1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình luận _phê bình Văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi luuchivi, 23/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Chất hài hước, nghịch dị trong ''Mười lẻ một đêm''



    Bằng tiếng cười, tác giả của ?oMười lẻ một đêm? đã phanh phui những cái nhẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống. Mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống này, ở đây, bây giờ, tất cả đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật tự tương đối, sẽ phải mất không ít thời gian và nỗ lực!
    1. Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm1 của nhà văn Hồ Anh Thái có thể khiến người ta phải bật cười, bởi tính chất hài hước của nó. (Tôi không nói đây là cuốn tiểu thuyết hài, vì như thế sẽ sa vào một sự phân loại cực kỳ phức tạp). Cái đó có thể có gì đặc biệt hay không? Tôi cho rằng có. Nếu tôi không nhầm thì kể từ khi Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng ra đời đến nay, văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng đã đánh mất (một cách rất đáng tiếc) tiếng cười hài hước. Suốt một thời gian dài các nhà văn Việt Nam ít cười và cũng ít muốn khiến cho độc giả phải bật cười thông qua tác phẩm của mình. Chúng ta quá trang nghiêm, trang nghiêm đến mức coi sự cười cợt thoải mái là một trò lố, một sự vô bổ và thậm chí là có hại. Khi bắt tay vào việc viết một cuốn tiểu thuyết, nếu tôi không võ đoán, hẳn là các nhà văn của chúng ta đều "hằm hằm" nghĩ đến chuyện tác phẩm của mình sẽ phản ánh cái gì và phản ánh đến đâu, nó có vươn tới phục vụ những nhiệm vụ chính trị xã hội hay không và phục vụ đến đâu, nó có nêu một tấm gương đạo đức hay không và nêu đến đâu, nó có đưa ra một sự cảnh báo hay không và cảnh báo đến đâu... Nói chung, việc sáng tác tiểu thuyết bị đè xuống bởi một cứu cánh quá ư đạo mạo, nghiêm túc; và trong tình thế ấy thì không (hoặc khó) có thể bật ra tiếng cười giòn giã, vang rền, "xả láng". Nếu có chăng, nó chỉ là cái cười gằn, cười mỉa, hoặc cười mà ầng ậc nước mắt mà thôi!2
    2. Trở lại với tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của nhà văn Hồ Anh Thái. Ta hãy đọc đoạn mở đầu tác phẩm: "Có một người đàn ông và một người đàn bà bị nhốt trong căn hộ trên tầng sáu suốt mười một ngày đêm. Mười lẻ một đêm và mười lẻ một ngày. Chính xác thì không đúng mười lẻ một đêm ngày, nhưng thực sự là bao nhiêu thì độc giả phải theo dõi hết cả cuốn sách mới biết được. Chẳng phải tác giả giữ mánh hay giấu bí quyết gia truyền, mà cái gì cũng phải tuần tự. Đôi khi đọc sách cũng là dịp thử thách lòng kiên nhẫn. Sách dở thì thử thách lòng khoan dung". Có thể thấy, giọng văn ở đây là kiểu giọng phát ngôn tưng tửng, nó được xuyên thấm bởi tính bỡn cợt, giễu nhại. Dường như có một khế ước mà tác giả đã thảo ra trước bạn đọc: "Các anh nên đọc hết cuốn sách này. Đọc xong các anh có thể tin hoặc không, vì những chuyện tôi kể có thể rất nghiêm túc hoặc có thể hết sức tầm phào?. Không đặt mục tiêu thuyết phục độc giả, nhà văn bày ra một cuộc chơi, bước vào cuộc chơi ấy, độc giả có thể vừa thưởng thức, vừa chứng nghiệm, vậy thôi! Và, cuộc chơi này được bắt đầu từ tình huống như vừa kể trên, "Một người đàn ông và một người đàn bà bị nhốt trong trong căn hộ trên tầng sáu suốt mười một ngày đêm. Mười lẻ một đêm. Và mười lẻ một ngày". Còn số mười lẻ một đêm buộc người ta phải nghĩ đến truyện Nghìn lẻ một đêm lừng danh mà người Ba Tư đã cống hiến cho nhân loại, nghĩ đến những chuyện kể được tạo nên bằng sự tưởng tượng cực kỳ phóng túng, bất chấp logic đời sống thực tế. Chất phóng túng ấy có ở Mười lẻ một đêm. Trước hết, nó được thể hiện qua các nhân vật đậm tính nghịch dị (grotesque, mà hầu như tất cả các nhân vật của cuốn sách đều là nhân vật nghịch dị). Họa sĩ Chuối Hột chẳng hạn: "Bốn mươi tám cái xuân xanh là bốn mươi tám mùa cởi mở. Thời trang yêu thích nhất là bộ cánh lúc lọt lòng mẹ". Sở thích - nếu có thể gọi đó là sở thích - khoả thân của Họa sĩ Chuối Hột được tác giả phóng đến cực đại. Ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh này: "Trong một góc nhà gã chống đầu xuống đất hai chân dốc thẳng lên trời, thân người bóng nhẫy, trắng lôm lốp như thân chuối. Tất nhiên là chuối hột trổ hoa ở quãng lưng chừng trời". Đó là cảnh hoạ sĩ Chuối Hột khoả thân tập yoga khi cửa nhà mở ra thông thống! Cảnh này, không hiểu sao cứ khiến tôi phải liên tưởng tới chàng hiệp sĩ xứ Mantra của Cervantes - nhân vật nghịch dị vĩ đại trong văn học thế giới: khi điên cuồng nhớ tới nàng Dulcinea, Don Quijote đã trồng cây chuối, áo sơ mi dốc xuống trùm mặt và chàng ta không hề mặc quần!
    Nhân vật Bà mẹ cũng đậm chất nghịch dị. Cái dâm của người đàn bà này được mở rộng tới mức quá khổ trên văn bản. Qua năm lần đò và vô vàn những cuộc phiêu lưu tình ái - tất cả đều diễn ra trước cặp mắt của đứa con gái, "con bé phải chứng kiến tất cả các thể loại đàn ông của mẹ" - Bà mẹ quả là mẫu người ham hố nhục dục đến mức vô độ và vô sỉ. "Về làm gì, ở lại đây ngủ cho vui" - đó là câu nói được bà mẹ lặp đi lặp lại với từng đối tác mới trong thú vui xác thịt triền miên vô tận. Cũng có thể coi đó như một dấu hiệu cá biệt hoá nhân vật, giống câu "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi" của cụ Cố Hồng trong văn Vũ Trọng Phụng. Nhẹ dạ, nông nổi, nhiều lầm lạc, con thiêu thân trong lò lửa đam mê - không ít lần tác giả làm người đọc ngỡ tưởng như vậy về nhân vật Bà mẹ - nhưng tất cả ấn tượng ấy phải được xét lại trước một thực tế thế này: "Năm lần lấy chồng, năm lần li dị, mỗi lần li dị được một cái nhà. Chồng đầu tiên được một cái nhà để xe. Chồng thứ hai được chia đôi căn phòng 26m2. Chồng thứ ba căn hộ tập thể tầng hai. Chồng thứ tư được 9m2 phố cổ. Chồng thứ năm khá nhất, giáo sư viện trưởng, căn hộ chung cư chất lượng cao". Việc nâng dần cấp độ đền bù sau mỗi lần li hôn như vậy là một cách phóng đại cho cái tham của Bà mẹ. Để rồi, người đọc không khỏi bật cười trước sự tổng kết của cô con gái: "Mẹ ngửi thấy mùi đàn ông và mùi đất đều chén được"!
    Có một cặp nhân vật nghịch dị không thể không nói đến trong Mười lẻ một đêm, đó là giáo sư Một tên Xí, giáo sư Hai tên Khoả. Ông Khoả vốn là chồng thứ năm của nhân vật Bà mẹ. Ông khác đời ở cái bệnh cười vô tiền khoáng hậu: "Chỉ định bật lên một tiếng cười thôi thì cứ thế mà cười mãi. Không sao hãm lại được. Hơ hơ hơ hơ. Mãi. Chập dây thần kinh cười". Không có thuốc chữa tận gốc căn bệnh ấy, chỉ có một giải pháp tình thế: "Hễ bật lên tràng cười không tắt được thì chỉ việc tát cho chàng một cái. Đứt luôn". Từ cái bệnh cười ấy của ông mà tác giả cho chúng ta một "xen" hài kịch đáng xem: ông Khoả hướng dẫn luận văn cho nữ sinh viên, đến lúc ra về, sinh viên khẩn khoản xin lại thầy cái chân. "Thầy bật cười khan. Cười khan tức là chỉ cười một tiếng. Chết dở, nãy giờ thầy cho em về mà thầy vẫn giữ đùi em. Thầy cười khan, nhưng bệnh cười vượt quá quy định, bắt đầu nhân ra thành chuỗi cười bất tận. Cô sinh viên hoảng quá. Chẳng biết ứng phó thế nào. Cũng không dám rút chân ra khỏi tay thầy. Đúng lúc nàng (tức Bà mẹ) về. Nàng chồm lên tát vào mặt chồng một cái. Tịt. Nàng hất chân con kia ra khỏi tay chồng. Dứt". Hoạt cảnh này bóc lộ cái dâm, sự bất lực và cả cái quái đản của nhân vật, chính vì thế mà người ta phải bật cười. Từ hình ảnh một ông giáo sư già, tay nắm chân một người con gái trẻ, miệng cười không dứt, người đọc có quyền liên tưởng tới hình ảnh một con đười ươi tay giữ ống tre, nhìn về phía mặt trời cười sằng sặc, như dân gian thường kể, không nhỉ? Đó là ông giáo sư Hai, còn người tạo nên với ông hình ảnh cặp bài trùng, ông giáo sư Một, thì sao? Ngay từ đầu tác giả đã giới thiệu với chúng ta rằng ông là một nhà văn hoá lớn, là người duy nhất trong đám giáo sư tiến sĩ có thể sử dụng tiếng Anh để giảng dạy. Nhưng ngay sau đó, ông đã bị "lật tẩy" bằng chính những hành vi cực kỳ đối nghịch với các chuẩn mực văn hoá hiện hành. Dù không phải là đại biểu được mời tham luận trong một hội nghị quốc tế, ông vẫn "vô tư" phát biểu quá thời lượng cho phép, khiến cho cả chủ và khách đều lâm vào tình thế khó xử, mọi thứ rối tung như canh hẹ. Ông ăn uống trong bữa tiệc chiêu đãi sau hội thảo như trong chốn không người, đúng hơn, như một anh mõ trong xó bếp bần hàn của mình. Và đặc biệt là việc ông "tè bậy" vào chân nhóm tượng đài công nông binh - một công trình văn hoá - đều đều ngày hai lần, và bao giờ cũng khoan khoái, thoả mãn! Nhà văn hoá tiểu tiện vào công trình văn hoá, sự tương phản giữa cái "nó phải là" và cái "nó thực sự là" chính là một tình huống kiểu mẫu để bộc lộ cái hài. Chỉ có điều, cái "nó thực sự là" ở ông giáo sư Một, nhà văn hoá lớn, đã vượt ngưỡng phản văn hoá. Khai thác triệt để sự vượt ngưỡng này qua các hành vi ăn uống, tiêu hoá - vốn liên quan đến phần dưới cơ thể, phần được coi là thô, nặng, đục, uế tạp - của nhân vật, tác giả đã cho ta một hình ảnh đầy chất nghịch dị! (Hãy nhớ lại những nhân vật tương tự trong Gargantua và Pantagruel của Rabelais).


  2. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    3. Còn có thể nói về chất nghịch dị - và từ đó gây cười - ở một số nhân vật khác trong Mười lẻ một đêm. Tựu trung, nó được hình thành từ việc tác giả chú ý nhặt ra một (hoặc một vài) thói tật và sự lập dị, bơm phồng lên, tô đậm vào, biến nó thành một tồn tại bất bình thường trong đời sống bình thường, một sự lộ liễu quá mức hình dung sẵn có về đối tượng. Và chính từ những nhân vật nghịch dị này mà tác giả đưa chúng ta vào những phạm vi hoạt động xã hội cũng đầy tính nghịch dị. Với họa sĩ Chuối Hột, chúng ta đặt chân tới hội họa đương đại, nơi mà nghệ thuật sắp đặt (installation) và nghệ thuật trình diễn (performance) đang rùm beng khua chiêng gõ mõ. Nó là cái gì thế? Xem nhé: "Bày mấy cái chậu nhựa trên vỉa hè. Treo lủng lẳng trên mỗi chậu một cái nón. Rồi cầm vòi nước tưới lên nón cho mưa rơi xuống chậu. Thế là hoàn chỉnh một tác phẩm. Ngũ Hổ cởi hết mở hết, đóng độc cái khối ngồi thế kiết già trong công viên. Bảo một thằng Tây đối tác đi qua từng vị cởi mở, lấy gậy gõ lên từng cái đầu trọc. Gõ một cái thì cái đầu trọc lại kêu cốc một cái kêu boong một cái. Thế là được một sô". Khoan hẵng bàn về chuyện đó là nghệ thuật hay không nghệ thuật. Điều chắc chắn là những hoạt động này không trở thành mục đích của chính nó. Như Họa sĩ Chuối Hột giảng giải, thì: "Sắp đặt và diễn là để thu hút. Người ta thấy là lạ ngô ngố ghê ghê kinh kinh, người ta xúm lại xem. Cái ú ớ khờ khạo vớ vẩn lại làm cho người ta thinh thích nhơ nhớ. Tên tuổi ta được lưu vào bộ nhớ của công chúng. Từ đó công chúng đếu đâu cũng để ý tìm tên tuổi ta. Từ đó công chúng mới xem tranh ta mua tranh ta. Đến đó mới là mục đích". Với nhân vật người đàn ông và chuyến đi dọc theo đất nước của anh, chúng ta tham dự hội Lim, nơi có "anh hai đi giày tây, chị hai đi giày khủng bố"; chúng ta lên vùng cao vào chợ văn hoá Bắc Hà, nơi mà những sơn nữ người Mông, người Dao đã biết sỗ sàng đòi tiền khách du lịch mỗi khi khách định chụp ảnh; chúng ta tới Đà Lạt, thành phố ngàn hoa với thác Cam Ly ngày một ít nước, còn rác rưởi thì vứt như thể đó là bãi tập trung rác cho cả khu vực! Theo chân Người đàn ông đưa con sang nước ngoài du học, chúng ta biết đến cảnh những du học sinh con các ông to bà lớn tụ bạ với nhau để chơi đêm, tán chuyện, đánh bài đánh bạc, hút hít chích choác, và "thực hành tiếng Việt đến mức điêu luyện" trên xứ sở của Anh ngữ! Với hai ông giáo sư khả kính Khoả và Xí, tác giả đưa chúng ta vào lãnh địa của khoa học xã hội nhân văn đương đại, nơi mà khá nhiều giáo sư đầu ngành "mãi mãi dừng lại ở trình độ cử nhân bổ túc công nông. Có thêm cái lanh cái ma cái xảo của cá tính. Có thêm kiến thức tham khảo khoa học xã hội Đông Âu đến những năm 1980". Tóm lại, đó là những ngụy khoa học gia với đầy những cố tật: uyên bác rởm, tham quyền cố vị, lừa bịp người đời và cũng tự huyễn hoặc chính mình (nhưng điều nguy hiểm là họ lại được một bộ phận đông đảo trong xã hội coi như là những giá trị!).
    Theo con đường "một bước lên bà" của nhân vật Người đàn bà, người đọc được khám phá một phần những "bí sử" cười ra nước mắt ở chốn quan trường. Nhiều, và nhiều những kẻ giống như nhân vật ông Víp (chồng của người đàn bà), loại chính khách xuất thân từ những phong trào "cờ đèn kèn trống" cơ sở, năng lực yếu, chuyên môn kém, nhưng lại được đặt vào những vị trí công tác trọng yếu, và bản thân họ cũng rất biết kiếm lợi từ đó. Quan ông thì thế, quan bà cũng không kém. Hội các phu nhân vụ trưởng, phu nhân thứ trưởng, phu nhân bộ trưởng được nói đến trong Mười lẻ một đêm quả đúng là một êkíp mua quan bán tước, mua đất kiếm lời đại tài và đầy gian ngoan. Tuy vậy, cái nét thô lậu "nhà quê" trong căn tính các mệnh phụ thì vẫn không sao gột rửa được. Chi tiết bà vợ một ông to "tắt mắt" lấy trộm cái đĩa sứ trong bữa tiệc do sứ quán nước ngoài chiêu đãi đã cho thấy điều này. Đó là một tiếng cười, tiếng cười lột tả đến đáy của sự thực: con vịt xấu xí không bao giờ có thể trở thành con thiên nga xinh đẹp!
    Đến đây thì đã có thể nhận xét đôi điều về những tình huống nghịch dị trong Mười lẻ một đêm. Được tạo ra bởi những nhân vật nghịch dị - tôi muốn nói là những nhân vật mang trong mình một vài nét tính cách lập dị, thậm chí là quái đản, nó phô lộ ra giữa chợ đời một cách hồn nhiên và hoàn toàn không nghĩ rằng mình lập dị, quái đản - những tình huống nghịch dị này tạo ra ấn tượng mạnh về một đời sống mất chuẩn: những chân giá trị và ngụy giá trị xâm thực, chồng chéo, che phủ lẫn nhau, người ta không có cách nào phân biệt được và vì thế luôn phải mò mẫm giữa các vách tường của ảo tưởng. Bằng tiếng cười, tác giả của Mười lẻ một đêm đã phanh phui những cái nhẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống, và mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống này, ở đây, bây giờ, tất cả đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật tự tương đối, sẽ phải mất không ít thời gian và nỗ lực!
    4. Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của nhà văn Hồ Anh Thái, như đã nói, bắt đầu bằng việc "Có một người đàn ông và một người đàn bà bị nhốt trong căn hộ trên tầng sáu suốt mười một ngày đêm". Đó là hai người nửa bạn nửa tình nhân mới gặp lại nhau sau hơn mười năm xa cách, và họ muốn trao thân cho nhau, lần đầu tiên. Họ mượn căn hộ của một người bạn - hoạ sĩ Chuối Hột - để gặp gỡ, và đã bị nhốt ở đó bởi sự đãng trí ma lanh của ông bạn trời đánh. Chỉ một tình huống trớ trêu ấy mà cả một không gian xã hội rộng lớn đã mở ra, mở ra theo những trải nghiệm quá khứ của ba nhân vật tham gia tấn trò: Hoạ sĩ Chuối Hột, Người đàn ông và Người đàn bà. Tiếp đó là hàng loạt nhân vật khác. Tất cả các câu chuyện đều được kể lại từ ngôi thứ ba số ít; và luôn luôn giọng phát ngôn này bị đan cài, bị đánh lẫn vào giọng của chính các nhân vật đang được nói tới, nó tạo nên một kiểu giọng tưng tửng, giỡn cợt, giễu nhại rất đặc trưng cho văn xuôi Hồ Anh Thái giai đoạn gần đây3. Tính trào lộng suồng sã hết mức ở các sự kiện, các chi tiết được kể lại trong truyện khiến cho tôi, dù không muốn, cũng buộc phải nhớ tới một luận điểm cốt tử trong lý luận về tiểu thuyết của nhà bác học Nga Mikhail Bakhtine4 rằng tiểu thuyết tiếp xúc với thế giới ở cái ngày hôm nay không hoàn kết; và rằng chính bằng thái độ trào lộng suồng sã hết mức ấy mà người viết mới có thể xoá bỏ mọi khoảng cách, "nắn gân bắt mạch" đối tượng một cách đầy tự tin và nói về nó một cách chính xác!
    Dẫu sao đi chăng nữa, chỉ riêng việc khiến cho độc giả có thể cười khi đọc Mười lẻ một đêm - trong bối cảnh một tình hình văn học quá ư đạo mạo nghiêm túc - đã là một thành công của nhà văn Hồ Anh Thái. Và để kết thúc bài viết này, xin lặp lại một câu của Milan Kundera trong tập Những di chúc bị phản bội: "Tim tôi đau thắt, khi nghĩ đến ngày Panurge5 không còn gây cười".
    -------------------------
    [1] Nhà xuất bản Đà Nẵng và Công ty Đông A, 2006.
    [2] Ví dụ, một số truyện ngắn của Vũ Bão: Người vãi linh hồn, Bóng ma đói quê hương?
    [3] Các tập truyện ngắn: Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười.
    [4] Lý luận và thi pháp tiểu thuyết của M.Bakhtine, Phạm Vĩnh Cư dịch.
    [5] Một nhân vật trào lộng trong tác phẩm của nhà văn Pháp Rabelais.

    Theo Người Đại biểu Nhân dân, số ra ngày 25/4/2006



  3. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bút pháp ước lệ của Nguyễn Du



    (Qua cảnh Thúy Kiều đưa tiễn Thúc Sinh)
    Ước lệ được xem là một đặc điểm thi pháp của văn học trung đại. Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du sử dụng khá nhiều bút pháp ước lệ. Có điều nhà thơ sử dụng một cách hết sức linh hoạt, sáng tạo nên tránh được sáo mòn, nhàm chán. Không những thế bút pháp ước lệ của Nguyễn Du còn góp phần diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng nhân vật.
    Điều đó được thể hiện rất rõ qua cảnh Thuý Kiều đưa tiễn Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư.
    Thường thường khi chia tay, người ta hay nắm lấy áo nhau tỏ tình quyến luyến, bịn rịn. Níu áo dần trở thành một cách nói quen thuộc: "Chàng ơi buông áo em ra/ Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa" (Ca dao). Trong buổi tiễn đưa, Kiều cũng níu áo chàng Thúc. Cho đến lúc chàng lên ngựa, nàng mới chịu "chia bào" (buông áo). Theo logic bình thường, người này có buông áo, người kia mới được lên ngược. Ở đây, Nguyễn Du cố ý sắp xếp ngược lại: "Người lên ngựa, kẻ chia bào". Theo tôi, đây là một chi tiết cần được quan tâm. Bởi vì qua cái chi tiết ngỡ như phi logic này, Nguyễn Du không chỉ thể hiện nỗi vấn vương, lưu luyến mà còn thể hiện tâm trạng đầy lo lắng của Kiều. Nàng cố níu giữ Thúc Sinh cho đến giây phút cuối cùng. Kiều khuyên Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư là mong muốn cuộc sống yên ổn lâu dài. Nhưng trong nửa năm chung sống, qua chàng Thúc, nàng đã biết ít nhiều về Hoạn Thư. Riêng cái uy con gái Thượng thư Bộ lại của Hoạn Thư cũng đã đủ cho Thuý Kiều e ngại. Nàng lo sợ mất chàng, mất cái chỗ dựa duy nhất giữa chốn "nước non quê người", nàng lại sẽ rơi vào cảnh bơ vơ chân trời góc bể. Vì vậy, nàng cố níu giữ chàng ngay cả khi chàng đã lên ngựa. Bằng một chi tiết có tính ước lệ, Nguyễn Du đã phần nào diễn tả được cái tâm trạng ngổn ngang trăm mối của nàng Kiều.
    Rừng phong thu lúc chớm thu lá dần ngả sang màu đỏ được nhắc đến khá nhiều trong thơ cổ điển Trung Hoa. Cái màu đỏ của lá phong thu có tính ước lệ này qua tay thiên tài Nguyễn Du đã biến thành ?omàu quan san? - gợi sự xa xôi, cách trở. Phải thật hiểu tâm trạng bất an của Kiều khi chia tay Thúc Sinh, Nguyễn Du mới sáng tạo ra cái ?omàu quan san? độc đáo ấy. Nghĩa là lá phong đang ngả dần sang màu đỏ. Kiều đưa tiễn Thúc Sinh lúc mới sang thu. Nhưng "nhuốm màu quan san" lại rất phù hợp với tâm trạng lo lắng, bất an của nàng Kiều lúc này. Chỉ thay một dấu từ "nhuộm" sang "nhuốm" mà cái "màu quan san" càng thêm xa xôi, cách trở. Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du chăng?
    Thúc Sinh đi rồi, Kiều cứ đứng nhìn theo mãi: "Dặm hồng bụi cuốn chinh an/ Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh". Thường khi tả đoàn quân xuất trận mới có cảnh "dặm hồng bụi cuốn". Trong Binh xa hành của Đỗ Phủ, cùng với tiếng ngựa phi là cảnh cát bụi bay ngút trời. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm : "Thét roi cầu Vị ào ào gió thu". "Bụi cuốn? nghĩa là bụi mù trời, gió ào ào? Nguyễn Du tả cảnh Thúc Sinh về Vô Tích gặp Hoạn Thư chẳng khác gì đi ra chiến trận. Theo logic bình thường thì không thật đúng. Nửa năm ăn ở với người đẹp, giờ phải chia tay, chàng Thúc chắc bịn rịn lắm. Nếu có phi thì chàng cũng chỉ phi nước kiệu thôi. Làm gì có chuyện "bụi cuốn" mù trời như thế. Ngay cả khi chia tay Hoạn Thư, vừa lên ngựa chàng đã: "thẳng ruổi nước non quê người ", vẫn không thấy Nguyễn Du miêu tả một tý bụi nào. Cho dù thẳng ruổi là phi rất nhanh, phi theo kiểu nước đại để mau về gặp lại nàng Kiều. Với tâm trạng rất háo hức, Thúc Sinh nhìn cái gì cũng đẹp: "Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng". Phi nước đại như thế thì không có một tý bụi nào. Còn "phi nước kiệu lại "dặm hồng bụi cuốn"? Đây chính là cảnh được nhìn qua tâm trạng đầy lo âu của nàng Kiều: chàng Thúc như đang đi vào nơi đầy gió bụi, chẳng khác gì ra trận. Bởi vì chàng sắp chiến đấu với Hoạn Thư - một cuộc chiến đấu không cân sức giữa anh chồng non gan và bà vợ vừa đầy uy lực, vừa đầy mưu ma, chước quỷ làm sao mà Kiều có thể yên tâm được. Một lần nữa ta hiểu thêm dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du qua một chi tiết tưởng như hết sức bình thường.
    Sau khi tiễn đưa Thúc Sinh: "Người về chiếc bóng năm canh/ Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi", Kiều ngẩng lên trời và hoảng hốt: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi?". Vầng trăng đầu tháng cũng được nhìn qua tâm trạng của nàng Kiều. Nàng đang linh cảm về một sự chia lìa, một sự "tan đàn xẻ nghé". Ca dao cũng có câu tương tự: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?". Sau này thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng đau đớn thốt lên: "Đêm nay còn nửa trăng thôi/ Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi/ Ta nhớ người xa thương đứt ruột/ Gió làm nên tội buổi chia phôi" (Một nửa trăng). Nhưng theo tôi, hai câu của Nguyễn Du mang nhiều tầng nghĩa hơn. Bởi vì trăng của Nguyễn Du dù có bị xẻ làm đôi nhưng không chịu chia lìa: "Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường". Phải chăng, nhà thơ mượn hai nửa vầng trăng để bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc của mình trước cảnh chia ly của Thúc Sinh - Thuý Kiều? Và phải chăng đó cũng là mong muốn của Kiều. Kiều nhờ một nửa trăng giúp chàng Thúc thấu hiểu tâm trạng lẻ loi cô đơn của mình, một nửa kia nàng muốn trăng thay nàng soi đường cho chàng? Qua tưởng tượng của Kiều, con đường Thúc Sinh đang đi đầy gió, đầy bụi, đầy chông gai hiểm trở. Thúc Sinh thì đơn thương độc mã, ước gì nàng có thể ở bên cạnh chàng?
    Rõ ràng bằng những chi tiết, những hình ảnh có tính ước lệ hết sức quen thuộc, Nguyễn Du đã biến hoá, đã nhào nặn trở thành những chi tiết nghệ thuật hết sức mới lạ, độc đáo. Nếu cứ theo logic bình thường ta tha hồ bắt bẻ nhà thơ. Song sáng tạo nghệ thuật có quy luật riêng của nó. Cái tưởng như phi lý lại rất có lý nếu ta hiểu được dụng ý tác giả. Lạ hoá bút pháp ước lệ là một trong những biệt tài của Nguyễn Du. Càng đọc, càng nghiền ngẫm Truyện Kiều, chúng ta càng khám phá nhiều điều mới mẻ trong thế giới nghệ thuật đa dạng của ông.

    Theo Văn học và Tuổi trẻ



  4. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Chất nhân văn trong sáng tác của Tôn Ái Nhân



    Những truyện viết xung quanh đề tài hình sự thường khô vì nó bó các chi tiết trong những vụ án. Nhưng khi đọc ?oChuyện tình người đàn bà hành khất? gồm bốn truyện vừa và tiểu thuyết chọn lọc của Tôn Ái Nhân, người đọc cảm nhận những vụ án không đơn giản một chút nào, nó đầy số phận đau thương.
    Trong tập truyện này cũng đề cập tới những vụ án: Thị Biểu đã giết chồng là Khâm, dẫu là ngộ sát; Phạm Bội dùng đục đâm chết Đỗ Hữu Là. Đã đánh giết người thì phải ra tòa, người chiến sĩ công an phải điều tra xác minh xem hành vi ấy thuộc điều thứ mấy trong luật hình sự để kết tội.
    Biểu sinh với Khâm đứa con gái thứ ba thì sinh chuyện. Khâm cho vợ mình là ?ođiếc?, không có con trai, sinh rượu chè bê tha ?oCó bận về tới nhà, Khâm nôn thốc nôn tháo làm Biểu đang ngủ say, phải dậy lau chùi, quét dọn?. Biểu phàn nàn thì Khâm quát: ?oMày có câm đi không, còn lải nhải tao đập vỡ mồm bây giờ!?.
    Vợ đẻ ba con gái, đã không thương vợ, không hiểu hoàn cảnh xã hội, Khâm trở thành kẻ vũ phu, đàng điếm, lăng loàn. Khâm lăng nhăng, bị vợ bắt quả tang, Khâm bộc lộ tính thô lỗ: ?oMày mà giở trò, tao sẽ đập chết ngay lập tức. Mày hãy biết thân phận mày đấy. Mày điếc không đẻ được con trai thì tao phải đi kiếm?.
    Trước sự sụp đổ không phương cứu chữa ấy, Biểu gặp Hoành, người của mối tình đầu. Biểu tìm thấy hạnh phúc của mình: ?oCái mà bao lâu nay tôi mơ ước, tìm kiếm giờ đã ở trong tầm tay?.
    Mối tình mà Biểu hy vọng bị vỡ lở. Khâm xông vào đánh đập, bóp cổ Biểu. Một sức mạnh kỳ lạ đã giúp Biểu hất chồng ra. Đầu Khâm đập vào giường, chết.
    Người đọc gấp truyện lại, không oán Biểu, mà thương, mà thông cảm. Mà thấy cuộc đời phải thế, bằng mọi giá phải giữ lấy hạnh phúc của mình. Nếu không cứ để Biểu sống với Khâm, có khác gì tù ngục, còn hơn tù ngục.
    Ở truyện Oan trái, Phạm Văn Mạch vào tù mười một năm, mới tìm ra chính Phạm Bội mới là kẻ giết Đỗ Hữu Là. Thật cảm động khi người cha Phạm Văn Mạch nhận án tù chỉ vì thương con: ?oXin báo tin mừng để anh biết là con anh đã trúng tuyển rồi. Giấy chiêu sinh của Trường đại học Kiến trúc báo cho con anh trung tuần tháng chín phải có mặt tại trường?.
    Mạch đã ở tù để cho con anh học qua trường đại học. Trong tù, Mạch đã nói với vợ, dẫu phải bán cả nhà lấy tiền cho con đi học cũng đừng tiếc. Vợ anh đã làm vậy. Tấm lòng của người cha đáng kính trọng biết bao. Tù oan suốt mười một năm khi con trai ra trường, lúc ấy Mạch mới kêu oan để tìm lại danh dự cho gia đình mình.
    Những trang viết của Tôn Ái Nhân không giấu giếm tội lỗi của tội phạm, nhưng đồng thời Tôn Ái Nhân cũng hết sức đề cao tình đời, ngưỡng vọng tình yêu và hết sức tôn trọng hạnh phúc. Trên cơ sở ấy, những biện pháp hình sự vẫn được thi hành, nhưng tình yêu phải trả giá để giữ lấy vẻ đẹp của nhân gian.
    Những khuất tất trong bóng tối đã làm sáng rõ. Người đọc rất đồng tình với anh.
    Ngoài những nhân vật tội phạm, không thể không nhắc tới Quý Văn, một con người của pháp luật. Quý Văn tận tụy với trách nhiệm, nhưng luôn trăn trở nghĩa vụ con người trong anh. Khi gặp thị Biểu, anh đã tìm những đứa con của thị để đoàn tụ lại gia đình: ?oGiờ mãn chiều xế bóng, mẹ các cháu chỉ là một bà già tật nguyền. Lúc này mẹ các cháu cần lòng vị tha của các cháu?. Thật cảm động, khi nghe người mẹ tự thú: ?oTôi là kẻ có tội, tôi van các chị hãy tha thứ cho tôi?.
    Trong tập sách Chuyện tình của người đàn bà hành khất, ở bất cứ truyện nào tính nhân văn cũng được tác giả đề cao. Vì vậy mỗi trang viết của anh đều đụng vào lòng người. Chính vì thế không ít nước đã không còn hành quyết bằng súng đạn, mà bằng một phương pháp nào đó đỡ đau lòng hơn. Dẫu không nói ra, Tôn Ái Nhân cũng đã nhắc thầm lòng nhân đạo nơi mỗi con người hãy nhìn nhận lại tính nhân văn không chỉ ở trong sách mà trong chính cuộc đời này.

    Theo CAND



  5. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Thơ Tú Xương - những hiện vật thời cuộc vô giá



    Năm 2005 là năm kỷ niệm lần thứ 135 ngày sinh của nhà thơ Trần Tế Xương. Những dấu tích của cuộc đời ông dường như đã mai một rất nhiều, cần nhanh chóng thu thập, phục hiện để lưu giữ như những tài sản quý báu cho thế hệ sau.
    Còn ngót hai năm nữa (2007) là ngày giỗ thứ một trăm nhà thơ dân tộc Trần Tế Xương. Năm nay (2005) kỷ niệm 135 năm ngày sinh.
    Thơ Tú Xương là một đặc sản của thời cuộc. Thời cuộc buổi Tây sang, đánh cướp được nước ta rồi, họ hạ trại tính chuyện ăn ở lâu dài và khai thác các nguồn lợi. Họ du nhập áp đặt lối sống của họ. Họ tạo ra một thứ người Việt tôi tớ. Làm tôi tớ mà lại dị hợm. Dị hợm vì cơm thừa canh cặn, cũng dị hợm với lối sống học mót ngoại bang, từ nói năng xì xồ nói ít tiếng Tây, đến ăn uống sáng rượu sâm banh tối sữa bò.
    Đấy là bọn quan lại tay sai phủ, huyện, tổng đốc, nhưng đông hơn, gặp chan chát ngoài đời và tạo nên nét đổi thay cả xã hội, lại là lớp công chức ăn lương Pháp, ấy là các thứ thông, ký, phán, tham? cho đến các thầy cẩm, thầy cò. Lớp người này sống ở các thành thị, làm nên nét đặc trưng của phố phường thời ấy.
    Cái bối cảnh xã hội nhố nhăng tủi nhục ấy đã lọt vào tầm cảm hứng của Tú Xương, một người sinh và sống ở phố phường Nam Định. Xã hội Nam Định cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi hiện lên, cụ thể, chi tiết là hiện từ thơ Tú Xương. Và chỉ trong thơ Tú Xương nó mới phong phú, sinh động đủ cho hôm nay ta đọc mà còn như được chung khóc cười với tác giả.
    Thơ Tú Xương thành một bảo tàng nhan nhản những hiện vật thời cuộc của riêng Nam Định và cũng là của chung điển hình cho cả nước trong cái thời bi phẫn đó. Đạo lý băng ngoại, đồng tiền lên ngôi, chất người xuống giá. Tú Xương ngửa mặt kêu trời cho cái mảnh đất Phố phường tiếp giáp với bờ sông:
    Có đất nào như đất ấy không?
    (?) Nhà kia lỗi phép con khinh bố
    Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
    Keo cú người đâu như *** sắt
    Tham lam miệng thở những hơi đồng
    Tú Xương bi phẫn trong bài thơ Đau mắt:
    Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ
    Giương mắt trông chi buổi bạc tình
    Từ bệnh đau mắt đã thành nỗi đau con mắt lúc trông đời. Ông còn đau trong trái tim. Đau khi đêm vắng trong tâm trí nghe vọng tiếng gọi đò trên con sông đã lấp.
    Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
    Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
    Sông Lấp ấy là của Nam Định, nhưng tiếng gọi đò thì đã thành tiếng gọi hồn sông núi của con dân cả nước. Cái giật mình Tú Xương là cái giật mình thân phận của cả một dân tộc.
    Tú Xương là nhà thơ đặc sắc của toàn dân, của mọi địa phương. Các thế hệ học trò đều học và nhớ thơ ông.
    Trong các nhà thơ viết bằng thứ chữ vuông tượng hình, ông là người đầu tiên và cũng là cuối cùng, đã đưa được không khí thị dân tiền tư bản vào thơ. Ông đã mang được chất liệu, lẫn cảm xúc hiện đại của thế kỷ XX vào các câu thơ được gọi là cổ điển.
    Nguyễn Khuyến, nhà thơ lớn cùng thời với ông, sinh trước ông 35 năm và mất sau ông hai năm, tài thơ cũng cao, nhưng không giàu chất sống hiện thực bằng ông, không đủ gay gắt việc đời như ông. Nguyễn Khuyến là ông đại khoa không có được cái cay đắng Trần Tế Xương, hay chữ mà lều chõng đến tám khoa, từ 1885 đến 1906, chỉ được cái tú tài.
    Nỗi từng trải ấy đẻ ra cái nhìn hiện thực trào lộng vỗ mặt vào thứ khoa cử cuối mùa, đào tạo tôi tớ cho thực dân xâm lược:
    Một đàn thằng hỏng đứng mà trông
    Nó đỗ khoa này có sướng không
    Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
    Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng
    Đầu đối với đít là nhục thì lấy động từ ngỏng mà trả thù. Hiện thực ấy là hiện thực của thành Nam, nó nhỡn tiền đối với Tú Xương, nơi có trường thi lôi thôi sĩ tử.
    Một tỷ lệ lớn thơ Tú Xương là thơ nói việc đi thi, hỏng thi, gắn nhiều tên đất, tên người của Nam Định. Tú Xương khi trữ tình thì còn tiêu tao ước lệ Tam Đảo Ngũ Hồ, chớp bể mưa nguồn chứ Tú Xương khi đã hiện thực thì nhân chứng vật chứng cụ thể lắm, chi tiết đủ độ tin cậy làm hồ sơ cho lịch sử:
    Ở phố hàng Song thật lắm quan
    Thành thì đen kịt, Đốc thì lang
    Rồi những ông lang Xán, chú ích Sinh, kẹo Thiều Châu, bánh Hanh Tụ?
    Nguyên liệu tạo nên thơ Tú Xương là Nam Định. Từ Nam Định hồn thơ ông đã ôm và đất nước, bao quát một giai đoạn lịch sử. Tú Xương hộ khẩu thường trú ở phố hàng Nâu, ở phố hàng Nâu có phỗng sành.
    Phố hàng Nâu bây giờ là phố Minh Khai, căn nhà số 280. Gia đình ông Trần Ngọc Thành đã ở đây từ năm 1952, căn nhà sửa chữa nhiều lần, giờ đây lại xây một căn mới phía trước. Nhưng vẫn còn giữ được căn nhà gác hai tầng của Tú Xương nằm khuất phía sau. Khách thăm xin phép vẫn được gia chủ rộng lòng cho vào thăm. Nhưng phải là người biết, chứ khách vãng lai đi qua ngoài phố không ai biết đây là nơi ăn ở của Tú Xương. Căn gác đã ọp ẹp lắm. Phải chăng người chủ thổ cư này chưa phá đi xây lại là vì trong lòng một cư dân Nam Định cũng còn lưu luyến chút hơi hướng Tú Xương.
    Thơ Tú Xương đã tạo nên phần đặc sắc cho một giai đoạn thơ ca dân tộc và độc đáo hơn, nó đã thành tâm hồn của phố phường Nam Định. Những dấu tích còn lại của cuộc đời ông đã thành phần tài sản quý báu của thành phố, thành sức thu hút, thành nơi chiêm ngưỡng của đồng bào cả nước khi về Nam Định. Thời gian càng lùi xa, đời sống văn hóa của dân ta càng được nâng cao, những dấu tích ấy càng trở nên vô giá.
    Nghĩ vậy nên mong muốn ủy ban tỉnh, ngành văn hóa nên mua lại căn nhà 280 Minh Khai, chỉ có 102 mét vuông đất, để rồi tôn tạo, phục hồi giữ lại nguyên dạng căn nhà cũ, gắn biển kỷ niệm, gìn giữ cho đồng bào cả nước di tích của nhà thơ và cũng là dấu vết kiến trúc một Nam Định cái thời Trời đất xoay ra phố cả làng.
    Đối diện với căn nhà ở của ông Tú, bên kia đường, còn gian nhà ông ngồi dạy học. Gian nhà giột nát, người ta đã phải trùm tấm tôn lên một nửa mái ngói, nhưng vẫn còn tường vách rui mè cũ và phía trước, cuối cái sân con, còn một bức phù điêu vôi vữa hình cuộn thư, có chữ triện. Mưa nắng phôi pha nhưng vẫn đủ gợi bâng khuâng thương nhớ người xưa.
    Phục chế lại nhà cửa, phục hiện và sưu tầm lại nghiên bút, lều chõng, thi cử thuở xưa, biến đây thành bảo tàng Tú Xương, bảo tàng thơ và bảo tàng việc học. Đấy không chỉ là tấm lòng chúng ta ghi ơn nhà thơ mà còn dấy nên niềm tự hào của con dân Nam Định về truyền thống hiếu học tự bao đời.
    Tiếng gọi đò trong bài thơ Sông Lấp của Tú Xương làm xao xuyến mọi lòng dân Việt bởi cái âm hưởng như gọi hồn đất nước. Theo tôi đấy là bài thơ hay nhất của Tú Xương, và cũng là bài thơ của một giai đoạn lịch sử, của hồn vía Việt Nam sâu nặng.
    Hai câu thơ trích từ bài này đã được các nhà quản lý văn hóa khắc trên bia mộ Tú Xương, nơi vườn hoa Vị Xuyên. Ngôi mộ được di dời từ những năm đất nước còn gian khổ. Ngày ấy có người kêu, trách ngành văn hóa: ép cụ Tú rời xa đồng ruộng, vào nằm nơi bụi bậm thị thành, vườn hoa bóng liễu, trai gái trăng hoa. Bây giờ nhìn cả quần thể kiến trúc nơi đây, một vùng trang trọng nhất của thành phố, nơi mọi du khách đều đến thăm viếng, mới thấy việc chuyển mộ Tú Xương năm ấy là có lý. Chỉ tiếc trong hai câu thơ trích, khắc quốc ngữ trên bia, có một chữ sai, nên sửa.
    Trở lại bài thơ Sông Lấp, bài thơ mang hồn ông Tú. Nam Định ta nên cố định dáng vẻ tâm hồn gọi đò đêm này bằng một bức tượng Tú Xương, y phục dân tộc, chới với gọi đò. Bức tượng nhìn ra sóng nước sông Đào, bên chỗ Cầu Đò Quan thoáng đãng. Tú Xương gọi hồn nước. Chúng ta gọi hồn ông. Chúng ta tự hào truy lĩnh tài sản tâm hồn ông để lại và qua bức tượng chúng ta cũng bàn giao lòng biết ơn Tú Xương với mai sau.

    Báo Tiền phong


  6. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Xóm Ngự Viên- một bài thơ hay về Huế của Nguyễn Bính
    Huế là mảnh đất nhiều duyên nợ với Nguyễn Bính. Trên hành trình rong chơi, ông đã nhiều lần đến Huế. Vì thế có một số bài thơ hay được viết ra ở đây, trong đó nổi bật là hai bài thơ Xóm Ngự Viên và Giời mưa ở Huế.


    Xóm Ngự Viên nằm trong tập Mười hai bến nước, được xuất bản năm 1942, có thể nói là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Bính, tuy nhiên nó lại ít được đề cập đến. Ở nơi có tên gọi xóm Ngự Viên ấy vốn là vườn Thượng Uyển, còn gọi vườn Ngự Uyển, là chỗ để vua cùng quần thần dạo chơi. Nhưng cho đến khi Nguyễn Bính tới đó vào tháng 9 năm 1941 thì vườn Ngự Uyển chỉ còn là dấu tích. Thay vào đó là một xóm nghèo mọc lên:
    Nhà cửa xúm nhau thành một xóm
    Cay nồng hơi thuốc lẫn hơi men
    Mụ vợ bắc nam người tứ xứ
    Anh chồng tay trắng lẫn tay đen
    Đổi thay tình nghĩa như cơm bữa
    Khúc "Hậu đình hoa" hát tự nhiên
    Nhọc nhằn tiếng cú trong đêm vắng
    Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn
    Mặc dầu nhà Nguyễn vẫn còn tồn tại, triều đình Huế vẫn còn vua - quan - hoàng hậu đủ cả nhưng đấy chỉ là hình thức. Ở xóm Ngự Viên lúc ấy Nguyễn Bính đã thấy cảnh chiều tàn của chế độ phong kiến rồi:
    Khoa cử bỏ rồi thôi hết Trạng
    Giời đem hoa cỏ trả vườn tiên
    Tôn nữ ngồi đan từng chiếc áo
    Dân thường qua lại lối đi quen
    Những thành phần trong hoàng tộc đã trở thành kẻ bình dân như thế, thì thời thế đã quá đổi thay rồi. Nên vui hay nên buồn? Có lẽ đấy là quy luật của trời đất, con người không thể cưỡng lại được như mấy câu thơ sau đây của Tố Hữu viết về triều đại phong kiến cuối cùng ấy:
    Ý chết đã phơi vàng héo úa
    Mùa thu lá sắp rụng trên đường
    Mơ chi ảo mộng ngàn xưa nữa
    Cây hết thời xanh đến tiết vàng
    (Dửng dưng)
    Tuy nhiên đối với Nguyễn Bính thì lại khác. Trong tâm tưởng của thi nhân, cảnh chiều tàn của chế độ vua quan ngàn năm ngự trị ấy đã gợi lên những nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Ở điểm này, Nguyễn Bính và Vũ Đình Liên đã gặp nhau. Vũ Đình Liên sau khi xem lễ Nam Giao vào năm 1936 ở Huế xong đã viết mấy câu thơ: "Lòng ta là những hàng thành quách cũ/Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa".
    Đấy là tâm trạng hoài cổ, thể hiện bằng sự tiếc nuối bâng quơ những vàng son quá khứ. Có điều những vàng son ấy thi nhân không hề can dự vào. Sự tiếc nuối không có lý do chính đáng nào để tồn tại, nhưng lòng người vẫn không ngăn được tiếc nuối. Tiếc cho thời đại vua chúa đã về chiều, những công tằng tôn nữ phải ngồi đan từng chiếc áo kiếm sống qua ngày, những khoa thi không còn để mà "Lòng Trạng lâng lâng màu phú quý". Tiếc không còn cảnh vua cùng hàng đoàn cung tần mỹ nữ dạo chơi trong vườn Ngự Uyển để mà:
    Đức vua một sớm đầu xuân ấy
    Lòng đẹp theo giời, dạo Ngự viên
    Cung tần mỹ nữ ngời son phấn
    Theo gót nhà vua nở gót sen
    Ở đây ta thấy thêm một đặc điểm nữa đối với Nguyễn Bính mà lâu nay ta không để ý đến. Ta đã để sót một đặc điểm quan trọng đối với thơ Nguyễn Bính. Đó là chất hoài cổ mà nói rộng ra hơn là hoài vọng. Mỗi thi nhân, dù ít dù nhiều đều có một chút tình cảm đó trong con người nhưng ở Nguyễn Bính, tình cảm này hiện ra rất thường xuyên và đậm nét. Riêng ở đây, trong bài thơ này, tình cảm đó hầu như lai láng. Đó là một thứ sương khói bềnh bồng phủ lên lời thơ, khiến lòng người cô quạnh. Một thứ "buồn tàn thu":
    Ngự viên ngày trước không còn nữa
    Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên
    Khoa cử bỏ rồi, thôi hết Trạng!
    Giời đem hoa cỏ giả vườn tiên
    Chúng ta thấy trong nhiều bài thơ, thông thường cái buồn đến ngay trong thực tại. Buồn vì lý do chia ly, buồn vì cảnh vật buồn... Chẳng hạn như cái buồn của Huy Cận trong câu thơ "Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế/Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường" hay là trong câu thơ của Lưu Trọng Lư "Chừ đây trăng nước não nùng/Chừ đây hoa cỏ bên sông rũ buồn"... Những nỗi buồn ấy có lý do rõ ràng. Nhưng ở đây thì lại khác. Ở đây cái buồn không đến từ ngay cảnh thực tại mà là vì "Khách du lần giở trang hoài cổ/Mơ lại thời xưa xóm Ngự Viên".
    Ta thấy ở cái xóm Ngự Viên nghèo ấy, có lẽ không ai có thời gian để mà buồn nhiều vì mải kiếm kế sinh nhai. Chỉ có một mình thi sĩ của chúng ta ngồi tưởng tượng lại đủ thứ để mà buồn thôi:
    Tay ai đấy nhỉ gieo cầu đấy
    Nghiêng cả mùa xuân Trạng ngước nhìn
    Trạng bắt sai rồi, lầu rủ sáo
    Có người đêm ấy khóc giăng lên
    Bóng ai thấp thoáng sau bờ trúc
    Chẳng Tống Trân ư cũng Nguyễn Hiền?
    Từ chỗ tưởng tượng ra như thế rồi thi sĩ buộc cái buồn vô cớ vào lòng mình:
    Khách du buồn mối buồn sông núi
    Núi lỡ sông bồi cảnh biến thiên...
    Ngự viên ngày trước không còn nữa
    Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên
    Nguyễn Bính làm xong bài thơ Xóm Ngự Viên trong một buổi chiều quạnh hiu nào đó rồi viết treo lên vách để ngâm ngợi và Yến Lan khi đến Huế đã được đọc bài thơ trên vách nhà đó. Bài thơ có lẽ làm cho Yến Lan chạnh lòng và cũng khiến lòng ta ngẩn ngơ như vừa đánh mất cái gì. Lâu nay ta cứ nghĩ, chỉ có Vũ Đình Liên mới làm được và làm hay những câu thơ hoài cổ như vậy. Ta không ngờ rằng, với Xóm Ngự Viên, Nguyễn Bính hầu như đã chiếm cái vị trí ấy của tác giả Ông đồ. Cái cảnh chiều tàn trong Ông đồ của Vũ Đình Liên không thể làm bâng khuâng lòng người bằng cái cảnh chiều tàn ở xóm nghèo Ngự Viên này. Bởi đây mới chính là cảnh chiều tàn của chế độ phong kiến ngàn năm. Cả một vàng son rực rỡ đọng lại trong hình ảnh Tôn nữ ngồi đan áo bên đường, nghèo nàn hơn cả thường dân. Vua quan, quần thần, hoàng hậu, công chúa, trạng nguyên, cung tần mỹ nữ, những yến tiệc, những cuộc dạo chơi, lầu son gác tía, hoa cỏ vườn tiên, tất cả được tái hiện lại và rồi vụt tắt đi, để lại hiện ra một xóm nghèo xơ xác. Đó chính là xóm Ngự Viên:
    Giậu đổ dây leo suồng sã quá
    Hoa tàn con **** cánh nghiêng nghiêng
    Buồn thu rơi nhẹ đôi tờ lá
    Xóm vắng rêu xanh những lối hèn
    Xóm vắng này có lẽ ít ai chú ý đến nó. Vì nó chẳng là gì cả trong đời sống thực tại khi đó. Chỉ có một mình thi nhân của chúng ta đến đây "lần giở trang hoài cổ" để buồn và hôm nay để lại cho đời những vần thơ da diết ấy mà thôi.
    (Theo Thanh Niên)


  7. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Trần Mai Ninh và bài thơ Nhớ máu



    Kết thúc đêm 9/11/1946 tại Tuy Hòa, thời điểm cuối mùa mưa miền Trung, lòng người Việt Nam yêu nước suốt dải đất đòn gánh này chợt rung lên vì một ngọn gió lạ, một ngọn gió đầy phấn khích cuộn lên giữa thời điểm căng như dây đàn trước lệnh Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh:


    "Ơ cái gió Tuy Hòa...
    Cái gió chuyên cần
    Và phóng túng.
    Gió đi ngang, đi dọc,
    Gió trẻ lại lưng chừng
    Gió nghĩ,
    Gió cười,
    Gió reo lên ***g lộn"
    Trần Mai Ninh đấy! Và bắt đầu từ ngọn gió dữ dội ấy, thơ Việt hiện đại có thêm một nhà thơ, một bài thơ bất tử: bài Nhớ máu. Hãy đọc lại bài thơ này với niềm đam mê, với tình yêu, và chúng ta sẽ thấy, cái nhịp thơ Nhớ máu ấy chính là nhịp rock, một loại hard rock mà ngay tới bây giờ cũng chưa dễ thưởng thức được trọn vẹn. Thơ bắt đầu từ ngôn ngữ, nhưng trên cả ngôn ngữ, siêu-ngôn-ngữ chính là nhịp thơ, chứ không phải vần thơ. Nhịp thơ đẩy bài thơ vọt lên phía trước, ấn vào vô thức người đọc, khuấy động tận đáy sâu tâm cảm người đọc. Đã nhiều năm tôi đọc Nhớ máu, ở nhiều hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau, và sau cùng, cái "ấn" vào tôi sâu nhất vẫn là nhịp (rhythm), cái nhịp kỳ lạ của bài thơ này:
    "- A, gần lắm!
    Ta gần máu,
    Ta gần người,
    Ta gần quyết liệt.
    Ơ hỡi, Nha Trang!
    Cái đô thành vĩ đại"
    Bạn có nghe nhịp rốc-cứng, metal-rock trong những dòng thơ gằn xuống, thở trào lên, lay giật, xối xả, cuống quít ấy không? Một ca sĩ hard-rock sẽ phải toát đầm đìa mồ hôi khi thể hiện một khúc rock như thế này. Và đó chính là hạnh phúc của Thơ, cái hạnh phúc thường hiếm hoi, kén chọn, quay quắt, cái hạnh phúc không bao giờ cho không bất cứ nhà thơ nào mà không đòi phải trả giá. Trần Mai Ninh đã phải trả giá bằng chính cuộc đời mình cho bài thơ Nhớ máu. Giống như Lorca khi viết bài thơ định mệnh Bi ca cho Ignacio Sanchez Mezias ông đã kêu lên: "Tôi không muốn nhìn thấy máu", thì đó chính là máu của ông, máu của một nhà thơ Tây Ban Nha vĩ đại. Trần Mai Ninh đã "nhớ máu", và đó cũng là máu của chính ông, một nhà thơ Việt Nam quyết tử. Không chỉ "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", mà còn quyết tử cho Thơ, cho sự đổi mới toàn diện Thơ:
    "Mắt ta căng lên
    Cả mặt
    Cả người,
    Cả hồn ta sát tới"
    Đó là phút giây của xuất thần, của vô thức, của trào dâng, Thơ vọt ra như máu xối - máu của người yêu nước quyết tử, máu của nhà thơ tự do cả thân xác lẫn tâm hồn. "Ơ, những người! - Đen như mực, đặc thành keo - Tròn một củ - Những người gầy sắt lại - Mặt rẹt một đường gươm - Lạnh gáy...". Họ là những chiến binh của nhân dân, một nhân dân dữ dội, quật khởi, bừng ngộ, xứng đáng với một Tổ quốc mới. Tôi nghĩ, nếu không có những phút xuất thần dâng hiến trọn vẹn ấy nơi mỗi người chiến sĩ, mỗi người lính bình thường, thì chúng ta lấy đâu ra chiến thắng sau cùng? Và không có những bài thơ hy sinh toàn diện cho Thơ như bài Nhớ máu, thì lấy đâu ra thơ Việt hiện đại với những bước đi khó nhọc, khổ nạn nhưng chưa bao giờ chịu lùi:
    "Dao găm để gáy
    Súng màng tang
    Chúng nó rú
    Cả trại giặc kinh hoàng
    Quy-lát khua lắc cắc
    Giầy đinh xôn xao
    Còi và kèn..."
    Cứ như bạn đang coi một trường đoạn "hot" (nóng) nhất trong phim hành động! Thơ có thể hóa thân không chỉ vào âm nhạc, hội họa, điêu khắc, mà cả vào điện ảnh nữa! Và những montage dứt điểm trong bài Nhớ máu là những montage mà một đạo diễn điện ảnh mạnh tay nghề có thể thưởng thức sâu sắc. "Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai" Trần Mai Ninh có thể thấy bài thơ của mình ròng ròng nơi "tối cao vinh dự". Nơi ấy, chắc chắn không phải là một giải thưởng, dù là giải thưởng to đến đâu! Nơi ấy, là hồn dân tộc, là khí huyết bừng bừng của những người yêu nước trung trực, là nơi "Việt Nam rồi đứng dậy - Sáng vô chừng!".
    Kỷ niệm ngày Thương binh-liệt sĩ 27/7
    Thanh Thảo (Báo Thanh Niên)


  8. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Nhớ Thu Bồn với ?~Tạm biệt Huế?T
    Người viết bài này có cái may mắn đã gặp gỡ ông nhiều lần. Nhân lễ mãn tang nhà thơ Thu Bồn (18-6-2003 ?" 18-6-2006), chúng tôi xin thân gởi đến những ai yêu thơ Thu Bồn và con người ông với bài bình thơ ?~Tạm Biệt Huế?T như nén tâm hương dâng lên ông.
    ''Tạm biệt Huế''
    ?oBởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
    Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
    Những lăng tẩm như hoàng hôn
    Chống lại ngày ngày quên lãng
    Mặt trời vàng và mắt em nâu
    Xin chào Huế một lần anh đến
    Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
    Em rất thực nắng thì mờ ảo
    Xin đừng lầm em với cố đô
    Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
    Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
    Nón rất Huế mà đời không phải thế
    Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng
    Nhịp cầu cong và con đường thẳng
    Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu
    Con sông dùng dằng con sông chảy ngược
    Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
    Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt
    Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
    Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
    Anh trở về hoá đá phía bên kia?.
    (Huế, 1980)
    Bài thơ này được Thu Bồn viết sau chuyến đi Huế (đã được nhạc sĩ Nhạc Xuân An phổ nhạc) bằng giọng địa phương truyền cảm ?orượu hồng đào chưa nhấm đã say?.


    Với chỉ chừng hai mươi câu và một trăm sáu mươi âm tiết, thi sĩ đã là một họa sĩ phác họa cả bức tranh thủy mặc về Huế vừa hữu tình chất chứa vừa hữu duyên mà mở đầu bài thơ thi sĩ đã có cái cớ ?oBởi vì em dắt anh? mà cảnh và tình ở đây nhập vào làm một. Con người Thu Bồn là sự kết hợp của những gì tưởng chừng khó kết hợp, vừa hào sảng vừa nhiệt tình, vừa đa tình vừa thật tính, anh có cái chất của người rất Quảng Nam nên tình yêu cũng rất tinh tế, nhịp nhàng.
    Thơ kết hợp với hiện thực vì trong đó chất chứa tình cảm của một người luôn nghĩ tới tình yêu, đa tình đa sầu đa cảm như vậy nên Thu Bồn đã chỉ có thể ?oTạm biệt Huế với em là tiễn biệt?. Hình ảnh của người đi và người ở lại, người ra đi vì một lý do khách quan nào đó còn người ở lại trong hoài cảm ?ominh mang? chứ không là ?omênh mông?, ?otiễn biệt? chứ không là ?oly biệt?, ?otạm biệt?, ?ovĩnh biệt? - một vị từ thật đắt chỉ có Thu Bồn vì yêu quá mới có cái dùng từ vi diệu như thế. Chỉ ?omột lần đến? vậy mà ?ongàn lần nhớ trong mơ?. So sánh như thế không gì là khập khiễng vì ?oEm rất thực nắng thì mờ ảo/Xin dừng lầm em với cố đô?.
    Cố đô Huế là vẻ đẹp của ?olăng tẩm? trầm lặng và là của thiên nhiên ban tặng cho đất thần kinh nhưng với em là vẻ đẹp của ?oáo trắng? thướt tha cầu Tràng Tiền trong cái gió lộng tư bề. Cổ kính như Huế nhưng với em thì truyền thống trong cách tân hiện đại để có yêu, có nhớ có nên duyên vợ tình chồng thì âu đó cũng là quy luật tự nhiên vậy. Thế nhưng lòng thi sĩ đã ngà ngà say men hồng đào xứ Quảng mà lảo đảo chếnh choáng hơi men tình. Câu ca dao xưa nói rất thật ở trong tình cảm nhà thơ lúc này: ?oHọc trò ở Quảng ra thi/Thấy cô gái Huế chân đi không đành!? thật đúng quá với Thu Bồn.
    Tôi là người con của xứ Huế, mặc dầu vì hoàn cảnh mà đã gần cái tuổi ba mươi nhưng chưa một lần được về quê cha đất mẹ để cảm cái tĩnh
    mịch của Huế mộng Huế mơ, nên khi đọc bài thơ này tôi thật sự xúc động không phải vì ngôn từ hoa mỹ mà vì lòng người Huế cứ ám ảnh tôi nhớ đến Ba Mạ với giọng Rất Huế nơi quê nhà. Con người Huế, cảnh Huế được con mắt rất tinh của thi sĩ Thu Bồn chộp lại thật đẹp trong huyền ảo bảng lãng hơi sương của ?o12 nhịp Tràng Tiền?, Sông Hương làm nên Huế bằng lòng sông của phá Tam Giang hợp lưu lại:
    ?oCon sông dùng dằng con sông chảy ngược
    Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu?
    Từ láy ?odùng dằng? của con sông là sự mềm yếu nhưng rất mạnh mẽ ?ogiữ mình? của cô gái Huế để khi về thi sĩ chỉ dám ?ohôn thầm lặng? rồi ?ohóa đá?. Xưa nay chỉ có biểu tượng ?oHòn vọng phu? chỉ thiếu phụ chờ chồng chinh chiến trở về mà ôm con hóa đá. Nay Thu Bồn vì yêu mà ?ohóa đá bên kia? - ở Ngũ Hành Sơn-quê hương thi nhân chỉ cách quê em-Huế một dãy đèo Hải Vân.
    Như nhà thơ Chế Lan Viên thừa nhận: ?oTình yêu làm đất lạ hóa quê hương? với Thu Bồn quả chẳng ngoa chút nào.
    Vài nét về nhà thơ Thu Bồn
    Thu Bồn (tên khai sinh là Hà Đức Trọng) sinh năm 1935 tại Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam. Ông tham gia thiếu sinh quân từ năm 12 tuổi, làm liên lạc cho bộ đội và trực tiếp chiến đấu. Trong chiến tranh chống Mỹ, Thu Bồn đã liên tục có mặt ở các chiến trường Tây Nguyên, khu V, Quảng Trị, biên giới Tây Nam..., lúc làm phóng viên mặt trận, lúc làm lính xung kích, lính pháo...


    Tác phẩm đã xuất bản: Với 25 tác phẩm bao gồm thơ, trường ca, truyện, tiểu thuyết: Bài ca chim Chơ Rao (trường ca, 1962), Tre xanh (thơ, 1969), Mặt đất không quên (thơ, 1970), Campuchia hy vọng (trường ca, 1978), Oran 76 ngọn (trường ca, 1979), Người vắt sữa bầu trời (trường ca, 1985), Thông điệp mùa xuân (trường ca, 1985), Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ, 1992)...
    Các giải thưởng: Giải văn học Nguyễn Đình Chiểu; Giải thưởng văn học quốc tế của Hội Nhà văn Á Phi (1973); Giải thưởng báo Hà Nội Mới (1969), Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001...
    Thu Bồn là một trong những nhà thơ mở đầu thể loại trường ca với Bài ca chim Chơ Rao ?okhông những là tác phẩm từ miền Nam gửi ra khá sớm, mà còn là bản trường ca đầu tiên của văn học giải phóng? (Hoài Anh, Tìm hoa quá bước, NXB Văn học, 2001). Tưởng nhớ đến ông, CAO xin lược trích ''Bài ca chim Ch''rao'' (1962):
    "Xưa kia tráng sĩ hề da ngựa
    Ta nay uống cạn mấy rừng mưa
    Độc huyền tráng sĩ xưa ca cẩm
    Ta ôm xích đạo gãy vòng cung
    Môi hôn ngọn gió thơm hoa trái
    Núi cũng chiều ta đứng trập trùng.
    Ta cũng không ham chi nghiệp lớn.
    Bồ đào không có chẳng giai nhân
    Cửa nhà thông thốc muôn phương gió
    Túi rỗng nhiều phen bạn đỡ đần
    Bơi qua biển lửa ta về lại.
    Gọi Thái Bình Dương đến dạo đàn.
    Những cung xưa cũ lời em hát.
    Còn cháy lòng ta lửa thử vàng...
    Ta như con dế nằm trên cỏ
    Đợi uống từng đêm giọt ngọc sương
    Châu báu trọn đời con dâng mẹ
    Là trái tim đau lấm bụi đường...?.
    Theo CAO


  9. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    "Một con chó hay chim chuột" - Truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng
    Vũ Trọng Phụng viết truyện ngắn này năm 1937-khi người ta gọi những truyện ngắn loại này là truyện hoạt kê. Ông viết về chó, nhưng là để châm biếm con người, cũng có thể chỉ để "mua vui" cho độc giả "một vài trống canh"...

    Hôm ấy, cụ Bá ông quả quyết mở ví tiền để trả cho anh lái chó cái giấy bạc một đồng. Cụ sung sướng cực điểm vì rằng con Vện mà cụ mới mua đấy, theo ý cụ, là một con chó có... dị tướng: béo tốt, chân thấp, mồm và tai vừa nhọn vừa ngắn, mặt trùn trùn gẫy gập như mặt giơi, lông đã hung hung lại có vằn đen như lốt hùm.

    Cụ đã khoe với cả xóm rằng ai nuôi được thứ chó ấy ắt sẽ có nhiều dịp phát tài - giống chó cũng có tướng như giống người, mà con Vện của cụ thì lại quý hơn các thứ chó huyền đề hoặc là tứ túc mai hoa vì nó có tướng ngũ đoản.

    *
    * *

    Chẳng hiểu cụ Bá xem tướng con Vện có đúng hay không! Sau khi có nó ba bốn ngày, chưa cho cụ được dịp phát tài đâu, nó đã vồ lấy ống chân cụ Bá bà mà ngoạm luôn cho một ngoạm. Tuy rằng mấy cái răng ngập vào thịt cũng không sâu cho lắm, nhưng cụ bà bị toạc mất hai tấc váy lĩnh: cái triệu chứng hao tài!

    Có lẽ tướng ngũ đoản cũng chẳng đáng quý bằng cái váy lĩnh nên chi cụ ông, mặc dầu đã hết sức can ngăn và hạch lại cụ bà rằng "Mới thả cũi nó một ngày nó chưa quen hết người trong nhà, ai bảo bà đã đi về khuya lại không đánh tiếng", cụ cũng chẳng giựt nổi của cụ bà cái đòn ống to tướng lúc ấy cứ giáng xuống lưng con Vện như mưa...

    - Này cắn trộm! Này phản chủ với bà!

    - Ẳng ẳng ẳng ẳng!

    Con Vện trong lúc chịu đòn, chỉ biết kêu có thế, nước mắt chảy ra ràn rụa, trông cũng đáng thương hại lắm.

    Thất bại trong cuộc làm thầy kiện cho con chó có dị tướng ấy, cụ Bá ông hậm hực mất đến vài ngày, và khách hàng của cụ, từ đó cũng phải một phen kệch. Bốn chiếc răng nanh chẳng dám dùng đến nữa, từ đấy, hễ thấy người lạ mặt, con Vện chỉ đành gừ gừ một cách cho phải phép, hay là, quá lắm, cũng chỉ đến gâu gâu rất suông. Cái bực tức ấy thật chẳng khác gì cái bực tức của những ông quan viên nào đi che tàn, xuống xóm những tưởng sẽ được hưởng thế nọ... thế này, mà kỳ chung chỉ được có một chầu chay thôi vậy!

    *
    * *

    Vẫn biết cắn là một tính thiên bẩm của loài chó thật song lẽ, bất cứ lần nào, hễ Vện ta vừa rụt chân, rụt cổ, ngứa mồm nhe nanh, lia một cái, là tức khắc bị những người suỵt suỵt ầm lên, cho nên nó nghĩ ngay đến cái đòn ống, lại cho rằng sự mình bị quát mắng là một điều áp chế, nó chui ngay vào gậm phản mà nằm rồi nhìn thế sự bằng cặp mắt bàng quan. Nếu nó biết nói, ắt nó đã làm một câu: "Chặc! Thì ông mặc kệ".

    Dần dần, nó chỉ biết đến bữa thì ăn, ăn xong tìm chỗ nào cao ráo, ít ruồi, ít muỗi, đánh một giấc, cái đầu đặt giữa hai chân trước như người nào đến cái tuổi mũ ni che tai... Nhưng mà các cụ nhà ta đã bảo rằng nhàn cư vi bất thiện.

    Cứ ngày nào cũng đủ hai bữa, sáng ngủ đến 9 giờ mới dậy, buổi trưa nào cũng la siết(1) một giấc, cuộc đời như vậy cũng tẻ ngắt. Vện ta phải nghĩ đến cách tán gái cho qua thời giờ. Đã không phải vất vả đến thân lúc nào lại được ăn chơi mặc thích, Vện càng ngày càng béo tốt, lông cứ mượt mà như nhung. Trông cũng có vẻ công tử bột lắm. Bộ mã đã bảnh bao cố nhiên trên đường tình dễ đắc thắng: cái tiếng chơi bời của Vện chỉ trong ít lâu đã lừng lẫy cả xóm: Vện đã nặn thêm ít nhiều xuất đinh cho cái "xã hội có mõm" và hễ cứ nhà nào có chó cái là phải thấy tiếng "quấy khóc" của đàn chó con lau nhau. Thì ra Vện cũng có số đào hoa như Người vậy.

    Nếu có ai được mục kích công tử Vện tán gái thì mới rõ tâm lý... phụ nữ, với những cái thế lực của những bộ mã giẻ cùi. Không có mùi soa nhưng lại thích cái mốt quay quay mùi soa đằng sau gái nó là cái mốt của bọn đệ tử đảng "Càn Long" ở Hà thành, trước mặt gái, Vện ta cũng vẫy cho đuôi luôn luôn phe phẩy, loanh quanh vài vòng thè lưỡi, ghé mũi, hết sức bầy tỏ tấm lòng khuyển mã, ấy chỉ có thế mà các "tiểu thư" Vàng, Bông, Cún, Mực, cô nào dữ và "lắm điều" vào bậc nhất, và có răng nanh nhọn nhất, cũng không nỡ cự tuyệt con... người có duyên một cách lạ ấy, cũng cảm ngay.

    Thật vậy, Vện chẳng bị tẽn hoặc bị cự tuyệt bao giờ. Trò đời vẫn thế: thấy ai hơn mình là phải ghen ghét. Những chó vô duyên khác thường họp đàn họp lũ nhau rồi đến tận nhà cụ Bá gây sự với Vện luôn thôi! Không hề gì, cũng là hạng "có một vài miếng" nên Vện cũng chẳng sợ. Lắm khi một mình cự địch với ba bốn cũng vẫn thắng trận như thường. Cho nên từ các cô êu đài các đến các cô êu nghèo hèn, không một "mẻng" nào mà lại thoát cái phong tình của Vện. Không phải con chó ấy tham lắm, nhưng những khi chim chuột những hạng không có nhan sắc, dễ thường nó muốn thực hành cái lý thuyết: Mùi nhang đã trải, mùi dầu thử chơi! Nói cho đúng ra, Vện lại còn muốn được đời khen mình là yêu bình dân, vì sự thực thì Vện cũng có óc "hoạt đầu" dữ lắm. Nhưng mà có một lần, cái đàn những anh tình địch của Vện đông quá; dễ đến mười mõm ấy; thảy đều vây quanh lấy Vện mà vồ, mà nhá, khiến cho, không chống cự nổi nữa, Vện phải hộc tốc chạy về nhà, chui tọt vào gậm giường đứng giữ thế thủ cẩn thận rồi nhe nhanh gừ gừ ra ý thách:

    - Chúng mày có giỏi, vào đây với ông!

    Đàn kia... không có con nào dám vào, chỉ đứng ngoài mà gầu gầu rầm lên ra ý chửi bới và văng tục. Thật cũng chẳng may cho Vện quá, vì ngày hôm ấy cụ Bá có giỗ tổ, giữa lúc ấy lại nhằm lúc cụ bà đương xới cơm cúng, và cụ ông đương kính cẩn khấn khứa trước bàn thờ. Bỗng dưng thấy tiếng chó sủa kinh thiên động địa, nhìn ra lại thấy toàn một lũ "đầu trâu mặt ngựa" đương đứng xúm nhau giữa cửa để chõ mõm vào mà tự do chửi rủa tàn tệ, mà dưới gầm thì là Vện, biết ngay lại chuyện ghen tuông chi đó, bực mình và sợ bất kính trong lúc cúng tế, cụ Bá ông quên cả chân mình đương có bít tất bông trắng nõn, nhảy ngay xuống đất vớ cái lau màn, ra dẹp tan lũ "ưng khuyển" rồi mới quay vào giọt cho Vện một trận không tiếc tay. Thói thường chó đen giữ mực, Vện cũng chẳng chừa.

    Đêm ấy, một đêm giăng thanh gió mát, nhân khi cao hứng, Vện phá rào chui ra ngoài đi với tình nhân. Giữa lúc hai bên chỉ non thề biển nặng lời trên con đường nhỏ giáp với lũy tre quanh làng nó cũng là một thứ "con đường Cổ Ngư"(2) chẳng hạn, thì một chú Cược thừa cơ chui qua cái chỗ hở ở giậu, vào sân tự do lấy mất cái chậu thau đồng. Thấy sột soạt tiếng động lúc trộm đã chui ra, cụ Bá gọi Vện mãi chẳng thấy đâu, phải lật đật ra sân soi thì... hỡi ơi nông nỗi!

    Cách đấy vài phút, Vện lại chui qua lỗ hổng mà vào, hai mắt lấm lét nhìn trộm chủ, ra vẻ lo sợ chẳng hiểu đương đêm soi đèn và gọi mình làm gì thế kia... Thấy Vện có vẻ khả nghi, cụ Bá nhìn đến hàng rào rồi thất kinh chạy đến chỗ hổng. Rành rành một mảng lông mắc gai theo cái triều lưng của Vện lúc chui ra vẫn còn sờ sờ ở đó, cụ biết ngay ra là thủ đoạn của Vện, là nhờ Vện thì chú Cược mới được thừa cơ?. Giữa lúc cụ đương tiếc đứt ruột, cô Khoang, một con chó trông có quý tướng lắm, tứ túc mai hoa, "gót sen đẹp nõn", thật đáng gọi là... hoa khôi của làng êu, cũng chui qua giậu mà vào. Cô vào gừ gừ một câu nũng nịu những tiếng oanh thỏ thẻ muốn đại khái nói; "Giữa lúc này, gió mát trăng thanh mà chàng nỡ bỏ em, vậy thì chàng không coi cái ái tình cao thượng của đôi ta ra sao nữa ư?" Còn Vện giữa lúc ấy đã là một kẻ phạm nhân, mà cũng cứ tự do mơn trớn tình nhân, không coi mặt cụ Bá vào đâu sất cả!

    Chẳng thèm nghĩ đến "cặp uyên ương" cụ Bá bèn lấy gậy vụt cho cả đôi một cách phàm phũ. Giận đến cực điểm, lại đau đớn về nỗi mắc lừa cái tướng ngũ đoản, cụ quả quyết chỏ tay lên vầng giăng mà thề độc: hễ có khách là trị tội, bắt Vện phải chịu... giềng hình!

    *
    * *

    Khách lại là chúng tôi.

    Muốn an ủi cụ Bá, chúng tôi phải nói chế đi rằng:

    - Chó ngũ đoản chẳng hiểu có lợi gì cho người nuôi không, nhưng mà chén thì kể cũng đường được. Trong lúc giốc bầu say tỉnh, chúng tôi chợt nhớ đến lúc con chó Khoang sang xem cuộc hành hình người yêu của nó. Ôi, thật là một sự chung tình đáng làm gương cho giai nhân tài tử ở đời soi chung!

    - Thấy con Vện bị trói chặt bốn chân, tiết ở cổ ứa ra như suối, con Khoang vẫn cứ chạy quanh cái chỗ gớm ghiếc ấy để liếm vào mình mẩy con Vện ra ý thương xót. Còn Vện thì nước mắt ràn rụa, khóc như một người thật. Nếu biết nói như người, hẳn nó đã nói: "Em ơi, anh chết vì em đấy! Thôi cũng là dịp cho anh tỏ dạ hy sinh tính mệnh để phụng sự ái tình!".

    Nhưng những tư tưởng tốt đẹp ấy chỉ được phô diễn bằng mấy tiếng:

    - Ẳng ẳng ẳng ẳng!

    Đông Dương tạp chí số 20, tháng 9 năm 1937

    -----------------------------

    1. Ngủ trưa, tiếng Pháp.

    2. Tên cũ của đường Thanh Niên (Hà Nội) bây giờ.

    Theo Nhân Dân

  10. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao với "Một đêm đàn lạnh trên sông Huế"
    Huế là người đẹp muôn thuở của thi ca. Chỉ riêng hình ảnh cô ca sĩ ca Huế trên sông Hương cũng đã có không biết bao nhiêu bài thơ hay. Bài thơ ?oMột đêm đàn lạnh trên sông Huế? của nhạc sĩ - nhà thơ - họa sĩ tài danh Văn Cao là một trong những bài thơ đặc sắc viết về Huế và ca Huế trên sông Hương.


    Bài thơ đưa ta lạc vào thế giới của vẻ đẹp thanh tao nơi bồng lai tiên cảnh. Trên con đò như tình yêu bồng bềnh trôi trên dòng sông thời gian vĩnh hằng, có đôi trai gái say sưa đàn hát bên nhau. Chàng trai dạo đàn, cô gái hát, Tiếng đàn hát như tiếng tơ đồng tri âm tri kỷ của Bá Nha - Tử Kỳ: Nẩy nẩy tơ đồng nhịp nhịp đôi/ Lòng nâng ngòn ngọt lại đầu môi/ Này em hát khúc tương tư nhé/ Ngân khẽ em ơi nhẹ nhẹ lời. Đây là lúc cảm xúc đang ngập hồn nhạc sĩ. Anh nghe hồn mình cũng đang ?onẩy nẩy... nhịp đôi?. Một tình cảm mới đang nẩy chồi, bén lửa, đang âm ỉ: Này em hát khúc tương tư nhé! Đề nghị hát nhưng lại sợ tiếng hát làm xao động, làm bay mất, tan biến mất cái cảm giác tình yêu ngọt ngào đang dâng lên ngòn ngọt đầu môi, nên chàng phải vội vàng đề nghị ?ongâm khẽ em ơi nhẹ nhẹ lời.. ?. Đoạn thơ đã nói rất tinh tế, rất hay tâm trạng của chàng nhạc sĩ si tình xứ Bắc trước người ca nữ xinh đẹp và phong cảnh nên thơ xứ Huế.
    Nhạc sĩ Văn Cao sinh năm 1923 ở Hải Phòng, mất ngày 10/7/1995 tại Hà Nội. Tuổi trẻ của ông theo học Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tự học âm nhạc, sáng tác nhạc và viết văn làm thơ từ rất sớm. Năm 1940, lúc chưa tới tuổi hai mươi, ông có chuyến đi vào Huế. Chuyến đi đã để lại dấu vết sâu đậm trong các sáng tác quan trọng của đời ông. Bài thơ ?oMột đêm đàn lạnh trên sông Huế? ông sáng tác vào dịp này. Ngoài bài thơ ông viết bản nhạc ?oSông Hương?. Cả những bài hát nổi tiếng, đỉnh cao trong dòng nhạc lãng mạn Việt Nam như ?oThiên Thai?, ?oSuối mơ?, ?oTrương Chi?... viết trong những năm từ 1941 đến 1943 của ông có nguồn gốc cảm hứng từ thành quách, sông nước, con người Huế trong đợt đi quan trọng ấy.
    Sinh thời vào năm 1986, trong một lá thư gửi cho Tạp chí Sông Hương ở Huế ông tâm sự: ?oHuế là nguồn sáng tạo của tôi trong những năm 40. Thơ và nhạc là điều tôi tìm nguồn từ ấy. Có lẽ lịch sử và cảnh vật của Cố Đô có những điều gây cảm xúc cho sáng tạo. Đối với nơi đó người ta phải suy nghĩ nhiều không về lịch sử mà về một nền văn hóa. Những người Huế sống tự hào và đầy sáng tạo. Có lẽ sự sáng tạo của người dân Huế đã giúp tôi làm được âm nhạc và thơ?.
    Mùa xuân 1987, Huế lại được đón Văn Cao. Ông được các nhà thơ Huế mời xuống đò nghe lại ?oMột đêm đàn lạnh trên sông Huế?, xuống làng Chuồn uống rượu đêm trên thuyền đánh cá với ngư dân phá Tam Giang. Và ông đã có thơ, vẫn một thứ thi pháp Văn Cao ám ảnh, điệu nghệ:
    Tôi níu lấy mảnh lưới
    Lưới là cái cuối cùng
    Đang hắt tôi xuống biển
    Thơ Văn Cao xuất hiện sau nhạc, nhưng thơ cũng mang lại cho ông những thành công không kém nhạc và họa. Thơ Văn Cao, cũng như lời ca trong các bản nhạc của ông thường rất lạ về chữ, về tứ. Cảm về Quy Nhơn, ông viết: ?oTrời xanh rơi vài giọt Tháp Chàm!?. Viết về cái còn lại của Thời gian, ông kết rất ấn tượng bằng chất liệu của hội họa: ?oRiêng những câu thơ/ còn xanh/ Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em/ như hai giếng nước. ?.
    Trong bài thơ ?oMột đêm đàn lạnh trên sông Huế ?, ngay cả cách chọn vị trí chủ thể thẩm mỹ trong bài thơ của ông cũng khác các nhà thơ đương thời. Tất cả các bài thơ viết con đò trên sông Hương, về ca Huế, đàn Huế, tác giả đều ở vị trí người quan sát, nhìn và cảm về Huế như ?oNgười kỹ nữ?, ?oNguyệt cầm?, của Xuân Diệu, ?oTiếng hát Sông Hương? của Tố Hữu, v.v...
    Với ?oĐêm đàn lạnh trên sông Huế?, vị trí chủ thể thẩm mỹ là nhà thơ chính là người trong cuộc, người tham gia làm nên tiếng đàn Huế, cái đẹp Huế: Như Tử Kỳ nghe nhạc Bá Nha/ Em nghe anh dạo khúc thu xa... cùng với Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi/ Từng canh trời điểm một sao rơi/ Trăng tà trăng lặn hiu hiu gió/ Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi... Cuộc đàn hát quên thời gian cho đến lúc Tay nhấn tơ chùng đã ngấm sương.. Dòng Tiêu Kim thủy gà xao xác.. (Tiêu Kim thủy là một tên gọi khác của Sông Hương). Tức là đàn hát cho đến khi trời sắp sáng, cho đến lúc Em cạn lời thôi anh dứt nhạc. Là người trong cuộc mới thốt lên một nhịp thơ lạ với câu thơ gợi hỏi hai lần: Sao đàn u hoài gì mùa thu? Sao đàn u hoài gì mùa thu? Ở đây chính tác giả đã nhận ra tiếng đàn của mình đã khác đi, mềm đi nhưng không lý giải được điều sâu kín gì đã biến tiếng đàn thành nỗi u hoài mùa thu day dứt!
    Khi lòng đã mềm đi, tiếng đàn đã mềm đi, khi hai tâm hồn đã tri âm, đồng vọng thì đêm vàng cũng trở nên lạc lõng. Để đến lúc chia tay, mới biết đau nhói nỗi biệt ly: Em cạn lời thôi anh dứt nhạc/ Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh/ Một đêm đàn lạnh trên sông Huế/ Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh. Đây là cao trào của bài thơ. Thì ra bài thơ không chủ ý tả tiếng đàn, đêm đàn mà sâu xa hơn nói về một tình yêu ngấm sương với đủ các cung bậc của nó, mà cuối cùng là nỗi nhớ mang theo suốt đời: Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh.
    Tại sao lại là ?omột đêm đàn lạnh? mà không phải là? một đêm đàn ?otrên sông Huế? Chữ ?olạnh? nói lên điều gì? Chữ lạnh là tâm trạng của nhà thơ sau đêm đàn. Một đêm đàn đầy xúc động và giao cảm, đầy tri âm và đồng vọng. Đêm đàn đã thấm vào nhau Nhưng rồi phải chia ly, mỗi người đều mang cái lạnh trong lòng. ?oLạnh? đây là sự trống trải của nhớ nhung cao độ, là cái lạnh của tình yêu nồng cháy. Đó cũng chính là cái tứ mạnh và bền vững của bài thơ. Văn Cao từ Hải Phòng mới vào Huế lần đầu, nhưng thơ ông đã nồng nàn từ ngữ, âm điệu Huế, hồn Huế!
    Đã gần sáu mươi năm kể từ khi ra được viết ra, bài thơ ?oMột đêm đàn lạnh trên sông Huế? vẫn mang hơi ấm của cuộc sống hôm nay. Bài thơ gợi lên nhiều điều trong cảm xúc, cấu tứ và kỹ thuật ngôn từ. Con đò Huế, cô gái Huế, ngón đàn ca Huế vẫn còn đó, đêm đêm lại cất lên bồng bềnh luyến láy làm say lòng du khách Những đêm thấm đẫm văn hóa Huế ấy người yêu thơ lại nhớ đến nhà thơ tài, nhạc sĩ tài danh Văn Cao, trong hồn lại vang lên những câu thơ tha thiết:
    Em cạn lời thôi anh dứt nhạc
    Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
    Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
    Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh...
    Theo báo CAND


Chia sẻ trang này