1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình Luận về Đòn thế AIKIDO

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hunganh_2000, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã đưa dẫn chứng cụ thể cũng như hầu hết các võ sinh và các đai huyền đai tại VN đều không được học (và thấy ) động tác này rất quan trọng khi áp dụng vào đón thế của AIKIDO. Hầu như trong các buổi tập huấn các Sensei dếu có nói đến nhưng hầu như không ai để ý.
    Động tác này được thực hiện để làm cho Uke mất thăng bằng chứ không phải cuộn tròn theo lực đánh của Uke như trước giờ các thầy ở VN áp dụng. Do vậy không thực sự làm cho Uke mất thăng bằng .Nếu bạn có phim ảnh thì có thể quan sát lại rỏ ràng những để thấy các thầy người Nhật họ áp dụng như thế nào. Nhưng tập động tác này được đúng lại là một chuyện khác nữa :).
    Không đơn thuần chỉ là những động tác tập thở, hầu hết các động tác được coi là khởi động đều rất quan trọng trong đòn thế AIKIDO nhưng lâu nay không dược chú trọng và áp dụng.
  2. hunganh_2000

    hunganh_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Aikido là môn võ mượn lực của đối thủ nhằm khống chế đối thủ. do đó sự cảm nhận được lực của uke là một trong những vấn đề rất quan trọng của bộ môn. Tại nơi tôi học AIKIDO thì các động tác khởi chiếm 1/2 thời gian tập.
    Động tác Furekokyu là một trong những động tác tập cảm nhận lực của uke, hướng lực và chuyển nó theo ý của tori.
  3. hunganh_2000

    hunganh_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Aikido là môn võ mượn lực của đối thủ nhằm khống chế đối thủ. do đó sự cảm nhận được lực của uke là một trong những vấn đề rất quan trọng của bộ môn. Tại nơi tôi học AIKIDO thì các động tác khởi chiếm 1/2 thời gian tập.
    Động tác Furekokyu là một trong những động tác tập cảm nhận lực của uke, hướng lực và chuyển nó theo ý của tori.
  4. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    [Động tác Furekokyu là một trong những động tác tập cảm nhận lực của uke, hướng lực và chuyển nó theo ý của tori.
    [/quote]
    Ồ, nếu vậy thì quá hay. Xin bạn cho mình biết cụ thể hơn động tác Fune kogi undo được áp dụng ở đòn Shiho nage hay ude osae ?
  5. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    [Động tác Furekokyu là một trong những động tác tập cảm nhận lực của uke, hướng lực và chuyển nó theo ý của tori.
    [/quote]
    Ồ, nếu vậy thì quá hay. Xin bạn cho mình biết cụ thể hơn động tác Fune kogi undo được áp dụng ở đòn Shiho nage hay ude osae ?
  6. VanLyDocHanhDienBaQuang

    VanLyDocHanhDienBaQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    biết lý thuyết làm ăn được gì ?
  7. VanLyDocHanhDienBaQuang

    VanLyDocHanhDienBaQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    biết lý thuyết làm ăn được gì ?
  8. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    AIKIDO là một môn võ đạo khá đặc biệt! Vì vậy, chỉ những ai đã chứng kiến và hiểu được sức mạnh của AIKIDO mới có thể giải nghĩa được rõ ràng.
    Nếu chỉ đánh võ mồm, môn sinh AIKIDO sẽ không thể giải thích cho đối phương hiểu về năng lực KI. Nhiều môn sinh AIKIDO đã chứng kiến, nhưng năng lực chưa phát huy được KI, dù tập hàng ngày. Điều này còn khó giải thích gấp bội cho người đối võ sơ cấp. Tuy nhiên, chỉ có môn sinh này giỏi hơn môn sinh kia, chứ không có môn phái nào giỏi hơn môn phái nào!
    Về mặt kỹ thuật, AIKIDO có kỹ thuật niêm thủ (tương tự như Vịnh Xuân). Khi ra đòn, đối phương thường bị bộ pháp và thủ pháp của môn sinh khống chế, khó lòng phản công. Tuy nhiên ít được chính các môn sinh AIKIDO chú ý.
    Một đòn căn bản như Shiho Nage, mũi bàn chân được đặt ngoài vùng khống chế, mũi và đầu gối hướng ra ngoài nhằm tránh đòn phản công đều bị bỏ qua. Cũng chính vì lý do này, đối phương thường dễ dàng...rút tay lại được và tấn công bằng chân hoặc tay kia.
    Một yếu tố khác là rùn hơi thấp nhưng lưng thẳng. Tập luyện thành thục, sẽ không còn khái niệm đứng hay quỳ, và đối phương bị kéo căng, lật ngửa người, không còn khả năng phản công.
    Nói chung, các đòn thế AIKIDO không trọng về khóa, mà trọng về niêm. Đừng quá chú trọng vào việc ...bẻ tay đối phương!
  9. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    AIKIDO là một môn võ đạo khá đặc biệt! Vì vậy, chỉ những ai đã chứng kiến và hiểu được sức mạnh của AIKIDO mới có thể giải nghĩa được rõ ràng.
    Nếu chỉ đánh võ mồm, môn sinh AIKIDO sẽ không thể giải thích cho đối phương hiểu về năng lực KI. Nhiều môn sinh AIKIDO đã chứng kiến, nhưng năng lực chưa phát huy được KI, dù tập hàng ngày. Điều này còn khó giải thích gấp bội cho người đối võ sơ cấp. Tuy nhiên, chỉ có môn sinh này giỏi hơn môn sinh kia, chứ không có môn phái nào giỏi hơn môn phái nào!
    Về mặt kỹ thuật, AIKIDO có kỹ thuật niêm thủ (tương tự như Vịnh Xuân). Khi ra đòn, đối phương thường bị bộ pháp và thủ pháp của môn sinh khống chế, khó lòng phản công. Tuy nhiên ít được chính các môn sinh AIKIDO chú ý.
    Một đòn căn bản như Shiho Nage, mũi bàn chân được đặt ngoài vùng khống chế, mũi và đầu gối hướng ra ngoài nhằm tránh đòn phản công đều bị bỏ qua. Cũng chính vì lý do này, đối phương thường dễ dàng...rút tay lại được và tấn công bằng chân hoặc tay kia.
    Một yếu tố khác là rùn hơi thấp nhưng lưng thẳng. Tập luyện thành thục, sẽ không còn khái niệm đứng hay quỳ, và đối phương bị kéo căng, lật ngửa người, không còn khả năng phản công.
    Nói chung, các đòn thế AIKIDO không trọng về khóa, mà trọng về niêm. Đừng quá chú trọng vào việc ...bẻ tay đối phương!
  10. fourever

    fourever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    1. Xin hỏi động tác Funekogi undo dùng để làm gì?
     
    Funekogi undo là một trong những động tác cơ bản để huấn luyện bắp thịt. Bắp thịt dùng trong Aikido thường sắp xếp vào 3 trạng thái:
    1-      Thư giản (relaxation) năng lựợng dùng khoảng 10%
    2-      Căng thẳng  giản nở (tense expansion) năng lựợng dùng khỏang 40%
    3-      Căng thẳng lôi kéo (tense contraction) năng lượng dùng từ 80% đến 100%
    Bắp thịt ngực, cánh tay trong Aikido dùng trạng thái số 2 chứ không dùng trạngthái số 3.
    Thời gian dùng cũng rất ngắn, bình thường ở trạng thá1 1, khi cần thiết sẻ chuyển qua 2, rồi trở về lại 1.Trong một chiêu thức , sự thay đổi trạng thái của bắp thịt xẩy ra nhiều lần. Thơì gian để đổi trạng thái của bắp thịt rất là quan trọng. Luyện tập KI (Funekogi undo là một trong những bài tập cơ bản bước đầu của KI) sẻ tăng tốc độ thay đổi trạng thái bắp thịt.  
     
     2. Tenkan như thế nào là đúng?
     
    Tenkan là bộ pháp di chuyển thân hình (khoảng 180 độ) từ đối diện với Uke trở nên cùng một hướng với Uke. Trong võ thuật, tránh né chiêu thức thì dể còn hoà lẩn (blending) vào chiêu thức để tránh né thì khó.
    Tenkan sử dụng đúng thì cánh tay (bắp thịt ở trạng thái số 2) của Nage phải ở gần đan điền của mình rồi mới xoay ngươì, nếu cánh tay của Nage có dính liền (connect) với tay của Uke, sự di chuyển nầy sẻ tạo năng lực làm mất thăng bằng cho Uke (Uke sẻ phải di chuyển để có lại sự thăng bằng mới). Nếu Nage chỉ xoay như chong chóng trợt theo cánh tay của Uke, đó gọi là tránh né chứ không phải là hoà nhập, Uke có nhiều cơ hội để tấn công Nage.
    Để biết Nage Tenkan có đúng hay không, Uke cần nắm cánh tay của Nage cho chặt, Nage phải tenkan một cách dể dàng và khi di chuyển 180 độ, Uke phải mất thăng bằng.
    Khi một HLV đến võ đương xa lạ để dạy, tác động đầu tiên thường là Katate tori Gyaku hanmi tenkan  để đoán xem trình độ của võ sinh. Rồi từ đó mới quyết định dạy chiêu thức gì.      
    3. Hơi thở áp dụng khi tập như thế nào là đúng?
    Mặt dầu trong Aikido, bắp thịt trong một chiêu thức ở trạng thái 1 khỏang 70% và trạng thái 2 khỏang 30%. Năng lượng bắp thịt võ sinh cần dùng tương tự như chạy bộ đường trường Marathon. Võ sinh có thể tập Randori trong một thơì gian lâu. Cách thở không có khác gì với chạy bộ đường xa (thở dài và sâu ?"không có dùng miệng). Sự khác biệt tôi xin nêu ra sau đâỵ Khi Uke tấn công thì Nage bắt đầu hít hơi vào, hoà lẩn chiêu thức với Uke, khi đánh ngã Uke là lúc Nage thở ra (lúc đó Nage mạnh nhất) . Đối với Uke, lúc tấn công là lúc cần năng lượng, nên Uke thở ra lúc đó, khi Nage hoà lẩn với Uke, thì Uke hít không khí vào, khi bị té (Ukemi) là lúc Uke cần thở ra (phổi căng cứng với không khí thì cơ thể bị chấn thương khi té).
    4. Trục chính tâm của AIKIDO được sử dụng ra sao?
    Tôi không có hiểu cái từ ?ochính tâm? của bạn dùng rõ ràng, nhưng xin đoán để trả lời, nếu tôi đoán sai xin bạn giải thích lại câu hỏi.
    Trong Aikido, khi cơ thể của Nage và Uke nhập vào nhau, Nage xem đó là một. Khi cần di chuyển vòng tròn. Năng lượng của sự di chuyển nầy có được nhờ vào các bắp thịt, tay, chân của Nage. Nếu mổi bộ phận trong cơ thể của Nage di chuyển vòng tròn với nhiều trục quay khác nhau, sức mạnh không thể tập trung được nên không thể có đủ sức mạnh. Nhiều bài tập về Tai sabaki (irimi-tenkan, tenkan?)sẻ giúp tất cả mọi bộ phận trong cơ thể di chuyển đồng bộ với nhau. Một trong những sức mạnh của KI là khi tất cả mọi bộ phận trong cơ thể Nage di chuyển với 1 trục chính tâm mà thôi.
    Tôi có hứa với Sensei của tôi là không có truyền bá những chi tiết về tập luyện trong sách báo nếu không có sự đồng ý của thầy. Khi tôi đến vỏ đường khác để dạy thì không có sao. Nên không thể nói ra ở đây nhiều chi tiết khác hơn. Ngoài ra Aikido không có thể học hàm thụ, nên chỉ có thể góp ý chút đỉnh vào đây cho vui.    

Chia sẻ trang này