1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình luận về các chiêu thức võ công trong kiếm hiệp Kim Dung.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi LHX_NDD, 16/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ xin gửi những lời này đến các bằng hữu đã gửi hồi âm cho tại hạ
    Xin chân tạ trungphongkamejoko đã viếng thăm chủ đề của tại hạ.Các hạ nói lúc đầu nếu ai có công phu cao cường hơn thì sẽ thắng dù là sử vô chiêu hay hữu chiêu.Vậy là các hạ không hiểu cho lắm về vô chiêu rồi.Vô chiêu không có chuyện công phu cao hơn hay thấp hơn, chỉ có hữu chiêu mới có chuyện đó mà thôi.Vô chiêu chỉ có một cảnh giới duy nhất:ĐÓ LÀ tâm-ý-kiếm chiêu hợp nhất, ba thứ đó tựa hồ như trống không(nhưng thật chất không phải là trống không, mà là chứa muôn muôn trùng trùng mọi sự, mọi loại chiêu thức, mọi quyền pháp, ... nhưng vẫn như trống không, bởi vì sức dung chứa của cái gọi là hư vô trong huyền bí phương Đông là vô tận).
    Còn chuyện dùng vô chiêu để thắng vô chiêu thì là chuyện không có thật, bởi vì đã là VÔ CHIÊU thì không có chuyện vô chiêu với công phu cao hơn là thắng, bởi vì như lý do ở trên.Thêm môt lý do nữa, đó là phàm những người đã đạt tới cảnh giới vô chiêu thì thật ra không có tinh thần tranh cao thấp, thắng thua, hoặc có muốn tranh thì cũng không thể phân thắng bại được bởi vì
    "Trung Vô hàm Hữu, trung Hữu tồn Vô", nếu cả hai đều sử cái vô thì đối phương bên kia biết lấy cái gì làm cái gốc và cái tồn tại mà đánh vào??Chỉ có một bên sử Hữu thì mới có cái gốc để mà cái Vô phát huy tác dụng.Cổ nhân đã nói:nếu cái Hữu mà không có cái Vô thì không thể sử dụng được cái Vô đó(một căn nhà có đó mà không có chỗ trống thì thành vô dụng, có con đường mà không có chỗ trống để chạy thì xe không thể lưu thông)và nếu có Hữu mà không có Vô thì cái Hữu sẽ trở nên rối rắm, loạn xạ, bởi vì cái thần minh trong Vô sẽ không làm cho Hữu trở nên mất phương hướng ; còn nếu có cái Vô mà không có cái Hữu thì cái Vô trở thành vô minh, hắc ám, mịt mù, không hiển lộ cái thần minh, thuần diệu của nó.
    Còn leRomeo, các hạ cũng nói không đúng rồi, cái VÔ chính là cái gốc của cái HỮU nên nếu nó có biến hóa , thích ứng với cái hoàn cảnh thực tế thì cũng là lẽ tất nhiên thôi.Hơn nữa đã nói là :trong Hữu có Vô, trong Vô có Hữu nên vô chiêu thật ra không thật là vô chiêu là do lý do đó NHƯNG nó vẫn là vô chiêu vì:
    1-Không thể lẫn lộn nó với hữu chiêu, vì hữu chiêu có giới hạn của nó trong một chừng mực nào đó, như bộ vị, tư thế,... và phải có suy tính trước khi phóng chiêu, còn vô chiêu thì không phải thế, không cần phải bộ vị thước tấc gì gì rắm rối cả, mà cứ như NƯỚC CHẢY MÂY TRÔI, HOẠT NHIÊN NHƯ KHÔNG, THANH THOÁT PHIÊU DIÊU RỘNG KHẮP, người và kiếm là MỘT.
    2-Vô chiêu chính là một TRẠNG THÁI TIỀM ẨN của hữu chiêu, chỉ chừng nào hữu chiêu xuất hiện rồi thì nó MỚI phát huy tác dụng của nó.Hơn nữa cũng vì lý do như đã nói ở trên, nếu Vô không có Hữu thì nó trở thành mù mịt, tối tăm, cô lẻ,...
    Còn về lý do tại sao Vô lại là cái gốc của Hữu và tại sao lại có chuyện kỳ diệu là cái Vô đúng nghĩa của nó lại khắc chế được cái Hữu thì xin tất cả các vị bằng hữu đọc ở Kinh Dịch:
    "Vô cực nhi Thái cực.Thái cực sinh Lưỡng Nghi.Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng.Tứ Tượng sinh Bát Quái. ..."
    Hơn nữa, trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử cũng đã nói ở chương đầu tiên trong những dòng đầu tiên:
    "ĐẠO KHẢ ĐẠO, PHI THƯỜNG ĐẠO;
    DANH KHẢ DANH, PHI THƯỜNG DANH.
    VÔ, DANH THIÊN ĐỊA CHI THỦY; HỮU, DANH VẠN VẬT CHI MẪU.
    CỐ, THƯỜNG VÔ, DỤC DĨ QUAN KỲ DIỆU, THƯỜNG HỮU, DỤC DĨ QUAN KỲ KIẾU.
    THỬ LƯỠNG GIẢ, ĐỒNG XUẤT NHI DỊ DANH, ĐỒNG VỊ CHI HUYỀN, HUYỀN CHI HỰU HUYỀN.CHÚNG DIỆU CHI MÔN. "
    Do đó, những bằng hữu thắc mắc về vô chiêu và hữu chiêu, xin đọc Kinh Dịch và Đạo Đức Kinh!
  2. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Cái gì mà dài thế LHXNDD huynh đệ ?
    Bây giờ thế này nhé, cho thằng LHX lúc mới học ĐCCK đánh với PTD đi. Cả hai đều sử dụng vô chiêu, đương nhiên PTD thắng phải không nào. Sử vô chiêu kiếm đương nhiên vẫn phân ra thắng bại chứ. Và cái đó gọi là hỏa hầu của vô chiêu.
    Vô chiêu với hữu chiêu, khác nhau chỉ ở bề ngoài. Thật ra chúng nó là hai mặt của một thứ mà thôi.
    Có thể hiểu tính Hữu của võ công dựa trên sự áp đặt chủ quan của người tấn công. Chẳng hạn thông thường yết hầu là tử điểm, từ đó mà sinh ra các loại võ công tấn công vào yết hầu, ví dụ như Tiểu Lý Phi Đao, thông thường mắt là chỗ nhược, sinh ra Quỳ Hoa Bảo Điển chuyên đánh vào mắt.
    Đấy gọi là tấn công vào chỗ nhược của đối phương theo ý đồ chủ quan của mình. Thông thường ý đồ chủ quan này ai cũng biết, nên chỉ có những võ công mà tốc độ đạt đến mức kinh hồn như TLPĐ hoặc QHBĐ mới thành công trong ý đồ đó.
    Đấy là loại võ công Hữu nhất trong các loại võ công.
    Các võ công bớt "Hữu" hơn, thì công vào nhiều chỗ nhược một lúc. Hoặc sau một chiêu công, dự đoán thế tránh hoặc đỡ của đối phương, mà suy ra chiêu tiếp theo. Đấy là loại võ công liên hoàn, đã tính đến chỗ nhược "động" ngoài các chỗ nhược "tĩnh".
    Độc Cô Cửu Kiếm chẳng qua là đề cao hoàn toàn các chỗ nhược động, bỏ qua các chỗ nhược tĩnh. Nó đòi hỏi một phản ứng siêu nhạy của người sử dụng, cùng với kiến thức quảng bác về tất cả các loại binh khí và cách sử dụng chúng.
    Có thể nói thế này :
    ĐCCK <---(tốc độ cực cao + công vào chỗ nhược động)--- Võ công thông thường ---(tốc độ cực cao + công vào chỗ nhược tĩnh) ---> TLPĐ
    Tại hạ thấy dù là Vô chiêu hay Hữu chiêu, cũng cùng một gốc cả thôi. Ai có tốc độ và công lực cao hơn, thì thắng.
  3. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    To LHX_NDD: tại hạ về xem muốn mòn con mắt Đạo Đức Kinh mà không thấy chỗ nào nói Vô sinh Hữu cả, ngay cả đoạn mà các hạ post cũng vậy, xin dịch nôm một vài câu:
    VÔ, DANH THIÊN ĐỊA CHI THỦY; HỮU, DANH VẠN VẬT CHI MẪU.
    CỐ, THƯỜNG VÔ, DỤC DĨ QUAN KỲ DIỆU, THƯỜNG HỮU, DỤC DĨ QUAN KỲ KIẾU.
    THỬ LƯỠNG GIẢ, ĐỒNG XUẤT NHI DỊ DANH, ĐỒNG VỊ CHI HUYỀN, HUYỀN CHI HỰU HUYỀN.CHÚNG DIỆU CHI MÔN
    Nghĩa là "Vô, là tên khởi thuỷ của vạn vật, hữu tên bà mẹ sinh ra vạn vật, do đó phải nhìn nó(vạn vật) là cái vô nếu muốn nhìn thấy cái huyền hiệu của nó, lại phải nhìn nó là cái hữu nếu muốn nhìn thấy cái công dụng của nó, cả hai thứ (vô, hữu) đếu xuất hiện mà có hai tên khác nhau nên coi là sự huyền diệu, là sự huyền diệu của mọi sự huyền diệu là cái cửa đưa đến mọi sự huyền diệu."
    Vậy bác có thể thấy thực chất vô và hữu là hai mặt của một sự vật, như vậy không thể nói là vô hay hữu chiêu, một chiêu kiếm của LHX đâm vào chỗ sơ hở của đối thủ tại hạ vẫn có thể đặt cho nó một cái tên nào đó, khi đó nó là vô chiêu hay hữu chiêu?? Nhưng tại sao nó lại vẫn được goi là vô chiêu bởi vì vẫn chiêu kiếm đó nếu trong một tư thế khác một vị trí khác LHX vẫn có thể đâm ra, đánh vào chỗ hở của địch, tư thế bộ vị có thể khác nhưng bản chất vẫn là như vậy, nếu nói đó là chiêu thì phải đặt cho nó một cái tên mới, do đó, tại hạ mới nói ĐCCK có chín thức thực chất là những nguyên lý tổng quát để phá giải các loại vũ khí tương ứng, vô chiêu chỉ là đối với người sử dụng, đối thủ của ĐCCK có thể nói nó có ngàn vạn chiêu thức cũng không sai. Do đó tại hạ có thể nói vô chiêu chính là cái nguyên lý để sử dụng chiêu thức, mỗi chiêu có một cách biểu hiện riêng nhưng đi vào nguyên lý chỉ có một vài cái cơ bản, nếu ai đức rút ra cái nguyên lý đó để dùng thì chính là vô chiêu vậy.
    To Larra: tai hạ nghĩ huynh đài kiến giải có chỗ không chính xác lắm, nếu nói đao của Lý thám hoa là Cực của Hữu chiêu thì nó có bao nhiêu chiêu? là một thì không ổn, LTH có thể phóng đao ở mọi tư thế, vào mọi chỗ, không chỉ là vào cổ họng, trong chuyện ít nhất đã ba lần phi đao xuất thủ không lấy mạng người, vậy coi đó là vô số chiêu ư? Cũng không ổn tí nào? Kiếm của TMXT, TP, đao của PHT, ĐB cũng vậy, theo tại hạ đó là một dạng vô chiêu, nhưng ở một góc độ khác, nhưng võ công của CL khác về bản chất với võ công của KD nên nói ở đây e loãng vấn đề, tại hạ sẽ nói sau. Ngay cả TTKP hay QHBĐ cuãng không nhất thiết là đánh vào mắt, chỉ hai lần người sử dụng đánh vào mắt là ĐPBB và NBQ, một người dùng kim khâu, một người dùng song chỉ là vũ khí mền, không đánh vào mắt thì còn chỗ nào khác để đánh.
    Vậy thế nào là hữu chiêu, chính trong TNGH đã thể hiện rõ, các vị bằng hữu còn nhớ trận đối đầu giữa LHX và NBQ không? Tại hạ thích nhất là câu bình luận "Kiếm chiêu tuy không có sơ hở(do thân pháp quá nhanh, có nhìn ra cũng không đánh vào được) nhưng kiếm pháp đã có sơ hở" Do bị bó buộc trong chiêu thức nên NBQ đánh mãi rối thì phải đánh lại một số chiêu như cũ, sau hơn 300 chiêu thì xuất hiện một chiêu đánh lại lần thứ ba, LHX nhân đó mà thủ thắng. Vậy hữu chiêu chính là nói về người dùng vẫn bị bó buộc trong cái hình mà chưa đạt tới cái bản chất của nó, chỉ nhìn vào cái công dụng của vật mà không nhìn ra cái bản chất của vật (có điều loại người như NBQ nếu nhìn ra cái bản chất của sự vật đã không phải là NBQ)

  4. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Tên topic là "Bình luận về các chiêu thức võ công trong kiếm hiệp Kim Dung" nên bình luận võ công của CL thật không phải tý nào, tuy nhiên tại hạ cũng xin thêm một chút để làm rõ cái ý vô và hữu chiêu.
    Võ công của CL cơ bản là không có chiêu nên không không thể nói là vô hay hữu. Về bản chất nó là thứ đơn giản nhất, một động tác phóng đao, một nhát đâm,một nhát chém... đã được luyện tập đến mức độ vượt qua giới hạn của con người có thể làm được. tại hạ nhấn mạnh là vượt qua mức mà con người có thể làm được, do đó nếu võ công trong KD ta luôn có thể tuởng tượng ra được thì võ công trong CL ta đọc và ...cúi đầu. Ai có thể tưởng tượng ra ngọn đao của LTH khi phóng ra, hai ngón tay của LTP khi tiếp Thiên Ngoại Phi Thiên của Bạch Vân thành chủ, kình lực, độ chính xác, nhãn quang đều là thứ mà người không thể tưởng nổi.
    Như vậy không thể đem đạo lý vô và hữu của KD để đánh giá trong CL, cái quyết định thành bại trong CL không phải là chiêu thức có hiểm độc hay không, kiếm pháp có tinh kỳ hay không mà là tâm có ổn không, thần có định không, có ý chí quyết đấu và quyết thắng không, thiếu ba cái đó thì cho dù là cao thủ cũng bại trận như thường.
    một điểm nữa cần nói là võ công của CL càng cao càng đơn giản, một ví dụ là trận đấu giữa Tung Dương thiết kiếm và LTH. TDTK bất luận công lực kinh nghiệm đều không dưới LTH nhưng võ công có quá nhiều chiêu thức, thi triển ba chiêu thì ngay hai chiêu đều đã để lộ sơ hở để đối phương đánh vào, may mà LTH không ra tay.
    Được kemetmoi sửa chữa / chuyển vào 15:31 ngày 19/06/2004
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các vị bằng hữu, tại hạ xin nói với các vị một điều:
    thôi thì chúng ta cũng đã bàn về Độc cô cửu kiếm của Độc cô cầu bại nhiều lắm rồi, chúng ta hãy tạm gác việc bàn luận về Vô và Hữu trong các chiêu thức võ công đi.Hơn nữa chủ đề là bàn luận về các chiêu thức võ công trong kiếm hiệp Kim Dung, chứ không phải chỉ bàn về Độc cô cửu kiếm hay vô chiêu và hữu chiêu.
    Vậy tại hạ mạo muội đề nghị các vị bằng hữu hãy bàn luận về Cửu âm chân kinh đi.Rồi sau đó trở lại bàn luận về vô chiêu và hữu chiêu cũng chưa muộn.Hơn nữa, nếu so sánh giữa Cửu âm chân kinh và Độc cô cửu kiếm thì nếu cùng một khả năng về nội lực và tốc độ thì cái nào sẽ thắng?Kính mong các bậc chân nhân cao thâm chỉ giáo cho tại hạ, và cũng để tại hạ hiểu thêm về Cửu âm chân kinh.(Vì khi đọc Kim Dung, tại hạ chỉ thấy Cửu âm chân kinh xuất hiện như là một loại huyền thoại võ công, mà không hiều thêm điều gì về nó).Chắc cũng nhờ như vậy mà chúng ta sẽ tìm ra một chân trời nào khác khắc chế được vô chiêu chăng???
  6. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Dương cực sinh âm ,âm cực thì sinh dương?cảnh giới vô chiêu ở đây nên hiểu rằng nó là cảnh giới cao nhất của hữu chiêu.như HLTBC của HTC tuy là cực dương nhưng HTC đã luyện nó đến mức cực cao nên trong chưởng pháp có kình âm nhu,
    hữu và vô trong đạo đức kinh đều từ đạo sinh ra chỉ khác tên tuy 2 mà 1 như vậy hữu và vô là 2 mặt bản chất của mọi sự vật tồn tại trên đời
    hai cái đó [không và có] cũng từ đạo sinh ra mà khác tên,đều là huyền diệu
    huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu,đó là cửa của mọi biến hóa kì diệu
    câu sau nói lên cả rồi
    cũng như PTD đã nói trên đời mọi thứ võ ông đều có cách phá giải như vậy thực chất cái gọi là vô chiêu cũng có cách phá,vô chiêu ở đây là do 1 cao thủ khi lâm trận biến hóa chiêu thức của mình để phá giải chiêu thức đối phương muốn đánh thế nào thì đánh,như lạc anh thần kiếm chưởng vậy tuy rằng có chiêu thức nhưng lúc đánh lại hoàn toàn biến đổi,có khi 5 hay 8 hư 1 thực có khi tất cả hư đều có thể thành thực như vậy lạc anh thần kiếm chưởng này cũng là vô chiêu rồi còn gì nhưng nó có hơn nổi cái HLTBC hữu cùng đâu chứ
    tui cho rằng cảnh giới vô chiêu mà KD muốn nói nó giống như 1 đỉnh núi có nhiều con đường hữu hình để lên tới nó và khi lên tới đỉnh thì chuyện đi bằng con đường nào là ko còn quan trọng nữa,khi đã lên tới đây thì võ công ai cũng như ai đánh nhau chỉ có hòa
    LHX tuy dùng ĐCCK nhưng PTD đã nói muốn cùng các cao thủ phân tài cao thấp ở cảnh giới cao thì còn cần đến 20 năm luyện tập nữa,khi đánh nhau ông này vẫn chưa đạt đến cái mức chỉ công không thủ có thể nói đây là do hỏa hầu
    Đông Tà hay Tây Độc chỉ nhìn vào bước đi Linh Trí Thượng Nhân mà nhận ra chỗ nhược yếu trong võ công của đối phương, giơ tay ra là xong hay như L?Zý Mạc Sầu đâu có thể hiện võ công mấy với ĐT mà HDS chỉ thoáng qua là đã chỉ cho DQ cách phá giải về điểm này thì LHX chắc phải 20-30 năm nữa để mà so với mấy lão ?võ công LHX vẫn còn kém lắm
  7. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Sao toàn thấy vận dụng Lão tử vào đây nhỉ? Không áp dụng triết học Mác xít Lê nin nít cái coi?
  8. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Đành lại nói về triết lý vô chiêu và hữu chiêu trong Độc cô cửu kiếm.
    Phi canh huynh đệ, huynh đệ đã nói không đúng rồi, LHX không phải là có võ công không cao bằng ĐT hay TĐ mà là nột công không thâm hậu bằng thôi. Ở đây chúng ta chỉ đang bàn luận về cái tuyệt diệu trong võ công mang bản chất vô chiêu thôi, chứ không đang bàn luận về kinh nghiệm võ công hay nội công của người nào hay hơn.Hơn nữa, võ công của một người cao hay không không phụ thuộc vào kinh nghiệm võ công của người đó(kinh nghiệm của người đó chỉ giúp ích cho người đó mà thôi, chứ không làm tăng trình độ võ công), và khi một người nhìn ra được chỗ sơ hở hay chỗ tử của đối phương chỉ qua một hay một số biểu hiện không rõ ràng thì không có nghĩa là người đó có võ công cao cường hơn người không có khả năng đó một cách tốt cho lắm( do hiểu biết hay kinh nghiệm chiến đấu hay lâm trận qua bao năm) MẶC DÙ một người có võ công thật cao cường thì có thể nhận biết được điều đó.Theo logic học mà nói, a --> b không tương đương logic với b-->a mà tương đương với pđ(b) --> pđ (a).
    Tuy nhiên,xét về kinh nghiệm võ công thì đúng là Lệnh Hồ Xung còn kém xa Đông Tà HDS hay TĐ ADP, nhưng nếu so về triết lý vô chiêu trong đường kiếm của LHX thì ý nghĩa hơn võ công của hai đại cao thủ đó nhiều và tại hạ tin chắc nếu LHX giao đấu với ho, NẾU KHÔNG SỮ NỘI LỰC MÀ CHỈ SỮ CHIÊU THỨC thì chắc chắn LHX sẽ đánh bại được họ.VÌ như tại hạ đã nói, VÔ CHÍNH LÀ cái gốc của HỮU và hai đại cao thủ đó dù có bao nhiêu chiêu thì LHX cũng sẽ có bấy nhiêu chiêu ứng phó, mà thậm chí là chiêu khắc vào chỗ tử của họ.
    Thế mới biết, cái triết lý huyền bí phương Đông, dưới ngòi bút của Kim Dung tiên sinh, đã trở nên sáng sủa và đẹp đẽ đến lạ kỳ, cuốn hút người ta phải suy ngẫm mà thấy cái huyền diệu của những điều bí ẩn trong đó:
    "VÔ CỰC NHI THÁI CỰC"
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 13:16 ngày 21/06/2004
  9. CuuMaTri

    CuuMaTri Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2004
    Bài viết:
    4.321
    Đã được thích:
    1.453
    Xóa theo hiệu ứng domino. Trong KHC kô nên bàn đến những vấn đề này, mong Đại Luân Minh Vương chú ý.
    Phải công nhận với huynh rằng chiến lược " Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng của.. người khác " cao thâm thật. Nếu không có chiến lược này thì có lẽ bây giờ chúng ta đâu có được bi bô trong KHC mà đang mặc xà lỏn trên đỉnh Trường Sơn ấy chứ nhể.
    Về Cửu Âm Chân Kinh thì theo tại hạ phần chủ yếu nhất, quý giá nhất của nó là ghi lại những yếu quyết, những điều cơ bản của võ học. Đây là những tinh hoa của võ học nói chung, không phải là nói về 1 loại võ công cụ thể nào đó. CACK cũng có phần viết về các loại võ công nhưng không phải loại võ công cao siêu gì lắm, ví dụ Cửu Âm Bạch Cốt Trảo chẳng hạn, có đánh được ai đâu. Có lẽ khi lấy CACK làm nền tảng và luyện 1 loại võ công thượng thặng nào đấy thì sẽ đạt tới cảnh giới tối cao chăng ?
    u?c kieuphong s?a vo 00:36 ngy 22/06/2004
  10. speedkn

    speedkn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    1.881
    Đã được thích:
    0
    He he, chen ngang tý, lạc đề
    đây, tui đây, hôm gì rớ rớ vô cái tô pít này cũng đoán ra ....... nhưng một là không có hứng + bận đi khảo sát ............. hầm bà lằng nhiều thứ (mà quan trọng nhất là hông có hứng )...............nên hông trả nhời hay tham gia (tui còn chưa đọc hết 1 bài nữa là)
    Tui mời bác vô đây là để bác tha hồ bình luận.......... để cái guest book đúng nghĩa là cái guestbook

Chia sẻ trang này