1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình luận những sáng tác của Hội bút TTVN

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Rosebaby, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Rosebaby

    Rosebaby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu số phận
    (tiếp theo và... hết sạch)
    Chợt, có tiếng chai đổ. Có lẽ do người khách góc trong kia đã say? Tất cả lại lặng im. Sao hôm nay, Hà Nội yên tĩnh vậy nhỉ? Tôi xoa lên cằm. Đám râu đã bắt đầu lởm chởm do sự ít ngủ đem lại... Lý Bùi dường như đang chìm trong niềm tâm sự ứ nghẹn. Chuẩn bị chạm một chén mít nữa nào. Bỗng, một bóng đen đổ trùm lên bàn rượu của chúng tôi, nó phủ lên cả một nửa bên mặt tôi nữa. Chiếc bóng phải chăng là nơi trú ẩn mà một con người đang tìm kiếm? Tôi giật mình, ngước lên. Ông ta. Phải. Người tôi luôn để ý. Đó chính là người đàn ông trở xe máy ba bánh trong khu nhà tôi. Người khách cô độc của bàn phía bên kia. Chính ông ta.
    Ông già ngồi phệch xuống, trái với bước chân khập khiễng mà nhẹ nhàng đến ngạc nhiên lúc nãy. Cầm chén rượu trong tay, ông ta thản nhiên cụng ly với Lý Bùi, với tôi, với chai rượu San Lùng, và cụng cả với cây đèn dầu heo hút. Ông ta nheo mắt. Cái sẹo lại bắt đầu giật. Tôi liếc nhìn túm tóc, lòng không bớt lạ lẫm cho sự xuất hiện này. Ông ta cất tiếng:" Tôi xin kể thêm câu chuyện mà anh bạn đây đang kể dở dang!"
    Sợi dây trong ***g ngực đung đưa.
    Tôi hồ nghi, nhìn Lý Bùi. Anh ta không có ý kiến.
    Ông già chợt thở dài, nhìn cái tim đèn dầu phập phồng rồi với tay rót đầy chén. "Không ai có thể thống kê xem bao nhiêu anh bộ đội lấy chị giao liên, nhưng có lẽ, để sinh ra một người con gái đau khổ, thì chỉ có một anh bộ đội miền Bắc là tôi, lấy cô giao liên người Hoà Vang năm ấy. Có phải cậu yêu con bé này không?" Ông ta thò tay tách chiếc mặt dây bằng bạc ở cổ chìa cho Lý Bùi xem. Giật thót người, Lý Bùi nhổm hẳn dậy. Anh ta lắp bắp, "vậy ra chú là..."
    Vâng, tôi là cha của nó.
    Trong đêm khuya, có lẽ đã gần sáng, tiếng ông nhỏ, nhưng rõ. Lời nói như một lời tự thú mà bao nhiêu lâu, không có dịp được thốt ra.
    Tôi là một người có tội. Lấy nhau trong mùa chiến dịch, cho dù mùa đó, là mùa đẹp nhất ở rừng. Muôn loài hoa đua nở trong rừng xanh thẳm. Bên nhau được một tuần, hai đứa đều phải đi theo đơn vị. Cô ấy có hai bím tóc tết dài mà khi thả, nó cuốn lấy hai bên hông rất đẹp. Đơn vị của tôi mải miết hành quân, hết rừng Trường Sơn lại lao ra miền Bắc... Hoàn toàn không có một tin tức gì về nhau. Nếu như là một người chưa có gia đình, chưa biết mùi mẽ đàn bà là gì, thì có lẽ, đỡ khổ hơn một người mới một tuần hương nồng bên nhau. Nhớ. Có lẽ, như cậu nhớ con gái tôi bây giờ.
    Mặt Lý Bùi chợt sắt lại. Tôi thấy anh ta miết tay xuống bàn. Anh nói: "Có tội là sao? Chú nói xem..."
    Ông già lại vừa cạn chén như không hề nghe thấy giọng điệu sốt ruột của Lý Bùi.
    Nỗi nhớ se sắt ấy trở thành cơn điên loạn khi tôi được tin báo chính thức từ Đà Nẵng gửi ra, cô ấy đã sinh cho tôi một đứa con gái và hy sinh trên đường làm nhiệm vụ. Con gái tôi hiện đang được một đôi vợ chồng ở hậu phương nuôi dưỡng. Chiến trận ác liệt liên miên trong sinh tử lơ lửng, tôi chỉ canh cánh mình có một mụn con, giờ không biết lưu lạc nơi nào. Cho dù tôi đã gửi không biết bao nhiêu lá thư khắp những nơi có thể... Vô vọng... Thời gian là một cái gì đó vô tình nhất, nó có thể làm dính lại những vết thương như trên mặt và chân của tôi đây, nhưng không bao giờ có thể như cũ. Chúng nhăn nhúm. Tôi đã có gia đình mới. Một gia đình với bà vợ hay ốm yếu. Mấy lần đi vào trong tìm con không được. Tôi không biết phải làm sao. Một người không thích dựa vào cái thuyết số mệnh là do trời định như tôi, vậy mà nhiều khi, tôi cũng phải oán trách, cái số nào đó, bó buộc thế giới của tôi, tàn ác mà cướp đi những gì tôi có trên đời. Vợ mất. Tôi một mình. Và chỉ khi tôi thành một ông già tàn tạ bất lực,....
    Bất giác, ông già bưng mặt. Đôi bàn tay cố xoè ra, che giấu giọt nước chực chớm rịn trên khoé mắt.
    Thế rồi, tôi đã gặp được nó. Có là quá muộn không, khi nhìn thấy tôi, nó không nói không rằng. Phải làm, phải nói bao nhiêu, tôi mới được nó mở miệng tiếp chuyện. Nó bảo: Con không thừa thời gian. Ông hãy tự tìm hiểu lấy, ông đã làm gì cho con. Tôi nói: Sao con có thể nói cay nghiệt thế? Nó hứ một tiếng rồi quay phắt đi nói: Con không giàu lòng vị tha, thừa hơi. Con tàn ác, như thế giới này, tàn ác với chính con. Mà cả con nữa, con không hiểu tại sao con sinh ra, để làm gì, vì sao mấy người lại tạo ra con, rồi vứt đấy... Tôi run lên: Con ơi, do chiến tranh, mẹ con là liệt sĩ đấy, con phải tự hào về điều đó. Cô bé nói: Tự hào? A ha, tự hào vì mẹ mình đã mất khi tạo ra một sinh linh ba tháng tuổi? Tự hào vì không có ai để dạy dỗ cho mình rằng mỗi lần ngã là một lần đứng dậy. Có lẽ ông nhầm, con có thể tự hào vì cái mục đích của mẹ thôi thì đúng hơn.
    Con bé lạnh quá. Nó nói chuyện mà không thèm coi tôi như một người bố đúng nghĩa...
    Chú à, đến đây, thì đúng là chú rồi. Sự tổn thương lớn nhất, đó chính là tổn thương trong tâm hồn. - Lý Bùi tiếp rượu cho ông già. - Chú có biết vì sao không? Vì nàng hận chú. Nàng hờn dỗi vì bao nhiêu năm qua, nàng vẫn tin mình là một đứa trẻ mồ côi. Nàng đã sống một cách bất cần. Như một kẻ không còn gì để mất.
    Ông già gật gù, rồi chợt ho như bị sặc. Khi ông ta vuốt mái tóc, tôi đã nhận thấy lại một hình ảnh người đàn ông có phong cách đặc biệt đã trở lại trong hình hài già nua kia. Ông ta nói: Tôi đã tìm hiểu. Dù sao, giữa chúng ta, còn một cái chung. Đó là đều yêu thương con bé. Nó quá nhạy cảm. Ba má nuôi mất sớm, nó phải bươn trải ra ngoài cuộc sống khi quá nhỏ. Nó đã mất niềm tin. Mà các anh biết đấy, con người ta sống, phải có một cái gì đó là hy vọng, để niềm tin có cơ sở mà nuôi sống tâm hồn mình, nó cũng như một liều thuốc thần dược. Cứ tin vào hy vọng, thế là cứ cố sống. Dần cũng lần hồi qua ngày đoạn tháng. Nó nhìn tôi. Đôi lông mày của nó đẹp như các cô diễn viên. Nó bảo, con đã phải lênh đênh những kiếp sống tủi nhục nhất. Đã làm người ai chả muốn một cuộc sống hạnh phúc phải không ông? Ai chẳng muốn có một mái ấm gia đình phải không ông? Con cũng thế!
    Tôi khóc, quỳ xuống. Tôi bảo, con hãy nói, nói nữa đi, nói cho hết những gì con phải nhịn nín trong lòng bao nhiêu năm đi. Đừng bao giờ giữ trong lòng con ạ. Bố xin con. Con hãy tha tội cho người bố tội nghiệp này. Bố đã tìm con, chưa bao giờ bố quên con cả....
    Tôi dằn vặt, dựt hết cả mái tóc trơ trụi trước mắt nó.
    Nó cười khanh khách. Không, không sao. Con chưa đến nỗi nào. Ông cứ đứng dậy đi. Con biết cách sống. Con quen rồi. Và cứ yên tâm, con tự chịu trách nhiệm của đời con. Con không bao giờ lấy cái lý do mồ côi hay bị bỏ rơi để bào chữa cho những gì xảy ra trong cuộc đời con. Ông yên tâm, bây giờ, con là một người có bản lĩnh.
    Lý Bùi lẩm bẩm:"Bản lĩnh gì? Yếu đuối kinh khủng. Luôn tự che giấu mình. Sống như thế, thật khổ. "
    Khi trở về Bắc, tôi thê thảm hơn lúc chưa tìm ra nó. Nó không nói có chấp nhận hay không chấp nhận tôi. Tôi cũng không dám can thiệp vào cuộc sống của nó bởi luôn luôn có một mặc cảm tôi không có quyền gì khi chưa nuôi nổi con bé lấy một ngày. Cho đến tháng vừa rồi, nó ra Hà Nội, nói xem ông sống thế nào. Tôi nói, nếu con tha thứ cho bố, thì bố chết cũng nhắm mắt. Tôi đưa nó đi thăm các chùa ở Hà Nội. Nó ngồi trên cái xe ba bánh của tôi, không một chút ngại ngần. Lần đó, đến chùa Phổ Hoa, một ngôi chùa nhỏ đẹp cổ kính của Hà Nội, khi con bé ngồi dưới gốc cây hoa đại, những cánh hoa vàng trắng muốt nhẹ nhẹ theo gió rơi trên tóc. Tôi nhìn, ứa nước mắt. Chẳng biết có phải do lực lượng siêu nhiên là Đức Phật run rủi không, mà con bé đọc xong mười điều răn của Phật, nó chẳng nói sẵng lạnh lùng với lão già này nữa. Nó bảo đi làm ở đây, để thăm cảnh chùa đất Bắc. Nhưng có khi, nó thấy những cơn đau đớn từ vết thương trên cơ thể tôi hôm trở trời mà động lòng chăng? Cứ thế, đến tuần trước, khi tôi theo nó đến chỗ làm, mặc dù nó không cho, nhưng tôi vẫn cứ đến. Nó hốt hoảng nhảy lên áp mặt vào lưng tôi bảo bố ơi đi nhanh lên. Chẳng hiểu gì, tôi cũng cố rồ máy thoát mà lòng thổn thức không biết có chính xác con bé đã gọi mình là bố hay không.
    Tôi nhìn Lý Bùi. Vậy ra trí nhớ không đánh lừa tôi. Tiếng xe lạch cạch quen thuộc ấy, đúng là của ông già. Lý Bùi gật đầu bảo chắc đúng là tối khi nàng nhìn thấy anh. Nàng đuổi anh đi từ lâu rồi. Bảo không xứng đáng với anh. Trời ơi, nàng ngốc lắm. Thời buổi này, biết thế nào là xứng với không xứng. Thật lòng đến với nhau, là được. Chẳng nhẽ con lại tự thú với nàng con cũng không phải là người đạo đức tử tế gì cho cân xứng với nàng chăng? Ngờ nghệch. Lại còn luôn tỏ ra bất cần. Bây giờ, chú cho con đến gặp nàng.
    Ông ta buồn bã bảo con bé đi vào trong rồi, thì tôi mới ngồi đây đêm nay....
    Tàn đêm. Mưa đã hết từ lâu lắm rồi. Lý Bùi nói sẽ đi chuyến chín giờ sáng ngày mai vào trong tìm Lọ Lem. Ông già xin Lý Bùi hãy khuyên gii và nếu có thể, mang con bé về cho ông. Ngoài trời, sao Hôm sao Mai sáng lấp lánh. Ba người chúng tôi, ngồi yên. Mỗi người một góc cuộc đời một suy tư khác nhau...
    ***
    Ngày mai tôi sẽ trở lại những con tính, dạo trên những trang báo điện tử, đọc những tin khủng bố, theo dõi giá đất giá vàng, thị trường làm ăn, thỉnh thoảng gọi điện thoại hỏi thăm xem Lý Bùi tìm thấy Lọ Lem hay chưa... Bao nhiêu lịch trình dồn xếp lại. Bao lâu nữa, có một đêm lắng đọng như đêm nay, để được nghe chuyện đời lắm nỗi niềm? Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ/ Vô duyên đối diện bất tương phùng. Gặp nhau đây, cũng là cái duyên. Điều tôi muốn nói với Lý Bùi và ông già rằng, cô bé Lọ Lem ấy, hẳn là yêu anh, yêu người cha tội nghiệp của cô ta, nhưng cô ta đã bị cuộc sống làm cho chai sạn, làm cho cô ta trở thành kẻ hoài nghi mất rồi. Có thể cô bé ấy, sợ rằng, cái gì cô ta yêu, sẽ bị cuộc đời lấy đi mất. Thà cô ta cứ thờ ơ như vậy, có lẽ chúng lại sẽ tồn tại. Ôi, cuộc sống, đâu có nghiệt ngã với bất kỳ ai quá mức đâu. Lần đầu tiên trong đời, tôi bất chợt ngẫm lại cái sở thích tìm hiểu cái gì uẩn khuất đằng sau những khuôn mặt. Nó đau quá. Tất cả, chỉ là sự vận động của tạo hoá với con người. Tôi chợt nghĩ đến cái từ amor fati của nhà triết gia đáng thương của tôi. Ông ta nói: Tình yêu số phận. Hãy mỉm cười với số phận. Phải. Cái từ đó- amor fati- nó thật đáng yêu ./.
    HN 18/3/04

    Được Tequila sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 12/05/2004
  2. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Không thể là ai khác ngoài bà chị dẩm de, khè.
  3. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Không thể là ai khác ngoài bà chị dẩm de, khè.
  4. tuananh_hoanglan

    tuananh_hoanglan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Triết lý của một cô gái đương toan về già . Mỗi tội hô khẩu hiệu trong đoạn cuối , giá mà được tự nhiên hơn thì đỡ ức chế cho độc giả , mà cũng phải thôi , vật nhau với cuộc sống thế khó mà không gò ép suy nghĩ của mình .
    ''''Ôi, cuộc sống, đâu có nghiệt ngã với bất kỳ ai quá mức đâu. Lần đầu tiên trong đời, tôi bất chợt ngẫm lại cái sở thích tìm hiểu cái gì uẩn khuất đằng sau những khuôn mặt. Nó đau quá. Tất cả, chỉ là sự vận động của tạo hoá với con người. Tôi chợt nghĩ đến cái từ amor fati của nhà triết gia đáng thương của tôi. Ông ta nói: Tình yêu số phận. Hãy mỉm cười với số phận. Phải. Cái từ đó- amor fati- nó thật đáng yêu ./.
  5. tuananh_hoanglan

    tuananh_hoanglan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Triết lý của một cô gái đương toan về già . Mỗi tội hô khẩu hiệu trong đoạn cuối , giá mà được tự nhiên hơn thì đỡ ức chế cho độc giả , mà cũng phải thôi , vật nhau với cuộc sống thế khó mà không gò ép suy nghĩ của mình .
    ''''Ôi, cuộc sống, đâu có nghiệt ngã với bất kỳ ai quá mức đâu. Lần đầu tiên trong đời, tôi bất chợt ngẫm lại cái sở thích tìm hiểu cái gì uẩn khuất đằng sau những khuôn mặt. Nó đau quá. Tất cả, chỉ là sự vận động của tạo hoá với con người. Tôi chợt nghĩ đến cái từ amor fati của nhà triết gia đáng thương của tôi. Ông ta nói: Tình yêu số phận. Hãy mỉm cười với số phận. Phải. Cái từ đó- amor fati- nó thật đáng yêu ./.
  6. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Mắt la mày lém ở phố google, lại vừa chôm được thứ này:
    http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=241
    Tớ rất ích kỷ, không thích bị đau mắt một mình
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Mắt la mày lém ở phố google, lại vừa chôm được thứ này:
    http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=241
    Tớ rất ích kỷ, không thích bị đau mắt một mình
  8. wine_and_love

    wine_and_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Xin được nêu lên một vài cảm nhận của em, em không chịu trách nhiệm về sự phiến diện của em đâu nhá .
    Câu chuyện có thắt nút mở nút, có kịch tính, cao trào, nhưng mất khá nhiều thời gian để tháo gỡ nút ấy, trong khi không cần thiết phải diễn giải dài dòng, nhất là đọan đầu tiên khi nó về sự xuất hiện của ông già gây tò mò đã cho nhân vật tôi. Nếu như nhân vật chính của truyện là ông già, Lý Bùi và cô gái, thì nhân vật tôi nên giảm bớt những triết lý của anh ta về cuộc sống, ví dụ những đoạn nói về triết gia Nietzsche, về những suy nghĩ cá nhân của "tôi", rất lòng vòng mà không làm nổi bật được tính cách của ông già, tóm lại có những đoạn không gây hiệu quả.
    Nói về nỗi đau của chiến tranh, về hậu quả cay nghiệt của nó, nhưng lại để cô gái oán trách cha mẹ - những người đã hi sinh cao cả cho cô ta và thế hệ cô ta sống thanh bình, một cách vô ý thức như vậy, là không công bằng. Cô gái hét lên "Con đã phải lênh đênh những kiếp sống tủi nhục nhất. Đã làm người ai chả muốn một cuộc sống hạnh phúc phải không ông? Ai chẳng muốn có một mái ấm gia đình phải không ông? Con cũng thế!" là quá ích kỷ và tàn nhẫn. Cô ta đã từng trải, đã đủ khôn lớn để hiểu ra chân lý và lẽ phải. Cô ta có quyền nói vậy nếu lý do khiến cô ta không gia đình là một bà mẹ mất nết bỏ rơi con hoặc một ông bố vô trách nhiệm.
    Đề tài nói về cuộc sống con người hậu chiến tranh với những vết thương tinh thần khôn nguôi, không còn là mới mẻ. Ở ở đây tác giả muốn xây dựng một hoàn cảnh, 1 nỗi đau khác đi, ví dụ cô gái bị hoàn cảnh xô đẩy trở thành gái điếm, còn ông bố thì cũng lang bạt với một tinh thần khắc khoải cô đơn và luôn tìm kiếm. Nhưng vẫn có cái gì hơi gò ép và "lên gân".
    Tôi ghét:
    - cách đặt tên cho Lý Bùi (đại loại những cái tên dạng Trần Tĩnh, Trương Hải, thật cụt )
    - Thích:
    - Chi tiết cô gái chạy trốn Lý Bùi bằng xe của ông già, và gọi ông già là "bố": "Cứ thế, đến tuần trước, khi tôi theo nó đến chỗ làm, mặc dù nó không cho, nhưng tôi vẫn cứ đến. Nó hốt hoảng nhảy lên áp mặt vào lưng tôi bảo bố ơi đi nhanh lên. Chẳng hiểu gì, tôi cũng cố rồ máy thoát mà lòng thổn thức không biết có chính xác con bé đã gọi mình là bố hay không".
    - Câu: "Trời ơi, nàng ngốc lắm. Thời buổi này, biết thế nào là xứng với không xứng".
    - Cách kết nối các nhân vật
    - Văn phong của một số đoạn.
    Được wine_and_love sửa chữa / chuyển vào 08:12 ngày 12/05/2004
  9. wine_and_love

    wine_and_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Xin được nêu lên một vài cảm nhận của em, em không chịu trách nhiệm về sự phiến diện của em đâu nhá .
    Câu chuyện có thắt nút mở nút, có kịch tính, cao trào, nhưng mất khá nhiều thời gian để tháo gỡ nút ấy, trong khi không cần thiết phải diễn giải dài dòng, nhất là đọan đầu tiên khi nó về sự xuất hiện của ông già gây tò mò đã cho nhân vật tôi. Nếu như nhân vật chính của truyện là ông già, Lý Bùi và cô gái, thì nhân vật tôi nên giảm bớt những triết lý của anh ta về cuộc sống, ví dụ những đoạn nói về triết gia Nietzsche, về những suy nghĩ cá nhân của "tôi", rất lòng vòng mà không làm nổi bật được tính cách của ông già, tóm lại có những đoạn không gây hiệu quả.
    Nói về nỗi đau của chiến tranh, về hậu quả cay nghiệt của nó, nhưng lại để cô gái oán trách cha mẹ - những người đã hi sinh cao cả cho cô ta và thế hệ cô ta sống thanh bình, một cách vô ý thức như vậy, là không công bằng. Cô gái hét lên "Con đã phải lênh đênh những kiếp sống tủi nhục nhất. Đã làm người ai chả muốn một cuộc sống hạnh phúc phải không ông? Ai chẳng muốn có một mái ấm gia đình phải không ông? Con cũng thế!" là quá ích kỷ và tàn nhẫn. Cô ta đã từng trải, đã đủ khôn lớn để hiểu ra chân lý và lẽ phải. Cô ta có quyền nói vậy nếu lý do khiến cô ta không gia đình là một bà mẹ mất nết bỏ rơi con hoặc một ông bố vô trách nhiệm.
    Đề tài nói về cuộc sống con người hậu chiến tranh với những vết thương tinh thần khôn nguôi, không còn là mới mẻ. Ở ở đây tác giả muốn xây dựng một hoàn cảnh, 1 nỗi đau khác đi, ví dụ cô gái bị hoàn cảnh xô đẩy trở thành gái điếm, còn ông bố thì cũng lang bạt với một tinh thần khắc khoải cô đơn và luôn tìm kiếm. Nhưng vẫn có cái gì hơi gò ép và "lên gân".
    Tôi ghét:
    - cách đặt tên cho Lý Bùi (đại loại những cái tên dạng Trần Tĩnh, Trương Hải, thật cụt )
    - Thích:
    - Chi tiết cô gái chạy trốn Lý Bùi bằng xe của ông già, và gọi ông già là "bố": "Cứ thế, đến tuần trước, khi tôi theo nó đến chỗ làm, mặc dù nó không cho, nhưng tôi vẫn cứ đến. Nó hốt hoảng nhảy lên áp mặt vào lưng tôi bảo bố ơi đi nhanh lên. Chẳng hiểu gì, tôi cũng cố rồ máy thoát mà lòng thổn thức không biết có chính xác con bé đã gọi mình là bố hay không".
    - Câu: "Trời ơi, nàng ngốc lắm. Thời buổi này, biết thế nào là xứng với không xứng".
    - Cách kết nối các nhân vật
    - Văn phong của một số đoạn.
    Được wine_and_love sửa chữa / chuyển vào 08:12 ngày 12/05/2004
  10. onlyou

    onlyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    7 điều đó, có ai biết ko???

Chia sẻ trang này