1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình luận về các chiêu thức võ công trong kiếm hiệp Kim Dung.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi LHX_NDD, 16/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ITforever

    ITforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Nghe vị đại hiệp này vận dụng triết học Lão Tử tìm hiểu Kim Dung mà tại hạ loạn hết cả đầu óc. Đại hiệp nói Độc Cô Cửu Kiếm vô chiêu vô thức tại sao có Phá Kiếm Thức, Phá Đao Thức và Phá X, Y, Z thức. Nếu đã là tuỳ tâm sử dụng thu phát địch cứ ra chiêu ta phát hiện sơ hở là chọc... :D thì cần gì phải phân biệt binh khí đối phương? Chờ nghe cao luận..
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Độc cô cửu kiếm không phải là không có chiêu mà là chiêu thức của nó được tổng quát hoá, tức là người sáng tạo ra loại võ công này đã tìm hiểu cách khắc chế những loại binh khí gần gần giống nhau đưa vào chung một loại chứ thật ra trong Phá đao thức còn có những cái nhỏ hơn như phá song dao, phá đơn đao, loan đao... Tuy nhiên KD lại cho rằng khi đã luyện ĐCCK đến cảnh giới cao nhất (tức là phải thông thạo 9 thức trên trước vận dụng nó tuỳ tâm nhưng mà 9 thức này bao hàm tất cả binh khí thiên hạ) thì mới đạt được vô chiêu. Cũng cần nói rằng trong cảnh giới vô chiêu cũng có cao có thấp chứ không phải vô chiêu là giống nhau hết đâu, chính vì vậy mà Phong Thanh Dương lão tiền bối bảo ngươi phải luyện 20 năm nữa mới đạt được một trình độ nhất định... trong truyện thì KD không nói cảnh giới ấy ra sao nhưng nhí phé như LHX mới học có mấy tháng mà ghê gớm như vậy thì 20 năm sao không biết ra sao. Thế mới biết ĐCCB suốt đời đi tìm người để cầu bại khó biết chừng nào....
    honghoavi
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0

    Nói chung tại hạ cũng khá đồng ý với ý kiến của các hạ đấy.Chỉ có điều vô chiêu không phải thuần Vô khi nó chưa đạt tới trạng thái dựa vào Hữu (hữu chiêu) để xuất hiện, tức là còn ở trạng thái vẫn còn phải sử dụng hữu của chính nó để hình thành vô, tức là mới ban đầu phải có phân biệt các chiêu thức(Tức là vẫn phải có phân ra làm Phá Kiếm thức, Phá Đao thức, Phá Tiễn thức,...).Nhưng lúc sau thì khi đã đạt tới đỉnh cao của nó, thì không còn cần phải phân biệt binh khí này với binh khí nọ, chỉ cần phát hiện chỗ sơ hở của đối phương là có thể đánh được rồi.Lúc đó cái thần diệu, thuần hậu hư vô
    Còn nếu cả hai đều sử vô chiêu thì mới tính đến những yếu tố khác như kinh nghiệm, tốc độ,...Nhưng suy cho cùng thì yếu tố vô chiêu khi xuất hiện trong các chiêu kiếm thì cũng sẽ khó có thể phân thắng bại một cách nhanh chóng.Đó là vấn đề.Có lẽ phải đấu với nhau ít nhất tới lần thứ hai mới có thể biết mà dùng vô chiêu để khắc chế vô chiêu.NHƯNG đây là điểm quan trọng, vị cao thủ nào khi đã đạt tới cảnh giới vô chiêu được rồi thì không có tinh thần tranh cao thấp một cách quá đáng đâu, họ chỉ an phận thủ thường, thuần nhiên như không, hư vô thanh tĩnh đối với thế sự và cuộc sống; hoặc nếu có thì cũng chỉ là để tìm kiếm niềm vui thông qua các cuộc đấu kiếm thôi(như Độc cô cầu bại chẳng hạn) chứ không bao giờ muốn tranh giành quyền lực làm gì.Do đó, đem vô chiêu ra để nói cao thấp cũng chỉ bằng thừa.
    Chân tạ các vị huynh đệ đã đọc.
    PS:Tại sao các vị huynh đệ lại không nói về Tịch tà kiếm phổ như tại hạ đã đề nghị vậy nhỉ?Chất nhân văn và ý nghĩa đằng sau chuyện muốn luyện Tịch tà kiếm phổ là phải trở thành thái giám là gì?Mong các bậc cao minh chỉ giáo.
  4. yen_nam_thien

    yen_nam_thien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    Cái này huynh đệ đã luyện qua rùi hả....................buồn cười
  5. sun_shine_sad

    sun_shine_sad Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    "Một người sinh ra được làm con gái, đã hạnh phúc gấp trăm lần hạng nam tử thối tha, huống chi tiểu thư là một trang thiên kiều bá mị đang độ thanh xuân. Nếu ta có thể thay chỗ của tiểu thư, đừng nói làm giáo chủ của Nhật Nguyệt thần giáo mà dù có làm hoàng đế ta cũng không thèm."
    - Đông Phương Bất Bại - Tiếu ngạo giang hồ ký

    Liệu đây có fải là cái chất nhân văn và ý nghĩa mà bằng hữu muốn đề cập chăng
  6. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    Hì hì, theo như tại hạ thấy cái khái niệm vô và hữu nó là thế này. hữu chiêu có nghĩa là các chiêu thức này đã gặp ở đâu rồi hay là đã có cao thủ nào dùng rồi---> các cao thủ khác mới biết mà đọc tên, .... vô chiêu nghĩa là các chiêu thức này chưa gặp ở đâu, chưa ai dùng--> các cao thủ khác ko gọi tên ra được. cũng như câu "cái đẹp ko nằm trên má của thiếu nữ mà nằm trong đôi mắt của kẻ si"; theo tại hạ bản thân 1 chiêu thức có thể là vô chiêu với người này nhưng lại là hữu chiêu với kẻ khác. cái khái niệm vô và hữu luôn là tương đối, không nên quá rạch ròi đâu là hữu đâu là vô vì như thế là kông đúng(hì kông dùng từ sai vì như thế là rạch ròi).
    Còn về tịch tà kiếm phổ thì hình như đây là loại võ công duy nhất có phân biệt giới tính khi học(chỉ cho con trai ) trả thế mà có câu gì đó ở bìa đó.
  7. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Càng đọc càng hồ... hồ... hồ... đồ !
  8. Futurus

    Futurus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2003
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Công nhận vào đọc cái chủ đề này, có lẽ Kim Dung lão gia cũng phải tôn các vị lên làm sư phụ.
    Về võ học, tất cả các chiêu thức dù cao siêu đến đâu đều có thể hoá giải được, kể cả trong truyện kiếm hiệp lẫn các chiêu thức thật của võ học ngoài đời. Có vị nào nói con người chỉ là một yếu tố, cái này thiếu, mà con người là yếu tố quan trọng nhất để sử dụng, điều khiển, và phát huy chiêu thức võ công đó.
    Phải công nhận có sự khác biệt giữa luyện tập và không luyện tập. Nhưng có những người có tư chất đặc biệt, luyện võ hoặc bất cứ một thứ gì, đều rất rất nhanh và lại hiệu quả, mà những người khác đánh đổi hàng chục năm chăm chỉ vẫn chưa chắc vượt qua được. Lấy vị dụ đơn giản nhất là Kiều Phong sử dụng cái võ gì đấy của vua Tống ngày xưa, đánh lại hết các võ công cao siêu khác ở Tụ Hiền Trang ý. Chiêu thức đơn giản, nhưng người sử dụng mạnh mẽ, nhanh nhạy, thì phát huy được sức mạnh.
    Tất cả phụ thuộc vào con người thôi các vị ạ.
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Những gì các hạ nói đều sai lầm hoàn toàn.
    Không phải hữu chiêu có nghĩa là các chiêu thức đã được gặp ở đâu rồi, và vô chiêu có nghĩa là các chiêu thức chưa được gặp ở đâu.
    Bởi vì, thứ nhất vô chiêu chính là tính chất của kiếm pháp, chứ không phải để ám chỉ một chiêu nào trong kiếm pháp đó;hơn nữa giả sử người nào đó đã từng thấy LHX sử Độc cô cửu kiếm với tính chất vô chiêu trong các đường kiếm của chàng để khắc chế một loại kiếm pháp hay võ công nào đó khác và lần sau cũng thấy các đường kiếm đó như vậy thì chẳng lẽ tính vô chiêu trong các đường kiếm đó biến mất mà trở thành hữu chiêu kiếm pháp(Chính vì các đường kiếm trong Độc cô cửu kiếm thật ra không nằm trong bất kỳ một hệ thống kiếm pháp hay loại võ công nào cả, dù có thấy rồi hay chưa thấy).Hay nói cách khác tính chất vô chiêu của các đường kiếm không phụ thuộc vào việc chúng có được nhìn thấy rồi hay chưa, bởi vì như tại hạ đã nói, chúng không cố định mà luôn "trôi chảy", tức luôn biến đổi sao cho phù hợp ở mức cao nhất trong sự khắc chế các chiêu thức phát ra ở đối phương và luôn nằm trong sự liên tục, thuần nhiên, hư không của tâm và ý.
    Thứ hai, chúng ta không rạch ròi giữa vô và hữu (mà tại hạ có bao giờ rạch ròi giữa vô và hữu không nhỉ?) bởi vì "Trung Vô hàm Hữu, trung Hữu tồn Vô" như tại hạ đã nói ở bài trước.Và Vô luôn là cái gốc của Hữu, lý do tại sao thì xin các hạ hãy đọc lại các bài trước mà tại hạ đã viết.Vô luôn là cái gốc của Hữu nên Vô luôn "thắng" Hữu(chữ "thắng" ở đây hiểu theo nghĩa là Vô khắc chế, kiềm hãm không cho phát triển hay phát sinh ra, quy định và chi phối Hữu).Vô chiêu luôn là vô chiêu dù là bất cứ đối với người nào, bởi vì bản chất VÔ của nó không bao giờ bị thay đổi và không phụ thuộc vào người đó có nhìn thấy, có biết hay chưa các đường kiếm mang tính vô chiêu đó;hữu chiêu cũng thế, bởi vì bản chất HỮU của nó không bao giờ bị thay đổi.VÀ chúng ta không nên lầm lẫn giữa Vô và Hữu, chúng có sự khác biệt tương đối một cách cao nhất nhưng cũng có sự tương thông với nhau một cách hài hòa nhất.
    Nói chung, mong các hạ bochet đọc lại các bài trước tại hạ đã viết.
    Còn về Tịch tà kiếm phổ không phải là một loại võ công phân biệt giới tính khi học.Nó chỉ khẳng định muốn luyện thành thì phải dẫn đao tự cung chứ đâu có nói là dành riêng cho nam nhi bởi vì nó chỉ đề phòng nếu nam nhi luyện thì buộc phải như vậy, còn nếu nữ nhi luyện thì có làm sao có "cái đó" để mà nói.Do đó, Tịch tà kiếm phổ, câu đầu tiên nhắc nhở một cách chung chung người luyện phải dẫn đao tự cung, nếu là nam nhi thì đương nhiên phải vậy, nếu là nữ nhi thì tất nhiên là không phải vậy.
    Xét lại thì mới thấy, nữ nhi không ham tranh giành quyền lực như nam nhi, nếu có thì chỉ an phận thủ thường ở một địa vị nào đó thôi chứ không khi nào có ý định phải vô địch thiên hạ một cách thái quá.Do đó, bộ Tịch tà kiếm phổ thật ra, Kim Dung tiên sinh đưa vào, là cốt yếu chỉ đề cập đến nam nhi luyện nó mà thôi chứ không nhấn mạnh là CHỈ có nam nhi mới luyện nó được.
    Chân tạ các hạ đã đọc.
  10. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của các hạ, tại thượng thấy ớn quá, ha ha...
    Tay tấn các hạ đã đọc, ha ha...

Chia sẻ trang này