1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình Luận về Đòn thế AIKIDO

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hunganh_2000, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daitrangaikido

    daitrangaikido Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    làm sao để All in One, ban bit ko?Nói thì dễ nhưng làm khó đấy nhé.Nếu bít thì bạn góp ý với a e nhé
  2. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Có một câu rất dễ nói là "tập nhiều nữa đi".
  3. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Di chuyển thân pháp với bước rộng hết cỡ (trong khả năng của mình) , kể cả di chuyễn thân pháp tối thiểu trong bán kính của một bàn chân (di thân tối thiểu)... Nếu bác thấy được tiếng nói chung của cả hai lối di chuyển trên ẩn trong cùng một đòn đánh... thì bác sẽ "vỡ" được nhiều điều hơn những gì bác có thể thắc mắc ...
  4. adlm

    adlm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hì hì! anh MDKTL và anh Fouever đã trả lời tất cả rồi đấy! Xin khâm phục!
    Kampei
  5. take

    take Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Mấy ngày nay bận việc nên không vô đựợc. Em chỉ biết tập một cách cơ bản và dễ nhất thôi. Tấn thủ ở thế cơ bản nhất, khỏang cách di chuyển cơ bản nhất : mae bằng một vai của mình.
    Di chuyển ngang dọc, xéo, xiên là tùy thích, nhưng điều quan trọng là tập di chuyển cho đến khi nào "cảm thấy " cả mình di chuyển tới lui thật êm, thỏai mái, cảm giác bình thường giống như như đi bộ bình thường. Ấy là cái cơ bản đã bắt đầu thành hình (taking shape).
    Lưng thẳng, tay hình kiếm, đầu óc thỏai mái (thật ra là bình lặng thì đúng hơn, em tập thì khi nhìn thẳng và di chuyển, mắt vẫn nhìn thẳng nhưng vẫn có thể thấy được phần ngực và hai cánh tay của mình ở dưới ==>> điều này cho thấy lưng mình thẳng, cảm giác lúc ấy nó thỏai mái kiểu nhẹ nhàng thế nào ấy, chả biết có bác nào thể hiện rõ hơn chỗ này không, em văn vẻ cũng không hay ho lắm, chỉ mạo muội mô tả thế thôi).
    Bước kế tiếp có thể cầm 1 vật gì đó, chỗ này cầm kiếm là thích hợp nhất, khôngphải để tăng thanh thế, tạo màu mè hay dáng dấp gì cả; mà mục đích của nó thật đơn giản: gắn thêm cái gì đó vào người, và biến cái đó thành của mình như khi di chuyển.
    Sau đó lại di chuyển giống như tập tay không như trước (thế Tsudan No Kame là thích hợp nhất, sau này thế nào vững thì chém, đỡ, vừa di chuyển vừa chuyển thế cũng vậy thôi, ).
    Khi cũng đã đến cảm giác di chuyển bình thường tay không, thì tập di chuyển all-in-one với uke cũng giống như tập với kiếm thôi. Dĩ nhiên mỗi uke mỗi khác, cái này cũng khiến ta tiếp tục tập nhiều hơn nữa. Tôi rút ra điều này khi đọc tất cả các bài viết và xem căn bản của Saotome sensei !
    Tùy theo mỗi người có sự chiêm nghiệm, nhưng vấn đề quan trọng là thể hiện nó. Đúng là phải tập từ từ, dần dần, mỗi ngày tập một ít, dần dà cũng sẽ nhận ra đựơc thôi.
    Vài điều từ kinh nghiệm bản thân !
    Thân ái !
  6. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0

    To Tris & Chentaibk !
    Tui vẫn không quên lời hứa của mình đâu nhé ... Bi giờ xin mời mọi người - ai có nhã hứng thì chúng ta cùng nhau bước vào thế giới "thực chiến với Aikydo "
    Nhắc đến khía cạnh thực chiến sao cho đạt hiệu suất tối đa... nhưng vẫn không xa rời bản sắc kỹ thuật của Aikydo ( tôn chỉ "tâm pháp" của Aikido vốn là bất bạo động... ) đối với các Aikidoka ngày nay, không phải là các ưu tư không thiết thực...
    Có câu nói nổi tiếng của học giả Thu Giang _ Nguyễn Duy Cần mà tui vốn tâm đắc và vẫn thường nhắc lại, như sau: "... điều quan trọng không phải là nội dung cuốn sách nói cái gì - mà thông qua nội dung đó, trong lòng đọc giả được gợi mở điều gì !(?)!... mới là quan trọng..."
    Theo tinh thần "gợi mở" trên... thiển ý của tui đối với việc thực chiến của các Aikidoka, có thể gói gọn trong các "gạch đầu dòng" cụ thể như sau :
    1 ./ Tư duy chiến pháp trong thực chiến ( rất xa rời tinh thần bất bạo động )
    2 ./ Các kỹ thuật đặc thù, sẵn có... rút ra từ nền Aikido - hợp với thực chiến
    3 ./ Các nguyên lý khoa học bổ trợ thêm cho (1) & (2) để nâng cao tính hiệu của các đòn thực chiến (...vẫn dựa trên hệ khung kỹ thuật của Aikido ... )
    Tui nhường lời cho các cao thủ Aikido và những anh em có hứng thú với đề tài này - chúng ta cùng nhau chấp bút và mạnh dạn chia xẻ suy nghĩ của mình ... ....
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Hoan hô bạn Motdikhongtrolai đã có nhã ý kéo Aikido quay về với giá trị đích thực vốn có của nó. Lời tui muốn nói bấy lâu cũng là như vậy nè. Nếu có dịp vào Nam tui nhất định sẽ tìm gặp 1 đi về những ý kiến rất hay ở trên. Nhưng đề nghị bạn 1 đi ghi chi tiết hơn nữa những sáng kiến của mình cho pà con đồng đạo được tham khảo (phát triển thêm các ý - chi tiết của gạch đầu dòng 1, 2 và 3).
    Tui đồng quan điểm với Motdikhongtrolai, còn các bạn khác nghĩ sao ?
  8. fourever

    fourever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin có một chút ý kiến riêng tư như sau, chắc chắn nó không phải là ý tưởng của tất cả mọi người đang học tập Aikido hiện nay:
    Những kỹ thuật trong môn phái Aikido hầu hết không phải do O?TSensei Ueshiba khám phá ra. Lịch sử của những chiêu thế nầy có từ thế kỹ thứ 12 tại Nhật cho dến bây giờ. Mục đích của nó là để chế ngự và giết ngươì một cách hửu hiệu, nó được bí truyền trong giới Samurai mà thôi. Trong khi dân gian chỉ biết đến đô vật hay jujutsu, sau nầy trở nên Judo. Sensei Morihei Ueshiba học môn vỏ Aiki-jutsu nầy từ Daito-Ryu Aiki-jutsu, sau đó ông gạn lọc lại và truyền bá những chiêu thức tập trung chính vào sự di chuyển của thân mình tạo nên sự hoà đồng với vạn vật chung quanh. Aikido ra đời, phát triển sâu rộng khắp nước Nhật cùng với năm châu. Trong khi đó Aiki-Jutsu phát triển trong phạm vi nhỏ hẹp chưa đến 5% khi so sánh với hậu thân của mình là Aikido.
    Phương cách huấn luyện của Aikido có thể cần đến một thơì gian dài trên 5 năm, lúc đó võ sinh mới có thể có khả năng tự vệ. Trong thơì gian đầu, võ sinh cần trau dồi cái nguyên lý hoà bình do ***** đưa ra.
    Nếu mục đích của mình là học vỏ để chiến đấu, có lẻ mình nên học Aiki-Jutsu là đúng hơn hết. Tôi có vài cơ hội tập luyện tại các võ đường Daito Ryu tại Nhật hơn 10 năm qua, các võ sư ở đây cũng trau chuốt các chiêu thức cho nó bớt nguy hiểm đi một chút (có lẻ cho nó thích hợp với thơì đại bây giờ). Mổi năm khi có giổ của Sensei Sokaku Takeda (thầy của O?T sensei Ueshiba). Đạo đường Aikikai Humbo Dojo luôn luôn cử đại diện tham gia vào biểu diển võ thuật chung với các võ đường của Daito-Ryu Aki-Jutsu.
    Tôi hiểu mọi ngươì muốn thấy Aikido đánh đấm cho nó ra hồn sau khi tập khỏan 6 tháng đến một năm, nên muốn góp ý kiến để tăng cái hiệu năng thực tiển của nó. Những ý kiến với dụng ý tốt nầy lại có tác dụng ngược lại đối với ngươì muốn chọn Aikido làm phương pháp luyện tập. Hiện nay, trong lớp học Aikido mà tôi đang phụ trách, có một ngươì là 5 dẵng tae kwon do và 2 võ sư chính cuả một võ đường Shotokan Karate. Ba ngươì Mỹ nầy rất vui vẻ đeo đai trắng để tập từ đầu cùng với các ngươì khác vì họ vui thích để học hỏi những đặc thù trong Aikido.
    Rất cám ơn sự góp ý của các bạn trong forum để Aikido phát triển thêm lên.
    Thân ái
  9. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Lâu ngày mới vào thread này tui thấy vui mừng vì nó đã hướng vào thắc mắc mà tui đã có từ lâu.
    Anh fourever ở võ đường nào vậy? Tui đoán anh ở Mỹ. Có gì anh PM cho tui biết địa chỉ võ đường được không? Cám ơn anh. Thú thật là tui có mua được 1 cuốn kỹ thuật Daito-ryu, và mày mò tập theo, rất hứng thú. Hy vọng có dịp trao đổi và học hỏi từ anh.
  10. adlm

    adlm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Trước 75 bên VN có Yoseikan Aikido, và cũng có 1 số người gọi là Yoseikan Aikijujitsu. Những thế đó là do sư tổ Ueshiba dạy cho môn sinh trước thế chiến thứ 2 và khá thực chiến và dễ áp dụng ngoài đời.
    Những đòn sư tổ dạy lúc đó là đòn Daito-ryu. Thầy Mochizuki cha học những thế đó và nhập với đòn Karaté và Judo nên khá hay. Có nhiều đòn giống Daito-ryu lắm nhưng không phải là Daito-ryu chính gốc như anh Fourever đã nói.
    Bây giờ nếu tui không lầm thì Yoseikan VN đôỉ tên là Aikibudo, đọc tên đòn thì thấy còn 1 vài tên cũ, nhưng không biết đòn đánh có đổi theo thời gian không? Khổ nỗi là ngày xưa thầy VN không giữ hẳn tên bằng tiếng Nhật mà đổi sang số cho dễ nhớ (ví dụ Taisabaki số1, 2, 3, nắm số 1, 2, 3 v..v?)
    Những đòn Yoseikan đã đôỉ khá nhiều vào thập niên 90 khi thầy Mochizuki đã gìa và đã đôỉ những thế hỉêm thành lành, giống như sư tổ.
    Từ hồi thầy Mochizuki cha qua đời thì Yoseikan hoàn toàn thay đôỉ. Trên diễn đàn có thành viên đã cho địa chỉ võ đường Aikibudo ở SG, anh CMKCD đi coi thử xem bây giờ đòn có còn hỉêm so với Aikido Aikikai không?

Chia sẻ trang này