1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình luận chút ít về Dịch vụ hành chính công

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi No-fear, 12/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    "Dịch vụ hành chính công" à! Nghe hơi bị lạ, có lẽ chỉ ở VN mới có- tôi chưa thấy 1 quốc gia nào có khái niệm này theo đúng nội hàm được các vị công chức VN nói.
    Tôi rất không ủng hộ cái gọi là "Dịch vụ hành chính công". Xin chỉ ra mấy điểm sau đây:
    1. Có phải bản thân hệ thống cơ quan hành pháp được lập ra và tồn tại là để thực hiện các dịch vụ công cộng không?- Vậy thì cái gọi là "Dịch vụ hành chính công" là cái gì?
    2. Trong nội hàm khái niệm "Dịch vụ hành chính công"- hay nói cụ thể hơn là những loại công việc mà loại "dịch vụ" này cung cấp có khác gì với với "nhiệm vụ, chức năng" của cơ quan hành chính?
    3. Có người nói: "Dịch vụ hành chính công là để cơ quan hành chính thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình"!!!!- Tại sao lại đánh tráo khái niệm như vậy?. Nâng cao hiệu quả công việc, hiệu suất hoạt động của bộ máy hành pháp thì phải chỉ đúng mục đích của nó là tốt hơn, là có hiệu quả hơn chứ sao lại nại ra rằng đó là dịch vụ
    4. Có phải hệ quả của từ "dịch vụ" này là chi phí, là lệ phí là tiền bạc mà NGƯỜI DÂN ĐÓNG THUẾ phải trả cho công chức hay không?- Phàm đã là DỊCH VỤ thì phải TRẢ TIỀN.
    5. Do đó, MÂU THUẪN ở đây là- người dân đóng thuế đã đóng thuế để vận hành bộ máy hành chính (lương, chi phí thường xuyên..vv) tương đương với khoảng 5 hoặc 6 triệu người gì đó, còn phải trả thêm tiền mỗi khi sử dụng dịch vụ "Hành chính công".
    6. Theo tôi, đây là một xu hướng rất nguy hại. Có thể nói không ngoa rằng cái dịch vụ này sẽ góp phần hợp pháp hoá thái độ nhũng nhiễu của nhân viên công quyền. Nếu nó dừng lại ở mức độ thử nghiệm thì còn chấp nhận được, nhưng nếu được áp dụng rộng rãi thì rất rất không ổn!
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Quay trở lại Dịch vụ hành chính công
    Hiện nay, Hà nội có một số điểm thực hiện dịch vụ hành chính công sau đây:
    Trung tâm dịch vụ hành chính công quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm, Bộ phận dịch vụ của ba phòng công chứng và trung tâm thông tin lưu trữ và dịch vụ nhà đất Hà Nội. Các trung tâm dịch vụ hành chính công này đang làm khá nhiều các dịch vụ trọn gói, từ việc cấp giấy phép xây dựng, cấp chủ quyền nhà... Các đơn vị dịch vụ hành chính công này là đơn vị sự nghiệp có thu nhưng lại được tiếp tục hưởng ngân sách nhà nước.
    Chúng ta cũng đã từng tranh cãi khá nhiều về dịch vụ hành chính công, tranh luận một số vấn đề như ?oTại sao chính quyền lại đi làm những việc mà lẽ ra chính quyền có nghĩa vụ phải làm? Tại sao cùng một địa bàn mà các trung tâm dịch vụ lại thu các mức phí khác nhau? Phải chăng tổ chức trung tâm dịch vụ hành chính công là để tạo một kênh thu tiền hợp pháp nhằm tăng thu nhập cho công chức? Tại sao trong cùng một cơ quan nhà nước nhưng lại có sự phân biệt làm nhanh, làm châm? Đây là hình thức công chức hoá ?ocò dịch vụ?...
    Thậm chí còn có những phản ứng khá gay gắt: ?oNgười dân chúng tôi có thể làm sai hoặc chưa biết hết các chính sách, chế độ thì các công (công chức ?" nhân viên) phải giải thích, hướng dẫn vì các ông bà là công bộc của dân, chứ dâu phải lại bày thêm một cửa ?oxơi tiền? của dân??...
    Trước khi tiến hành tổ chức thành lập trung tâm thực hiện dịch vụ hành chính công, có rất nhiều cuộc khảo sát do các bộ, các ngành tiến hành và thu được kết quả rất đáng buồn: ?oNhân viên gây phiền hà?, còn nói chuyện riêng, khâu nhận hồ sơ còn làm khó dân; giải quyết công việc còn theo kiểu quen biết...
    Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, việc Bộ phận Dịch vụ nhà đất tách hẳn ra khỏi Sở địa chính ?" Nhà đất với tư cách là một đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu là hợp lý. Ban đầu một số công chức được biết phái sang bộ phận này làm việc. Sau đó, Trung tâm tổ chức đăng ký thi tuyển, người trúng tuyền đăng ký viên sẽ được chuyển thành viên chức sự nghiệp, không phải là công chức Hành chính của Sở Nhà đất địa chính. Ngoài ra ?oNgoài lệ phí và phí do Bộ Tài chính và Tổng cục địa chính quy định, trung tâm không quy định thêm bất cứ khoản tiền nào?. Trung tâm cũng không nhận làm dịch vụ giấy tờ như nhiều người lầm tưởng.
    Tương tự, Trung tâm kiểm định bản đồ và tư vấn địa ốc ngay từ khi thành lập đã tự cân đối tài chính, không hưởng ngân sách của nhà nước, nhân viên không phải là công chức hành chính. Các nội dung công việc không trùng lắp, liên quan đến chức năng của sở địa chính ?" Nhà đất hoặc cán bộ địa chính nhà đất các quận. Khi đảm nhận dịch vụ pháp lý về nhà đất, Trung tâm cũng không ?ochồng lấn? nhiệm vụ (vừa thụ lý giải quyết hồ sơ, vừa thực hiện dịch vụ hành chính), mà giúp khách hàng tiến hành lập hồ sơ, thay khách hàng đi nộp và chờ sự trả lời của các cơ quan có thẩm quyền. Mức phí chỉ bằng một nửa đến một phần ba so với các tổ chức dịch vụ khác.
    Thế này có hợp lý chưa?
    Tóm lại, các cơ quan chức năng không thể tách riêng để làm dịch vụ hành chính có thu tiền mà phải thực hiện theo đúng chức năng. Các cơ quan này có nhiệm vụ hướng dẫn pháp luật và thủ tục hành chính; tiếp nhận văn bản kiến nghị của dân; xem xét các đơn thư và hồ sơ, lấy ý kiến tham mưu của cấp dưới về yêu cầu của dân; dự thảo văn bản quyết định và trả lời; ký và trao quyết định cho người dân và doanh nghiệp.
    Một hướng khác cũng hợp lý là chuyển các trung tâm dịch vụ hành chính công thành một tổ chức dịch vụ ngoài nhà nước, hoặc là một công ty nhà nước đang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Không giao cho trung tâm dịch vụ hành chính công quyền hạn thụ lý hồ sơ và giải quyết trực tiếp với người ký duyệt. Bỏ qua các phòng chức năng của cơ quan hành chính nhà nước.
    Các trung tâm này chỉ thực hiện những công việc mang tính chất kỹ thuật, hỗ trợ hành chính, không bị trùng lắp, không phạm vào các hoạt động của cơ quan hành chính hoạt động theo chức năng.
    Điều này tránh được kiểu song hình, tức là vừa làm việc, vừa cung ứng dịch vụ hành chính công theo thủ tục bình thường, vừa nhận tiền, vừa làm dịch vụ để thu tiền, cả hai đều do công chức hành chính tiến hành, lẫn lộn giữa Công và Dịch vụ.
    Các phần việc được tách ra giao cho tổ chức dịch vụ công không ảnh hưởng đến trách nhiệm phải làm của công chức hành chính.
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Góp vui vớI các anh các chị, em có một đôi lờI về khái niệm dịch vụ công và uỷ quyền thực hiện dịch vụ công - trích từ bài phát biểu của Th.s Nguyễn Chí Dũng - Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp của Quốc hộI
    Tra từ điển:
    Vì có nhiều ngườI nói rắng Dịch vụ hành chính công (DVHCC) là sự chuyển ngữ sai cụm từ tiếng nước ngoài, tôi xin dành một chút thờI gian tra lạI từ điển xung quanh chữ dịch vụ và công. Từ điển Hán - Việt giảI nghĩa công là không tư túi, ví dụ công chính, của chung, ví như công sở, công sản; hoặc việc quan. Từ điển tiếng Anh giảI thích chữ public service là công việc nhà nước, công vụ. Từ điển Pháp - Việt của Đào Duy Anh giảI thích từ public hoặc publique trong tiếng Pháp sang tiếng Việt có những nghĩa như: chung, công nhiên; chữ service có nghĩa là việc, sự vụ; khi công gắn vớI cật dụng và công trình thì gọI là công ích (utilité publique), khi gắn vớI chữ service thì gọI là công vụ để phân biệt vớI tư vụ và khi gắn thêm vớI tính từ hành chính (administratif) thì gọI là công vụ hành chính. Tóm lạI, chữ công được hiểu chung là công quyền, do nhân viên công quyền thực hiện và dành cho mọI ngườI không kể kẻ giàu nghèo; còn chữ service du nhập vào Việt Nam ta từng bước được những từ điển cũ trên đây chuyển nghĩa sang tiếng Việt là vụ, việc, nhưng trong thờI gian chuyển sang nền kinh tế thị trường lạI được dịch sang nghĩa dịch vụ - một hoạt động thương mạI, vì lợI nhuận hoặc phi lợI nhuận. theo nghĩa này, có dịch vụ công và dịch vụ tư. Dịch vụ công đã được thanh toán phần lớn qua tiền thuế (y tế công, giáo dục) và dịch vụ tư chủ yếu nhằm mục đích lợI nhuận và bù đắp nhu cầu đặc biệt mà dịch vụ công không trang trảI hết (dịch vụ tư vấn, y tế tư nhân, giáo dục tư nhân).
    Hiệp định 1994 .....
    ĐỊnh nghĩa gián tiếp về dịch vụ công và để phân biệt vớI dịch vụ thương mạI, Hiệp định 1994 về thương mạI dịch vụ của tổ chức Wto (GATS 1994) ghi nhận rằng: những dịch vụ được cung cấp trong khi thừa hành công quyền và cũng không mang tính chấp cạnh tranh vớI dịch vụ công cùng loạI của một hoặc nhiều nhà cung cấp khác thì không bị coi là thương mạI dịch vụ. Diễn giảI điều này thấy rằng những cơ quan công quyền, trong khi thừa hành công quyền, vẫn có thể cung cấp các dịch vụ công giống như những dịch vụ thương mạI thông thường. Tóm lạI, chữ dịch vụ công khác hẳn nghĩa công vụ, tức công việc thuộc trách nhiệm của cơ quan công quyền (nhà nước) và chỉ có cơ quan công quyền mớI được thực hiện và có nghĩa vụ thực hiện. Theo lôgíc sau cùng này thì DVHCC có sự lẫn lộn giữa dịch vụ công và công vụ.
    Văn kiện của Đảng
    Có thể tìm thấy khái niệm dịch vụ công tạI điểm 2, Mục IX trong phần Báo cáo chính trị của BCHTƯ Đảng khoá VIII tạI ĐạI hộI IX. Trong đoạn này, đề cập tớI định hướng phảI xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đạI hoá, Báo cáo chính trị nêu cụ thể các BỘ nên chú trọng chức năng cung cấp dịch vụ công. Như vậy, nộI dung của dịch vụ công ở đoạn này nhằm nói tớI chức năng của Chính phủ, của cơ quan công quyền; nói một cách khác đó là hoạt động công vụ, phục vụ lợI ích công.
    Cụ thể hơn nữa về cách thức tăng cường dịch vụ công tớI ngườI dân ở cơ sở, Văn kiện của ĐạI hộI IX về đổI mớI bộ máy nhà nước ở cơ sở nói tớI việc uỷ quyền thực hiện dịch vụ công như sau: ''Tách cơ quan hành chính công quyền vớI tổ chức sự nghiệp. khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức hoạt động không vì lợI nhuận mà vì nhu cầu và lợI ích của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợI cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công vớI sự giám sát cảu cộng đồng như vệ sinh môi trường, tham gia giữ gìn trật tự trị an xóm phường. Trong văn cảnh này, rõ ràng một số dịch vụ công được làm rõ nộI dung qua một số ví dụ; theo đó hiểu là các dịch vụ công ích hiện nay vẫn do chính quyền địa phương đảm nhận như vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự trị an ở thôn xóm; ở một số nơ đang thực hiện chế độ thầu khoán cho các tổ chức tư nhân đảm nhiệm.
    Xu hướng uỷ quyền dịch vụ công theo nghĩa dịch vụ công ích được khẳng định lạI ở phần Phương hướng, Nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xãhộI 2001 - 2005 như sau: Hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức hoạt động không vì lợI nhuận mà vì nhu cầu và lợI ích của nhân dân. Những tổ chức này có thể được Nhà nước uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ, cung cấp một số dịch vụ công dướI sự giám sát của cộng đồng. Thông qua đó Nhà nước có thể tập trung sức lực để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng hơn.
    Tóm lạI, theo lờI văn của Văn kiện đạI hộI đảng IX, thì dịch vụ công được hiểu vớI những đặc điểm sau: 1/ Thuộc trách nhiệm của Nhà nước, cụ thể là cơ quan hành chính công quyền, 2/ đáp ứng nhu cầu và lợI ích của nhân dân (tính công ích) và 3/ do bản chất dịch vụ công thuộc trách nhiệm đương nhiên của Nhà nước, nên Nhà nước phảI uỷ quyền .
    Hệ quả là tổ chức khác (không phảI của Nhà nước và phảI hoạt động không vì mục đích lợI nhuận) mớI được thực hiện những dịch vụ công này, để Nhà nước có thể tập trung quản lý vĩ mô hiệu quả hơn. Về khái niệm uỷ quyền, trong tiếng Việt đã rõ: ngườI có quyền, có trách nhiệm thì mớI được uỷ quyền cho ngườI (lẽ ra) không có quyền và trách nhiệm; trong trường hợp này, nếu cơ quan công quyền vẫn tự đảm nhận dịch vụ này thì không ai nói rằng đó là uỷ quyền! Tinh thần mà tôi tiếp thu được từ uỷ quyền dịch vụ công là chủ trương cảI cách hiệu quả vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường từ chức năng chèo thuyền sang chức năng cầm lái. Như vậy, chỉ tổ chức ngoài Nhà nước được Nhà nước uỷ quyền thực hiện dịch vụ công thì mớI được thu từ dịch vụ công, và chỉ được phép thu ở mức độ đủ bù đắp chi phí chứ không nhằm mục đích lợI nhuận. Như vậy mớI giúp tinh giảm Bộ máy nhà nước.
    Trên đây mớI nói đến khái niệm dịch vụ công và uỷ quyền thực hiện dịch vụ công theo định hướng của Đảng. Còn theo tác giả, khái niệm Dịch vụ hành chính công là một khái niệm được phát triển trên báo chí và văn bản pháp quy địa phương.
    Phần II xin được phục vụ các bạn sau.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 16:38 ngày 06/05/2003
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Dịch vụ hành chính công thí điểm tạI Hà NộI
    Ngày 5/9/2001, UBND TP Hà NộI đã ban hành Quyết định 5152/QĐ - UB về xây dựng đề án thí điểm DVHCC tạI Hà Nội. Sau khi xem xét các đề án và đề nghị của Ban tổ chức chính quyền, trong ngày 25/2/2002, UBND Thành phố ban hành bốn quyết định cho phép thí điểm ''dịch vụ hành chính công'' ở cả 3 phòng công chứng nhà nước; thành lập hai trung tâm DVHCC, một ở huyện Từ Liên và một ở Quận Tây Hồ; và thành lập Trung tâm thông tin lưu trữ và dịch vụ Nhà-Đất Hà Nội.
    Điểm chung của bốn văn kiện này là tuyên bố tư cách pháp nhân của những đơn vị thực hiện DVHCC là những đơn vị sự nghiệp có thu tiền DVHCC theo chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu do Chính phủ mớI ban hành đầu năm nay. Về mặt tài chính, những đơn vị hành chính sự nghiệp này tiếp tục hưởng ngân sách nhà nước và được phép thu thêm ngoài phí và lệ phí được quy định theo Pháp lệnh phí và lệ phí (38/2001/PL-UBTVQH).
    Về mức tiền công dịch vụ, các quyết định của UBND Hà NộI đều giao các trưởng phòng công chứng và giám đốc các trung tâm tự xây dựng để cấp trên trực tiếp phê chuẩn, theo nguyên tắc chung là ''bù đắp mọI chi phí và xã hộI chấp nhận''. Chúng tôi có thể hình dung nguyên tắc bù đắp mọI chi phí là thu đủ để trang trảI ngân sách cấp cho các đơn vị này và trang trảI chi phí thêm do yêu cầu đặc biệt và trả lượng cho cán bộ hợp đồng được tuyển thêm để tháo gỡ ''quá tảI'' vì ''cầu'' cao và khung biên chế hẹp. PhảI chăng chủ trương tinh giảm biên chế không áp dụng đốI vớI những đơn vị này? Bên cạnh đó, nguyên tắc xã hộI chấp nhận có vẻ hợp thị trường nhưng không thấy có hạn chế mức trần, do đó có thể hiểu là hễ ''cầu'' lên thì giá lên. Vậy nguyên tắc công bằng giữa ngườI có thu nhập khác nhau và trách nhiệm đảm bảo phục vụ hành chính công của Nhà nước có bị vi phạm không? CuốI cùng thì thu vào ngân sách nhà nước được bao nhiêu, có đủ trang trảI không, và quan trọng hơn cả là : trang trảI ngân sách có phảI là mục đích của loạI DVHC này không? Có mâu thuẫn vớI nghĩa vụ nộp thuế của mỗI ngườI dân, mỗI doanh nghiệp hay không? Đó là những câu hỏI chưa lý giảI được liên quan tớI tiền công dịch vụ do chính cơ quan nhà nước tiến hành.
    Về tổ chức bộ máy và cán bộ, ngoài 3 phòng công chứng không thành lập bộ phận dịch vụ riêng (mà đảm nhận thêm chức năng dịch vụ và được phép ký thêm hợp đồng lao động), thì ở ba đơn vị còn lạI đều thành lập thêm ba trung tâm độc lập có tư cách pháp nhân riêng, bộ máy điều hành và cán bộ riêng. Trung tâm mớI thành hành chính sự nghiệp được thí điểm DVHCC.
    Về những việc được thu DVHCC, hay nói một cách khác, những mặt hàng dịch vụ được chào bán khá đa dạng; đa phần các dịch vụ này, ví dụ công chứng, cấp phép đều vốn thuộc thẩm quyền riêng của cơ quan này, một số dịch vụ tư vấn thủ tục, cung cấp thông tin thì mang tính chấp dịch vụ thông thường mà trước đây nằm trong tay các ''cò'' chạy thủ tục hoặc công ty tư vấn tư. Ở các phòng công chứng nhà nước, danh sách dịch vụ gồm: dịch vụ công chứng lấy nhanh, công chứng ngoài giờ hành chính, công chứng tạI nhà, tạI cơ quan. Để thuận tiện, riêng các phòng công chứng được phép làm hai con dấu của cùng một mẫu - có thể coi đây là một ngoạI lệ mớI về sử dụng con dấu. TạI Trung tâm thông tin lưu trữ và dịch vụ nhà đất thuộc Sở Địa chính - Nhà đất, danh sách dịch vụ gồm 8 loạI việc có tên chung là '' Nhận tư vấn và làm dịch vụ hoàn thiện các thủ tục hành chính'', phục vụ nhu cầu tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Những loạI việc này của trung tâm mang tính chất dịch vụ thông tin và làm thủ tục; tuy nhiện Trung tâm lạI trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin địa chính-nhà đất. Hai Trung tâm dịch vụ hành chính công trực thuộc Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ và Huyện Từ Liên được thực hiện 5 loạI việc mang tính chất tư vấn và dịch vụ thủ tục; trong đó cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các công việc về giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển dịch nhà, cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), công chứng, chứng thực lấy nhanh và trong ngày nghỉ, trả kết quả tạI nhà. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận và phê chuẩn những dịch vụ trên đây lạI chính là cơ quan quyết định thành lập tổ chức của những trung tâm này. Nếu coi một cửa, một dấu là bước đi cảI cách hành chính đề phục vụ dân tốt hơn bớt phiền hà, thì DVHCC là một thí điểm đầy mâu thuẫn về chính sách.
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm khác nhau
    Trong cuộc toạ đàm khoa học tạI TP HCM về cảI cách hành chính, những ngườI tham dự ngay từ đầu cho đến lúc kết thúc hộI nghị đều thấy cần phảI làm rõ nộI dung của những khái niệm như ''dịch vụ công'', ''dịch vụ công ích, công cộng'' và đặc biệt rất hoài nghi về khái niệm ''dịch vụ hành chính công'' theo kiểu thu phụ trộI vào phí và lệ phí.
    Trên báo chí gần đây và trong cuộc thảo luận trực tiếp trên trang WEB của công ty truyền dữ liệu VDC có nhiều bài và quan điểm khác nhau về loạI hình dịch vụ này. Cuộc tranh luận tạm chia ra làm ba phe. Phe khẳng định hướng đúng đắn lâu dài cho rằng ''Dịch vụ hành chính công - lợI nhiều hơn hạI''. Phe tạm bằng lòng vớI sự cảI tiến thì lập luận rằng: về lâu dài và xét về nguyên tắc thì cơ quan hành chính nhà nước không nên làm dịch vụ, nhưng trong tình hình hiện nay, khi chưa cảI cách lương công chức và bộ máy hành chính còn nhỏ bé, bị quá tảI so vớI nhu cầu càng ngày càng tăng của công dân thì nên coi loạI dịch vụ này như một sự lựa chọn tình thế. Phe thứ ba khá đông đảo và có nhiều lập luận chưa thể phân thắng bạI xung quanh câu hỏI: DVHCC lợI hay hạI?
    Trên cơ sở phân tích ở phần trên về khái nniệm dịch vụ công trong văn kiện của Đảng và định hướng Nhà nước uỷ quyền một số dịch vụ công cho tổ chức không lợI nhuận, chúng tôi cho rằng đây là một chủ trương đúng về cảI cách hành chính như đã phân tích ở trên. Nếu đem so chủ trương này vớI ví dục thí điểm dịch vụ hành chính công ở Hà NộI như trình bày trên đây thì thấy không đúng vớI chủ trương vớI những lý do sau:
    - Xung đột lợI ích: Những nộI dung dịch vụ trong thí điểm cho dù trực tiếp hay gián tiếp đầu hoàn toàn thuộc hoặc liên quan mật thiết tớI trách nhiệm của Nhà nước, thẩm quyền và chức năng của cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan nhà nước lạI thành lập một đơn vị hành chính sự nghiệp trức thuộc mình để thực hiện dịch vụ chứ không uỷ quyền cho các tổ chức tu hoặc tổ chứuc phi lợI nhuận tiến hành. Nói theo cách tránh vừa đá bóng vừa thổI còi thì ở đây lạI nảy sinh vấn đề ''xung đột lợI ích''; cả ''chính vụ'' và ''dịch vụ theo yêu cầu'' đều trực tiếp hay gián tiếp do cơ quan công quyền tiến hành. Như vậy thì biện pháp tình thế này không đạt được mục đích ''thông qua đó nhà nước có thể tập trung sức lực để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng hơn''.
    - Nhu cầu của công chúng sử dụng ''dịch vụ thí điểm'' tăng lên là do sự cân nhắc trả giá chứ không phảI do chào mừng sự cảI cách. Điều đó gián tiếp thừa nhận sự yếu kém của bộ máy và thủ tục hành chính hiện này. Sự gia tăng của các thủ tục và chậm trễ trong năng lực giảI quyết không phảI là lý do đề nhân dân chịu thêm phần đóng góp ngoài phí và lệ phí đã được quy định bởI Pháp lệnh về Phí và lệ phí. Sự đóng góp thêm này do đó không hợp pháp. Nếu việc tăng phí và lệ phí có lý do chính đáng thì phảI sửa văn bản quy phạm pháp luật về phí và lệ phí mớI đúng.
    - Nếu cơ quan hành chính được phép quy định thu dịch vụ nhằm khích lệ công chức tạI các đơn vị dịch vụ năng động hơn, chăm chỉ hơn ? đáp ứng những yêu cầu lấy nhanh hoặc làm ngoài giờ thì có khả năng tăng nguy cơ ''lãn công'' trong giờ hành chính hoặc ở những nơi không làm dịch vụ. Đạo đức công chức sẽ bị xói mòn. Nếu lấy đạo đức công bộc làm mực thước thì tạI sao không đổI giờ phục vụ vào sau giờ làm việc để phục vụ nhân dân được tốt hơn.
    - Nếu vì lý do hiện nay đang quá tảI vì công chứng, chứng thực nhưng DVHCC sẵn sàng đáp ứng kể cả nhu cầu chứng nhân tạI nhà thì tạI sao không nghĩ đến cảI cách qua uỷ quyền ''chứng thực tư'' cho những cá nhân, tổ chức có đủ năng lực làm việc này?
    Tóm lạI, có thể tìm ra nhiều giảI pháp đề thực hiện việc uỷ quyền thực hiện dịch vụ công, nếu thừa nhận rằng ngoài những lĩnh vực như vệ sinh môi trường, trật tự trị an có thể mở rộng tớI công vụ hành chính. Việc thực hiện ''dịch vụ hành chính công'' thí điểm như đang làm hiện nay không đáp ứng nhu cầu thực hiện một nền hành chính gần dân; gây tâm lý rằng chính nhà nước đặt ra các quy định về thủ tục đề ''hành dân''. Vì Nhà nước là thực thể duy nhất có quyền đặt ra các quy định, thủ tục hành chính, lạI chính Nhà nước chào bán các dịch vụ làm thủ tục; trong khi chính nhân viên công vụ đã nhận lương từ ngân sách trích từ tiền Thuế. Mặt khác, ''dịch vụ hành chính công'' lạI là một lý do để từ chốI chủ trương ''uỷ quyền dịch vụ công'' cho tổ chức phi lợI nhuận thực hiện vớI sự giám sát của cộng đồng dân cư như Văn kiện ĐạI hộI đảng đã đề ra.
    Như vậy, dịch vụ hành chính công trái vớI chủ trương bắt tay vào cảI cách hành chính bằng đơn giản hoá thủ tục, xây dựng độI ngũ công chức có đạo đức phục vụ và thạo việc, tạo dựng nền hành chính công gần dân, trong sạch, vững mạnh.
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Theo tin thời sự tối nay thì Hà Nội mới xoá bỏ các Trung tâm dịch vụ hành chính công. ý kiến bình luận của mọi người về việc này thế nào ạ?
    (Kéo một topic đã khá lâu của KHPL)
    To be or Not To be !
  7. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Ơ, có topic này à? Thế mà mình không biết! Nếu biết thế nào cũng "rưới" thêm chút dầu vào "ngọn lửa căm hờn" của mọi người Nay thì không còn gì để nói nữa rồi, có chăng là vài lời điếu văn: "Việc anh ra đời, cuộc sống ngắn ngủi và cái chết có thể thấy trước của anh là kết quả của sự tuỳ tiện, hết sức tuỳ tiện!"
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ bạn đã quan niệm sai về hai chữ hành chính .
    Hành chính ( administration ) công hay tư đều có cả ....và nó không có nghĩa hạn hẹp như là 1 cơ sở cung cấp giấy tờ, chứng nhận, đóng dấu .
    Hãy quan niệm Hành Chính như 1 bộ phận quản trị, quản lý thì bạn sẽ thấy rõ hơn . Ngay như TTVN này cũng có admin nữa đó .
    To Nofear .
    Dịch vụ hành chánh công thực ra không có gì là quá đáng, miễn sao những dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu của người dân ; quan niệm bình đẳng giàu nghèo không nhất thiết bị đóng khung như thế .
    Thí dụ như xin passe-port chẳng hạn, thời gian quy định là 1 tuần, bạn cần có ngay vì khẩn cấp ? Đóng thêm tiền là được ( không phải hối lộ mà đóng theo quy định ) . Bạn nằm viện miễn phí, phòng có 4 người, bạn muốn nằm riêng, phòng 2 người, có TV ???? Đóng thêm tiền là được .
    Tình trạng đóng tiền thêm không phải là sự ưu đãi cho người giàu; hất hủi người nghèo mà cần phải hiểu là nguồn ngân sách chỉ có thể cung ứng để phục vụ những nhu cầu cần thiết đồng đều ( Bác sĩ, thuốc men ) còn muốn tiện nghi, nhanh chóng hơn, đóng thêm tiền là việc tự nhiên .
    Chỉ có điều cần bàn là thái độ phục vụ của các " đày tớ " nhân dân !
    Không cứ gì VN đâu, hầu hết các viên chức hành chánh nhà nước ở khu vực Á Đông đều tự nhận là " Đày tớ " nhưng lại hành xử theo kiểu " Cha mẹ " với suy nghĩ : Cha mẹ là ăn trên, ngồi trước !!!
    It có Đày tớ nào chịu hiểu rằng mình đang phục vụ nhân dân và sống bằng tiền thuế của dân đóng góp mà hầu như vị nào cũng mang ý nghĩ là họ đang ban ơn mưa móc cho dân .
    Sao không mang 1 quan niệm về hành chánh : Công nhân viên chức nhà nước là Cha mẹ dân ? Nhưng phải đúng với nghĩa thiêng liêng của Cha mẹ là : Lo lắng cho dân, chăm lo cho dân như cho con cái mình ?
    Tiên thiên hạ, nhi ưu chi ưu
    Hậu thiên hạ, nhi lạc chi lạc ...
    ( Lo trước nỗi lo của dân, vui sau niềm vui của dân )
    Điểm cần bàn thứ hai : Thủ tục hành chánh .
    Càng bày ra nhiều thủ tục, càng rườm rà thì lại càng dễ đưa tới đút lót và hối lộ .
    Có nhiều việc tưởng chẳng có gì nhưng khi vào cuộc, thủ tục và quy định kéo dần tới chỗ tắc nghẽn và phải dùng tiền để khai thông ; Vậy thì sao không tìm cách đơn giản hóa thủ tục hành chính ?
    Theo tôi nghĩ : Dịch vụ hành chánh công nên tiếp tục và cần xuống tận nông thôn để giải quyết mọi tồn đọng ; tất nhiên là với gía biểu hợp lý để người dân có cơ hội " hợp thức hóa " tình trạng .
    1 cuộc cải cách hành chánh rất cần thiết trong lúc này, không phải chỉ bằng những cái máy và văn phòng mà bằng tư duy của các viên chức hành chánh ; các thủ tục rườm rà cần xóa bỏ cho đỡ tốn công, tốn giấy
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 09/12/2003
  9. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Dịch vụ hành chính công (DVHCC) theo cách triển khai hiện nay thực chất là một tổ chức của nhà nước, dưới tên gọi "trung tâm", được lập ra để làm dịch vụ cho người dân có nhu cầu về các lĩnh vực (trước mắt là thủ tục nhà đất), nhằm phân biệt với dịch vụ tư do các công ty luật hoặc luật gia đang làm. Những người đưa ra đề án thành lập các trung tâm dịch vụ công đều hướng tới mục đích góp phần cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, thủ tục. Tuy nhiên, người ta đã quên mất rằng mục tiêu của cải cách hành chính là phải đơn giản hóa, công khai hóa thủ tục hành chính, giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật và đúng yêu cầu hợp pháp của người dân; có như vậy mới chống được tham nhũng, phiền hà.
    Thực tế có hiện tượng "cò", bóp cổ người dân nhưng cái gốc của vấn đề là do cơ quan nhà nước bày ra quá nhiều thủ tục nhiêu khê, nếu các cơ quan hành chính đều đơn giản hóa thủ tục thì các loại dịch vụ sẽ không còn lý do để tồn tại.
    Việc đẻ ra trung tâm dịch vụ công là ngoài quy định của pháp luật, đi ngược lại chủ trương cải cách hành chính và pháp lệnh chống tham nhũng hiện nay. đó chỉ là việc hợp thức hóa tiêu cực phí hiện nay mà thôi. Nếu cứ theo cách hoạt động của các trung tâm thì hồ sơ qua dịch vụ công có thù lao sẽ được công chức giải quyết nhanh hơn quy định, còn không thì sẽ bị ách tắc, chậm chạp. Liệu rồi sau này có tình trạng mỗi cơ quan nhà nước đều lập một trung tâm dịch vụ công, như trung tâm dịch vụ tư pháp bên cạnh Sở Tư pháp, trung tâm dịch vụ tòa án bên cạnh tòa án, công an?
    DVHCC là hình tượng phân thân của bộ máy hành chính nhà nước: một bộ phận làm dịch vụ công, bộ phận khác tiếp tục hành chính công quyền. Như vậy đã có sự pha trộn giữa quy chế công vụ và dịch vụ có thu tiền. Chẳng lẽ trong cùng một con người, tay trái thực hiện thủ tục hành chính có thu tiền còn tay phải ký quyết định hành chính, thực hiện quyền nhà nước?
  10. khoailangnuong

    khoailangnuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Chúa ơi, hôm nay nhà em lạc bước tới đây, ai dè lại vào đúng vùng hoa thơm cỏ lạ . Các bác đều siêu giỏi và lại quá sức nhiệt tình, viết cả những bài dài dằng dặc. Nhà em phải tải về để ngâm cứu lâu.
    Chuyện này đang là thời sự nhức đầu các bác ơi! Mấy năm trước báo Pháp luật Tp HCM có đăng rất nhiều bài khái niệm, bình luận về vụ này. Đọc xong đầu ngả sang một bên nhưng kiến thức nâng cao ra phết.
    Để em đọc xong rồi hăng hái vào cuộc với các bác nhá!
    Một lần nữa bái phục các bác

Chia sẻ trang này