha rừng tự nhiên, gần 200.000 ha đất chưa sử dụng có thể khai thác phát triển nông lâm nghiệp. Bình Định có bờ biển dài 134 km, có 3 cửa lạch lớn Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan, có đầm Thị Nại và các đầm khác, nhiều loại thuỷ hải sản quý thuận lợi cho phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Bình Định không giàu về tài nguyên khoáng sản nhưng có một số khoáng sản có giá trị như đá xây dựng, quặng titan, nước suối khoáng, cao lin, cát trắng...


    nguồn : www.binhdinh.gov.vn
  2. poulet_roti

    poulet_roti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    chức quan phủ (chủ tịch tỉnh) tu năm Trần Đức Lương thứ 5- 2001, do quan tri phủ Vũ Hoàng Hà, nắm giữ phủ lỵ Bình ĐỊnh có các cải cách như sau:
    - cắt đất của phủ huyện tuy phước, nhập vào thành QN
    -thực hiện cải cách hành chính , 1 cửa, có nghĩa là đi lần lượt 1 cửa, ko đi đồng thời 2 cửa 1 lúc.
    về mặt xã hội:
    -thực hiện chiến dịch thanh trừng cái ban, năm Trần Đức Lương thứ 8-2004, đã từng bước tiêu diệt các phân đàn cái ban trên đát Bình ĐỊnh, nhưng vẫn chưa thể diệt trừ tận góc
    - ai có thông tin gì bổ xung thêm , giờ tự niên quên sạch
    về mặt Kinh tế:
    - đẩy nhanh quá trình phát triển của khu công nghiệp phú tài, mở rộng và thành lập thêm khu công nghiệp tập trung khác, khu công nghiệp phú tài chuyên về sản xuất gỗ, là một trong 3 trung tâm chế biến gỗ lớn nhất nước
    -đẩy nhanh công nghiệp hoá - tiểu thủ công đến các địa phương nông thôn
    - Hình thành xây dựng khu kinh tế nhơn hội , mà đến nay đẵ thu hút cam kết đầu tư của ngoại ban và nội ban hơn 3,4 tỷ usd của các nước lân ban gần và xa tít
    về xây dựng:
    - đắp đất xây cầu nhơn hội vượt qua đầm biẻn đầu tiên ở VN
    -xây dựng đường ven biển dọc theo chiều dài tỉnh lỵ , để phát triển tiềm năng biển, và công trình xây dựng đường ven biển này là đầu tiên của cả nước tạo tiền đề để các tỉnh miền trung noi theo, xây dựng đưòng ven biển để phát triển tiềm năng biển.
    -tự bỏ tiền ra xây con đường QN- Sông cầu, sau đó đòi tiền sau từ ngân khô quốc gia, tạo nên con đường quốc lộ ven biển đẹp nhất miền trung
    -....
    mệt quá, ngủ chút nói tiếp
  3. phuongltm

    phuongltm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    fits, test, sorry
  4. poulet_roti

    poulet_roti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố cảng Qui Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.065 km về phía bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía nam.
    Vị trí
    Bình Định trải dài từ 13°30'''' đến 14°42'''' vĩ Bắc và 108°35'''' đến 109°18'''' kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Gia Lai. Bình Định được xem là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên.
    Diện tích, địa hình
    Bình Định có diện tích là 6.024,4 km²(số liệu kiểm kê năm 2005), bờ biển dài 134 km.
    Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, độ cao trung bình 500-700 mét, kế tiếp là vùng trung du. Các dạng địa hình phổ biến là đồi thấp xen kẽ với thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn.
    Vùng thấp là đồng bằng duyên hải bị cắt chia nhỏ thành từng ô trũng tương đối do các nhánh núi chạy ra biển; trong đồng bằng rải rác có đồi thấp xen kẽ. Địa hình đồng bằng nghiêng nên rất dễ bị rửa trôi dần đến đất bị bạc màu và mặn hoá. Ngoài cùng là cồn vát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây. Các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh là:
    * Vùng núi trung bình phía tây: chiếm 70% diện tích của tỉnh, cao từ 500-700 mét, độ dốc trên 25° kéo dài theo chiều bắc-nam qua các huyện Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, chia cắt mạnh; vùng Hoài Ân, Tây Sơn, Vân Canh có dãy núi cao trên 1.000 mét.
    * Vùng đồi tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông: chiếm khoảng 10% diện tích, độ cao dưới 100 mét, độ dốc từ 10° đến 15°.
    * Vùng đồng bằng ven biển: chiếm 20% diện tích. Đồng bằng nhỏ hẹp theo hạ lưu các sông và bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ. Ven biển có nhiều đầm, vịnh, cửa biển, chứa đựng nhiều nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
    Sông ngòi
    Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu KW. Bốn con sông lớn là Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng mạng lưới các sông suối ở miền núi tạo điều kiện cho phát triển thuỷ lợi và thuỷ điện. Độ che phủ của rừng đến nay chỉ còn khoảng trên 40% nên hàng năm các sông này gây lũ lụt, sa bồi, thuỷ phá nghiêm trọng. Ngược lại, mùa khô nước các sông cạn kiệt, thiếu nước tưới.
    Hồ đầm
    Toàn tỉnh Bình Định có nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích tưới tiêu trong mùa khô. Trong đó có thể kể tên một số hồ lớn tại các huyện trong tỉnh như: hồ Hưng Long (An Lão), hồ Vạn Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê (Hoài Ân), hồ Mỹ Bình (Hoài Nhơn), hồ Hội Sơn và Mỹ Thuận (Phù Cát), hồ Diêm Tiêu Hóc Nhạn và Phú Hà (Phù Mỹ), hồ Định Bình, Thuận Ninh (Tây Sơn), hồ Núi Một (Vân Canh-An Nhơn), hồ Vĩnh Sơn (Vĩnh Thạnh). Ngoài ra Bình Định còn có một đầm nước ngọt khá rộng là đầm Trà Ổ (Phù Mỹ) và hai đầm nước lợ là Đề Gi (Phù Mỹ-Phù Cát)và Thị Nại (Tuy Phước-Quy Nhơn). Hệ thống hồ đầm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt đầm Thị Nại là đầm lớn rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cở quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội, đầm còn được biết đến với cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay.
    Khí hậu
    Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 26-28°C. Lượng mưa trung bình 1700-1800 mm mỗi năm. Mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) tập trung 70-80% lượng mưa cả năm, mùa mưa trùng với mùa bão nên thường xuyên gây ra bão lụt. Ngược lại mùa nắng kéo dài gây nên hạn hán ở nhiều nơi, độ ẩm trung bình 75%.
    Hành chính
    Bản Đồ hành chính Tỉnh Bình Định
    Bản Đồ hành chính Tỉnh Bình Định
    Bình Định bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 10 huyện:
    * Thành phố Qui Nhơn
    * Huyện An Lão
    * Huyện An Nhơn
    * Huyện Hoài Ân
    * Huyện Hoài Nhơn
    * Huyện Phù Cát
    * Huyện Phù Mỹ
    * Huyện Tuy Phước
    * Huyện Tây Sơn
    * Huyện Vân Canh
    * Huyện Vĩnh Thạnh
    Dân số, dân tộc
    Dân số năm 2004 là 1.545.300 người. Ngoài dân tộc Kinh, còn có ba dân tộc khác là Chăm, Ba Na và Hrê, bao gồm khoảng 2,5 vạn dân.
    Văn hóa
    Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Đây cũng là nơi xuất phát phong trào nông dân khởi nghĩa vào thế kỷ 18 với tên tuổi của anh hùng Nguyễn Huệ; là quê hương của các danh nhân như Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan... Bình Định còn nổi tiếng bởi truyền thống thượng võ và có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như bài chòi, hát bội, nhạc võ Tây Sơn, hò bá trạo của cư dân vùng biển...cùng với các lễ hội như: lễ hội Đống Đa, lễ hội cầu ngư, lễ hội của các dân tộc miền núi... Thành phố Qui Nhơn có trường Đại học Qui Nhơn, Trường Cao Đẳng sư phạm Bình Định, Trường Đại học Quang Trung (tư thục), Trường CN Kỹ thuật, hàng năm đào tạo hàng ngàn sinh viên khoa học kỹ thuật cho tỉnh và khu vực.
    Tuồng Bình Định
    Bình Định là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ, Đào Tấn. Các đoàn hát tuồng trong tỉnh được hình thành ở khắp các huyện. Với sự giao lưu của nghệ thuật tuồng và võ Bình Định đã đưa tuồng Bình Định lên một tầm cao mới khác lạ hơn so với các đoàn tuồng của Huế hay của Quảng Nam. Tuồng còn gọi là hát bội hay hát bộ sở dĩ nó có tên gọi như thế là vì ngoài việc hát thì yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một vở tuồng hay và đặc sắc là hành động điệu bộ của các đào kép. Việc kết hợp võ thuật vào các màng nhào lộn, đánh trận ở mỗi đoàn có khác nhau tùy theo trình độ của đào kép. Trước kia khi hát bội còn thịnh hành thì có nhiều đoàn hát nhưng những năm gần đây thì nhiều đoàn dần giải tán. Lúc còn thịnh hành các đoàn hát bội thường được các làng, những gia chủ giàu có hay các lăng, đình ven biển mời về biểu diễn. Thường thì sau đêm hát cuối cùng các đoàn hay hát màn "tôn vương" để chúc tụng gia chủ, làng xóm gặp nhiều may mắn và cuối màn "tôn vương" thì thường hát câu: "rày mừng hải yến hà thanh-nhân dân an lạc thái bình âu ca" hay "ngũ sắc tường vân khai bắc khuyết-nhất bôi thọ tửu chúc nam sang".
    Đặc sản
    Ngoài các đặc sản về lâm, thổ, thuỷ, hải sản của duyên hải miền Trung nói chung, Bình Định còn nổi tiếng có: rượu Bàu Đá (An Nhơn), cá chua nước lợ (Phù Mỹ, Đề Gi), bánh tráng nước dừa (Tam Quan, huyện Hoài Nhơn)...
    nguon wikipedia
    Được poulet_roti sửa chữa / chuyển vào 21:39 ngày 12/04/2007
  5. poulet_roti

    poulet_roti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước, phía bắc giáp Tuy Phước và Phù Cát, phía nam giáp huyện Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Thành phố có 16 phường (Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Gềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu) và 4 xã (Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải), với tổng diện tích là 215 km², dân số năm 1999 là 240.000 người, hiện nay là trên 300.000 người.
    Thành phố chính thức thành lập cách đây trên l00 năm nhưng mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa từ thế kỷ ll dưới triều đại nhà Tây Sơn và cảng Thị Nại từ đầu thế kỷ 18. Ngày nay Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại II, với ưu thế về vị trí địa lý, có cảng biển và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển. Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong ba trung tâm thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung bộ (cùng với Đà Nẵng và Nha Trang).
    Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Quy Nhơn dài 42 km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quí, có giá trị kinh tế cao... Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.
    Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP. Năm 1998 tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng là 28,4%, dịch vụ 55,58%, nông - lâm - ngư nghiệp 16,02%.
    Mục tiêu phát triển đến năm 2010 của thành phố là xây dựng Quy Nhơn thành một thành phố cảng đô thị lọai I trên hành lang Bắc-Nam và Đông-Tây; một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò tích cực thúc đẩỳ phát triển kinh tế-xã hội của khu vực.
    Quy Nhơn có cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển lớn nhất nước (dài 2.477,3m, rộng 14,5m, trọng tải 80 tấn gồm 54 nhịp, tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng) nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội là dài gần 7km nối TP Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu.Được xây dựng trong 3 năm, khánh thành ngày 12/12/2006.
    Quần thể di tích, thắng cảnh Gềnh Ráng có bãi tắn Hoàng Hậu (Nam Phương hoàng hậu), khu di tích và mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử, và các tuyến đường biển đẹp nhất Việt Nam.
    nguồn wikipedia

Chia sẻ trang này