1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình Luận về Đòn thế AIKIDO

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hunganh_2000, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Học võ rất khó học qua hàm thụ. Tôi cũng cố gắng tưởng tượng và trả lời cho bạn đây. Hy vọng giúp ích được chút gì cho bạn.
    Trong trường hợp bị Uke kéo Tori về phía Uke(trong bộ Aihami), bạn nương theo lực kéo lướt người lên phía trước cắt chéo tay của Uke , chân sau hơi nhích về phía Uke (khoản 01 bàn chân), xoay hông lấy chính tâm kéo Uke mất thăng bằng rồi tiếp tục thực hiện đòn. Tôi sẽ post hình đòn này trong thới gian gần nhất.
    Việc bạn đánh đòn bị Uke né tránh cũng bực thiệt :(. Để tập đòn thế căn bản thì Uke phải hiểu như thế nào là lam Uke cho đúng. Như đã nói trong 01 bài nào đó, Uke phải tấn công thật sự và không thay đổi hướng tấn công này để Tori hợp lực mà ra đòn. Việc Uke dùng lực để ngăn cản Tori hoàn tất đòn thế là điều cấm kỵ. Uke là người giúp Tori trong việc hoàn thiện đòn thế và là người chỉ cho Tori những chổ sai của mình, Uke cũng là người được lợi khi tập với Tori.
    Trong trườg hợp này không phải bạn đánh sai mà Uke không hiểu rõ về nhiệm vụ của Uke. Bạn hãy thảo luận lại với bạn tập để có sự hợp tác tốt hơn . Trong trường hp bất khả kháng thì bạn hãy đổi Uke để hoàn thiện kỷ thuật của mình.
    Khi thật vững các kỹ thuật cơ bản thì bạn mới dùng Uke "hay phá" đó để luyện tập các biến đòn.
    Thân
  2. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    to anh Davidnguyen08:
    * anh nói đến biến đòn làm em tỉnh ra. Xin nói với anh là tên Uke này chỉ là xanh 1 vạch thôi, to con và có tập (chắc chắn là có) 1 môn võ gì đó trước. Mỗi lần thấy hắn tập chung với các bạn đồng môn tướng "thư sinh" là hắn lại làm vậy làm họ không tập được . Em thì tướng "mỏng" và ở cấp đai cao hơn hắn. Khi bạn em (cùng cấp với hắn) tập và lại bị hắn làm trò đó. Bạn em hỏi nhờ em chỉ và cũng như lần trước hắn lại kéo. Em có làm giống anh chỉ: nương theo lực kéo và xoay nhưng tay hắn quá khỏe so với em( có lẽ em chưa di chuyển để thoát khỏi hoàn toàn hướng chính của hắn) , tình cờ thuận theo đó em lướt người lên đồng thời tay tự nhiên thoát ra và đánh đòn Tenchinage. Hắn hoàn toàn bị bất ngờ và ngã đập đầu xuống thảm( do bị bất ngờ và em đánh hơi mạnh tay). Khi thoát tay và đánh đòn Tenchinage lúc đó em đánh ra hoàn toàn theo phản xạ tự nhiên, không có trong dự định và áp nguyên cả cánh tay vào mặt hắn. Dĩ nhiên là hắn không sao cả nhưng bị "hết hồn". Sao đó em nói với hắn là nên thả lỏng vì đây chỉ là tập luyện và sau đó hắn đã "mềm" hơn rất nhiều khi tập với các bạn cùng cấp.
    * Em vẫn còn thấy khó chịu về vụ đánh không đúng đòn đó. Mong anh post hình hay có Video clip minh họa thì tốt. Cảm ơn anh nhé.
    Được chentaibk sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 11/01/2006
  3. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Kinh quá!!!! Nhưng cũng là bài học cho mấy bác ỷ to con phá phách người yếu.
    Chúc bác Chén Tái Bách Khoa luyện thành công.
  4. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    @ Chentaibk: Theo tôi nghỉ thì bạn dùng đòn Tenbin nage thì phải.
    Uke còn khả năng kéo tay bạn lại tức họ chưa mất thăng bằng. Do vậy khi nương lực uke lướt người vào kéo Uke khỏi vị trí ổn định - bạn nên chú ý di chuyển, kéo Uke bằng cả thân người. HY vọng bạn sẽ tập được đòn này.
    Thể lực là con tàu chuyển tải kỹ thuật. Nếu bạn giỏi kỷ thuật mà thể lực yếu thì cùng khó giỏi. Bạn nên khuyên các em nên chú ý luyện thêm thể lực nhe.
    Mấy hôm nay bận quá nên chưa pót được hình. Tôi sẽ cố gắng post trong thời gian sớm nhất. Sorry nhe.
    Thân
  5. adlm

    adlm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cho tui góp thêm chút ý kiến. Tui mới khám phá ra diễn đàn này và thấy hay hay. Xin khen phục các anh chị em đã viết được thành văn đòn thể Aikido. Chuyện này không phải dễ?
    Trở về chủ đề, trong Aikido nếu Uke biết trước đòn đánh thì rất dễ chống cự lại. Như bạn David và Chentai đã nói, biến đòn là ?~thượng sách?T vì Uke sẽ không biết mình vô đòn gì thì khó mà chống cự lắm.
    Các bạn nói đúng. Aikido trước khi vô đòn phải làm Uke mất thăng bằng. Cái khó là chỗ đó. Trong mấy Post trước, tui nhận xét là các bạn đã hiểu khá nhiều về cơ bản Aikido.
    Lúc Uke ra đòn nắm tay, Uke có thể nắm bằng 3 cách. Nắm tại chỗ, nắm đảy tới và nắm kéo về phía Uke. Ít khi Uke nắm để nắm và không làm gì khác. Thường thường là nắm đề đấm với tay kia.
    Vì vậy khi bị nắm hoặc trong tất cả những thế tấn công khác của Uke, việc đầu tiên là phải ra khỏi trụ tấn công để tránh cái đá hay cái đấm từ tay kia. Những thế di chuyển taisabaki là để cho môn sinh áp dụng vô những lúc này :
    Uke đẩy thì dùng Tai no henko hay tenkan
    Uke kéo thì lướt vô Irimi hay tenkai.
    Cái mà tui chưa nghe mấy người đề cập tới là cái ?~góc?T vô so với hướng của thế công.
    Thêm chút xíu nữa. Phản đòn trong Aikido gọi là kaeshiwaza và là đòn thi 2 đẳng Aikikai. Đừng lầm với Henkaza (chuyển đòn), bắt buộc trong đòn thi Shodan Aikikai bắc Mỹ.
    Thôi không dám dài dòng nữa, nếu có gì sơ ý xin mấy bạn bỏ qua ?
    Được adlm sửa chữa / chuyển vào 02:18 ngày 21/01/2006
  6. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Đây là đọan phim của đòn Shihonage bộ Aihami : http://www.sendspace.com/file/l0jbm5
    @ adlm:
    Hoan nghênh bạn đến với mục "Bình Luận đòn thế Aikido". Mong được sự đóng góp của bạn để những Aikidoka VN có thêm những thông tin hữu ý.
    Về góc vô so với hướng tấn công , theo thông tin của anh Fourever cung cấp thì thông thường là 30 độ. Áp dụng trong luyện tập tôi thấy hợp lý.
    Nếu có thông tin nào khác xin anh chỉ giáo và giải thích.
    Thân
  7. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Sao mà nó báo "Sorry, the file you requested is not available. All files are available for a limited period or until the maximum bandwidth limit is reached. For more information please check our FAQ''s". Không down được anh ui
  8. adlm

    adlm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0

    Tui chỉ xin nhắc lại vài cái căn bản chính của Aikido trong tư thế nage (không theo thứ tự)
    1.Lúc vô đòn làm Uke mất thăng bằng (đã nói rồi)
    2.Lúc nào cũng giữ Uke mất thăng bằng. 1 số đông Nage cho Uke lấy lại thăng bằng
    3.Thả lỏng người lúc bị nắm mạnh.
    4.Trục chính tâm (đã nói rồi). Tui chỉ xin nhắc thêm là làm sao mắt (hướng nhìn), tay và đầu ngón chân lúc nào cũng cùng 1 hướng (align).
    5.Đan điền và trục chính tâm là 2 điểm chính hầu như trong tất cả mọi ?~khía cạnh?T của aikido
    6.Lúc thở thì nên hít hơi vô và dồn hơi xuống đan điền, như vậy trọng tâm sẽ vững. Nếu trọng tâm vững thì tenkan sẽ nhỏ và nếu tenkan nhỏ thì chân sẽ không chè bè và nage sau khi tenkan có thể di chuyển sang thế khác liền (như lướt vô irimi)
    7.Lúc quăng Uke thì nên chiếm đan điền Uke. Như vậy thì bắt buộc Uke sẽ té nổ. Dùng hông và lực hông để chiếm đan điền Uke.
    8.Không bao giờ đối xứng với hướng công của Uke, nên vô trệch hứơng (deviate)
    Trong diễn đàn mình hay nói tới căn bản trong phương vị Nage. Uke cũng có 1 ít căn bản phải nhớ để tránh bị thương. Trong bất cứ các thế đánh, Uke nên
    1.Ráng theo Nage và ráng đừng để mất thăng bằng. Như vậy thì Uke sẽ trong tư thế sẵn sàng để phản đòn (kaeshiwaza) haqy chuyển đòn (henkawaza). Nếu Uke đạt tới mức này thì có thể Nage sẽ mất thăng bằng ...
    2.Trong bất cứ tư thế Ukemi nào, tránh cho xương sống va chạm với dất (đã nói rồi)
    3.Thà lỏng người lúc té, cứ để người theo thế đánh của Nage, nếu sợ thì người sẽ không thả lỏng được.
    4.Tay chớ nên để quá thẳng (nên cẩn thận cù chỏ)
    5.Lúc lăn ra đằng sau (ushiro ukemi) không nên để cánh tay lòi ra ngoài.
    Tui chỉ dám nhắc tới mấy căn bản này mà không dám đề cập tới cách thức đòn thể vì Aikido tuy đòn không nhiều nhưng rất có nhiều cách vô đòn. Tui đọc mấy bài mấy anh đã viết thì thấy phần đông là đòn căn bản. Những đòn đó còn có nhiều cách vô khác. Chính vì vậy mà ở ngoại quốc có rất nhiều seminar để cho võ sinh có dịp học hỏi thêm.
    Quan niệm tui về võ hơi khác 1 số anh em trên diễn đàn. Đối với tui, võ là võ thuật (martial art) chứ không phải là võ học (martial sciences). Mình phải hiểu căn bản của từng đòn và áp dụng cái căn bản đó cho mình. 1 đòn có thể đánh bằng nhiều cách và đối với những người mới nhập môn, nhiều khi họ tưởng chỉ có 1 cách duy nhất mà thôi.
    Nếu mình hiểu rõ căn bản thì mình có thể ?~biến chuỷên?T thế đánh 1 cách dễ dàng. Nếu mà nghĩ theo kiểu ?~võ học?T thì gặp trường hợp khó khăn thì chắc ... chỉ đứng cười ruồi. Tui có đọc 1 chủ đề nói trong lớp huấn luyện thi Sandan mà có người bị nắm katate tori mà đứng ì ra luôn không làm gì được hết ..., theo tui nghĩ nếu người đó hiểu căn bản thì chắc xoay sở được. Ví dụ: cái thế ?~chèo thuyền?T Funekogi undo, là 1 cách tập khí và cũng tập cho mình chuỷên trọng tâm và hạ thấp đan điền. Nếu áp dụng với cái thế tay trong Kokyuho tập lúc cuối giờ, thì hầu như mình sẽ thoát khỏi được khá nhiều thế nắm, dù mạnh hay không.
    Aikido coi dễ mà khó, và cũng như tất cả các võ khác, nếu không hiêủ căn bản mà chỉ thuộc đòn thì sẽ khó tiến xa. Khác với mấy võ khác, Aikido cần rất nhiều thời gian để nắm vững kỹ thuật.
    Aikido mình đòn rất biến hóa vá lúc ra đòn thì ít khi Nage nghĩ trước là sẽ đánh đòn nào, trừ khi là đai thấp hoâc đai cao. Cách tập ở ngoại quốc cũng khá khác cách tập ở Á Châu nói chung và VN nói riêng. Tuy chương trình thi của mỗi cấp đã đưọc xác định rõ ràng, nhưng lúc tập thì tất cả mọi cấp đều tập giống nhau, (có nghĩa cùng 1 đòn) và mỗi đòn phaỉ đổi Uke. Ai muốn tập với ai thì tập chứ không bắt buộc võ sinh cùng cấp tập chung với nhau. Vì vậy thời gian để lên đai khá lâu như mấy anh đã thấy trong chương trình thi anh Fourever đã đưa ra.
    Ở bên này, muốn thi shodan, 1 võ sinh có khiếu cần ít nhất là 6 năm tập. Theo tui được biết thì có 1 số đòn bên VN đánh khá khác bên này. Chính vì vậy mà tui không phê bình hay cho ý kiến khi các anh diễn tả đòn thể. 1 cái khác nữa là việc Uke ?~chống?T lại Nage, bên này lúc cấp 3 hay 2 trở lên, tuy không nói ra, nhưng có 1 số võ đường ?~chấp nhận?T chuyện trên để Nage ?~học hỏi?T thêm. Việc này thì tùy thầy, tuỳ võ đường.
    Không biết anh Fourever còn tham dự diễn đàn nữa không. Anh ở Boston chắc là biết sư phụ tui, Kanai sensei. Ông ấy đã qua đời năm 2004 khi cho seminar ở Toronto. Anh có biết anh Vũ ở NEAikikai không? HLV chính ở võ đường anh Fourever, nếu tui không lầm thì hồi xưa là học trò của Kanai sensei thì phải. Nếu anh có tham dự seminar của NEAikikai thì thế nào cũng đã gặp HLV chính của tui, Claude Berthiaume, học trò ruột và cũng là học trò ?~nối ngôi?T của Kanai shihan luôn.
    Tui xin lỗi trước lá vì xa VN đã lâu và ít biên tíêng Việt nên có thể dùng chữ/văn/từ không được đúng lắm, mong mấy bạn thông cảm.
  9. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn anh Davidnguyen08 đã gởi cho đệ hình ảnh đòn Shihonage. Chúc anh năm mới nhiều sức khoẻ và thành công mới. Anh có thể cho đệ địa chỉ để download các clip về đòn thế Aikido như vậy không ?
  10. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng năm mới.
    @ adlm: Cám ơn Adlm đã cho anh em bên nhà một số thông tin hữu ích. Nếu được mong anh bỏ chút thời gian đóng góp một số bài để anh em thêm hiểu rỏ hơn về căn bản.
    Căn bản rất quan trọng. Nếu hiểu được rỏ căn bản, chuyên tâm kuyện tập thì những kĩ thuật "thần bí sẽ đến". Mong nhận được sự đóng góp của anh cho Aikido VN.
    Hôm nay rãnh rang đôi chút mình post hình để anh em không down kịp nghiên cứu.
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Các bạn để ý vị trí chân sau của Nage hình h1 và h2 . Nage di chuyển chân sau vào vị trí mới để thóat khỏi đường tâm của Uke và dẫn Uke vào đường tâm của mình.
    Tài liệu bằng hình ảnh chỉ một phần giúp các bạn thêm 1 phần nào thôi chứ luyện tập và kiếm được người hướng dẫn giỏi mới có thể giúp các bạn tiến bộ.
    Thân
    Được Davidnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 20:22 ngày 29/01/2006

Chia sẻ trang này