1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình luận _phê bình Văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi luuchivi, 23/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bình luận _phê bình Văn học

    Mục lục:

    Trang 1:

    1)?oViếng bạn? của Hoàng Lộc - bài thơ cảm động

    2)Bài thơ "Cây tam cúc" của Hoàng Cầm

    3)Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi

    4)"Sao không về Vàng ơi!"

    5)Đọc sách: Bản lĩnh phê bình văn học

    6)Bình thơ: Người bán rau

    7)Những trang viết thấm đẫm nước mắt và nụ cười

    8)Vẻ đẹp một ngòi bút vùng cao

    9)''''''''''''''''Rỗng ngực'''''''''''''''' - vài cảm nhận

    Trang 2:
    10)Chất hài hước, nghịch dị trong ''''''''''''''''Mười lẻ một đêm''''''''''''''''

    11)Bút pháp ước lệ của Nguyễn Du

    12)Chất nhân văn trong sáng tác của Tôn Ái Nhân

    13)Xóm Ngự Viên- một bài thơ hay về Huế của Nguyễn Bính

    14)Thơ Tú Xương - những hiện vật thời cuộc vô giá

    15)Trần Mai Ninh và bài thơ Nhớ máu

    16)Nhớ Thu Bồn với ?~Tạm biệt Huế?T

    17)"Một con chó hay chim chuột" - Truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng

    18)Văn Cao với "Một đêm đàn lạnh trên sông Huế"











    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 14:40 ngày 24/02/2007
  2. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    ?oViếng bạn? của Hoàng Lộc - bài thơ cảm động

    Nguyễn Đình San


    ?oViếng bạn? là một bài thơ kiệm lời nhưng nhiều ý. Bài thơ ngắn ngủi đã cùng một lúc và rất tự nhiên vừa diễn tả được lòng căm thù quân địch sâu sắc, vừa biểu hiện được tình đồng đội, đồng chí và tình quân dân mặn nồng, thiêng liêng.
    Hôm qua còn theo anh
    Đi ra đường quốc lộ
    Hôm nay đã chặt cành
    Đắp cho người dưới mộ
    Đứa nào bắn anh đó
    Súng nào nhằm trúng anh
    Khôn thiêng xin chỉ mặt
    Gọi tên nó ra anh!
    Tên nó là đế quốc
    Tên nó là thực dân
    Nó là thằng thổ phỉ
    Hay là đứa Việt gian?
    Khóc anh không nước mắt
    Mà lòng đau như thắt
    Gọi anh chửa thành lời
    Mà hàm răng dính chặt.
    Ở đây không gỗ ván
    Vùi anh trong tấm chăn.
    Của đồng bào Cửa Ngăn
    Tặng tôi ngày phân tán.
    Mai mốt bên cửa rừng
    Anh có nghe súng nổ
    Là chúng tôi đang cố
    Tiêu diệt kẻ thù chung.
    Bài thơ được bắt đầu một cách thật tự nhiên bằng việc nhắc lại một sự kiện cuối cùng trước khi bạn ngã xuống. Cái khoảng cách giữa ?ohôm qua? và ?ohôm nay? chỉ là 24 tiếng đồng hồ mà ở đây đã là một khoảng cách không thể tưởng tượng được giữa cõi sống và cõi chết.
    Theo lối diễn tả thông thường, để phụ họa cho nỗi tiếc thương của người còn sống, thiên nhiên hay được ?ohuy động? để sụt sùi, than khóc cùng con người. Người bạn còn lại chỉ lặng lẽ chặt một cành cây để ?ođắp cho người dưới mộ?. Cành cây phủ ở trên mộ, che cho ngôi mộ, sao lại ?ođắp cho người dưới mộ? được? Nhưng có lẽ không ai bắt bẻ, chất vấn về câu thơ đột xuất này, chính vì nó đã là hợp lý nhất.
    Bài thơ chỉ là ?oViếng bạn?, chỉ là vài phút mặc niệm bên nấm mồ của bạn, chỉ vẻn vẹn có 6 khổ thơ 5 chữ, không có điều kiện miêu tả cụ thể cái chết của bạn mà sao người đọc hình dung rất rõ cái tư thế lúc chết cùng cả cuộc đời chiến đấu trước đó của người liệt sĩ, phải chăng vì nhờ có những câu ít có vẻ là thơ: Đứa nào bắn anh đó/ Súng nào nhằm trúng anh/ Khôn thiêng xin chỉ mặt/ Gọi tên nó ra anh!/ Tên nó là đế quốc/ Tên nó là thực dân/ Nó là thằng thổ phỉ/ Hay là đứa Việt gian?
    Trong một khúc hát có những chỗ tình cảm trào dâng nhất hoặc lắng đọng nhất, ấy là chỗ ?ocao trào?. Trong khúc ?oViếng bạn? này, có thể xem cao trào ở chỗ: Khóc anh không nước mắt/ mà lòng đau như thắt/ Gọi anh chửa thành lời/ mà hàm răng dính chặt.
    Ai đã từng nếm trải đau khổ mới thấy chí lý một điều: đau khổ đến mức không kêu than, cặp mắt cứ ráo hoảnh không một giọt lệ, lúc ấy đau khổ mới đến độ tột cùng. Nhưng có lẽ cái ấn tượng mạnh nhất đến với người đọc ở mấy câu thơ trên là nhờ tác giả đã bắt gặp được một cái âm khép ?oắt?, lại là âm trắc để gieo vần ở khổ thơ thứ tư. Càng đau khổ càng ái ngại hơn khi ở nơi đây, không thể có những phương tiện bình thường nhất để khâm liệm, để chôn xác bạn, chỉ có một tấm chăn, có lẽ tấm chăn này đã nhiều dịp ủ ấm hai người, nhất lại là ?ocủa đồng bào Cửa Ngăn?. Người còn sống đã gửi theo vong linh người đã khuất vật kỷ niệm cuối cùng ấp ủ tình quân dân và tình đồng chí. Nếu cả bài thơ là màu sắc u buồn, ngậm ngùi, tưởng niệm thì đến đây đã ít nhiều được sáng lên bởi một lời khấn thờ thiết tha mà cụ thể. Hẹn ?omai mốt? nhưng âm điệu của bốn câu thơ cuối cùng cho ta cảm giác như tiếng súng trả thù của người bạn còn sống đã vang lên.
    ?oViếng bạn? là một bài thơ kiệm lời nhưng nhiều ý. Bài thơ ngắn ngủi đã cùng một lúc và rất tự nhiên vừa diễn tả được lòng căm thù quân địch sâu sắc, vừa biểu hiện được tình đồng đội, đồng chí và tình quân dân mặn nồng, thiêng liêng. Giọng thơ thâm trầm, lắng đọng phù hợp với cảnh ngộ nhưng không bi lụy, não nề.
    Một bài thơ gọn gàng, hàm xúc. Không ai nghĩ tác giả làm thơ mà chỉ thấy anh thương bạn, nhớ bạn bởi vì mọi lời lẽ chỉ là những ngôn ngữ bình dị nhất. Thế mới biết, muốn hình ảnh, âm thanh, muốn nhịp điệu, tiết tấu điệu nghệ sao chăng nữa cũng không thể thay thế tình người để quyết định sức sống lâu bền của một bài thơ. ?oViếng bạn? cũng là một trong số những bài thơ hay xuất hiện trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thật cảm động, bài thơ ra đời chẳng được bao lâu thì chính tác giả của nó đã hy sinh trong một chuyến đi công tác. Và đã có người viếng anh khi anh ngã xuống cũng như anh từng viếng đồng đội trong bài thơ.
    Đến hôm nay đọc lại ?oViếng bạn? ta như thấy vẫn còn nguyên vẹn không khí và cảm xúc của cả đối tượng lẫn chủ thể sáng tạo. Người đọc không mấy nghĩ bài thơ nói đến chủ đề liệt sĩ, chỉ thấy một tấm lòng, tình cảm thật lớn lao, sâu nặng mà giản dị của những người lính chung một chiến hào ?" những người đã có công lớn làm nên ngày hôm nay.

    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 23/02/2007
  3. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bài thơ "Cây tam cúc" của Hoàng Cầm



    Trẻ em bây giờ với gánh nặng học hành bài vở, phút rỗi rãi hiếm hoi thường lao vào những trò chơi hiện đại, làm sao có được niềm hạnh phúc đơn sơ, ấm áp từ những trò chơi ở làng quê xưa: chơi khăng, đánh đáo, đánh quay, chơi ô ăn quan... trong mảnh sân tràn ngập tiếng cười.
    Cỗ bài tam cúc mép cong cong
    Rút trộm rơm nhà đi trải ổ
    Chị gọi đôi cây
    Trầu cay má đỏ
    Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em.
    Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm
    Em đừng lớn nữa Chị đừng đi
    Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa
    Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì.
    Đứa được
    Chinh chuyền xủng xoẻng
    Đứa thua
    Đáo gỡ ngoài thềm
    Em đi đêm tướng điều sĩ đỏ
    Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em.
    Năm sau giặc giã
    Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ
    Thả tịnh vàng cưới Chị võng mây trôi
    Em đứng nhìn theo Em gọi đôi.
    Bài thơ của Hoàng Cầm thật giàu chi tiết, hình ảnh gợi hình, gợi cảm, thâu tóm hoàn hảo một trò chơi trí tuệ đơn giản mà vui, có chút chinh xèng gây men: chơi tam cúc, làm sống dậy hoài niệm đẹp về tuổi ấu thơ của lớp người trung niên chúng ta. Cỗ bài cong mép vì đã cũ, hành vi dấm dúi trốn cha giấu mẹ, rút trộm rơm nhà làm chiếu, người chơi, cách chơi, được phởn phơ, thua đáo gỡ... chân thực, đáng yêu đến lạ lùng. Chỉ bằng ấy chi tiết đã đủ tạo nên chất thơ, thứ thơ được gẩy ra từ rơm rạ của cuộc sống thanh bình dung dị nơi thôn dã.
    Những câu thơ 7 chữ, 8 chữ ngắt dòng dài ngắn khác nhau, khi nén đúc, khi trải rộng, co duỗi nhịp nhàng mô phỏng nhịp điệu cất bài lên, hạ bài xuống rộn ràng, náo nức, bí hiểm bất ngờ, gợi tả tài tình không khí của cuộc chơi và tâm trạng người trong cuộc.
    Cũng như trong một số bài thơ khác của Hoàng Cầm, ở đây ta lại gặp nhân vật trữ tình xưng ?oEm? trong quan hệ thân tình gần gũi với ?oChị?. Một thứ quan hệ tình cảm khá đặc biệt, không chỉ là tình chị em đơn thuần, đâu hiếm gặp trong đời. Người em ấy không hoàn toàn còn là trẻ con nữa, nên đã biết tranh thủ: ?oNghé cây bài tìm hơi tóc ấm?, chớp được cái khoảnh khắc thăng hoa của sắc đẹp môi hồng má đỏ bởi vị nồng cay của miếng trầu nơi chị. Để mà ngây ngất giấu thầm ước vọng mơ hồ nhưng khắc khoải:
    Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em
    ?
    Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em
    Xe hồng, đôi cây bài tam cúc, đã trở thành biểu tượng cho ước vọng lứa đôi hạnh phúc, cứ mỗi lúc lại dội lên trong lòng ?oEm?.
    Ở cái tuổi chập chờn lằn ranh trẻ con - người lớn, cậu bé - chàng trai, trong tình cảm của ?oEm? có nét ích kỷ thật đáng yêu qua niềm mong mỏi âm thầm tưởng như phi lý mà có lý: ?oEm đừng lớn nữa Chị đừng đi?. Ô hay! ?oChị đừng đi? là niềm mong mỏi phải lẽ rồi. Nhưng sao lại mong ?oEm đừng lớn nữa?? Phải chăng trong trí não của ?oEm? luôn có ?oChị?.
    Người ?oEm? thì đa tình, đa cảm, giàu mộng mơ, trong khi ?oChị? thì vô tư hồn nhiên, không để ý mọi hành vi và diễn biến tâm trạng của ?oEm?. Vì vậy, đến kết bài thơ là cảnh chị cũng lại hồn nhiên lên xe hoa, để lại trong ?oEm? nỗi thất vọng tiếc nuối đến ngẩn ngơ. Nỗi đau riêng hòa trong nỗi đau chung: ?oNăm sau giặc giã/ Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ/ Thả tịnh vàng cưới Chị võng mây trôi/ Em đứng nhìn theo Em gọi đôi?. Một thuở thanh bình đã chấm dứt.
    Lấy cây tam cúc và cuộc chơi bài tam cúc làm ẩn dụ, nhà thơ gửi gắm khát vọng yêu đương kín đáo và nỗi đau mất mát của một tình yêu đơn phương, không tới bến bờ hạnh phúc, gợi lên trong ta niềm trắc ẩn trước những éo le, uẩn khúc của lòng người.
    Gấp trang thơ lại, lòng ta còn vương vấn mãi làn hương mái tóc người con gái đương thì, mùi rơm thơm ngái của đồng quê và nhất là hương vị của một tình yêu vô vọng vừa chớm nở...

    CAND



    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 15:18 ngày 23/02/2007
  4. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi

    Nguyễn Quang Tuyên


    Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ "Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi tự cất cánh bay lên một tầm cao thẩm mỹ.
    Tiếng Nghệ
    Cái gầu thì bảo cái đài
    Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
    Chộ tức là thấy mình ơi
    Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
    Thích chi thì bảo là sèm
    Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
    Cá quả lại gọi cá tràu
    Vo troốc là bảo gội đầu đấy em?
    Nghe em giọng Bắc êm êm
    Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
    Răng chưa sang nhởi nhà choa
    Bà o đã nhốt con ga trong truồng
    Em cười bối rối mà thương
    Thương em một lại trăm đường thương quê
    Gió Lào thổi rạc bờ tre
    Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
    Chắt từ đã sỏi đất cằn
    Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
    Trữ tình mà như tự sự. Chuyện một chàng trai xứ Nghệ lập nghiệp ở xứ Bắc và xe duyên, kết tóc với một cô gái ở đàng ngoài. Lần đầu anh đưa vợ về thăm quê và ra mắt bà con, họ hàng. Anh muốn cho vợ khỏi bỡ ngỡ và hòa nhập được nhanh với gia đình, theo anh, trước hết phải hiểu được tiếng địa phương nơi quê anh. Thế là anh cấp tốc trang bị cho vợ một loạt từ địa phương. Anh chỉ chọn những từ mà anh dự đoán là sẽ gặp trong trò chuyện, trong sinh hoạt. Như một đoạn văn từ điển, anh đọc cho vợ nghe, chẳng khác gì học ngoại ngữ.
    Kể ra anh ta đón đầu cũng khá. Vừa để vợ hiểu được người ta nói gì, vừa chủ động nói với người khác: ?oThích chi thì bảo là sèm/ Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào?. Các tiếng anh trang bị cũng đủ các loại âm: âm ai (đài), ươi (cươi), ô (chộ), ung (trụng), em (sèm), oi (đọi), au (tràu), đến cả âm oôc (troốc) cũng có.
    Thế nhưng khi gặp một tình huống bất ngờ:
    Răng chưa sang nhởi nhà choa
    Bà o đã nhốt con ga trong truồng
    thì vợ anh đành ?obối rối?. Bối rối là phải. Bởi lúc anh bày thì bày từng tiếng một như kiểu tập đặt câu, mỗi câu một tiếng lạ. Nhưng ở đây lại nghe hai câu liên tiếp, mỗi câu có đến những ba tiếng lạ. Chẳng khác gì nghe tiếng nước ngoài. Hơn nữa, sáu tiếng này lại âm khác, không trùng với một âm nào mà anh đã trang bị: Ang (răng), ơi (nhởi), o (bà o), a (ga), uông (truồng).
    Có thể dụng ý hay từ vô thức xuất thần, nhưng cứ qua câu chữ mà phân tích thì thật là lý thú. Tình huống vừa xảy ra chắc ai cũng cười, ngay vợ anh cũng ?ocười bối rối?. Từ ?obối rối? được đặt cạnh từ ?ocười? tạo thành cụm từ ?ocười bối rối? là một sáng tạo. ?oBối rối? là lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào. Nhưng ở đây, nó không hàm nghĩa mất bình tĩnh nữa và cười là một cách xử trí vừa thông minh, vừa phúc hậu, dễ thương.
    Em cười bối rối mà thương
    Thương em một lại trăm đường thương quê
    Thấy em bối rối mà anh thêm thương. Nhưng thương em thì một mà thương quê lại trăm nghìn lần. Mạch thơ tự sự bỗng chuyển sang trữ tình sâu lắng. Đang vui, đang cười bỗng chảy nước mắt. Đang nói về thương em, bỗng chuyển sang thương quê. Thương em vì em bối rối khi nghe người quê anh nói mà không hiểu. Nhưng thương quê vì sao quê anh lại được ông trời ban cho tiếng nói ấy. Một thứ tiếng mà ?ochỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn?. Câu thơ thật hay, cảm nhận đúng và sâu sắc cái giọng nói của quê mình. Giọng nói của vùng đất nhiều núi non sông nước, nhiều đá sỏi đất cằn, nhiều gió Lào mưa bão? Con người ở đây phải gồng mình lên mới sống nổi. Có lần, nhà thơ đã viết về con người xứ Nghệ: ?oĐã thẳng, thẳng như ruột ngựa/Đã nói là nói oang oang/Ông trời nói sai cũng cãi/ Như rứa là dân xứ Nghệ?.
    Từ Gió Lào thổi rạc bờ tre đến Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn là một trường liên tưởng đầy hàm nghĩa. Ngôn từ ở đây mang đầy hồn cốt của dân Nghệ: ?oThổi rạc? và ?oNghe nhọc?. Cứ tiếp xúc với dân lao động ở vùng này thì bắt gặp ngay những từ như rạc người, gầy rạc, nghe nhọc lắm. Rạc là gầy, khô, hốc hác, phờ phạc, xơ xác?
    Nhưng ở đời, cái gì cũng có hai mặt của nó. Thiên nhiên khắc nghiệt nên con người phải yêu thương, đùm bọc nhau mới có thể vượt qua được những cơn bão tố:
    Chắt từ đã sỏi đất cằn
    Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
    Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ tự cất cánh bay lên một tầm cao của thẩm mỹ.

    Văn Nghệ


    --------------------------------------------------------------------------------


  5. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    "Sao không về Vàng ơi!"

    Vũ Quần Phương


    Trong các sự mất, có lẽ chỉ mất người yêu là dễ làm thơ nhất, chứ mất ví, nhất là mất chó, khó thành thơ lắm. Họa chăng có làm thơ trào phúng, làm thơ trữ tình than vãn dễ thành anh tiếc của, có khi lại bị coi là anh bủn xỉn. Vậy mà Trần Đăng Khoa năm mười một tuổi đã viết được, mà viết hay, một bài thơ mất chó: Sao không về Vàng ơi?
    Sao không về Vàng ơi!
    TRẦN ĐĂNG KHOA
    Tao đi học về nhà
    Là mày chạy xồ ra
    Đầu tiên mày rối rít
    Cái đuôi mừng ngoáy tít.
    Rồi mày lắc cái đầu
    Khịt khịt mũi, rung râu
    Rồi mày rún chân sau
    Chân trước chồm, mày bắt
    Bắt tay tao rất chặt
    Thế là mày tất bật
    Đưa vội tao vào nhà
    Dù tao đi đâu xa
    Cũng nhớ mày lắm đấy
    Hôm nay tao bỗng thấy
    Cái cổng rộng thế này
    Vì không thấy bóng mày
    Nằm chờ tao trước cửa
    Không nghe tiếng mày sủa
    Như những buổi trưa nào
    Không thấy mày đón tao
    Cái đuôi vàng ngoáy tít
    Cái mũi đen khịt khịt
    Mày không bắt tay tao
    Tay tao buồn làm sao!
    Sao không về hả chó
    Nghe bom thằng Mỹ nổ
    Mày bỏ chạy đi đâu?
    Tao chờ mày đã lâu
    Cơm phần mày để cửa
    Sao không về hả chó
    Tao nhớ mày lắm đó
    Vàng ơi là Vàng ơi!
    1967
    Vàng viết hoa hẳn hoi vì là tên con chó vàng nhà em. Thì ra cái ngây thơ thuần khiết của tuổi mười một đã giữ cho tình cảm bài thơ hoàn toàn trong cõi tinh thần, không gợn một chút tiếc của nào. Bài thơ mang tâm lý thiếu nhi mà lại sâu sắc việc đời, người lớn khó viết được.
    Bài thơ nói chuyện mất chó nhưng đoạn đầu, đoạn dài nhất trong ba đoạn của bài, lại nói chuyện lúc chó đang còn. Nói cái mất, cái không có dễ trừu tượng, nên phải lấy cái có để nói cái không, vẽ mây nẩy trăng vốn là thủ pháp thường gặp trong văn chương, ở đây em Khoa dùng rất đắc địa là chó, sinh động nhất, tình cảm nhất là lúc nó đón mừng chủ. Đó là hoàn cảnh điển hình để bộc lộ "tính cách điển hình'''' của con Vàng.
    Em Khoa (khi tôi viết lời bình này thì Trần Đăng Khoa đã ngoài ba mươi tuổi, tôi xin được gọi thế cho hợp với tâm lý bài thơ) đã chọn khung cảnh Tao đi học về như để diễn tả tình cảm quấn quýt của con chó với người chủ nhỏ. Chó là con vật có tình cảm và tình cảm ấy được bộc lộ, nó không yêu ghét để bụng như con người, nên tả tình cảm của nó là phải tả qua cách bộc lộ, không nên tả bằng cảm nhận của mình: ôi con chó nó mừng tôi lắm.
    Tả thế người đọc không thấy chó, chỉ thấy một nhận xét. Làm thơ kị nhất là đưa nhận xét kiểu phê công văn như thế. Chúng ta hãy xem em Khoa quan sát và kể lại những cử chỉ của con chó lúc đón chủ. Trước hết, khi vừa thấy bóng chủ:
    Là mày chạy xồ ra
    Sự mau ngắn vồ vập ấy con loài chó mới có, đó là chỗ tuyệt vời của chúng về mặt tình cảm.
    Đầu tiên mày rối rít
    Cái đuôi mừng ngoáy tít.
    Rồi mày lắc cái đầu
    Khịt khịt mũi, rung râu
    Rồi mày rún chân sau
    Chân trước chồm, mày bắt
    Hình ảnh sinh động như một đoạn phim. Ở đây có sự tinh vi trong bút pháp của nhà thơ nhỏ tuổi. Tả tình cảm con người, thường tả bằng nét mặt nụ cười, nhưng với chó, cái mặt ít gợi cảm tình, còn tả chó cười thì lại thành chó thui mất.
    Em Khoa đã tinh ý nhận ra cái đuôi là chỗ biểu hiện tình cảm cao nhất ở loài chó. Em tả đuôi trước rồi mới ngược lên tả đầu, tả tứ chi. Và ở mỗi bộ phận cơ thể ấy em chỉ nói tới năng lực biểu hiện sự mừng rỡ: cái đuôi thì ngoáy tít, cái đầu thì lắc lắc, mũi khịt khịt, chân sau rún, chân trước chồm. Chúng ta đọc thấy sinh động vì đoạn thơ chứa nhiều động tác, Khoa đã quan sát kỹ không bỏ sót một động tác nào.
    Nhưng có một chi tiết Khoa đã không tả đúng, em đã bịa ra, khi em nói con chó nó bắt tay em:
    Bắt tay tao rất chặt
    Thế là mày tất bật
    Đưa vội tao vào nhà
    Thật ra thì em nắm chân trước của nó. Và nó theo em vào nhà. Nếu quan sát bằng mắt thì chỉ thấy thế thôi. Nhưng do cái tình của con chó mà tác giả tưởng tượng ra, nhân cách hóa con chó từ lúc nào không biết, nên mới tả nó bắt tay, mà bắt tay rất chặt (chó đâu có bàn tay), lại còn đưa chủ vào nhà như ta đón khách.
    Đây cũng là một đặc điểm của tư duy con trẻ: quan sát và tưởng tượng lẫn vào nhau. Người đọc không mấy ai thấy các chi tiết ấy là vô lý, người ta chấp nhận dễ dàng vì nó đúng với tâm trạng. Đây là một thí dụ về cái phi lý được chấp nhận và hơn nữa cần có trong thơ.
    Đoạn hai mới là tình cảnh mất chó:
    Hôm nay tao bỗng thấy
    Cái cổng rộng thế này
    Vì không thấy bóng mày
    Nằm chờ tao trước cửa
    Không nghe tiếng mày sủa
    Như những buổi trưa nào
    Một cảm giác trống trải cái cổng rộng ra vì không còn hình và không còn tiếng con chó. Nhất là lúc đi học về, em bé Khoa thảng thốt:
    Không thấy mày đón tao
    Cái đuôi vàng ngoáy tít
    Cái mũi đen khịt khịt
    Mày không bắt tay tao
    Tay tao buồn làm sao
    Đây là một quy luật tâm lý mà em Khoa khi ấy đã hiểu được: trước đây con chó đã tạo cho chú bé lúc đi học về, một niềm vui lớn bao nhiêu thì giờ đây vắng con chó, chú bé lại buồn bấy nhiêu. Các chi tiết của kỷ niệm càng sinh động, nỗi nhớ càng sâu, Khoa đã dụng ý nhắc lại các chi tiết ở đoạn một để tả nỗi nhớ của chú bé.
    Mày không bắt tay tao, tay tao buồn làm sao. Đây là câu thơ ngây thơ nhất và cũng tế nhị nhất của bài thơ. Nó gợi được hình ảnh chú bé nhìn xuống tay mình mà nhớ con chó, nhớ kỷ niệm cũ.
    Còn tế nhị là ở chỗ: nỗi nhớ con chó dù thế nào cũng không thể như nỗi nhớ một con người. Nỗi buồn mất chó chỉ sinh ra từ hai lẽ: lẽ thứ nhất là mất của (chó là một giá trị kinh tế hoặc thực phẩm gì đó), lẽ thứ hai thuộc về phạm vi tình cảm. Nặng về nỗi buồn mất của sẽ ra người keo kiệt, mà quá nhấn mạnh đến tổn thất tình cảm cũng không ổn. Chó vẫn là chó. Trong bài thơ này, Trần Đăng Khoa chỉ nói tới tổn thất tình cảm nhưng em giới hạn mức độ:
    Mày không bắt tay tao
    Tay tao buồn làm sao
    Cái tay đại diện cho con người để bạn bè với con chó vừa là ngang cấp, vắng con chó, cái tay nó buồn. Tâm lý rất trẻ thơ mà lại hóa ra tinh tế. Em Khoa đã tả đúng nỗi lòng chú bé nên có được sự tinh tế ấy không phải do dụng ý của bút pháp. Bài thơ đến đây có thể kết thúc. Tác giả viết đoạn thứ ba để phát triển sang một chủ đề khác. Nói lý do mất chó, Khoa đã biến bài thơ mất chó thành bài thơ hạ không lực Hoa Kỳ, một yêu cầu thời sự của văn chương những năm sáu mươi. Bom Mỹ rơi chỉ có chó nó sợ, nó chạy, không thấy tác động gì khác tới làng xóm.
    Hai câu kết:
    Tao nhớ mày lắm đó
    Vàng ơi là vàng ơi!
    là đỉnh cao của tình cảm bài thơ, tưởng như thấy được chú bé đang mếu máo gọi chó, vác gậy chạy tìm khắp xóm.

    Văn nghệ Trẻ


    --------------------------------------------------------------------------------


  6. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Đọc sách: Bản lĩnh phê bình văn học

    Nhà văn Phan Cung Việt


    Mới đây, Nhà xuất bản Thanh Niên đã cho ra mắt cuốn sách ?oBản lĩnh nhà phê bình và thực tiễn sáng tác? của Nguyễn Huy Thông. Cuốn sách tập hợp 27 bài khảo cứu, đánh giá, bình luận của tác giả, cho thấy sự chính xác, thận trọng, khách quan làm nên bản lĩnh phê bình văn học của Nguyễn Huy Thông.
    Là bạn học với tác giả mấy chục năm trước ở khoa văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (1963 - 1967), chúng tôi hiểu được chiều sâu những gì tác giả gửi gắm đằng sau tên tập sách đầy đặn: Bản lĩnh nhà phê bình và thực tiễn sáng tác. Mấy chục năm say mê học tập, tích lũy, dùi mài, trăn trở cùng ngòi bút... dồn nén lại trong tập sách phê bình văn học dày 235 trang. Chỉ trong mảng lý luận văn học, đây là tập sách thứ hai, sau cuốn Mạch đời... mạch văn xuất bản năm 2000, được dư luận chú ý. Và tập thứ ba, có tính chuyên luận, gắn bó với bao kỷ niệm vui buồn trong công việc viết lách của tác giả: Thơ và cuộc đời, cũng sắp ra mắt bạn đọc.
    Nói bản lĩnh, chỉ tính thời gian, đó là sự kiên trì đeo bám ý tưởng của mình trong suốt mấy chục năm. Sinh viên văn học chúng tôi ngày ấy, bước vào những năm học hào hùng chống Mỹ, cứu nước, dưới sự dẫn dắt của các giáo sư văn chương đầy tâm huyết: Hoàng Xuân Nhị, Lê Ðình Kỵ, Hà Minh Ðức, Nguyễn Trường Lịch... đã sớm xuất hiện những cây bút nghiên cứu phê bình văn học ngay từ thời sinh viên: Bùi Công Hùng, Nguyễn Ngọc Thiện, Trung Ðông... Nguyễn Huy Thông ở trong số đó.
    Những trang viết của anh về thơ Ngọn đèn đứng gác, về thơ đánh giặc... ngay từ đầu đã tỏ rõ sự dụng công, tính cẩn trọng của một cây bút phê bình văn học trong tương lai. Anh đã tự cảm nhận đúng hai mặt nổi bật ở cái công việc đầy khó khăn này: Bản lĩnh phê bình và thực tiễn sáng tác. Ðó chính là hai điều đáng nói ở cuốn sách, ở cây bút phê bình văn học sớm bộc lộ bản lĩnh.
    Chừng ấy trang sách, tác giả đi sâu vào 27 bài khảo cứu, đánh giá, bình luận. Bản sắc dân tộc, được tác giả chắt lọc từ chính quê hương mình, gia đình mình, điều chính mình trải nghiệm... mang rõ hơi thở cuộc sống và dào dạt cảm xúc: Hát dặm Hà Nam (Folklore), Hoa cỏ may trong thơ, Quan họ làng Viêm Xá, Thơ lục bát và thơ Nguyễn Bính... Rõ ràng tác giả rất có ý thức, biết lựa sức mình, đưa ra chính kiến qua những vấn đề văn hóa văn chương nhuần thấm, gần gũi nhất với mình. Ðấy cũng chính là những nhân vật văn học, tác giả văn học nghệ thuật mà tác giả hiểu sâu qua quê hương, gia đình, học đường: Nguyễn Hữu Tiến, Trọng Văn, Hoàng Như Mai... Những trang viết loại này thể hiện chiều sâu tri thức và cảm xúc thẩm mỹ của tác giả.
    Cũng như những bài khảo cứu văn học nghệ thuật, tác giả đề cao sự chuẩn xác, nhất là sự chuẩn xác của cái thời mở cửa kinh tế thị trường. Những bài, những trang có tính học thuật, lý luận, tác giả giữ vững định hướng này. Ðó là các bài: Ðôi điều suy nghĩ về công tác phê bình văn học, nâng cao chất lượng phê bình thơ, phê bình văn học nghệ thuật trong tình hình mới. Ði đôi sự chuẩn xác về tư liệu, cứ liệu văn học, là sự đòi hỏi chuẩn xác ở những suy nghĩ, chính kiến. Nguyễn Huy Thông là cây bút phê bình rất có ý thức ở tính biên độ, lằn ranh giữa cái đúng cái sai. Khác với một số tác giả phê bình văn học trong thời gian qua, nhất là gần đây, bài viết như là một sự đáp lại, sự thanh minh, nhân danh một người hoặc một nhóm người, trình bày ý kiến của mình cốt để giành sự thắng về mình. Những bài viết loại này ngay từ đầu đã đánh mất tính khách quan khoa học, đánh mất cả sự tỉnh táo, có khi chân lý học thuật thì ít hoặc rất ít, mà giọng điệu đao to búa lớn, quanh co chụp mũ thì nhiều, chẳng còn đâu là những biên độ, những lằn ranh chuẩn xác...
    Nguyễn Huy Thông rất có ý thức về tính khách quan khoa học trong phê bình văn học. Ðó cũng chính là một tố chất của bản lĩnh nhà phê bình. Ðiều này khiến anh đạt đến thành công tiếp theo là sự đúng mực, sự thuyết phục ở giọng điệu phê bình, thái độ phê bình. Từ cái cụ thể, anh nhanh chóng đề cập cái chung, với thái độ rõ ràng, không quanh co lắt léo, dẫn dụ tư biện, thậm chí phi khoa học. Theo chúng tôi, đây là đóng góp đáng quý của tác giả trong công tác phê bình văn học. Nhất là trong công tác phê bình văn học nghệ thuật thiếu sức thuyết phục và kém hiệu quả của ta hiện nay.
    Cả 27 bài viết trong tập sách, biểu hiện sự dụng công, sự chịu khó của tác giả đi vào "bếp núc phê bình". Có khi vấn đề tưởng rất nhỏ, rất vụn, nhưng sau khi nêu ra thì mở ra vấn đề không nhỏ, nếu không nói là lớn, lại có tính lý luận mỹ học hẳn hoi. Ðiều này không nằm ngoài ý thức phê bình bám sát thực tiễn văn học của tác giả. Có thể có vấn đề nêu ra liều lượng nhỏ, ít, thậm chí tưởng như vụn, thậm chí có bạn đọc nghĩ oan cho tác giả ở sự giản lược. Nhưng điều đáng nói ở cây bút phê bình này là ý thức từ những điều rất nhỏ đó, từ những điều chính xác đó mà nói vấn đề lớn hơn. Phần lớn các bài còn lại trong tập đi theo hướng này. Anh theo sát từng bước sáng tác của các bạn viết mà anh am tường. Tác giả không bao giờ đi quá những vấn đề mà mình hiểu. Khi đã nắm chắc, anh không ngại đề cập lý luận, nêu chính kiến và kiến giải. Dù có trang mục chỗ này chỗ nọ vì chưa quen thuộc với lối viết và tư duy văn học của tác giả, bạn đọc có cảm giác ở sự thiếu mềm mỏng uyển chuyển và sắc sảo trong lối viết của tác giả. Những trang viết vốn không gây nên sự hiểu sai, hiểu khó, cái cớ đưa đến những tranh luận cá nhân vô bổ, làm ảnh hưởng đến bạn đọc và không khí lành mạnh trong sáng của văn học.
    Phải chăng đấy là điều đáng ghi nhận trước tiên ở cây bút phê bình văn học Nguyễn Huy Thông. Anh đã góp được tiếng nói cần thiết. Sự chính xác, thận trọng, khách quan làm nên bản lĩnh phê bình văn học.

    Nhân dân



  7. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bình thơ: Người bán rau



    Người bán rau
    Một mớ hành ta
    Một mớ ngò tây
    Tập tàng một mớ
    Mỗi thứ dăm cây
    Rau xanh như chị
    Chị như rau gầy
    Có người hỏi mua
    Chị mừng nín thở
    Sợ e khách đùa
    Dăm ngàn bạc lẻ
    Chợ tan lúc nào
    Bước thấp bước cao
    Chị về sắm tết.
    THÁI HẢI
    Năm mươi hai từ đơn, bài thơ ngắn gọn, giản dị, dễ đọc, dễ thuộc mà có sức lay động dữ dội. Nó là một bức tranh nhỏ, một bức tượng nhỏ, mà - như đồ chơi Matrirốtca (lật đật) của Nga - bên trong còn có những bức tranh tượng nhỏ khác.
    Một mớ hành ta/Một mớ ngò tây/ Tập tàng một mớ là ba khuôn hình cận cảnh miêu tả tĩnh vật định danh: hành ta, ngò tây, rau tập tàng, và chi li tỉ mẩn đến nghiệt ngã: Mỗi thứ dăm cây. Một người nghèo vốn liếng ít ỏi?! Đương nhiên rồi. Người có chút vốn không sở hữu cái mẹt rau buồn đến thế. Chủ nhân của thứ tài sản trên đây không thể có gương mặt hồng, tươi tắn, không cài trâm vấn khăn? Một người đàn bà nghèo đến tội nghiệp, chỉ biết trồng rau, nhổ rau đi bán - mà cái phần vườn ấy chắc cũng không rộng?
    Rau xanh như chị - ống kính camera sau ba cú bấm cận cảnh chuyển sang đặc tả phải hết sức chuẩn để miêu tả được cái chân dung và tâm trạng người bán rau, vừa mang tính thời sự báo chí (chân dung) và đã bước sang địa hạt nghệ thuật (tâm trạng).
    Tiếp ngay đó Thái Hải bấm tiếp một cú đặc tả hoàn toàn nghệ thuật - thực ra là một bức ảnh truyền thần cao tay Chị như rau gầy. Thật tài tình, với 8 từ đơn, nhà thơ vẽ xong chân dung và thân phận người đàn bà: luống tuổi, gầy, xanh, buồn héo, nghèo và? thủ phận.
    Ngay sau đó, tác giả thoát ra khỏi tâm trạng ủ dột của người bán hàng. Vì sao? Vì chị đến đây là để bán hàng, để mưu sinh, bán hàng mà cứ ỉu xìu như rau cải héo, mà xanh xao bệnh tật liệu ai dám mua đây!? ?oThương trường như chiến trường?, chợ là chào hàng, mặc cả, cò cưa - chợ không có chỗ cho lòng thương hại: Có người hỏi mua/ Chị mừng nín thở/ Sợ e khách đùa. Trời ơi! Bất hạnh đến thế ư?! Một mớ rau tập tàng bán được bao nhiêu, lãi được bao nhiêu, liệu người ta có mua hay chỉ hỏi rồi đi qua mà đã khiến người đàn bà giật thót mình đến nín thở.
    Kịch tính đẩy lên cao trào, và thân phận người đàn bà bán rau cũng được lột tả hết. Ba câu thơ ngắn gợi ta nhớ đến Giấc mơ anh lái đò của Nguyễn Bính: Một người chèo đò ngang cứ chiều chiều chở một thôn nữ xinh đẹp sang sông trước đây. Khi vắng khách anh nằm trên lái thuyền mơ màng, rồi mình cũng được đi học, thi đỗ trạng nguyên, vinh quy bái tổ, cùng rước nàng về: Võng anh đi trước võng nàng/ Cả hai chiếc võng cùng sang một đò. Bỗng giật mình nghe tin ?oai? sắp lấy chồng, đám cưới to lắm. Nhà trai rước dâu bằng chín chiếc đò, nhà gái ăn chín buồng cau (đông lắm). Tiền chi phí tới chín nghìn quan. Ngẫm lại tài sản của mình, thử đem dạm bán: Lang thang anh dạm bán thuyền/ Có người trả chín quan tiền lại thôi. 9 đồng so với 9000 đồng, còn xa quá. Mà người ta chỉ trả chơi chứ không mua.
    Cái người khách mua rau của chị đã ngã giá chưa mà chị mừng tới nín thở vậy?! Đấy là cách thậm xưng quyết liệt nhất như một cú đánh hiểm vào trái tim độc giả làm tan chảy những mảnh lòng băng giá, vô cảm nhất. Đây là một toàn cảnh hẹp, động: Người khách hàng đứng thờ ơ hỏi mua và một cảnh tâm trạng: chị mừng quýnh quáng đến nín thở. Còn nhớ câu thơ của Pêtôphi miêu tả niềm vui của một em bé sắp bị lính Đức hành hình mà cứ tưởng mình đước thả tự do?
    Em mừng quýnh cả đôi chân
    Nho nhỏ đôi gót son em băng liều giữa tuyết
    Chiều đó em đi? Vĩnh biệt.
    Thái Hải cũng thế. Chị bán rau mừng nín thở nhưng nổi mừng của chị thật thảm hại. Toàn bộ mớ rau bán được chỉ vỏn vẹn ?oDăm ngàn bạc lẻ?. Bạc lẻ thì tất nhiên rồi. Nhưng người đọc còn cảm nhận được những ý ngoại ngôn, chắc nó không còn nguyên lành, không còn mới và ? ướt nhoèn. Cũng mặc nhiên buổi chợ ấy có mưa bay bay, và rét.
    Buổi chợ cũng được Thái Hải đặt vào thời điểm điển hình đến nghiệt ngã: Chợ tết. Dăm ngàn bạc lẻ/ Chợ tan lúc nào/ Bước thấp bước cao/ Chị về sắm tết. Ơ hay! Chợ tan lúc nào rồi cũng không biết, lại còn đi sắm tết - sắm ở đâu? Với dăm ngàn bạc lẻ và khu chợ đã vãn? Thế là, một khoảng lặng dành cho vĩ thanh của bản nhạc buồn: Một căn lều nhỏ, người đàn bà trở về (quần ống xăn ống xổ). Trong căn nhà có những đứa trẻ ríu rít mừng ?omạ đi chợ về?.
    Thái Hải đã thành công với bài thơ ngắn, ý tưởng mạnh và đầy lòng nhân ái. Thơ là tâm, là tình, là cảm, là cho? và, bài thơ ngắn của Thái Hải đã hoàn thành xuất sắc chức năng nghệ thuật: Lay động lòng người. Những ai từng đọc bài thơ này, một ngày giáp tết đi ra chợ gặp một người đàn bà gầy, buồn ngồi âm thầm bên mẹt rau nhỏ mà trái tim đa cảm không có một chút động cựa mới là lạ.

    Theo Văn Nghệ



    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 15:25 ngày 23/02/2007
  8. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Những trang viết thấm đẫm nước mắt và nụ cười



    (Đọc Phùng Quán - Ba phút sự thật, NXB Văn Nghệ)
    Nhà thơ - nhà văn Phùng Quán với hàng chục tác phẩm mang tên ông và tên mượn (thời ông bị ?oán treo? vì vụ ?oNhân văn?), trong đó có những tiểu thuyết nổi tiếng như Vượt Côn Đảo, Tuổi thơ dữ dội, với cuộc đời đầy bi kịch và nghịch lý, từ ngày đất nước đổi mới đã trở nên quen thuộc với bạn đọc.
    Sau cuốn Nhớ Phùng Quán (NXB Trẻ 2003), tuyển tập các bài viết của bạn hữu về ông, những tưởng là ?ođề tài Phùng Quán? không còn gì để khai thác nữa. Vậy nhưng với Phùng Quán - Ba phút sự thật, cuốn sách tập hợp những bài viết của ông - trong đó có bài công bố lần đầu, có dòng chữ cuối cùng ông viết trên giường bệnh (năm 1995)... - chúng ta lại được gặp những trang văn thấm đẫm nước mắt và nụ cười của ông, những trang viết khiến ta xúc động và day dứt khôn nguôi.
    15 bài viết, mười chân dung (đầy đủ hoặc chấm phá) từ những nhân vật nổi tiếng như Văn Cao, Tố Hữu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang (người dựng lễ đài Tuyên ngôn độc lập), Đoàn Phú Tứ, Phùng Cung... đến những đồng đội thời chống Pháp của ông như nhà thơ Hồ Vi, như các liệt sĩ hi sinh ở Huế ngày đầu kháng chiến, ông đều viết với tất cả gan ruột của mình, đều tìm được tiếng nói tri âm để rồi tác giả cùng nhân vật đúc kết, chắt lọc gửi lại hậu thế điều tâm huyết nhất - bản chúc thư bằng ?oxương máu? của cả cuộc đời mình.
    Kết thúc câu chuyện chưa đầy ba trang sách viết về người sinh viên anh hùng Cuba Ăngtôniô Êchxêvania với kế hoạch đánh chiếm đài phát thanh quốc gia của chế độ độc tài Batista để có ?oba phút sự thật? - xé toạc bức màn lừa mị của bọn độc tài, trước khi bị bắn chết, Phùng Quán viết: ?oCả những đề tài lớn lao nhất như sự thật, như chân lý, đều có thể diễn đạt nó trong vòng 180 giây đồng hồ với điều kiện tác giả phải sẵn sàng đem mạng sống trả giá cho những giây đồng hồ quí báu đó?.
    Với nhà thơ Tố Hữu mà ông gọi bằng ?ocậu?, sau 32 cái tết, Phùng Quán mới thăm lại vì ông phải chờ... đến lúc tác giả của Từ ấy, Việt Bắc không còn quyền lực gì trong tay nữa. Ông thuật lại phút chia tay giữa hai người: ?o... Nhà thơ nói vui với vợ tôi: "Thằng Quán nó dại?. Khi ra đến gần cổng sắt, nhà thơ dừng lại, nói tiếp, như vẫn không dứt dòng suy nghĩ của mình, ?omà cậu cũng dại...?... Tôi bật cười to: ?oThưa cậu, thì chính cậu đã viết điều đó thành thơ từ nửa thế kỷ trước: Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần!?...?.
    Bài nào trong tập sách cũng có những đoạn, những dòng đầy ý tứ và thật ?ođắt? như thế. Cuốn sách còn có nhiều ảnh lưu niệm quí và tiểu sử Phùng Quán. Nhìn một chuỗi ảnh chân dung ông, từ chú bé mang quần trắng áo dài đen đến anh ?olính *****? 1954 và nhà thơ trong tấm ?oáo liệm? do Thu Bồn tặng, trên đó có hàng trăm chữ ký của bạn bè cũng như danh mục dài dằng dặc những tác phẩm Phùng Quán phải ?omượn tên? thuở còn phải ?oviết chui? cũng đủ để ta ngẫm nghĩ đến bao bài học đắt giá ở đời.
    Người làm sách gọi đây là tập ?oký?; riêng Người bạn lính cùng tiểu đội dài trên 50 trang, tuy mang cái tựa khá là ?okhô khan?, nhưng theo tôi, đây là những trang vào loại hay nhất của đời văn Phùng Quán, đậm đà chất tiểu thuyết với nhân vật mang khát vọng lớn và nỗi đau của con người như nhân vật của Dostoievsky. Chỉ riêng câu chuyện về nhân vật tai tiếng mà như ?ovô danh? này đủ làm cho cuốn sách có ?osức nặng? rất đáng tìm đọc.

    Theo Tuổi trẻ



    Được luuchivi sửa chữa / chuyển vào 15:26 ngày 23/02/2007
  9. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Vẻ đẹp một ngòi bút vùng cao



    Những trang viết của Ðỗ Bích Thúy luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp nghĩ suy của con người qua giọng văn bình dị đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngôn ngữ ví von, so sánh giàu biểu tượng - một đặc trưng trong tư duy người dân tộc thiểu số.
    Những năm gần đây, lần lượt với các truyện ngắn, tiểu thuyết đoạt giải thưởng văn học, các tác phẩm kịch bản sân khấu, điện ảnh gây chú ý, Ðỗ Bích Thúy nổi lên là một cây bút trẻ về đề tài vùng cao với phong cách riêng hấp dẫn bạn đọc. Tập truyện ngắn ?oTiếng đàn môi sau bờ rào đá? (NXB Công an nhân dân 2005) vừa ra mắt là một tập hợp đầy đủ sáng tác của chị, trong đó truyện ngắn ?oTiếng đàn môi sau bờ rào đá? được đạo diễn Ðỗ Quang Hải chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh ?oChuyện của Pao?, tác phẩm đoạt giải Cánh diều vàng 2005 của Hội Ðiện ảnh Việt Nam.
    21 truyện ngắn, chị viết rả rích từ những năm còn ngồi trên giảng đường đại học đến nay, lưu dấu ấn từng bước trưởng thành của một ngòi bút đầy ngẫu hứng mà cũng tiềm tàng thiên bẩm.
    Ðỗ Bích Thúy sinh ra, lớn lên ở Hà Giang, về học đại học rồi lập nghiệp ở Hà Nội, hiện là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Tất cả những truyện ngắn chị đều viết về cuộc sống và con người nơi mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
    Nét độc đáo, vẻ đẹp đời sống tâm hồn, chiều sâu tâm linh người dân tộc thiểu số được chị thể hiện giản dị mà sâu sắc. Người đọc bắt gặp trong ?oNhững buổi chiều ngang qua cuộc đời? tâm tư, tình cảm của người phụ nữ nghèo cùng chồng con vất vả vật lộn, bươn chải kiếm sống trong một gia đình đằm thắm, chan chứa tình yêu thương. Năm tháng qua đi với những buổi chiều dịu buồn, thấm thía niềm ân ưu, tha thiết với cuộc đời bao gian nan, nhọc nhằn. Câu chuyện thật bình thường mà cảm động, sâu lắng. Truyện ?oGió không ngừng thổi? là tấm tình chồng vợ mộc mạc, cao thượng khi người chồng không thể sinh con, đành lòng để vợ có con với người khác. Người vợ thật thà, thủy chung sống dằn vặt trong mặc cảm tội lỗi đến tận cuối đời mà không hề nghĩ chồng mình đã biết. ?oCái ngưỡng cửa cao? kể về tình yêu vời vợi thẳm sâu của Sính với người vợ trẻ bỏ anh về xuôi. Dẫu cô đơn, mỏi mòn trong mong đợi, anh vẫn không chịu ngã lòng trước cám dỗ. ?oTiếng đàn môi sau bờ rào đá? thấm đẫm nỗi buồn về cuộc đời âm thầm nhẫn nại đầy hy sinh của "mẹ già" không sinh nở được, hết lòng chăm sóc yêu thương chồng và các con ông, dù vẫn nặng ân tình với tiếng đàn môi của người yêu cũ... Mỗi nhân vật của Ðỗ Bích Thúy là một cảnh đời, tâm trạng dù phức tạp hay đơn giản đều được tái hiện, khắc hoạ rất tinh tế.
    ?oNhững buổi chiều ngang qua cuộc đời?, ?oSau những mùa trăng?, ?oTiếng đàn môi sau bờ rào đá? có thể xem là những truyện ngắn hay. Nhân vật phụ nữ trong đó hiện lên với tất cả vẻ đẹp thể chất, tâm hồn và đức hạnh truyền thống của người phụ nữ vùng cao nói riêng, người phụ nữ Việt Nam nói chung. Ðặc biệt, tác giả có một khả năng diễn tả những trạng thái tâm lý, những khoảnh khắc xao động bất chợt trong lòng người rất tự nhiên, biểu cảm. Tâm trạng chênh chao, niềm yêu thương khắc khoải thầm kín của chàng trai trẻ với người chị dâu xinh đẹp goá bụa trong ?oSau những mùa trăng? được tác giả thể hiện chân thực, toát lên vẻ đẹp lãng mạn, trong sáng làm rung động lòng người. Ðây là tác phẩm giúp chị đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội 1999-2000.
    Ðời sống vùng cao trong những chuyển đổi trước tác động của cuộc sống thành thị thời hiện đại cùng nền kinh tế thị trường với cả mặt tích cực và tiêu cực đã ít nhiều được phản ánh trong truyện ngắn của Ðỗ Bích Thúy. Những chàng trai, cô gái miền xuôi lên "cắm bản" dạy chữ cho đồng bào. Phong trào xây dựng bản làng văn hóa mới. Ðiện về, thị trấn mới hình thành, hàng quán và cả những tệ nạn... Tất cả đã hiện hình, tác động lên nếp sống, nếp nghĩ trầm tĩnh bao đời của con người vùng cao. ?oThị trấn?, ?oNgoài cửa trời chưa sáng?, ?oMặt trời lên quả còn rơi xuống?, ?oCon dê bốn mắt?... là những truyện miêu tả khá sinh động về những chuyển đổi đó. Và nổi bật lên trong mỗi hoàn cảnh, ở những môi trường sống nhiều thử thách khác nhau là hình ảnh những con người luôn khát khao tình yêu, khát khao được sống, lao động, đóng góp sức mình xây dựng, gìn giữ vẻ đẹp, sự bình yên của mảnh đất quê hương. Nhất là những người trẻ tuổi như cô giáo miền xuôi trong ?oVết chân ngựa trên đường mòn?, anh bí thư đoàn xã tích cực, nhiệt tình với phong trào trong ?oMặt trời lên, quả còn rơi xuống?...
    Những trang viết của Ðỗ Bích Thúy luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp nghĩ suy của con người qua giọng văn bình dị đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngôn ngữ ví von, so sánh giàu biểu tượng - một đặc trưng trong tư duy người dân tộc thiểu số: "Con gái à, làm dâu mà không làm mẹ thì chỉ là cái cục đá kê chân cột nhà chồng thôi. Ở hai mươi năm, ba mươi năm, ở đến lúc chết cũng chỉ là cục đá kê cột thôi" (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá), "Cái đầu ngu thế, ăn bao nhiêu mèn mén, bao nhiêu muối mà vẫn ngu. Vợ mình tự mình mang về, tự mình lấy mất đời con gái người ta như vùi củ sắn vào bếp, giờ bỏ mặc người ta mà nghĩ đến người khác được à?" (Mặt trời lên, quả còn rơi xuống)...
    Mảnh đất Hà Giang với núi rừng, làng bản hùng vĩ nên thơ; những chàng trai, cô gái nụ cười hồng như hoa lê, hoa đào trong phiên chợ rộn ràng; những đêm trăng nồng nàn hò hẹn có tiếng đàn môi réo rắt gọi mời; cả những cố gắng, khát vọng của con người muốn nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp quê hương, gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Tất cả đi vào trong những trang viết của Ðỗ Bích Thúy hồn nhiên, gợi cảm. Nó tạo nên sức sống, nét hấp dẫn riêng không thể trộn lẫn nơi ngòi bút chị.
    "Ngôi nhà nằm chênh vênh trên cao kia. Già nua cũ kỹ và nhỏ nhoi. Khi nào nhớ về mẹ, tôi cũng hình dung thấy ngôi nhà với chín bậc cầu thang, nơi chân tôi run rẩy, chập chững đi ra cuộc đời và từ cuộc đời đầy giông bão trở về". Ðỗ Bích Thúy đã viết những dòng chân thật, cảm động đó trong ?oNgải đắng ở trên núi?. Chính sức nặng của tình yêu thương và những kỷ niệm thiết tha về quê hương đã giúp chị ngày càng trưởng thành trong cuộc sống và cả trên trang viết của mình.

    Theo Nhân dân


    --------------------------------------------------------------------------------


  10. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    ''Rỗng ngực'' - vài cảm nhận



    Đọc tập ?oRỗng ngực? lần đầu thấy mơ hồ. Lần hai, lần ba vẫn vậy. Hai mươi tư bài thơ dường như là hai mươi tư ý nghĩ tản mạn, hai mươi tư mảnh vỡ, lát cắt, hai mươi tư phác họa cuộc sống. Rất khó nắm bắt. Cả về phương diện tư tưởng lẫn ngôn từ.
    Thật không dám nói rằng mình hiểu ý đồ sáng tác của tác giả, chỉ xin trình bày những điều mà cảm nhận chủ quan mách bảo. Theo tôi, thông qua Rỗng ngực, Phan Huyền Thư muốn nói tới sự tha hóa trong lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay.
    Vậy Phan Huyền Thư đã miêu tả sự tha hóa đó như thế nào? Sự tha hóa bắt đầu từ cách ăn mặc, trang sức. Mái tóc dài đen huyền, dài thướt tha từng một thời là biểu tượng của người con gái Việt Nam giờ không được những cô gái trẻ ưa chuộng nữa. Tóc của họ giờ là:
    tóc em sợi vàng sợi bạc
    sợi nâu sợi tím sợi hồng sợi xanh
    (Rỗng ngực)
    Sự tha hóa đến từ cách sống buông thả. Ăn chơi, hút hít, mê tín? những thứ đó không còn lạ lẫm với không ít con người ở độ tuổi mười tám, đôi mươi:
    Ngõ hẻm,
    trăng rông
    mấy nàng xì ke chưa chồng vật thuốc
    ?
    Mái hiên tây mấy chú nhóc
    Xa tuổi thơ
    gối lên sách tướng số ôm nhau
    (Rỗng ngực)
    Nhưng ghê gớm nhất là sự tha hóa của tư tưởng. Những con người trẻ trong thơ Phan Huyền Thư, họ nghĩ nhiều về tính dục:
    Ý nghĩ nhảy múa
    Gối chăn còn phảng phất
    Mùi ái ân tẻ nhạt
    ?
    Ý nghĩ đàn ông bất lực
    Căm ghét hoan lạc
    (Gửi: Ngày hôm qua)
    Niềm khát khao về tính dục mạnh đến nỗi làm họ nghi ngờ về tiết tháo của người phụ nữ. Họ cho rằng đó là điều bất khả thi:
    Ý nghĩ cầm tù
    Ái ân bà già hiềm khích
    Hoang tưởng phong
    Danh tiết hạnh: ?oBất khả thi?
    (Gửi: Ngày hôm qua)
    Họ cười cợt với tình yêu, với quê hương - những điều tưởng chừng thiêng liêng nhất với con người. Tình yêu với họ đơn thuần chỉ là một trò chơi của ma quỷ:
    Yêu
    Tiếp tục trò chơi ma quỷ
    (Gửi: Ngày hôm qua)
    Còn quê hương? Họ bác bỏ những hình dung ảo huyền của thế hệ đi trước. Quê hương với họ không phải là chùm khế ngọt, là mẹ hiền. Quê hương đơn thuần chỉ là mảnh đất mình sinh ra ở đó:
    Quê hương không là mẹ
    Quê hương chỉ là hương
    (Thực dụng hư vô)
    Cao ngạo hơn, họ còn xét lại cả quá trình phát triển của loài người. Họ hoài nghi những bước tiến của nhân loại. Họ nằm cười khẩy chờ một sự thất bại của loài người trên con đường tiến đến văn minh, tiến bộ:
    Tôi nằm đây đợi loài người trở lại
    Để nói về sự ra đi
    (Người người đi tương lai)
    Cũng có những lúc họ chợt tỉnh táo nhận ra rằng:
    ? đang nợ mình một cuộc dấn thân
    ? đang quỵt mình một phép ẩn dụ
    ? đang lừa mình hạnh phúc tội nợ
    (Chạy trốn)
    Đáng tiếc. Sự tỉnh táo ấy không biến thành hành động. Với họ, đó chỉ là:
    biết để hèn
    biết để biết
    vu vơ
    (Chạy trốn)
    Nghi ngờ những giá trị truyền thống, họ tự tìm cho mình một bản sắc, một hệ giá trị riêng. Buồn thay, những triết lý đó chỉ là những lời nhảm nhí:
    Mặt trời biến thế gian thành một cõi nhàm chán
    Đơn điệu đến nỗi
    Mỗi ngày tự tìm
    Một cách quyên sinh
    (Thực dụng hư vô)
    Còn những ham muốn, ước mơ thì gói gọn trong hai chữ điên loạn:
    Muốn lật đổ chính chuyên. Muốn tranh vợ cướp chồng. Muốn giật bồ thông dâm. Muốn đặt bom tượng đài. Muốn gia nhập làng chơi. Muốn tham gia hành trình văn hóa. Muốn líu lo diễn thuyết về mình trong cuộc họp. Muốn dậu đổ bìm leo
    ?
    Muốn say trong mưa. Muốn yêu người cô độc. Muốn cấm khẩu. Muốn bất tỉnh. Muốn đặt bùa mê. Muốn lú.
    (Tháng Tám)
    Sự tha hóa đến đây là đỉnh điểm. Chán nản quá. Không ngờ một bộ phận thanh thiếu niên - những chủ nhân tương lai của đất nước - lại có lối sống, cách nghĩ sai lệch, mất cân bằng đến vậy. Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đáng buồn kể trên? Phan Huyền Thư không có ý định lý giải hiện tượng này. Câu hỏi lớn trên đòi hỏi câu trả lời của toàn xã hội. Theo tôi hiểu, thông qua Rỗng ngực, Phan Huyền Thư chỉ muốn trình bày quan điểm của mình rằng thơ ca nên đối diện, nên đào sâu vào những mặt trái xã hội. Một quan điểm thể hiện thái độ nhập thế tích cực, rất đáng lưu tâm, bàn bạc và tranh luận.
    Sự tha hóa của một bộ phận giới trẻ được miêu tả bằng một hình thức thơ cũng rất ?otha hóa?. Từ câu chữ, hình ảnh, cách ngắt nhịp, cách xuống dòng - tất cả như muốn ?otrêu tức? những cấu trúc thơ ca quen thuộc. Rỗng ngực có nhiều tứ thơ được ngắt nhịp theo kiểu chẻ làm ba, làm bốn đoạn, xuống dòng triền miên theo dạng ?ođổ bóng?:
    Người
    người
    đi
    tương
    lai?
    (Người người đi tương lai)
    Có nhiều cụm từ, cụm từ được tác giả bê nguyên ở cuộc sống vào thơ mà chưa qua gọt giũa, tinh chế như nhếch môi, ngái ngủ, đú đởn, lợm giọng, độc dược, mùi học đòi? có nhiều những câu thơ ?okhông thơ? chút nào, kiểu: Không cắn trộm, miếng táo sẽ chẳng vừa nổi miệng ai. Chỉ thi thoảng, chúng ta mới bắt gặp thấp thoáng trong một vài câu những đường nét của nghệ thuật:
    Bốc hơi từ tham vọng ẩm ướt
    Chỉ mồi chài được
    Thực dụng hư vô
    (Thực dụng hư vô)
    Anh rơi trong em
    Rơi không chiều rơi huyễn hoặc
    Nắng rơi chiều chợt nắng quái xưa
    (Rơi tình)
    Ngày ngày thất hứa
    Anh dũa nỗi buồn em muộn màng vô vọng
    (Độ lượng)
    Muốn thì thầm vuốt ve Huế thật khẽ
    Lại sợ chạm vào nơi nhạy cảm trên cơ thể Việt Nam
    (Huế)
    Lối viết này cũng đã xuất hiện trong Nằm nghiêng và trong thơ của một số nhà thơ cùng thế hệ với Phan Huyền Thư. Dường như một trào lưu thơ ca mới được hình thành? Kết luận như vậy e quá vội vàng. Thực chất lối viết này chỉ là một trong nhiều những nỗ lực nhằm đổi mới về nội dung, nghệ thuật của các nhà thơ hôm nay - trong đó có các nhà thơ trẻ như Phan Huyền Thư. Thiết nghĩ, trong bối cảnh tất cả còn đang ở giai đoạn thử nghiệm để định hình nên hệ giá trị mới như hiện nay, thì với những gì trình bày trong Rỗng ngực, phải nói Phan Huyền Thư táo bạo đến thế là cùng. Nhưng như thế mới là tuổi trẻ. Có thể thế chăng?

    Văn Nghệ Quân Đội tháng 5/2006


    --------------------------------------------------------------------------------


Chia sẻ trang này