Đọc đến từ ??obinh khí??? tôi lại nhớ đến sư phụ Lại Long của tôi, người bảo ??obinh khí là tay chân nối dài, chịu khó sẽ thành tài???. Tôi không thạo sử dụng binh khí nhưng xin mạo muội viết dăm câu. Nói đến binh khí người ta hay nhắc đến cụm từ ??othập bát ban võ nghệ??? chỉ việc sử dụng 18 loại binh khí. Chúng là những loại nào vẫn chưa thống nhất (hiện có rất nhiều thuyết như ??otiểu thập bát ban???, ??ođại thập bát ban???, ??ochín dài chín ngắn???, ??osáu ngắn mười hai dài???...). Tuy nhiên, nhiều người cho rằng 18 binh khí là: đao, thương, kiếm, kích, phủ, việt, câu, soa, tiên, giản, chuỳ, đáng, côn, sóc, bổng, quải, lưu tinh chuỳ và trảo. Theo tôi, đây là cách phân loại khá chính xác vì có đủ binh khí ngắn, binh khí dài, binh khí đôi và binh khí mềm. Nói đến đao - gan của trăm binh khí - người ta thường nhớ đến miêu đao của Trung Quốc và cây Yển nguyệt đao của Quan Công. Tôi có nghe nói đến các bài đại đao của Lý Thường Kiệt nhưng không rõ thực hư thế nào. Nói đến côn - đầu của trăm binh khí - tôi rất thích câu ??othương đâm một đường kẻ, côn đánh cả vùng rộng???. Côn khá đa dạng: đại côn, tề mi côn, tam tiết côn, đại tiêu tử côn, hổ vĩ côn... Nói đến kiếm - vua của binh khí có lưỡi - người ta thường nhớ đến các bài ??oThái Cực kiếm???, ??oCôn Luân kiếm???, ??oNga Mi kiếm???, ??oBát quái kiếm???, ??oĐường lang kiếm???... Riêng tôi, tôi nhớ đến tay kiếm thần sầu trong ??oTiếu ngạo giang hồ??? - Mạc Đại tiên sinh với cây kiếm ngắn, lưỡi mềm và mỏng như lá lúa giấu trong cây đàn. Luận bàn về binh khí, nhiều người cũng thích đề cập ám khí. Theo tôi được biết, các tiêu sư Trung Quốc và ninja Nhật Bản rất thạo món này. Trung Quốc có khoảng 30-40 loại ám khí: tiêu dây, tụ tiễn, phi trảo, thiết thiềm thừ, long tu câu, như ý châu, phún đồng, nỗ tiễn, nhuyễn tiên, mai hoa châm... Về binh khí nói chung, tôi rất thích ??oNhung thuật??? của phái Nhất Nam. Một dải lụa dài hai đầu buộc vật nặng, dễ hoá giải binh khí đối phương, dễ giấu nhưng khó luyện. Không biết ý các bạn thế nào? buitridung tridung [/black][/size=5]
buitridung nói rất chính xác. Tuy nhiên tôi xin bổ sung thêm thương - vua của trăm thứ binh khí. Điển hình có Lê Hoa thương pháp của Dương gia: Hai mươi đường Lê Hoa thương Thiên hạ không địch thủ. Thương pháp lưu truyền lại khá nhiều thường có thương họ La - Dương - Nhạc - Mã - Sa, lục hợp thương, bát mẫu thương, Tử Long thương, Nga Mi thương v.v... Không biết bạn có học võ Nhất Nam không nhỉ? Nếu có xin bạn kể sơ qua về môn võ này giùm mình được không? TGNN
TGNN nay cong nhan ong ban hieu biet nhieu that nhung ong ban co biet ve thuat danh roi may cua cac cu nha ta ko neu biet chi toi voi toi cung nghe noi ve thuat danh roi may cua cac cu hay lam nhung toi ko ro lam co gi chi bao cho toi voi huy
Tôi không hiểu ý của bạn roi mây là gì? Có phải là roi để đánh đòn không. Riêng tôi cũng xin ghi lại đây cách luyện roi chiến của Bình Định. LUYỆN ROI TRƯỜNG Đây là cách luyện roi chiến của ***** Ngạnh, một võ sư danh tiếng của làng võ Thuận Truyền. CẮC-CỤP-CẮC Cách tập rất đơn giản nhưng hiệu quả. Bên cây cau chôn một đoạn trúc song song, cao ngang đầu, cách thân cây cau độ một đến hai tấc ta, chôn chặt cố định khoảng cách. NgườI cầm roi ở tư thế đấu, đầu roi ở trong khoảng cách cau và tre. Tay phảI cầm giữa roi, tay trái cầm đốc roi. Tay trước phảI thẳng, nắm tay cao ngang vai, cùi chỏ không gập, tay cầm ngửa, đầu roi cao ngang miệng. I. LUYỆN TAY TRƯỚC: Bước 1: Bàn tay đang ngửa lật úp xuống đồng thờI gạt qua bên phảI, đầu roi vòng xuống qua nửa vòng và đánh nhằm khúc tre kêu ??ocắc???, thì lập tức phảI ngửa bàn tay đưa đầu roi trở qua bên trái đánh vào thân cau kêu ??ocụp???, song phảI đáng tiếp vào ??ocắc??? và liên tục cắc - cụp - cắc liên hồi. Nếu cắc rồI mà không nghe cụp thì khi đấu thật có thể ta hoặc đốI phương đã bị đâm rồI hoặc cả hai đều không thành thạo đã bỏ qua cơ hộI, hoặc cả hai cảnh giác đã sang thế. Vì vậy lúc tập phảI luôn chú ý nghe nhịp cắc - cụp - cắc - cụp??? đều, nhanh, cho quen để khi thi đấu thật khỏI bỏ lửng (không biết tận dụng đòn). Thân cau và cái trụ bằng tre đứng cố định nhưng lạI thay cho đầu roi di chuyển của đối phương, khoảng cách giữa cau và trụ tre giữ cho đầu roi ta không gạt ra quá xa, trống mặt và ngực hoặc không kịp quay lạI để đỡ và tấn công. Tay trước luôn thẳng, chỉ cổ tay chuyển động do đó rất mỏI nên phảI luyện cổ tay thật khỏe thật nhuyễn và rất nhạy. Cánh tay chỉ co lạI trong trường hợp đặc biệt (thế đặc biệt). Bước 2: bước tập thứ hai cao hơn trước một chút là dùng cái lắc trả gây luôn cả hai tiếng cụp - cắc. Tay phảI (trước) đang ngửa lật sấp xuống hất sang phảI va vào cọc tre: cắc, rồI lập tức ngửa ra lắc trái ??ocụp??? vào thân cau và luôn thể ngửa cao hơn vặn lắc sang phảI va vào tre ??ocắc??? cái thứ hai mớI trả sấp lạI và ??ocụp???. Đó là dùng một đường tạo thành 2 gây thêm tác dụng của động tác thứ ba: cắc - cụp ??" cắc. Cách này nhanh và gây bất ngờ cho đốI phương, ta có thể nhân gạt đầu roi địch mà tiến công luôn, nhưng cũng rất nguy hiểm cho ta là bàn tay phảI vặn ngửa cao quá phảI tạo thành một thế chết khó xoay sở. II. LUYỆN TAY SAU: (tay trái). Tay cầm đốc. Đó là hậu vệ, có hai tác dụng: 1- Đỡ đòn 2- Trợ thủ tấn công Hai tác dụng trên không thể tách rời. Đỡ đòn có hai cách: Một là bị động: mũi roi của đốI phương bị mũi roi của ta khắc nhưng không phục được mà lách đâm vào, vô hiệu hóa đầu roi ta. Hai là chủ động bằng cách để đầu roi ta bỏ roi địch, không kềm chế để nó đâm vào. Lúc ấy nhiệm vụ của đốc đồng thờI là nhiệm vụ kiềm chế đầu roi địch để cho đầu roi ta rảnh rang tấn công địch bất ngờ. Đốc đõ mà lạI điều khiển ngọn tấn công. Đó là chức năng tác dụng điều khiển tấn công của đốc. Ngay trong trường hợp bị động chống đỡ thì cũng phảI đồng thờI tạo điều kiện và hướng ngọn tấn công cho nên hai tác dụng đỡ đòn và trợ thủ tấn công của đốc luôn gắn liền nhau. Tập tay sau đồng thờI vớI tập tay trước và tùy theo ý đồ kỹ thuật của tay sau ở 3 tư thế tĩnh và động sau: 1. Tư thế tĩnh: khi tay trước tập bước 1 cắc - cụp, cắc - cụp, tay sau tuy không đổI vị trí nhưng cũng phảI theo đúng tay trước mà lắc cổ tay. Khi tay trước tập bước 2 thì sau cắc - cụp phảI nhích tay trái lên rất mạnh theo để đưa động tác 2 của tay phảI vượt nhanh và mạnh sang cắc thứ hai, có thể tay trái vượt cắc đến tay phải. Khi kéo lạI về cụp thì dùng tay mặt quay lên hay quay dướI tay trái có thể lặn xuống hoặc vượt lên tay phải. Đây là cách tập rất thú vị và khéo. 2. Tư thế động: hoặc vòng lên hoặc vòng xuống dướI tay phảI để đón và gạt ngọn roi đốI phương , tay phảI cũng vặn theo ăn nhịp. 3. Nhân đỡ mà đâm ??" đâm song đỡ. Tay sau vừa vòng lên (hoặc xuống) gạt ngọn roi đốI phương, vừa đẩy roi ra trước đâm hoặc cùng tay trước cộng sức đâm. TGNN
xin loi vi da khong noi ro rang y toi muon hoi ve thuat danh roi mem ( nhu kieu danh nhuyen tien ay) toi cung khong nho ro lam nhung toi da tung nghe qua mot nguoi ke ve cach danh roi may cua mot thu linh nghia quan (toi cung khong nho ro ten) tu thoi chong phap nghe noi trong mot lan danh thu voi ban be ong ay cam mot doan roi may ngoi tren lung trau di tu duoi muong len va mua roi bao ve ca nguoi ca trau phi len trong khi co may nguoi tan cong ma van khong ha duoc (khong ro toi co nho dung khong) y toi muon hoi la ve thuat danh roi may do nhan tien day cung cam on ban ve cac kien thuc ve thuat luyen roi truong huy Được sửa chữa bởi - nennho vào 05/06/2002 17:47
Tôi không được học kỹ thuật đánh roi mềm, nhưng có học được cách sư dụng những vũ khí tự nhiên trên người mình như cái đai võ, dây nịt nhưng cũng không giỏi lắm. TGNN
Hình như môn phái nào cũng dạy võ khí cơ bản nhất là cái dây đai võ chứ nhỉ, theo tôi thì đó cũng là roi mềm đấy. TGNN
that dang tiec vi toi chi la mot nguoi dam ve vo thuat ma thoi va cung dang tiec la chua gap duoc thay hay truoc gio toi chi tap voi may anh em theo kieu ai biet thi chi cho nguoi chua biet nen cung hoi mo ho ve ky thuat do huy
Hinh nhu cac ban chu y nhieu den cac mon binh khi cua Trung Quoc ma chua nhac den cac mon binh khi khac cung rat loi hai cua cac nuoc khac. Thu xem nao + Nhat: nunchaku (con nhi khuc), sai, tonfa, katana (kiem Nhat, minh thich nhat mon nay), taichi (kiem dai), nagakata (thu+o+ng), kyu (cung), xich sat, am khi... + Trung Dong: kiem cong Damas (ve mat chat lieu no con tot hon ca kiem Nhat) ... + Dong Nam A: kris (dao quam cua Indo)... + Chau Au: cac loai kiem to ban... Day moi la vu khi ca nhan thoi, con ke den cac loai vu khi khac thi vo ke, Cac ban ban tiep nhe.