1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình Luận về Đòn thế AIKIDO

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hunganh_2000, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. adlm

    adlm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cung chúc tân xuân tất cả mọi ngươì. Tui không ngờ mùng 1 tết mà anh David cũng vô đây nữa ...
    Cách thoát và vô đòn này (H1 cho tới H3) là 1 trong những cách thoát căn bản, có thể áp dụng cho những thế công Ryotetori, Morotetori, Yokomen và 1 số đòn Ushiro. Từ H3 chở đi, mình có thể áp dụng ít nhất Kotegaishi, Shihonage, iriminage, Koshinage v.v...
    Chỗ tui tập thì vô hơi khác chút xíu. Sư phụ tui là học trò ruột của sư tổ và ông ấy cũng 6 hay 7 đẳng về kiếm thuật (Iaido), có thể vì vậy mà có chút khác biệt. Tui xin nhắc lại 1 ít chi tiết mà nhìn tronh hình không thấy rõ.
    H1, H2 và H3: Cách đánh thì phiá ngòai giống thầy Tissier. Quan trọng là cái tay không được nắm tay Uke, chỉ nắm lúc ở H3 qua H4. Tại sao không nắm vì nếu nắm thì dùng cơ bắp nhiều hơn là hông. Tay phải chỉ mở ra trứơc khi Uke nắm (H1), úp lại qua 1 vòng tròn nhỏ (H2), và dùng ngón tay cái khi úp lại để nắm tay Uke (H3).
    Chỗ tui khác vơí thầy Tissier từ H3 trở đi. Lúc ở H3 sang H4, tụi tui dùng lực hông nhiều hơn. Cách đánh của tụi tui là như mấy người đeo kiếm ở hông trái và rút gươm ra ít nhất 45 độ trước mặt Nage (thầy Tissier) về phía tay phải. Đây tui nói 45 độ để cho mấy người hình dung thôi và biết là không có ngừng kiếm ngay trước mặt.
    Tay rút kiếm phải thẳng, chân phải thì qua bên phải hơn thầy Tissier chút xíu và tấn thì hơi hoi giống Zenkutsu dachi (1 loại đinh tấn). Tui nói đây là phải bước chân phải sang chút xíu để giữ thăng bằng.Tay Uke thì tụi tui xoắn hơn và Uke phaỉ ?~nghiêng?T người hơn chút xíu về phía Nage và đứng trên đầu ngón chân nếu xoắn đúng cách.
    Muốn biết mình làm đúng hay không, nên để ý đén những điểm sau: Uke lúc nào cũng phải đứng trước mặt Nage ở H4. Về Maai thì tay trái của Nage có thể atemi (đụng) được mặt, ba sườn hay bất cứ chỗ nào khác của Uke. Tay trái của Uke sẽ không đụng/ đấm được Nage.
    Cách đánh theo kiểu tui thì người nào không quen thì sẽ thấy khó vì dùng lực hông nhiều. Dân kiếm thuật Iaido thì quá quen vì là tư thế rút kiếm.
    Nếu đánh Shihonage Omote thì Nage nên dùng tay trái để ?~phụ?T tay phải. Lấy cù chỏ traí ?~lót?T vô cù chỏ Uke và ?~nhấc?T lên chút xíu; bàn tay trái thì ?~phụ?T nắm tay phải Uke. Như vậy thì Uke sẽ không rụt tay về và vẫn bị mất thăng bằng, vì nếu hắn làm được thì hết vô Shihonage. Lúc này nhớ vẫn giữ tay phải của Uke thẳng (extension). Vô kiểu này thì Uke bự cách mấy cũng chịu thôi, tin tui đi.
    Có thể đánh Omote hay Ura và có nhìêu cách bước vô để kết thúc đòn Shihonage. Cái này thì tuỳ mấy bạn. Nếu khi lướt vô Omote mà tay trái Uke đụng được mình thì có chuyện gì không ổn rồi đó (cho Uke lấy lại thăng bằng, lúc ?~rút kiếm?T chưa ?~kéo?T đủ hay chưa xoắn đủ tay Uke).
    Nếu làm quen rồi thì có thể đứng nguyên và dùng lực hông và tay (H1 ?" H3) cũng đủ, khi Uke vừa nắm tay, không cần chuyển chân như thầy Tissier. Có thể thầy Tissier phải làm như vậy để cho mọi người thấy cách chuỷên động.
    Mong rằng những chi tíêt này không quá ?~hồ đồ?T với anh em ...
    Được adlm sửa chữa / chuyển vào 10:46 ngày 30/01/2006
  2. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn ADLM đã tặng món quà Tết thú vị. Bài viết của anh rất chi tiết và có những thông tin bổ ích cho Aikidoka VN. Nhất là những chi tiết mô tả động tác rút kiếm, kĩ thuật nắm tay và khống chế tay Uke khi vào đòn. Mong anh có nhiều bài viết để anh em có thêm những tài liệu hữu ích.
    Tôi xin bổ sung 01 ý nhỏ trong đòn Shiho nage (căn bản - vì nếu nói như theo hình của thầy Tissier sẽ không chính xác- do thầy Tissier đánh đòn này theo trình độ của thầy :(( ) - đó là động tác xoay người chuyển từ H4 - H5. Theo tôi chúng ta nên tập từng bước:
    1. Bước lấn chân sau lên sau khi đã khống chế tay Uke như ADLM đã nói và làm Uke mất thắng bằng.
    2. Sau khi ổn định, Nage xoay người quật Uke té.
    Đừng vừa nâng tay Uke vừa xoay người (khi bạn đang luyện căn bản), vì khi làm 2 động tác cùng lúc dễ làm bạn trả lại thăng bằng cho Uke và cũng làm cho bạn đánh đòn lộp chộp.
    Nếu anh em có xem qua nội đệ tử SUZUKI - san dan - đánh đòn thì sẽ thấy đòn thế họ ra rất vững vàng, không hấp tấp. Họ luôn cảm nhận và đợi Uke vào đúng những vị trí cần thiết rồi mới thực hiện những động tác tiếp theo, rất khoan thai và tinh tế (như vậy mới thể hiện được tinh thần của người Nhật). Đánh đòn như vậy mới thề hiện được cái THẦN của Nage, đòn thế mới đẹp hơn.
    Thân
  3. adlm

    adlm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Tui quên mất nói về phương vị Uke.
    Để tránh bị thương cù chỏ, ở H5 trở đi nên làm như sau (những gì tui nói đây không có trong hình):
    1- Thả lỏng cơ bắp (relax), không nên gồng
    2- Lúc bị Nage ?~bẻ xoắn?T tay phải, nên cong tay lại và người hơi hơi xoay chút xíu, theo ngược chiều kim đồng hồ. Cùng lúc đó kê đầu (tai) vô cánh tay đang bị nắm.
    Làm như vậy sẽ tránh bị bong gân ở cù chỏ. Trong đòn này hay bất cứ đòn nào bị Nage ?~chấn?T cù chỏ (như udekiminage) thì không bao giờ duỗi tay quá thẳng.
    3a- Nếu muốn lăn về phía sau thì ở H6 chân trái nên quay ra phía sau và đặt ở bên phải của chân Uke và trên đầu ngón chân (sau chân phaỉ của thầy Tissier trong H6), cùng lúc kê đầu/tai vô tay (đầu càng sát càng tốt). Nếu làm vậy thì mình sẽ nghiêng về phía Nage hơn là trong hình và cũng không nên nhìn về hướng Uke đang nhìn như trong H6.
    Nếu quay đầu như tui nói thì hướng nhìn sẽ theo phía ngón chân thầy Tisser ở H6.
    3b- Nếu muốn té nổ thì cũng đem đầu về tay như đã nói, chân không quay và đứng như Uke trong H6. Uke sẽ ?~mượn?T cánh tay Nage làm ?~điểm tựa/ trục?T để xoay người té nổ.
    4- Lúc làm quen rồi thì ráng làm sao mà kéo tay bị nắm về gần mình, càng gần càng tốt và quay chân như đã nói nhưng không nên để 2 chân quá ?~chè bè?T. Chân cũng vậy, nên đem về gần. Người đừng quá nghiêng và giữ hơi nơi đan điền (hay thấp đan điền xuống). Nếu mấy bạn làm được như vậy thì lúc đó Uke đang chuyển từ thư thế Uke sang Nage để phản đòn.
    Cái khó ở đây là làm sao mà nage không có cảm giác là mìng ?~chống/ghì?T lại.
    Nếu đem tay về gần được thì mình vẫn giữ được ?~trục chính tâm?T, tuy nó không thẳng nhưng hơi hơi ?~nghiêng?T 1 tí thôi. Lúc đó muốn phản đòn thì không khó, nhưng đó là chủ đề khác.
    Xin nhắc lại là có nhìêu cách đánh, cách này là theo chỗ tui tập. Có thể bên VN té kiêủ khác.
  4. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Bravo sư huynh adlm ! Ở sân đệ tập lâu lâu cũng thấy vài sandan thỉnh thoảng vẫn tập "chống lại" nhau và phản đòn rất hay. Các sandan này tập theo Tenshinkai trong đó 1 người được thầy Đặng Thông Phong cấp giấy chứng nhận đẳng cấp. Mong huynh diễn giải sâu hơn 1 chút về phản đòn trong Aikido.
  5. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Theo ý tôi "phản đòn" trong AIKIDO là cách mà người Uke cảm nhận lực đánh , đòn thế của Nage không chuẩn và khi đó Uke sẽ trở thành Nage. Vậy Phản đòn trong AIKIDO là 01 trong những phương pháp để luyện tập cách cảm nhận và hợp lực với Uke. Thiết nghĩ các bạn nên nghiên cứu "Phản đòn" theo hướng đấy.
    Một đòn thế hòan hảo bao gồm nhiều yếu tố . Một trong những yếu tố ấy là sự bất ngờ. Do vậy khi đối luyện giữa 2 Aikidoka nếu chúng ta nếu không thấy rõ mục đích của sự luyện tập Phản đòn chúng ta sẽ khó giúp bạn đồng luyện và ngay cả bản thân tiến bộ.
    Trên đây là thiển ý của tôi, xin các bạn đóng góp.
    Thân
  6. adlm

    adlm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    @ Chentai : Tenshinkai và Aikikai là 1 chứ đâu phải là hệ phái mới gì đâu! Thầy Phong đã viết 1 bài về phản đòn và nếu tui không lầm thì đã đăng trên báo ?~Black belt magazine?T vào năm 2000 hay 2001 gì đó.
    @David nói đúng 1 phần. Tui xin gót chút ý kiến.
    Phần phản đòn rất khó gỉai thích nếu không có hình hay clip. Để tui ?~gỡ gạt?T biên thử xem mấy người có hiểu không. Xin lỗi trước là văn không được khá lắm ?.
    Nói về lý thuyết phản đòn thì làm sao đừng để Nage làm mình hoàn toàn mất thăng bằng. Mình vẫn phải theo Nage để cho Nage tập đòn nhưng phải giữ thăng bằng lại. Cái khó là chỗ đó. Nói thì dễ, nhưng làm thì khó.
    Muốn tập phản đòn thì phải vững căn bản và mình phải cảm giác được sơ hở khi Nage ra đòn (ý huynh David : áp dụng khi còn ?~ít?T kinh nghiệm). Phản đòn thì chỉ áp dụng trong 1 tích tắc sơ hở của Nage. Chính vì vậy mình có thể phản đòn ở bất cứ lúc nào khi mình thấy sơ hở đó. Cũng vì lý do đó mà khó có thể nói là ngoài 1 vài thế, những thế phản đòn không có được thống nhất trong cách tập. Lúc đai thấp thì mình học như con ?~vẹt?T, nhưng khi lên đai cao, thì mình sẽ hiểu rõ và chính mình sẽ tự làm cho Nage có sơ hở.
    Phản đòn có 2 loại : Kaeshiwaza và Sutemiwaza.
    ? Sutemiwaza là đòn ?~thí mạng cùi, 1 sống 2 chết?T vì bị Nage hoàn toàn kềm chế. Những đòn này 9 phần 10 là từ Jujitsu hay Judo ra như Yoko Gurumi, Ushiro Goshi v..v?. Các đòn này tập khá nguy hiễm và cần Ukemi rất vững. Tui có 2 người bạn bị nứt xương vai và ba xườn khi tập đòn này. Chính vì vậy mà thầy ít chỉ. Bây giờ ông ấy qua đời rồi thì chắc hết tập luôn.
    ? Keashiwaza là đúng nghĩa phản đòn : thoát ra khỏi đòn của Nage và phản công mà mình vẫn đứng trên ?.2 chân. Tới giờ thì tui thấy có phản đòn cho Nikkyo, Iriminage và Shihonage. Keashiwaza áp dụng khi Nage có sơ hở chứ nếu làm đúng thì khó phản lắm. Muốn đánh cách này thì lúc nào/ ráng kéo tay về trục chính tâm.
    Ví dụ bị Nikkyo bên tay phải và thoát bằng Sankyo : Khi bị Nikkyo như vậy thì mấy ngón tay của mình bị ?~ép?T vô vai Nage và mu bàn tay phải sẽ hướng về phía trái.
    Khi Uke nắm Nikkyo mình thì
    1. Đi theo vô, quỳ gối trái xuống, gối phải vẫn ở trên.
    2. Lướt vô sát Nage
    3. Đặt gối phải xuống và ?~dựng?T gối trái lên (quay hông), lúc làm xong thì mình sẽ nhìn cùng hướng và song song với Nage (quay cỡ 180 độ, hình dung cho mấy người thấy)
    4. Cùng lúc giai đoạn 2, thì hạ cù chỏ xuống, đem sát về mình (trục chính tâm), và xoay bàn tay tới lúc nào lòng bàn tay quay về mình. Lúc xong cánh tay sẽ gập lại và thẳng chứ không trong tư thế ngang như lúc bị Nikkyo nữa.
    Bây gìơ thì mình đang trong tư thế Sankyo rồi. Lúc này muốn áp dụng sankyo hay không thì tùy và có thể biến từ Sankyo ra đòn khác ?
    Nhớ là 2,3,4 làm cùng 1 lúc/ liên tiếp, không được ngừng.
    Tả sơ sơ, không biết mấy người có hỉêu không ?.Nikkyo còn 2 cách thoát nữa ? Koshinage hết. Bây giờ ngoài võ miệng, võ tay chân còn có cả ?~võ văn?T nữa ?.
    Tui mới kiếm được vài clip về phản đòn.
    Clip này là sư phụ tui, Kanai shihan. Tui coi cách phản đòn này thuộc loại Sutemi. Muốn coi phải có phần mềm Quick Time mới coi được.
    http://www.aikidoonline.com/Media/KS_VR11.html
    Nếu chưa có phần mềm thì vô đây download :
    http://www.apple.com/quicktime/download/win.html
    Với Quicktime coi lẹ hay chậm được. chỉ cần bấm chuột trái trong màn ảnh và kéo chuột. Clip sẽ lẹ hay chậm tùy cách kéo của mình.
    Đây là 1 clip khác về phản đòn của Iriminage. Anh chàng này là học trò của Chiba shihan nhưng mới 1 đằng thôi nên còn kém. Tui để lên cho mấy người thấy/hình dung cách phản đòn thôi chứ cách di chuyển của anh ấy không được khá lắm. Nage mới học nên cũng kém. Võ đường làng mà. Coi xong miễn phê bình khả năng anh đai đen mà chỉ nên nhìn đòn thôi nhe.
    http://www.aikidojinseidojo.com/Multimedia.htm
    Đây thêm 1 clip về cách học phản đòn. Võ đường bên Thụy Điển (Sweden). Tui không biết thuộc hệ phái nào. Đây là lần đầu tiên tui thấy tập như vậy đó. Phương thức tập hơi giống phương thức ?~đẩy tay?T (push hands) của Tài chi. Phim dài nên download khá lâu, tùy theo link internet của mấy người đó.
    http://82.182.21.41/jak/film.htm
    Anh Hòa Newens (6dan) cũng ra 1 kuốn sách về phản đòn đó.
    Được adlm sửa chữa / chuyển vào 21:34 ngày 03/02/2006
    Được adlm sửa chữa / chuyển vào 21:36 ngày 03/02/2006
  7. Davidnguyen08

    Davidnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Tôi có đọc qua một số tài liệu của Karate, Vịnh Xuân, Kendo và cả đánh Tennis nữa . Trong đó có nhắc đến phản lực của trái đất , họ sử dụng phản lực này để tăng sức mạnh khi tung đòn kết thúc. Trong sách của thầy Shioda cũng có nói đến điều này , anh em nghiên cứu thêm "vụ án" này nhe. Hay lắm đó. Kĩ thuật này tôi chưa nghe thầy nào ở VN dạy cả :((.
    Một điều nữa là kĩ thuật khóa chân khi kết thúc đòn. Anh em nên coi trong sách của thầy Shioda nhe. Nếu tập được thì bộ pháp của ta sẽ vững hơn khi kết thúc đòn không bị chao đảo. Trong thế đánh của ta "good" hơn :)). Dỉ nhiên những tư thế này coi bộ cứng nhắc nhưng khi tập căn bản thì đây là điều nên theo. Khi đã luyện lâu rồi thì cơ thể sẽ tự động điều chỉnh tư thế. Vài dòng góp ý , mong các huynh đệ để ý.
    Thân
  8. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Các bác cao thủ Akido trả lời thắc mắc cho mấy em aikidoka mới "vào chuồng" đi nào, để các bạn trẻ đi lang thang lộn "chuồng" hỏi khắp nơi cả...
    Khừa.. khừa.. ặc... !!!
    Khi nào trả lời rùi mà các bạn trẻ vẫn thấy chưa thoả mãn... thì để tui chấp bút, trả lời giúp cho..
  9. adlm

    adlm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    David muốn nói về tấn khi quăng Uke đó phải không? Phía tui thì hay dùng đinh tấn lùc quăng. Nếu David hiểu anh ngữ thì xin vô
    http://www.aikidoonline.com/
    vô phần ''archive'' , lựa ''Mitsunari Kanai'' và bài ''Kanai Sensei Speaks in Ireland''.
    Kanai shihan phân tích rất rõ về vấn đề này.
  10. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    _ Cái vụ đòn giả này, ngày trước lúc mới tập Aikido cứ thắc mắc hoài. Sau này bị cuốn hút vào tập luyện và cũng wên nó luôn.
    _ Các cao thủ Aikido cho ý kiến nhé. Đệ nghỉ tập lâu rùi giờ đọc vụ này tự nhiên thấy háo hức trở lại.

Chia sẻ trang này