1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình Luận về Đòn thế AIKIDO

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hunganh_2000, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Sách do Kim Long ra 02 cuốn về AIKIDO của Sensei Shioda khá hay . Sách được viết vào năm 1963 nên có một số kỹ thuật hiện nay đánh có khác, bạn cần chú ý.
    Đân là cuốn sách nói khá kỷ về lý thuyết cơ bản của AIKIDO như: Đường tâm (trục chính tâm) , sức mạnh của khủy tay (Hiriki), cách chuyển trục để sử dụng sức mạnh của trọng lượng ... các bạn yêu thích AIKIDO nên có 2 cuốn này. Sách in trên giấy trắng , hình ảnh rỏ ràng. Giá cũng rẻ : 51,000 d/2 cuốn.
    Đang bán tại nhà sách Minh Trung (HCMC) đầu đường NTMK khúc Lý Thái Tổ.
    Thân
  2. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Đúng như anh Fourever nói. David cũng bị rơi vào tình trạng này, lúc đó tay bầm dập hết vì phải cố gắng ngăn chặn đòn tấn công mình. Nay thì tạm tạm và cũng chư có dịp thử với người cao to trên 1,8m nên chưa dám có ý kiến.
    David thấy một điều mà võ sinh ở VN nên thay đổi đó là cách tấn công của Uke. Hiện Uke ở VN tấn công không thực, không tung đòn hết sức nên khi tập luyện cả Nage và Uke không thể học hỏi gì hơn và trình độ không tiến được. Kỷ thuật AKIDO chỉ áp dụng hữu hiệu khi đối phương tung đòn với 80% sức mạnh trở lên.
    Khi Uke tấn công mạnh và Nage bíêt Tenkan , sử dụng đường tâm là có thể áp dụng được đòn AIKIDO môt cách nhẹ nhàng và ít tốn lực.
    Thân
  3. Hungkid3

    Hungkid3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Trước hết xin gửi lời cám ơn chân thành đến 2 anh: David va Forever. Những điều các anh viết ra, theo tôi cảm thấy là rất có ích cho các môn sinh của Aikido VN. Tôi đã theo dõi diễn đàn này ngay từ đầu và rất khâm phục trình độ cũng như sự hiểu biết của các anh.
    To anh David: Nếu anh muốn thử với Uke cao trên 1m80 và nặng gần 80 ký có thể liên hệ với tôi. . Tôi cũng rất tâm huyết với các kỹ thuật của Aikido, tuy các kỹ thuật của tôi hiện giờ cũng đã bớt thô thiển hơn xưa nhưng vẫn chưa có nhiều dịp tập luyện với người có thể trạng to, cao hơn mình (Vì tôi cũng đã cao 1m82 và nặng gần 80 ký lận). Hy vọng qua sự trao đổi giữa anh và tôi, tôi có thể nghiệm ra được nhiều cái riêng cho bản thân mình. Vì theo tôi thấy hầu như các thầy tại VN bây giờ, kg biết vì lý do gì, thường kg hướng dẫn hay giải toả được hết những thắc mắc thường gặp phải của những người đã tập 1 thời gian kha khá trở lên cả.
    PS: Xin anh David đừng lo, khi làm Uke không bao giờ tôi dùng dưới 80% sức của cơ thể để tấn công đâu.
    Nếu anh có hứng thú, xin vui lòng liên hệ với tôi. Số đt của tôi là: 098 900 4079. Hoặc là PM cho tôi biết. Tôi tập tất cả các buổi chiều trong tuần. Từ 4h30 đến 6h. Rất mong được trao đổi cùng anh. (Có lẽ tuổi đời của tôi còn nhỏ hơn anh nhiều, nhưng những gì tôi hiểu biết về Aikido chắc cũng không đến nỗi qúa tệ).
    Thân.
  4. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Fourever,
    Hôm trước David được Profile của anh trên web thấy anh có nghiên cứu về Taijutsu nên anh chỉ giáo thêm về thân pháp:
    Nhưng trước tiên là về cách ra đòn tấn công,
    - Lưc của đòn Uke ra phải như thế nào (tung đòn khỏang 80-100% lực )?
    - Khỏang cách maai khi tập
    Về thân pháp, nhờ anh nói rỏ hơn về cách luyện tập thân pháp như thế nào là đúng?
    - Mắt luôn nhìn thẳng vào Uke
    - Luôn duy trì cảm giác về phía trước, bằng cách đổi hướng phần hông đẻ né tránh đòn tấn công của Uke.
    - Khỏang cách giữa Uke và Nage sau khi né đòn tấn công là bao nhiêu là phù hợp để thuận tiện cho việc thực hiện đòn thế tiếp theo?
    Trong trường hợp Uke đứng quá gần và không kịp lấy Ma-ai, (khi đánh Radori) Nage có thể tung đòn Atemi để khống chế Uke không anh? Vì có những Uke (hơi xấu tính) khi đánh Radori lao vào thật gần Nage rồi mới tung Tsuki trong khỏang cách thật gần khó mà tránh né.
    Cám ơn anh,
    Thân
  5. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Chào Hungkid3,
    Bạn nên cám ơn anh Fourever là đúng nhất. Tôi cũng chỉ muốn học hỏi thêm từ anh ấy và cả những ai có những ý kiến hay.
    Thân
    Tôi đang tập ở Sàigòn và cũng mới tập lại nên kỹ thuật cũng chưa khá mấy. Tôi chỉ rảnh được sau 18h00. Bạn đang tập ở sân nào (Sàigòn hay Hà Nội)?
    Được Davidnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 09:19 ngày 08/09/2005
  6. Hungkid3

    Hungkid3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hiện tại tôi đang tập tại CLB HXH Q.3. Thời gian la các buổi chiều từ 4h30 - 6h. Vậy anh David đang tập ở đâu vậy? Tôi thì có may mắn hơn anh là được tập thời gian liên tục suốt 17 -18 năm nay (trước khi CLB HXH mở thì tôi tập bên CLB Bình Thạnh - 8 PĐL với thầy Thiện, sau này khi thầy đi nước ngoài thì tôi chuyển sang HXH cũng được hơn 10 năm rồi) nên chắc cũng tàm tạm. Chủ yếu là anh em tậ p với nhau là chính thôi. Khi còn là sinh viên rảnh rỗi cũng thường mang đồ đi các sân khác giao lưu lắm, nhưng bây giờ thì công việc bận rộn quá nên cũng không được siêng như lúc xưa nữa. Nếu anh có rảnh thì ghé sang CLB của tôi tham quan, giao lưu cũng hay. Còn không thì chiều CN từ 3h - 6h tôi có mặt tại CLB TDTT Quốc phòng II (Nhà thi đấu QK7). Anh có thể lên đó cũng ok.
    Thân.
  7. fourever

    fourever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    vì không biết viết gì, nên nói bậy bạ trong profile mà thôi. Tôi có Sandan khoảng 20 năm nay, nhưng sau đó không còn thích thú để thi lên đai nửa. Có lẻ đẵng cấp không quan trọng cho lắm, vì tôi hay dạy lớp tập huấn cho đai đen trở lên, nhiều người 3,4,5 đẵng từ các nơi vui vẻ đến tập thường xuyên. Có lẻ cái quan trọng ở tinh thần học tập, xem trọng lẩn nhau. Khi ra về ai ai cũng có một chút lợi ích cho mình.
    Mắt nhìn vào hai vai của Uke, khi Uke đá thì vai sẻ rùn xuống, khi Uke đánh thì nhìn vào vai để biết lực sẻ đi về hướng nào.
    Tránh né đòn thì rất dể, nhưng sao đó sẻ bị Uke tấn công tiếp, sau một lúc mình sẻ hết đường tránh.
    Sau khi tránh được nửa chừng, tay của Nage phải tạo sự nối liền với Uke để hướng dẩn Uke vào hướng khác khó lòng cho Uke tiếp tục tấn công tiếp. Khi cánh tay Nage đãng chạm vào tay hay vai của Uke, vậy anh biết khỏang cách giửa 2 người là bao nhiêu rồi.
    Khi Uke xông đến gần hơn tầm tay, Nage tấn công bằng Irimi nage hay Kokkyu nage (cả 2 đòn thế nầy có lối tấn công bằng cách chắn cánh tay sắp ra đòn của Uke), do đó Uke không có dịp để ra đòn khi quá gần.
    Tôi có nói, khi tập luyện, Uke nên ra đòn chậm với khỏang cách maai là cánh tay, sau một thời gian Nage sẻ quen. Anh sẻ thấy kỹ thuật của mình sẻ tiến bộ hẳn lên, lúc đó sẻ dể dàng ứng phó. Đòn ShihoNage có một lối đánh cận chiến rất hay, tôi ít khi thấy hình đánh như vậy, thử suy nghỉ đi nha
    thân
    ps:
    Anh Sui_Feng và anh Tristian,
    tôi đang bận nhiều công việc tại hãng, vài ngày nửa, khi rãnh tôi tìm vài hình về qùi gối seiza rồi viết một bài về nó.
    Cách tập nầy rất quan trọng, tôi sẻ nói lên cho các bạn tham khảo.
    Thân
  8. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Thank you for your kind attention.
  9. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh Fourever nhiều.
    Anh bận rộn công việc mà vẫn post bài lên cho anh em AKIDO VN tinh thần này thiệt đáng quý.
    Có lần đọc 01 bài của anh nói sơ về cách nắm tay trong đòn Shiho Nage, rằng nếu nắm đúng cách uy lực của đòn sẽ tăng. Theo tài liệu thì cách nắm cổ tay được thực hiện như sau - Uke tấn công bằng tay phải Shomen-Uchi , sau khi ten kan né tránh và dẫn Uke mất thăng bằng - "Tay trái nage sau khi chặn đòn của uke chém xuống ngang ngực, trượt tay trái xuống đến khi đụng xương ngay trên ngón tay cái của Uke. Bàn tay phải của Nage nắm chặt mu bàn tay phải của Uke từ phí trên đỉnh , ngón tay cái bấm vào cổ tay của Uke như thể đang bắt mạch."
    Việc thực hiện cách nắm này có tác dụng như thế nào trong đòn thế? có phải sẽ dể trong lúc quật ngã Uke hơn không vậy anh?
    Mong anh chỉ giáo .
    David
  10. take

    take Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Xin chào !
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Có lần đọc 01 bài của anh nói sơ về cách nắm tay trong đòn Shiho Nage, rằng nếu nắm đúng cách uy lực của đòn sẽ tăng. Theo tài liệu thì cách nắm cổ tay được thực hiện như sau - Uke tấn công bằng tay phải Shomen-Uchi , sau khi ten kan né tránh và dẫn Uke mất thăng bằng - "Tay trái nage sau khi chặn đòn của uke chém xuống ngang ngực, trượt tay trái xuống đến khi đụng xương ngay trên ngón tay cái của Uke. Bàn tay phải của Nage nắm chặt mu bàn tay phải của Uke từ phí trên đỉnh , ngón tay cái bấm vào cổ tay của Uke như thể đang bắt mạch."
    Việc thực hiện cách nắm này có tác dụng như thế nào trong đòn thế? có phải sẽ dể trong lúc quật ngã Uke hơn không vậy anh?
    Mong anh chỉ giáo .
    David
    [/QUOTE]
    Tui xin chia sẻ 1 chút kinh nghiệm về kỹ thuật này nha>
    Theo kinh nghiệm của tôi, "nắm" trong shihonage phải xuyên suốt từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc đòn, khi nắm, các phần trong lòng bàn tay phải sát (tiếp xúc hết ) vào phần cổ tay của Uke. Động tác nắm nắm nhẹ nhàng, nhưng chắc chắn, (kiểu này giống như lạt mềm buột chặt khi khi ta gói bánh tét vậy ), nếu bạn có thể thựchiện theo động tác này, thì việc khống chế bẻ tay của Uke ở phần kết thúc sẽ rất nhẹ nhàng, khi đưa Uke xuống đất, tự cách nắm tay sẽ khiến Uke có cảm giác cánh tay của anh ta như bị thắt chặt lại, bạn chỉ việc nhẹ nhàng bỏ tay kia lên cùi chỏ, cách để tay cũng tuân theo nguyên tắc: tất cả các phần có thể tiếp xúc trong lòng bàn tay áp sát vào Uke, theo tự nhiên, toàn bộ cơ thể của bạn sẽ tạo áp lực lên trên cùi chỏ, và cả phần cổ tay nắm của Uke, bạn chỉ việc xoay nhẹ nhàng phần cổ tay dưới của Uke như kỹ thuật ở Đai trắng, Uke sẽ rất đau, Cái đau này khác hẳn với kiểu khống chế dùng sức lực ở cấp đai màu." Một điểm nữa là từ đầu đến cuối, lưng, cổ và đầu của To-ri phải cùng trên một đường thẳng. Thẳng lưng thôi thì chưa đủ đâu !
    Xin các bạn cho ý kiến chia sẻ thêm kinh nghiệm. Ở động tác này của đòn Shihonage, tôi không cần dùng sức để bẻ hay đè cánh tay của Uke.
    Tảiliệu mà bạn trích dẫn dĩ nhiên là chính xác, nhưng một điều quan trọng hơn, đó là ma ai, ở đây, ngoài ma ai giữa To ri va Uke, một điều không ai để ý nữa là còn vấn đề ma ai nội tại, đây chính là ma ai của chính to ri, tôi xin đưa ra vấn đề này, vì thấy nó cũng quan trọng.
    Theo thiển ý của tôi, ma ai nội tại là điều chính yếu để một người luyện aikido ở cấp đai cao cao có thể cải thiện đòn và hoàn thiện các cách đánh của mình. ma ai nội tại làm cho động tác của bạn tự nhiên, và một điều nữa, là dễ dàng tạo ra "nhất điểm" nghĩa là toàn thân là 1. (hì, , nói một cách nào đó, thì đây cũng là một phần của câu "Vũ trụ nhất gia", nhưng tôi không dám nghĩ vì cái này to tát quá, chỉ lạm bàn 1 tí thôi)
    Trở lại với đòn Shihonage, cách nắm tay mà David đưa ra là rất đúng, nhưng khoảng cách ma ai nội tại (từ chổ bạn nắm tay đối thủ, đến vai của bạn ) khôngbao giờ được vượt quá khảong cách ma ai chuẩn ( khi bạn thẳng lưng và đầu, giơ cánh tay ngang vai và hướng về phia trước, nói cách khác, ma ai chuẩn là khoảng cách 1 cánh tay, giống như khi bạn so hàng "đội hình đội ngũ" ở Phổ thông vậy ! ,)
    Trong đòn Shihonage, nếu khi nắm uke, bạn vượt quá ma ainội tại của mình, thì bạn sẽ khó có thể giữ được thăngbằng, và đòn thế có thể đánh được, nhưng dùng nhiều sức, còn nguợc lại, nếu giữ được ma ai nội tại đúng cách, uke sẽ luôn ở trạng thái mất thăng bằng, hoặc không giữ được thăng bằng ( = té hoặc dễ té). lúc đó bạn thực hiện đòn dễ dàng và thoải mái hơn nhiều.
    Thân.
    Được take sửa chữa / chuyển vào 01:40 ngày 13/09/2005

Chia sẻ trang này