1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình Định trên đường phát triển

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi taysonphuchung, 02/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. taysonphuchung

    taysonphuchung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Bình Định trên đường phát triển

    Phát triển Qui Nhơn, cần táo bạo hơn

    Là trung tâm của tỉnh, Qui Nhơn luôn là nơi được ưu tiên phát triển về mọi mặt. Không phủ nhận là trong độ mười năm trở lại, thành phố đã có một sự đổi thay tích cực, nhưng trong vai trò của một đòn bẩy cho kinh tế Bình Định thì sự thể hiện còn khiêm tốn.

    Năm 1992, Qui Nhơn có 24 vạn dân, và bây giờ là 252.000 người. Rõ ràng đó không phải là con số đáng mừng, thể hiện công tác kế hoạch hoá dân số tốt. Mà trái lại, nó phản ánh sự yếu kém, chậm phát triển của nền kinh tế. Hay nói khác đi, Qui Nhơn không đủ tiềm lực để có thể thu hút lao động từ các nơi khác dừng chân, nếu không muốn nói chính mình cũng bị chảy chất xám. Thử hỏi có bao nhiêu sinh viên người Bình Định, sau khi tốt nghiệp, muốn trở lại quê nhà làm việc? Rất ít, và nếu có cũng là chẳng đặng đừng. Họ không trở về không phải vì không yêu quê hương, mà vấn đề nằm ở câu hỏi ai sẽ thâu nhận tôi, và tôi sẽ làm gì? Em họ tôi tên K.L tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh, đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với tấm bằng loại khá, hồ hởi, đong đầy bao nhiêu là ước mơ và hoài bão cô trở về quê nhà xin việc. Được nhận vào làm một chân văn thư trong công ty dược Bình Định, nhưng rồi chỉ trụ được hai năm, với tâm trạng thỉu não, cô xin thôi việc. Sau đó, cô vào công ty COSEVCO, công việc vẫn là văn thư vơi mức lương tháng 600.000 đồng. Dù hiện đã lấy chồng, sinh con, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy cô sẽ tiếp tục an phận ở đó, khi mà ước muốn trở lại Sài Gòn học cao học và tìm việc ngày càng lớn dần lên.

    Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những bãi biển đẹp, và lại là một vùng đất giàu truyền thống văn hoá, nên trong quá trình tìm tòi hướng đi lên, Bình Định đã chọn du lịch làm ngành kinh tế trọng điểm. Nhưng có vẻ các bước đi của chúng ta còn thiếu căn cơ, khi một chiến lược được hoạch định rõ ràng để bảo đảm cho một sư phát triển mạnh mẽ và bền vững vẫn chưa thấy xuất hiện.

    Qui nhơn bây giờ đã đẹp đẽ hơn rất nhiều với những khách sạn cao ốc khang trang, bề thế và một đại lộ thênh thang chạy dọc theo bờ biển... Nói chung là dáng dấp của một thành phố biển hiện đại đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng nếu chỉ có bấy nhiêu để chèo kéo một nền du lịch đang quặt quẹo thì chắc là hải đăng sẽ mãi còn tăm tít mù xa...(!?) Thật đơn giản, vì so với các thành phố biển khác trong nước như Nha Trang, Vũng Tàu, Hạ Long... thì Qui Nhơn quá ư là thất thế cả vị trí địa lý, tiện nghi cho đến cảnh quan và truyền thống (thị trường). Để bù đắp những thua thiệt này, cần tạo một sự khác biệt không thể nhầm lẫn được cho Qui Nhơn. Chắc hẳn cầu Nhơn Hội được xây dựng cũng không nằm ngoài mục đích này, ngoài việc đánh thức một vùng đất đang bị lãng quên. Nhưng tiếc là chúng ta lại nửa vời, thiếu sự đột phá táo bạo trong ý tưởng rất tốt này. Đó là một khối bê tông khổng lồ nặng về việc phục vụ đi lại hơn là góp phần tạo cảnh quan. Thế mà rồi đây, người Qui Nhơn sẽ sống chung với nó ít nhất là 50 năm đấy! Có thể kinh phí còn hạn hẹp, nhưng tại sao chúng ta không chọn một phương án khác (BOT chẳng hạn)! Lẽ nào một biểu tượng cho Qui Nhơn trong tương lai mà lại cù lần thế ư? Tôi chợt rùng mình khi nhớ đến câu chuyện đốt đuốc đi tìm biểu tượng của T.P HCM sau vài chục năm xây cất hà rầm.

    Một người bạn khi về thăm đã đưa ra một nhận xét chí lý, Qui Nhơn không có cá tính. Đúng, và không riêng gì Qui Nhơn, đa số các thành phố ở Việt Nam là vậy. Cá tính tồn tại sao được khi những căn nhà hình thù lai căn kiểu ?ocổ kim Âu Á? cứ vô tư ?otrăm hoa đua nở?. Một mô hình nhà phố nhất thống đặc trưng cho Bình Định tại sao không nhỉ?

    Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng trong việc góp phần tạo cá tính cho đô thị là cây xanh, thì Qui Nhơn cũng quên mất. Chúng ta không thể trồng ở chỗ này dăm ba cây sữa, chỗ kia chục cây sọ khỉ, góc nọ vài mươi cây phượng, góc kia một đám dương liễu được... Quả thật, hiện trạng cây xanh Qui Nhơn bây giờ rất tạp nham. Thành phố sẽ đẹp và có hồn hơn rất nhiều với một thảm cây xanh giàu bản sắc. Nên chăng sở tài nguyên, môi trường Bình Định cần có một cái nhìn nghiêm túc và một hành động thiết thực trong vấn đề này bằng cách lập một đội công tác nghiên cứu cây xanh đặc trưng cho các đô thị Bình Định. Đội công tác này có sẽ thâm nhập vào các khu rừng nguyên sinh trong tỉnh, tìm một loại cây phù hợp. Sau đó đem nhân giống và trồng rộng rãi tại các đô thị tỉnh nhà sau khi đã tiến hành dọn dẹp sạch sẽ những đám cây tạp nhạp. Được như thế, mười đến hai mươi năm sau, đây sẽ là một tài sản vô giá cho con cháu chúng ta. Có thể đến lúc đến lúc đó, Qui Nhơn được bạn bè biết đến như là một thành phố của những cây (Ké) cũng nên!

    Tôi chợt nghĩ đến Praha, thành phố thủ đô giàu bản sắc của Cộng Hoà Séc. Qui Nhơn ơi, sẽ đến một ngày!
  2. mien_gio_chuong

    mien_gio_chuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    chúng ta nhận thây điều gì trên bài biển Quy Nhơn đoạn tử công viên thiếu nhi đến Gềnh Ráng???? sự mọc lên nhánh chóng của các khách sạn cao tầng là một điềm mừng cho QN, nhưng hãy nhìn lại cách qui hoạch, không thể chấp nhận được, vi sao??? chúng ta vô hình chung đã phá vỡ đi không gian của bãi biển đưọc kéo dài, rộng mà thay vào đó là những mảnh vụng bị chia cắt bởi những khách sạn, mà sắp tới đây tỉnh có chủ trương cắt hẳn cho khách sạn quản lý riêng biệt, điều này là tối kỵ, Qn se khong còn bài biển, cảnh quan bị phá vỡ một cách nghiêm trọng. đây là cái giá quá đắt cho bìa học phát triển bằng mọi giá, đã làm không đúng theo qui hoạch trước đây về một bãi biển kéo dài vói những công viên và các bãi tắm quyến rủ. theo cách làm hiện nay, chúng ta chi có thể vui mừng cho việc phát triển nhanh chóng vói diện mạo thay đổi hiện đại hơn chỉ trong vòng 10 năm, sau đó chúng ta sẽ đi khác phục điều đó, mà điều này thì thật là kinh khủng, 20 năm chưa the làm xong. chúgn ta nếu muốn thu hút du khách bằng du lich biển, văn hoá cần chấm dứt cách làm như hiện nay.
    các thành phố VN nói chung, Qn nói riêng vì không có quy hoạch cụ thể nên, sao chép nên hầu như không có cái gì mang nét đạc trưng riêng. tại sao chúng ta không khai thác triệt để về đề tài Tây Sơn. giống như TSPC đà nói. chúng ta có thẻ làm Quy Nhơn mang dáng dấp của nhà tây sơn được tái hiện trên đất QN chẳng hạn. những con đường mang tên các vị tướng lĩnh thời tây sơn, các tuợng nhỏ được dặt ở những góc nhỏ công viên, các góc dường có tầm nhìn rộng, ko cần phải to lớn, chỉ mang ý nghĩa nghẹ thuật là được. các bản ghi tên đường nên mang những hợ tiết thời tây sơn, kết hợp với ghi năm sinh năm mất, nghe nghiệp của nguời được đạt tên đường vùa nâng cao giá trị văn hoá vừa tăng thêm kiến thúc cho người dân.
    Chắc hẳn cầu Nhơn Hội được xây dựng cũng không nằm ngoài mục đích này, ngoài việc đánh thức một vùng đất đang bị lãng quên. Nhưng tiếc là chúng ta lại nửa vời, thiếu sự đột phá táo bạo trong ý tưởng rất tốt này. Đó là một khối bê tông khổng lồ nặng về việc phục vụ đi lại hơn là góp phần tạo cảnh quan. Thế mà rồi đây, người Qui Nhơn sẽ sống chung với nó ít nhất là 50 năm đấy! Có thể kinh phí còn hạn hẹp, nhưng tại sao chúng ta không chọn một phương án khác (BOT chẳng hạn)! Lẽ nào một biểu tượng cho Qui Nhơn trong tương lai mà lại cù lần thế ư
    không hiểu tspc, căn cứ vào đâu nói rằng cầu Nhơn Hội là biểu tượng QN ??? cầu Nhơn hội rất có giá trị về ý nghĩa phát triển kinh tế, QN đang muốn phát triển theo biển, tôi hoàn toàn đồng ý về điểm này, nhưng quan trọng là sau cây cầu chúng ta làm gì? phải có chiến lược cụ thể, không thể như quy hoạch chung chung đuợc.
    về văn hoá, chúgn ta khai thác tới đâu về văn hoá sử? về văn chương? chúng ta có rất nhiều giai thoại về văn hoá sử thời tây sơn (cẩn phải khai thác và xây dựng Qn trên chủ đề này, và chác chắn nếu làm tốt, nó sẽ là đặc trưng của QN đó ), các văn sĩ nổi tiếng thành danh trên đất Bình Định ( yến lan, Chế LAN Viên, xuân diệu, Hàn mặc Tử, Quách Tấn, và cả trịnh công Sơn tùng ở đất QN...) tại sao chúng ta không làm những điều đó thêm nổi bật.
    một vấn đề cực kỳ quan trọng trong quy hoạch, chúng ta luôn vấp phải qua 2 lần qui hoạch Qn, là gì? không có toillet công cộng, điều này là không thể thiếu được, điều kiện tối thiểu. tôi có lần được biết một thành phố bên Koreen, họ bỏ tiền ra chỉ để xây dựng toillet với những thiết kế độc đáo, họ đã làm tốt điều đó, và thành phố này bỗng trở nên nổi tiếng, vốn truớc đó là nơi khỉ ho cò gáy. tôi không muốn nói QN xây theo hướng đó, nhưng nếu ta làm tốt những gì mình đang sở hữu những giá trị về lịch sử thì chúgn ta sẽ thành công.
    Du lịch quan trọng nhất là kéo du khách đến với ta, và giữ du khách như thế nào? tới một lần vẫn muốn đến lần 2, 3.... chúng ta chưa làm tốt cong việc kéo thời gian lưu trú của du khách. vì chúng ta quá thiếu những diểm tham quan vui chơi.
    chúng ta chưa xây dựng được hình ảnh riêng cho QN, ví dụ như Hn có chùa Một cột, hồ gươm, HCM có chợ bến thành, Huế có thành nội, hội an có cây cầu cổ....; chúng ta cần phải xem xét vấn đề này, một khi đã có biể tượng cần phải gắn liền nó với bất kỳ công trình công cộng, cần phải có chổ để thể hiện biểu tượng QN, truớc tiên phải để nó ăn sâu vào trong tiềm thức của nguòi QN nói riêng và Bình Định nói chung.
  3. cumvit

    cumvit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Tui thấy chắc mai mốt khu đô thị bên Nhơn Hội cũng sẽ như cũ thôi, sẽ có những con đường chật hẹp như con đường làng mà tiêu biểu là khu quy hoạch chợ đầm , sở Xây Dựng ở Quy Nhơn ta còn...cổ hũ lạc hậu ,toàn...nhân vật tệ ( hơi quá lời )
  4. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta thử nhìn lại thành phố Quy Nhơn qua bờ biển hiện nay. Tốc độ đô thị hoá đã biến một trongnhững bãi biển đẹp nhất thành một bãi rác khổng lồ và bị thu hẹp một cách dị dạng. Bây giờ, muốn tắm biển, người ta phải đi dần về phía Nam, vào cácbãi của Phú Yên để mong được hưởng khí trời trong lành và cảnh quan nguyên sơ (nhưng các nhà hàng cũng bắt đầu mọc lên = chuẩn bị có bãi rác mới). Chúng ta không mạnh dạn và thiếu kiên quyết để mạnh tay giải toả, dù tiền không thiếu. Nhìn bờ biển mà thấy diện mạo thành phố cũng như tương lai phát triển của nó.
  5. taysonphuchung

    taysonphuchung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0

    Miền Gió Chướng viết:
    chúng ta nhận thây điều gì trên bài biển Quy Nhơn đoạn tử công viên thiếu nhi đến Gềnh Ráng???? sự mọc lên nhánh chóng của các khách sạn cao tầng là một điềm mừng cho QN, nhưng hãy nhìn lại cách qui hoạch, không thể chấp nhận được, vi sao??? chúng ta vô hình chung đã phá vỡ đi không gian của bãi biển đưọc kéo dài, rộng mà thay vào đó là những mảnh vụng bị chia cắt bởi những khách sạn, mà sắp tới đây tỉnh có chủ trương cắt hẳn cho khách sạn quản lý riêng biệt, điều này là tối kỵ, Qn se khong còn bài biển, cảnh quan bị phá vỡ một cách nghiêm trọng. đây là cái giá quá đắt cho bìa học phát triển bằng mọi giá, đã làm không đúng theo qui hoạch trước đây về một bãi biển kéo dài vói những công viên và các bãi tắm quyến rủ.
    Tôi có cùng suy nghĩ với bạn. Tầm nhìn không thông thoáng đã kìm hãm sự phát triển Việt Nam ghê gớm. Đi nhanh sao được khi mà chân này dẫm lên chân kia?
    Miền Gió Chướng lại viết:
    không hiểu tspc, căn cứ vào đâu nói rằng cầu Nhơn Hội là biểu tượng QN ??? cầu Nhơn hội rất có giá trị về ý nghĩa phát triển kinh tế, QN đang muốn phát triển theo biển, tôi hoàn toàn đồng ý về điểm này, nhưng quan trọng là sau cây cầu chúng ta làm gì?
    Bản thân tôi nghĩ như vậy. Nếu tăng gấp đôi, thậm chí gấp bốn kinh phí lên, thuê chất xám kiến trúc thực thụ đến từ các nước phát triển, đồng thời chắc lọc những tinh hoa của Việt Nam, của Bình Định, thiết kế sao cho cây cầu đặc sắc hơn, hoành tráng hơn, thì chắc chắn đây sẽ là một phong cảnh có một không hai trong các thành phố của Việt nam, thậm chí là cả khu vực ĐNA. Khi đó, tất yếu nó sẽ là một trong những biểu tượng xuất sắc của Qui Nhơn.
    Và bạn ơi, bạn hãy ghé thăm Báo Bình Định Điện Tử: www.baobinhdinh.com.vn, trên banner của báo, có hình ảnh cây cầu này, bên cạnh của Tây Sơn Vương rồi đó. Chẳng phải biểu tượng của Qui Nhơn là gì?
    Thân ái!
  6. taysonphuchung

    taysonphuchung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Festival võ thuật Bình Định, tại sao không?
    Là một người Bình Định xa quê, tôi luôn nhớ về Bình Định với những ký ức tốt đẹp. Với tôi, Bình Định là đẹp nhất, có thể điều này là do yếu tố chủ quan. Và để khách quan hơn, tôi đã tham khảo rất nhiều bạn bè ngoại tỉnh, những ai có dịp đi qua hoặc từng đến Bình Định, thì phần đông họ đều có chung một nhận xét Bình Định rất đẹp.
    Em gái một người bạn thân của tôi, vừa tốt nghiệp khoa du lịch trường Đại học Văn Lang, sau khi đi thực tế ở động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) có đi ngang Bình Định về, trầm trồ với tôi: "Biển Quy Nhơn đẹp thật! Nhưng tại sao ít người biết đến Quy Nhơn vậy anh?". Xa quê đã lâu, tôi đành ỡm ờ rằng: "Tại Bình Định ở quá xa các trung tâm lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...". Nói thế, nhưng tôi cảm thấy tiếc cho du lịch Bình Định - cô Tấm trong thời còn gian khó.
    Trong chiến lược phát triển của mình, du lịch được Bình Định xem là ngành kinh tế trọng điểm của địa phương. Đúng. Bình Định có biển xanh mênh mông với những bãi biển hoang sơ, thơ mộng, có những tháp Chàm cổ kính trầm mặc, có hào khí Tây Sơn còn lẩn khuất đâu đó trong từng gốc cây, ngọn cỏ và trong mỗi con người Bình Định. Cái nét hữu tình của non sông đã bồi đắp, chắp cánh cho nhiều thi sĩ của đất Bình Định bay xa. Xét về yếu tố cảnh quan, Bình Định đủ sức trở thành một thiên đường miền nhiệt đới, còn xét về yếu tố văn hóa, truyền thống không dễ nơi nào sánh kịp. Trong vài năm trở lại đây, khách sạn đua nhau mọc lên như nấm ở Quy Nhơn với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao: 3 sao rồi 4 sao... Nhưng dường như bấy nhiêu vẫn chưa đủ để du khách và các nhà khai thác du lịch lưu tâm đến Bình Định. Cụ thể là Quy Nhơn rất ít xuất hiện trong hành trình của các tour nội địa.
    Tất cả những gì mà Bình Định hiện có thể ví như là những toa tàu thượng hạng, nhưng thật tai hại nếu thiếu một đầu kéo đủ nhanh và đủ mạnh để kéo con tàu du lịch Bình Định vươn xa...
    Nhìn ra tỉnh bạn, Quảng Ninh có tuần du lịch Hạ Long, Hội An có đêm rằm phố Hội, người Huế có thể tự hào về Festival Huế. Và gần hơn cả là Đà Lạt với Festival Hoa Đà Lạt. Những ngày này, Đà Lạt đang tưng bừng diễn ra lễ hội hoa. Du khách khắp nơi nườm nượp đổ về Đà Lạt để chứng kiến sự kiện này, khiến cho hệ thống lưu trú gần 600 khách sạn với trên 7.000 phòng phải hoạt động hết công suất. Tổ chức Festival Hoa, người Đà Lạt mong muốn tạo nên một sản phẩm du lịch thuyết phục du khách bằng chính những thế mạnh vốn có của mình. Rồi đây Festival Hoa Đà Lạt sẽ được nâng lên tầm quốc tế và sẽ trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Đà Lạt, ngấm sâu vào lòng người dân Đà Lạt. Cứ mỗi độ đông tàn, xuân đến, người Đà Lạt lại háo hức chờ đón lễ hội hoa trở về...
    Trông người mà ngẫm đến ta. Nếu Đà Lạt có hoa, thì Bình Định có võ Tây Sơn. Vậy tại sao lại không thể có một Festival Võ thuật Bình Định?
    Sẽ thật tuyệt vời nếu ta kết hợp lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào sự kiện này. Như thế thời gian lý tưởng diễn ra lễ hội là từ mùng 4 đến mùng 10 tết âm lịch hàng năm. Để cho lễ hội được phong phú và nhiều màu sắc, chúng ta có thể mời các đội lân, các đoàn võ thuật đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và từ các tỉnh, thành bạn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội...
    Tham gia lễ hội, du khách có thể thưởng thức những bài quyền, những thảo roi đặc sắc của võ Bình Định. Để cho thêm phần đậm đà, du khách có thể ngược lên Tây Sơn xem biểu diễn võ thuật, đến An Thái xem võ đài, xuống đầm Thị Nại xem cảnh tái hiện những trận thủy chiến. Du khách cũng có thể hốt những thang thuốc võ về phòng khi trật tay gẫy chân... Đây cùng là dịp những lão võ sư kỳ cựu gặp nhau trao đổi, tranh luận chuyện võ. Họ có thể đưa những bài thảo, thế võ bí truyền của mình để góp phần phục hưng nền võ thuật của tỉnh nhà đang có nguy cơ bị mai một.
    Võ đã giúp dân tộc ta đẩy lùi ngoại xâm, viết lên những trang sử chói ngời trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Hôm nay, trong cảnh thanh bình của đất nước, võ cũng có thể góp phần vào việc phát triển kinh tế. Tại sao không?
    taysonphuchung
  7. cumvit

    cumvit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi Quy Nhơn đẹp nhờ bãi biển và con đường Quy Nhơn - Sông Cầu nhìn từ ban đêm thật đẹp trông giống như cánh chim đang dang cánh ( bạn tôi, đứa nào cũng nói rằng Quy Nhơn tuy nhỏ nhưng đẹp thật ) ...và ngoài ra còn nhiều yếu tố phụ khác.....
    nhưng quá trình đô thị hoá bây giờ và quy hoạch xây dựng bừa bãi, giờ bãi biển trông tệ quá, nhìn con đường An Dương Vương thấy nhà cửa mọc lên thì nhiều nhưng nó làm mất cảnh đẹp của một thành phố ven biển, Coi những tấm hình về quá trình xây dựng cầu Nhơn Hội thì thấy trông đẹp thật đấy chứ....ít nhất cũng có chỗ để trai gái hẹn hò....
    Được cumvit sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 07/05/2005
  8. taysonphuchung

    taysonphuchung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    An Nhơn
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } L à vựa lúa của tỉnh Bình Định, và từng hai lần là Kinh Đô của các triều đại phong kiến, An Nhơn đã có những năm tháng hoàng kim. Nhưng vật đã đổi, sao đã dời, An Nhơn dần lùi vào hậu trường kể từ khi tỉnh lỵ Bình Định được Đông tiến xuống Qui Nhơn.
    Dù mất đi vai trò của một đầu tàu kinh tế, nhưng "đẳng cấp" của một vùng đất "lành", An Nhơn không dễ bị phôi phai. Những sản vật nơi đây vẫn bảo tồn được một cá tính sâu sắc được chắc lọc, đắp bồi qua hàng trăm năm như nón ngựa Gò Găng, Bún Song Thằn An Thái, rượu Bầu Đá, các sản phẩm rèn đúc ở Đập đá vẫn theo các thương buôn xuôi ngược trên khắp nẻo non sông.
    Trong vài năm trở lại, An Nhơn đã có những bước chuyển mình hết sức mạnh mẽ và tích cực. Diện mạo của một thị xã trong tương lai gần đã định hình với một hệ thống giao thông khá tốt, hầu như đã được trải nhựa và bê tông hoá toàn bộ. Những khu công nghiệp nhanh chóng mọc lên dọc theo quốc lộ 19, tuyến huyết mạch lên Tây Nguyên, Campuchia và Lào. Tại Đập Đá, vùng đất đã từ lâu nổi tiếng với các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp, cũng kịp bắt nhịp với khu công nghiệp sản xuất tập trung: Gò Đá Trắng.
    Với rất nhiều lợi điểm hiện có, An Nhơn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nếu có được một cái nhìn đột phá, táo bạo hơn trong cách nghĩ, cách làm.
    Con đường từ Thị Trấn Bình Định lên Tây Sơn, ngang qua An Thái là một tuyến huyết mạch của tỉnh Bình Định trước kia. Chính tuyến đường này, cùng với thương cảng trên sông Kôn đã góp phần tạo cho An Thái có một quá khứ phồn thịnh: "nhất cận thị, nhị cận giang". Tuy nhiên, kể từ khi các con đập được xây dựng trên sông Kôn, tất nhiên bến cảng cũng theo đó "tiêu vong". Trong khi, đường cũng không được nâng cấp, trăm năm vẫn đường đất ở gà ổ voi lổn ngổn. Và rồi An Thái chết, giãy chết một cách bàng hoàng. Người người bỏ làng ra đi tìm miền đất hứa. Trong số những người dằn lòng cất bước rời quê hương năm xưa ấy, không ít người thành công nơi đất khách. Nặng nợ non sông, trở lại thăm làng, tâm huyết với non sông trổi dậy, họ muốn làm một cái gì đó cho quê hương, nhưng nhìn lại hệ thống giao thông, đành lắc đầu cười buồn bỏ đi... Những người ở lại, chặc lưỡi "có mợ chợ cũng đông, vắng mợ, chợ chẳng không buổi nào". Cuộc sống vẫn tiếp diễn, mặt trời vẫn mọc đều đặn, và họ vẫn lớn lên, sinh con, đẻ cái, rồi theo dòng thời cuộc, những đứa trẻ đó lại di thân bôn tẩu đi làm thuê làm mướn, làm công nhân may ở các thành phố lớn... Thế nhưng không hiểu sao, khi nâng cấp con đường này, họ lại làm nửa vời (chỉ tráng nhựa bốn km, từ Thị trấn Bình Định đến Nhơn Khánh, đoạn còn lại đổ bê tông), khiến đường có cũng như không. Rõ ràng, qua đây, chúng ta có thể thấy, trong cách nhìn ở đây hơi thiếu tính chiến lược. Con đường mới này chỉ là đối phó với cảnh lầy lội vào mùa mưa thôi, chứ hoàn toàn không có ý nghĩa gì về mặt phát triển kinh tế. Tệ thật!
    Và nữa, theo hoạch định, trong mươi năm tới, An Nhơn sẽ là một thị xã hiện đại với nhiều khu công nghiệp mới được hình thành, và là một đầu mối giao thông quan trọng, lưu lượng hàng hoá và xe cộ sẽ nườm nuợp qua đây. Ngay cả trong thời điểm hiện tại đã xảy ra cảnh tắt đường trên các tuyến quốc lộ qua An Nhơn đi Qui Nhơn trong các giờ cao điểm. Vậy tại sao khi nâng cấp quốc lộ 1A, không một lần làm tới bề tới bến, mở rộng thành xa lộ (ít ra cũng như đoạn đi qua Diêu Trì)?
    ...
  9. mien_gio_chuong

    mien_gio_chuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    nhwũng năm gần đây kinh tế Bính Định có sự phát triển đáng kể so với thời gian trước cứ ngồi nhìn người ta làm kinh tế rồi nhìn lại mình, buồn!!!! nói gi thì nói cũng phải thừa nhận vai trò lãnh đạo của các vị chủ chốt trong tỉnh. tuy nhiên cần phải làm mạnh hơn, thực sự rằng chúng ta chưa làm tốt công việc thu hút đâù tư nước ngoài, hoặc của các tổng công ty lớn của VN. tại sao? chúng ta cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế, về đất, về hành chính, nhưng hình như cũng là sự sao chép giữa tỉnh này vói tỉnh kia. chưa có một diểm nhấn cụ thể nào nổi bật để tạo sự chú ý của các nhà đầu tư lớn. dù rằng chú ta xa 2 đo thị lớn ở 2 đầu đất nước. nhưng chúng ta chưa phát huy hết thế mạnh về vị trí địa lý của tỉnh nhà. tại sao chúng ta không quan tâm nhiều đến phát triển dịch vụ thêm nữa, chúng ta phải có chiến lược về điểm này, vì Bình Định nói chung, QN nói riêng, nằm ngay cầu nối của các vùng, lợi thế về cảng biển, thế thì tại sao chúng ta vẫn chưa thể là trung tâm giao dịch của vùng. theo MGC nghi, tỉnh nhà nên khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để kéo các hội nghị về kinh tế, khoa học.. cấp vùng, cấp quốc gia và cả quốc tế về QN tổ chức, song song với điều đó chúng ta phải tạo được ấn tượng khi những người ở cấp quản lý này, thì họ sẽ có cái nhìn khác hơn về quê nhà chúng ta. về thu hút đầu tư, có thể chúng ta chưa làm tốt công việc chuẩn bị về hạ tầng, nên các nhà dàu tư vẫn còn lo ngại. về văn hoá du lịch, tỉnh phải mạnh dạn đứng làm đầu tàu, nhưng nhwũng người điều hành cần phải có năng lực và phải được giao quyền rõ ràng, nếu thiếu người cho các dự án lớn, thì nhất thiết phải thuê chuyên gia để đuợc việc, mặc dù giá đắt.
    điều đáng mừng, là các bác nhà ta vận động ra sao mà chính phủ ọk cho BĐ nằm trong khu trọng điểm kinh teé miền trung, hi vọng các bác lại tiếp tục thành công trong công việc thu hút đầu tư cho nhơn hội, và cũng hi vọng khu kt N hội sẽ được quy hoạch rõ ràng, đúng hạn mục, và nhất là các bác lãnh đạo làm kiên quyết với sai phạm, nếu có (và chắc chắn sẽ có). thì mới hi vọng NH mang một dáng dấp hiện dại và công nghiệp, thì mới dám nghĩ nó là phố đông.

Chia sẻ trang này