1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình luận phản ứng của liên minh chống Nga trong cuộc chiến Gruzia

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi quyensg, 12/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DeltaPhi

    DeltaPhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    ha thế bác có biết SO đâu có là nuớc độc lập đâu mà đòi. nó là khu tự trị từ thời xưa của Georgia sau khi vào USSR thì mới tách làm hai phần. chẳng khác nào lúc Pháp đô hộ Indochina cắt một số đất Campuchia cho vào VN. còn vùng nào thì không rõ. hiệp dịnh biên giới Pháp Thanh khong rõ bác Pháp xẻo bao nhiêu miếng của TQ nay VN nhường lại vài mảnh coi như chở về cố quốc. thàng SO dại bỏ Georgia chạy về đất mẹ Nga. Kremlin announces that South Ossetia will join ''one united Russian state''- Timesonline.co.uk .hết lạy thằng nhỏ thấy thằng to bắt quàng làm họ. các bác ở đây nên học tập SO học tiếng TQ cho nó thấm nhuần tử tưởng Nga vĩ đại.
    hiện tại chỉ có Nga, Nicaragua, Belarus là công nhận độc lập. chắc cũng rồi về với gấu mẹ. ít hơn cả hồi VN tuyên bố độc lập.
  2. deckelrand

    deckelrand Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    132
    Bạn sai ngay cái căn bản nên những thứ bạn viết sau vô giá trị. Trước khi vào USSR thì đây là đất của Đế quốc Nga từ lâu. Vậy nên nó có trở về đất Nga ( thực chất là thống nhất với phần phía bắc của nó) cũng là bình thường. Chuyện nó bỏ thằng nhỏ không lấy làm lạ khi nhìn vào lịch sử ngắn ngủi thuộc Gruzia: chỉ có nội chiến và thù hận.
  3. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    Xem cái cách một vài vị Mỹ vàng cay cú vì gấu Nga không còn sợ hãi phương Tây thì có thể hình dung ra những con diều hâu Mỹ xịn chúng nó điên máu đến mức nào???
    Kể ra họ, cả chủ lẫn tớ, nổi đoá cũng đúng. Đang hiên ngang tiến đến vị trí độc tôn, cưỡi cổ cả thế giới thì bị thằng khác cầm chân nó lôi tuột xuống.
    Nhưng người Mỹ nên chấp nhận sự thật phũ phàng. Như trước đây người Mỹ trắng đã phải chấp nhận sự tự do của người Mỹ đen.
    Thế giới là của loài người, chứ không phải của chủ tớ nhà Mẽo.
  4. SSX

    SSX Guest

    Lịch sử của dân tộc Ossetian, bắt nguồn từ các tộc người Alanian, Sarmathian và Scythe cho đến thời hiện đại đã được mô tả trong nhiều tác phẩm khoa học sử ví dụ như ?oLịch sử Ossetia-History of Ossetia? của M.Bliev và R.Totrov. Mục ?oDân tộc Alan. Họ là ai?? được thành viên Viện hàn lâm khoa học Nga, M.Isaev viết. Ông cũng viết lời tựa cho cuốn ?oLịch sử dân tộc Alan ở phương Tây? của Bernard S. Bachrach. Cuốn sách mô tả về người Alan ở Tây Âu, vùng định cư (lãnh thổ) của họ trải rộng khắp châu Âu và để lại các dấu vết khảo cổ ở mọi nơi từ Anh cho đến phía bắc Ý, Pháp và Hung-ga-ri.
    Vào thế kỷ VIII-X, dân tộc Ossetia trải qua những thay đổi lớn lao, từ chỗ đạt đến sự thịnh vượng nhanh chóng, tăng cường sức mạnh, tạo ảnh hưởng lớn lao trên vùng Cáp-cát cho đến chỗ suy tàn khi bị tộc người Tartar xâm chiếm vào thế kỷ XIII và XIV. Thảm hoạ đó làm cho hệ thống nhà nước Alan suy sụp, đổ vỡ cơ sở kinh tế và cản trở sự phát triển của dân tộc Ossetian hàng thế kỷ sau.
    Sau chiến tranh, những người còn lại (ước tính 10-12 ngàn người) của một quốc gia Alan một thời hùng mạnh bị nhốt chặt trong vùng núi cao của dãy Cáp-cát gần như trong suốt 5 thế kỷ sau. Trong quãng thời gian này quan hệ của họ với thế giới bên ngoài chỉ giới hạn với các láng giềng xung quanh. Chính vì thế ít có tư liệu sử nói về họ trong giai đoạn này. Nhưng, như người Nga nói, cái xấu luôn luôn đi cùng với cái tốt. Dân tộc Ossetia vẫn giữ được ngôn ngữ, văn hoá độc đáo, truyền thống và tín ngưỡng vì sự cô lập lâu dài này.

    Nhiều thế kỷ trôi qua, dân tộc Alanian và bây giờ là Ossetian tự mình gây dựng lại quốc gia từ đống đổ nát, dân số của họ lại tăng lên.
    Cho đến nửa đầu thế kỷ XVII, người Ossetian định cư trong giới hạn của những vùng núi cao khắc nghiệt, quyết định gia nhập vào để chế Nga để di cư xuống các vùng bằng phẳng. Đại diện ngoại giao đầu tiên được các cộng đồng Ossetian chọn, mang đơn thỉnh cầu đến nữ hoàng Elizaveta Petrovna tại St.Peterburg năm 1750. Nhưng bị trói buộc bởi những công ước quốc tế, Nga hoàng không vội đưa ra quyết định.

    Sau khi quân thổ bị đánh bại trong cuộc chiến trang Nga-Thổ (1768-1774), các điều kiện địa chính trị đã thay đổi, đế chế Nga lớn mạnh mở rộng ảnh hưởng đến vùng Cáp-cát, họ có điều kiện để thực hiện nhiều quyết định hơn trước.
    Năm 1774, hiệp định Kuchuk-Kaynardzhy được ký kết, không lâu sau, Ossetia trở thành một tỉnh của Nga. Tuy vậy hiệp định này là tương đối hình thức và người Ossetia vẫn tiếp tục có sự độc lập nhất định trong một thời gian dài và thỉnh thoảng lại có các cuộc nổi dậy chống chính quyền Nga ví như trong Digorsky Gorge năm 1781.
    Tuy vậy việc gia nhập và Nga cho phép Ossetia có thêm những quyền lợi quốc gia cơ bản. Nó giúp họ theo đuổi quyết tâm di cư từ vùng núi cao xuống đồng bằng, bảo hộ cho họ trước sự thù địch ngoại bang và thiết lập quan hệ thị trường Nga-Ossetia.
    Trong vòng 100-150 năm sau xã hội Ossetia đã đạt được những thành công nhất định, hàng trăm giáo viên được đào tạo trình độ cao, các nhà trí thức, nhà văn, các tướng lĩnh, các viên chức chính quyền được tôn trọng và phục vụ cộng đồng. Hầu hết họ được đào tạo tại St.Peterburg, Moscow và các thành phố Nga khác. Đầu thế kỷ XX, đã có cả tá tướng lĩnh Ossetian, hàng trăm sĩ quan được tặng thưởng các phần thưởng Nga cao quí nhất. Họ đã phục vụ trung thành, với danh dự của người Alanian, bảo vệ mảnh đất quê hương của họ ở mọi nơi từ Viễn đông đến Balkan.
    Những hỗn loạn chính trị trong những năm 1920 giáng một đòn mạnh vào nước Nga, cũng như các nước khác trong Liên bang Xô viết, cuộc cách mạng tháng 10/1917 và nội chiến sau đó chia rẽ cộng đồng Ossetian thành những nhóm thù địch. Cơ sở quan hệ xã hội nội tại, nguyên tắc đạo đức, truyền thống cổ xưa bị xói mòn. Đôi khi họ hàng gần gũi, các thành viên trong gia đình thấy mình ở hai phía đối lập trong chiến hào. Rất nhiều người mang tư tưởng tiến bộ bị giết hại, nhiều người khác bỏ quê hương ra đi vĩnh viễn. Nhưng mất mát lớn nhất mà họ phải chịu đựng trong sự đàn áp những năm 1930 khi hầu hết những thủ lĩnh đại diện cho các dân tộc bị hành quyết hay bị đày ải ở Siberia.

    Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, người Ossetia đã giành được rất nhiều chiến công và sự tôn trọng bởi phẩm chất ưu tú kế thừa từ ông bà tổ tiên của họ. Người Ossetia luôn luôn tâm niệm phục vụ quân ngũ và bảo vệ mảnh đất quê hương là niềm vinh dự lớn lao nhất. Họ không thể quên người Alanian thà chết trong vinh quang còn hơn sống trong tủi nhục. Trẻ em Ossetian thường mơ ước được trở thành một sĩ quan quân đội ngay từ thuở thơ ấu. Trên thực tế, vơi dân số gần 700 nghìn người mà đã có 78 các vị tướng lĩnh người Ossetian được vinh danh.

    Với dân số 340 000 người ngay trước WWII:
    -89 900 ra mặt trận
    -46 000 hy sinh trên chiến trường
    -34 000 được phong tặng Anh hùng Xô viết, vinh dự cao quí nhất. So với dân số tỉ lệ này là cao nhất trong các sắc tộc của Liên bang Xô viết.
    -Hơn 50 người trở thành tướng và đô đốc
    -2 gia đình mất mỗi gia đình 7 người con trong chiến tranh WWII
    -2 gia đình mất 6
    -16 gia đình mất 5
    -52 gia đình mất 4
    Những vị tướng người Ossetian, nổi bật với chức vụ cao như tướng Issa Pliev, tướng Georgy Khetagurov, là vị ?ocha già? của đặc nhiệm Xô viết, thiếu tướng Khadzhimurat Mamsurov, đại tướng Ibragim Dzusov và rất nhiều những người khác đã đóng góp quan trọng vào công cuộc đánh bại chủ nghĩa Phát-xít, giải phóng đất nước và các nước Đông Âu bị phát-xít chiếm đóng. Những người Ossetian đã đạt được các thành tựu lớn trong nghệ thuật và thể thao. Nguồn tài nguyên tự nhiên của Ossetia cho phép thành lập các xí nghiếp công nghiệp lớn về khai thác chì và kẽm Sadonsky và Kvaysinsky, các nhà máy công nghiệp lớn ?oElectrozinc? và ?oPobe***?, ?oEmalprovod? và ?oVibromachine? ở Tskhinval, xí nghiệp Alagirsky Resistant, tổ hợp công nghiệp Beslan Maize (đã có thời kỳ lớn nhất châu Âu), xí nghiệp đồ gỗ nội thất ?oKazbek?, một số nhà máy điện lớn, v.v.
  5. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Có nhiều vị như thế lắm, trong mắt các vị đó chỉ có Đế quốc Mẽo là đúng nhất, còn lại phủ nhận tất cả. Chán chẳng buồn nói !
  6. SSX

    SSX Guest

    EU - chống hạm đội Mỹ ở biển Đen. Bloomberg cho hay.
    07.09.2008
    [​IMG]
    Ngoại trưởng Pháp, nước CT EU, Bernard Kouchner đã lên tiếng phản đối sự hiện diện của hạm đội Mỹ ở biển Đen. Trong cuộc họp báo sau cuộc họp của EU tại Avignon, ông nói rằng Hải quân Mỹ có mặt trong vùng chẳng làm được trò trống gì và cần thiết phải giảm bớt tình hình căng thẳng, và làm rõ: cuộc khủng hoảng này chỉ có thể giải quyết bằng chính trị, chứ không phải là tàu chiến.
    Bình luận về việc Cheney loan báo cho Gruzia 1tỉ $, ông nói: Tôi mừng cho họ, nhưng điều đó thay đổi được gì? chúng tôi cũng giúp rất nhiều tiền để tái thiết Gruzia, không phải bàn cãi.
    Trước đó Nga cũng đã giành được một thắng lợi ngoại giao quan trọng khi Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu OSCE kết tội Gruzia phát động xung đột trước khi tấn công vào Tskhinval và gây tội ác khi bắn phá thành phố, giết chết thường dân khi họ đang ngủ.
    __________________________________
    Qaddafi nói nhân chuyến thăm của bà Rice: Vấn đề khủng hoảng giữa Mỹ và Lybia đã khép lại và kết thúc. Sẽ không còn chiến tranh, tấn công hay hoạt động khủng bố. Nhưng ông cũng nhấn mạnh Lybia không hy vọng trở thành hữu hảo với Mỹ "Tất cả chúng tôi muốn là được yên."
    [​IMG]
    http://www.presstv.ir/detail.aspx?id=68607&sectionid=351020206
    Nhiều nguồn tin nói vụ Lockerbie trước kia hay còn gọi là vụ Pan Am là giả tạo và có bàn tay đạo diễn của CIA.
    http://www.google.com/search?hl=en&q=Lockerbie+hoax
  7. DeltaPhi

    DeltaPhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    ha ha, bác này hơi bài Mỹ quá khích nên bỏ quên cả lịch sử Mỹ dạy bởi VN. trong cuộc nội chiến MỸ, phe nào đòi quyền nô lệ. và nạn phân biệt chủng tộc diễn ra ở đâu. yêu cầu bác đọc lại sách lịch sử lớp 11 đi.
    còn em hỏi các bác Nga ở đây là bác kể tên người Do Thái làm chính trị gia ở LX, hay khoa học gia nổi tiếng. thế còn 7 thằng oligarch bác nào cho biết nó thuộc dân tộc nào mà Putin phải cố ép nó vào tù thế. kẻ chạy lưu vong gần hết.
    nên nhớ năm 60 là cao trào bài dân da đen tại Miền Nam Mỹ. thế sao một kẻ náu ăn osin được không vận ra khỏi nước Kenya sang Hawaii và đến học tại trường hàng đầu nuớc Mỹ là khoa kinh tế Harvard. tên ông ta là Barak Obama Senior, bố của ứng cử viên TT đấy.
    bác nào ở đây cho em biết tại sao hai công ty cùng như nhau nhưng một thằgn còn sống, và rất giàu cho từ thiện rất nhiều. một thằng nay đã xanh mồ. một thằng thì bị ************* bác lệnh ân xá, một anh thì Tổng Bí Thư yêu cầu cấm hình sự hoá quan hệ kinh tế. một anh là giám đốc công ty Huy Hoàng nay CT HDQT sân gôn ở Bình Dương, còn anh kia tên là Tăng Minh Phụng. Khổng Tử dạy là "đừng nhìn qua nóc nhà ngừoi khác bẩn mà chê", nóc nhà mình không kém đâu.
    ------------
    dạo này chỉ thấy Nga bù lu bù loa. nào doạ phản ứng lại hiệp định NMD Ba Lan bằng vũ lực. tuyên bố 2 khu tự trị độc lập, doạ diệt tàu chiến NATO trong 20 phút, cho máy bay ném bom chiến lược hạt nhân đi tuần, chiếm đóng Poti là lãnh thổ của nước có chủ quyền, nào bảo NATO làm căng thẳng bằng đưa tàu chiến vào. Nga nhắm tên lửa mang đàu ddạn hạt nhân vào Ukraina chẳng khác nào VN cho tàu frigate Mỹ vào TQ bảo mày gia tăng căng thẳng biển Đông, nghe lập luật đã gượng gạo lắm rồi. .
    đáng lẽ ra Nam Tư kiện 10 nuớc NATO ra toà án quốc tế về Nhân quyền Hague nhưng Nam Tư không phải thành viên LHQ nên bị bác đơn. giống như VN và TQ đã kí luật biển và được QH phê chuẩn nên hai bên mang nhau ra toà án biển để giải quyết tranh chấp biển Đông. "nguyên tắc là nguyên tắc."
    -----------------
    to bác nào làm bài viết về lịch sử NO
    em link bài về LS Champa trên wikipedia việt:
    Vương quốc Chăm Pa là một quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.
    Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.
    -- và Khmer
    Đế quốc Khmer là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km2, gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia: Lào, Thái Lan và miền nam Việt Nam
    Trong quá trình tạo lập nên đế chế này, người Khmer đã có các mối quan hệ thương mại với đế quốc Java và sau đó với đế quốc Srivijaya giáp biên giới đế quốc Khmer về phía nam. Di sản lớn nhất của Đế quốc Khmer là Angkor - kinh đô của Đế quốc này vào thời cực thịnh của nó. Angkor là chứng tích của sức mạnh và sự thịnh vượng của Đế quốc Khmer và cũng là hiện thân của nhiều tín ngưỡng mà nó đã mang trong mình. Các tôn giáo chính thức của đế chế này là: Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa cho đến khi Phật giáo Nam truyền chiếm ưu thế sau khi được du nhập từ Sri Lanka vào thế kỷ 13.
    Lịch sử của Angkor với vai trò là trung tâm của đế quốc Khmer lịch sử cũng là lịch sử Khmer từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15.
    ---------------
    mai mốt có anh nào sang VN tuyên bố hai vùng này độc lập các bác nhớ ủng hộ như bác ủng hộ NO, Akh nhé.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bắt đầu bốc mùi rồi đấy .
    Thằng nào định xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước VN này thì thằng đó là kẻ thù của nước VN.
    Thằng nào xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Gru này thì thằng đó là kẻ thù của đất nước Gru.
    Ủng hộ kẻ thù của Gru không đồng nghĩa với ủng hộ kẻ thù của VN.
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 08:07 ngày 08/09/2008
  9. tqtltt

    tqtltt Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    1
    Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Libi http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/09/802504/
  10. tofrog

    tofrog Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2007
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    273
    Em kính bác, chỉ cần nhìn ĐSQ của nước này trên toàn thế giới là cũng nghiệm ra nhiều điều Bác ạ

Chia sẻ trang này