1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình Luận về Đòn thế AIKIDO

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hunganh_2000, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fourever

    fourever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
  2. Nghi__Lam

    Nghi__Lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi ! Wá chính xác
  3. Nghi__Lam

    Nghi__Lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi ! Wá chính xác
  4. fourever

    fourever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tôi xin bàn về chiêu thức kotegaeshi với các bạn đã có dịp thực hành Aikido. Chiêu thức nầy khá thông dụng cho Aikidoka vì có hiệu quả cao và dể dàng xử lý. Các bạn có thể thắc mắc, nếu Uke khỏe mạnh có cánh tay to lớn nhiều cơ thịt thì làm sao mà áp dụng chiêu thức nầy. thực tế thì giửa cánh tay to lớn hoặc nhỏ bé, khi xử lý đúng tiêu chuẩn, hậu quả sẻ giống nhau.
    Nguyên lý trong aikido, sức mạnh tạo ra do sự di chuyển của toàn thân chứ không phảI từ một cơ bắp nào ở cánh tay. Ai học tập Aikido một thời gian sẻ biết cách dùng Tenkan để di chuyển cánh tay Uke đến vị trí thích hợp, rồi mới áp dụng kotegaeshi. Nên nhớ Uke bị té vì vị trí của Nage và Uke, chứ không phải hoàn toàn do sự bẻ khớp tay mà tạo ra.
    Ai mới tập Aikido đều mong muốn có hiệu quả, do đó ai  tập trong vòng 2 năm đầu đều trông mong vào bẻ khớp xương (cầm nã thủ) để suy yếu khả năng của Uke sau đó mới có thể ap dụng chiêu thức đánh ngả Uke.
    Cao thủ Aikido xử lý ngược lại, dùng bộ pháp để giảm yếu cơ bắp của Uke mà chiêu thức mình muốn áp dụng, sau đó xử lý chiêu thức, cuối cùng dùng thủ thuật bẻ khớp xương để điều khiển Uke (cầm nã thủ không thể áp dụng dể dàng khi Uke đang ở vị thế ổn định).
    Tôi không thể diển tả thủ pháp trên bút mực dù thủ pháp rất đơn giản khi thực hành nhưng nó lại khá khó khăn để viết ra. Các bạn xem kỹ thuật cánh tay không bẻ được (unbendable arm) của sensei Tohei rồi tự áp dụng cho chính mình (cánh tay thả lỏng để gần đan điền -- center). Sau đó yêu cầu các cao thủ Aikido mà bạn có quen, xử lý kotegaeshi. Nếu cao thủ đó xử lý một cánh nhẹ nhàng, không một chút khó khăn gì cả, bạn có thể học hỏi từ người đó. Nếu không thì nên đi tìm thầy khác (ai học tập có căn bản trên 3 năm thì có thể xử lý trường hợp nầy rồi [​IMG] )          
    Được fourever sửa chữa / chuyển vào 11:09 ngày 09/06/2005
  5. fourever

    fourever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tôi xin bàn về chiêu thức kotegaeshi với các bạn đã có dịp thực hành Aikido. Chiêu thức nầy khá thông dụng cho Aikidoka vì có hiệu quả cao và dể dàng xử lý. Các bạn có thể thắc mắc, nếu Uke khỏe mạnh có cánh tay to lớn nhiều cơ thịt thì làm sao mà áp dụng chiêu thức nầy. thực tế thì giửa cánh tay to lớn hoặc nhỏ bé, khi xử lý đúng tiêu chuẩn, hậu quả sẻ giống nhau.
    Nguyên lý trong aikido, sức mạnh tạo ra do sự di chuyển của toàn thân chứ không phảI từ một cơ bắp nào ở cánh tay. Ai học tập Aikido một thời gian sẻ biết cách dùng Tenkan để di chuyển cánh tay Uke đến vị trí thích hợp, rồi mới áp dụng kotegaeshi. Nên nhớ Uke bị té vì vị trí của Nage và Uke, chứ không phải hoàn toàn do sự bẻ khớp tay mà tạo ra.
    Ai mới tập Aikido đều mong muốn có hiệu quả, do đó ai  tập trong vòng 2 năm đầu đều trông mong vào bẻ khớp xương (cầm nã thủ) để suy yếu khả năng của Uke sau đó mới có thể ap dụng chiêu thức đánh ngả Uke.
    Cao thủ Aikido xử lý ngược lại, dùng bộ pháp để giảm yếu cơ bắp của Uke mà chiêu thức mình muốn áp dụng, sau đó xử lý chiêu thức, cuối cùng dùng thủ thuật bẻ khớp xương để điều khiển Uke (cầm nã thủ không thể áp dụng dể dàng khi Uke đang ở vị thế ổn định).
    Tôi không thể diển tả thủ pháp trên bút mực dù thủ pháp rất đơn giản khi thực hành nhưng nó lại khá khó khăn để viết ra. Các bạn xem kỹ thuật cánh tay không bẻ được (unbendable arm) của sensei Tohei rồi tự áp dụng cho chính mình (cánh tay thả lỏng để gần đan điền -- center). Sau đó yêu cầu các cao thủ Aikido mà bạn có quen, xử lý kotegaeshi. Nếu cao thủ đó xử lý một cánh nhẹ nhàng, không một chút khó khăn gì cả, bạn có thể học hỏi từ người đó. Nếu không thì nên đi tìm thầy khác (ai học tập có căn bản trên 3 năm thì có thể xử lý trường hợp nầy rồi [​IMG] )          
    Được fourever sửa chữa / chuyển vào 11:09 ngày 09/06/2005
  6. VanLyDocHanhDienBaQuang

    VanLyDocHanhDienBaQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    ?
  7. VanLyDocHanhDienBaQuang

    VanLyDocHanhDienBaQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    ?
  8. fourever

    fourever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Khoãng 60% chiêu thức trong Aikido dựa vào nguyên tắc ?otứ lượng bạt thiên cân?. Hiệu quả của những chiêu thức nầy tùy thuộc vào khả năng lợi dụng vào sức lực của Uke. Bước đầu tập Aikido, vũ sinh cảm thấy khó khăn khi áp dụng nhiều chiêu thức vì không thấy hiệu quả. Nếu không có thầy hướng dẩn, học viên sẽ có những tâm trạng như sau:
    1-                          Chiêu thức  trong aikido giả tạo, không có thực dụng, chỉ áp dụng được khi Uke đồng ý mà thôi.
    2-                          Nage chỉ có thể trả đòn sau khi bị tấn công từ Uke
    3-                          Phải bẻ khớp xương của Uke rồi mới có thể áp dụng chiêu thức  
    4-                          Học viên nào biết Judo, thì thấy Judo có hậu quả hơn nhiều
    5-                          Học viên nào biết Karate, Taekwondo, hoặc các công phu từ Thiếu Lâm ?sẽ cho rằng cần phải có vài Atemi hay là chưỡng kình sau đó mới áp dụng chiêu thức của Aikido
    Trong võ thuật, tránh né chiêu thức từ Uke tương đối dể dàng, còn hoà hợp (blending) Uke và Nage với nhau, sau đó Nage hướng dẩn (redirect) cái sức lực chung đó (hiệp khí) để chống lại Uke thì khá khó khăn, cần nhiều năm khổ luyện.
    Thí dụ từ chiêu thức Kotegaeshi, Nage phải hoà hợp với Uke, cùng di chuyển về 1 hướng với Uke, bổng nhiên Nage dừng hoặc quay ngược lại với hai tay nắm chặc bàn tay của Uke. Năng lực của Uke tạo nên cái khóa tay và làm Uke mất tự chủ nên té ngã. Nếu Nage không biết lợi dụng cái năng lực nầy của Uke, cố gắng bẻ cái tay của Uke, tay của ai mạnh hơn thì ngươì đó sẻ thắng. O?Tsensei nhỏ người, cao khoãng 150cm, nhưng lúc thiếu thơì lại là vô địch khắp nước Nhật vì dựa vào nguyên tắc trên.
    [​IMG]    Đây là đòn thế Kotegaeshi
  9. fourever

    fourever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Khoãng 60% chiêu thức trong Aikido dựa vào nguyên tắc ?otứ lượng bạt thiên cân?. Hiệu quả của những chiêu thức nầy tùy thuộc vào khả năng lợi dụng vào sức lực của Uke. Bước đầu tập Aikido, vũ sinh cảm thấy khó khăn khi áp dụng nhiều chiêu thức vì không thấy hiệu quả. Nếu không có thầy hướng dẩn, học viên sẽ có những tâm trạng như sau:
    1-                          Chiêu thức  trong aikido giả tạo, không có thực dụng, chỉ áp dụng được khi Uke đồng ý mà thôi.
    2-                          Nage chỉ có thể trả đòn sau khi bị tấn công từ Uke
    3-                          Phải bẻ khớp xương của Uke rồi mới có thể áp dụng chiêu thức  
    4-                          Học viên nào biết Judo, thì thấy Judo có hậu quả hơn nhiều
    5-                          Học viên nào biết Karate, Taekwondo, hoặc các công phu từ Thiếu Lâm ?sẽ cho rằng cần phải có vài Atemi hay là chưỡng kình sau đó mới áp dụng chiêu thức của Aikido
    Trong võ thuật, tránh né chiêu thức từ Uke tương đối dể dàng, còn hoà hợp (blending) Uke và Nage với nhau, sau đó Nage hướng dẩn (redirect) cái sức lực chung đó (hiệp khí) để chống lại Uke thì khá khó khăn, cần nhiều năm khổ luyện.
    Thí dụ từ chiêu thức Kotegaeshi, Nage phải hoà hợp với Uke, cùng di chuyển về 1 hướng với Uke, bổng nhiên Nage dừng hoặc quay ngược lại với hai tay nắm chặc bàn tay của Uke. Năng lực của Uke tạo nên cái khóa tay và làm Uke mất tự chủ nên té ngã. Nếu Nage không biết lợi dụng cái năng lực nầy của Uke, cố gắng bẻ cái tay của Uke, tay của ai mạnh hơn thì ngươì đó sẻ thắng. O?Tsensei nhỏ người, cao khoãng 150cm, nhưng lúc thiếu thơì lại là vô địch khắp nước Nhật vì dựa vào nguyên tắc trên.
    [​IMG]    Đây là đòn thế Kotegaeshi
  10. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghe nhiều về "bốn lạng chống ngàn cân" rồi nhưng thú thật thì tôi không tin. Tôi tin vào tập khí, vào khí công, vào nguyên tắc hoà hợp nhưng tôi không tin những gì hầu hết các thầy Aikido ở Việt Nam đang dạy. Sự không hoà nhập về Aikido của chúng ta khiến chúng ta đang tự huyễn hoặc mình rất nhiều. Xin trính post lại bài phỏng vấn Sensei Koichi Tohei, một trong những đệ tử đắc ý nhất của *****
    Aikido thật sự là gì?
    by Stanley Pranin (Phỏng vấn ngày 08/03/1996 tại Tổng hành dinh Hội khí ở Tokyo)
    Bài này được lấy trích từ Tạp chí Aikido Journal số 109.
    Tâm thân hoà hợp (shin shin Toitsu) và Ueshiba Sensei
    Thày Ueshiba là người tìm ra ý nghĩa của việc sống trong trạng thái thả lỏng, làm chủ được Ki của bản thân, và cách để có được tâm và thân hoà hợp. Tư thế của người lúc nào cũng điềm tĩnh như một tảng đá và anh không thể làm người nhúc nhích được dù cho anh có đẩy hay kéo người thế nào; nhưng người vẫn có thể hất tung tôi một cách dễ dàng dù tôi không hề cảm thấy người đang sử dụng sức một chút nào. Tôi rất ngạc nhiên là có những người như vậy sống trên đời này.
    Điều lớn nhất thày Ueshiba dạy tôi là trạng thái thả lỏng luôn là có uy lực nhất. Tự bản thân ***** là minh chứng sống cho chân lý này.
    Tôi không nghĩ là có ai có thể tái hiện được những gì ***** đã làm. Những phẩm chất hết sức cao quý mà người nỗ lực rất nhiều để tạo nên - không phải những câu chuyện về việc người nhổ cây thông hay những thứ vớ vẩn khác (trong một bài phỏng vấn, thày Kisshomaru có kể về việc chứng kiến ***** nhổ cây thông giúp cho một đám thợ) - là những điều chúng ta phải cố gắng để truyền được cho các thế hệ mai sau.
    Vì sao ***** cấm shiai (các trận thi đấu).
    Thày Ueshiba không cho phép tổ chức các trận đấu. Trong các trận đấu thực, mục tiêu luôn là đánh gục hoàn toàn sức mạnh của đối phương, nếu không làm được điều đó thì bạn không thể giành thắng lợi được. Các trận đấu hiện đại được điều chỉnh bởi những quy định nhất định vì mục tiêu an toàn và đảm bảo sinh mạng của các đấu thủ, trong khuôn khổ những quy định đó mà chiến thắng hay thất bại được quyết định.
    Những cuộc thi đấu như vậy thực chất chỉ là thể thao và không đúng là các trận shiai theo hình thái của từ đó. Ví dụ như trong Judo, đã có những thay đổi để mà các vận động viên có thể rời khỏi thảm sau khi bị quật ngã một số lần nhất định. Điều này là vì judo là một môn thể thao; trong thực tế thì những điều như vậy sẽ không xảy ra.
    Trong quá khứ, shiai nghĩa là hoặc bạn cố gắng giết hoặc làm đối phương bị thương nặng nề hoặc ít nhất là khiến đối phương không còn có thể phản kháng được nữa. Nếu không, trận đấu sẽ bị coi là chưa chấm dứt và không có người thắng cuộc.
    Võ đạo, theo đúng bản chất của nó thì không có gì liên quan đến các trận tranh đấu. Nếu bạn xem theo chữ tiếng Hán thì bạn sẽ thấy rằng võ đạo có ý nghĩa là ?ocách chấm dứt vũ khí? (đình chiến). Nếu bạn hạ vũ khí xuống thì cùng lúc đối thủ của bạn cũng sẽ hạ vũ khí. Nói cách khác, đánh bại người khác không phải là mục đích; võ đạo thực chất luôn là quá trình hoàn thiện và làm toàn mỹ bản thân bạn. Đó chính là những gì Thầy Ueshiba luôn dạy.
    Để bảo đảm sự an toàn của chúng ta và duy trì sinh mạng chúng ta phải thiết lập các luật lệ. Nhưng quyết định chiến thắng và chiến bại trong khuôn khổ những quy định đó đặt chúng ta vào đúng tinh thần của thể thao. ***** trong suốt cuộc đời mình luôn kiên định rằng aikido là võ đạo (budo) chứ không phải là thể thao.
    ***** đã dạy gì?
    Trong khi ***** hiểu rõ những nguyên tắc sâu xa của võ đạo, ***** chưa bao giờ dạy chúng tôi cặn kẽ về những điều đó. Khi chúng tôi luyện tập ***** thường đi quanh và bảo chúng tôi ?omạnh tay lên một chút nữa?. Nhưng khi chính ***** biểu diễn những kĩ thuật đó thì ***** luôn ở trạng thái hoàn toàn thả lỏng. Nói cách khác những gì ***** nói và làm hoàn toàn là khác nhau.
    ***** cũng thường nói về những thứ kì quái như ?oCác vị thần đã giống như những làn khói, nhập vào người tôi? và ?oTrên thế giới này, quá khứ và hiện tại, kể cả những vị thánh hay những người khôn ngoan, cũng chưa từng có ai hiểu những gì ta nói, và thậm chí cả ta cũng vậy. Dù rằng ta nói điều đó nhưng ta cũng không hiểu? (?oThe gods became like smoke and entered my body,? and ?oIn all the world, past and present, even among saints and wise men, there has never been anyone who could understand what I say, and even I myself, though I am saying it, do not understand.?). Làm sao mà có kiểu nói như vậy trong thế giới này cơ chứ.
    ***** là người cứng như đá nhưng lúc nào cũng trong trạng thái rất thả lỏng, và sự kết hợp đó khiến ***** rất mạnh. ***** đạt được sự thả lỏng đó bằng cách hoàn toàn hoà hợp tâm thân.
    Nếu tôi không có may mắn gặp *****, có lẽ tôi sẽ sống cả đời mà không biết được về kiểu và mức độ thả lỏng đó. Tôi rất biết ơn ***** vì người đã chỉ cho tôi điều này.
    Tôi không bao giờ để ý tới những gì ***** nói bằng gì ***** làm. Bạn có thể hỏi ***** bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn nhưng bạn chẳng bao giờ hiểu nổi câu trả lời của người. ***** sẽ chỉ cho bạn (biểu diễn) và nói cho bạn và hiệu quả của việc ?oĐòn đó được đánh như này?
    Cuối cùng tôi cũng gặp Thày Tempu Nakamura, người mà lần đầu tiên tôi nghe được rằng ?oTâm điều khiển thân?. Khi nghe điều này tôi nghĩ, ?oVậy đó! Tất cả là để đạt đến điều đó! Thật là đơn giản?. Tôi bắt đầu tìm kiếm điều đó và thật sự phát hiện ra rằng Thày Ueshiba di chuyển thân hình của đối phương bằng cách dẫn dắt tinh thần của đối phương (kokoro). Và Người làm điều đó trong trạng thái hoàn toàn thả lỏng. Sẽ tốt hơn nếu người chỉ đơn giản dạy cho chúng tôi điều đó, nhưng người chưa bao giờ làm vậy.
    Sau khi suy nghĩ điều đó thì tôi nhận ra rằng tinh thần sẽ dẫn dắt cơ thể, và để điều khiển được trí não của đối phương thì bạn trước hết phải điều khiển được trí não của mình. Tôi rất phấn khích khi hiểu điều đó và đặt quyết tâm phải học được điều đó. Nói cách khác, tôi nhận thấy rằng việc hoà hợp tâm và thân là nền tảng quan trọng của aikido.
    Mặc dù vậy, vì ***** thường nói kiểu như ?oghìm chặt đối phương vào? khi người dạy, nên mọi người hiểu sai ý người. Khi người mất đi, hình thái aikido mà người muốn truyền đạt cho chúng ta chỉ đơn giản mất dần đi.
    ?oBốn nguyên tắc hoà hợp Tâm và thân? mà tôi dạy thực chất là những gì ***** bằng những đòn đánh của mình đã thể hiện. Aikido Shin shin Toitsu mà tôi dạy chính là thứ aikido mà Thày Ueshiba muốn truyền bá.
    Rất nhiều hình thái Aikido ngày nay, sự thông đồng mà mọi người trong khi luyện tập đã cho phép nhiều kĩ thuật không có hiệu quả được dễ dàng chấp nhận. Những thứ aikido kiểu vậy thật đáng lên án và thật lố bịch. Mọi người lợi dụng thực tế rằng không có những trận đấu trong môn Aikido và họ luyện tập theo kiểu buông theo dễ dàng đó. Kết quả là họ tự rơi vào trạng thái tự mãn, kiêu ngạo và hết sức kiêu căng. Cùng với sự ra đi của Thày Ueshiba, tinh thần khí và sự hoà hợp thân tâm thật sự ở trong Aikido cũng dần dần biến mất.
    Những nguyên tắc cơ bản của việc luyện tập Aikido
    Aikido bị phê phán là giả dối, đặc biệt là khi mọi người đi biểu diễn thường chỉ sử dụng học trò của chính mình mà không để những người khác thử, và đây là kết quả của thực tế rằng nguyên tắc của khí trong aikido đã bị biến mất.
    Sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng aikido là con đường mà bạn sẽ hợp khí của bạn với khí của những người khác. ***** nói ?onăm với năm thành mười, hai với tám thành mười?. Nói cách khác, hiệp khí là hợp lực hai của bạn với lực tám để tạo thành một lực mười. Hoặc hợp một lực năm của bạn với lực năm của người khác tạo ra lực mười. Thày Ueshiba nói rằng đó là nguyên tắc quan trọng của Aikido. Tuy nhiên, tôi luôn cho rằng aikido là sự hợp khí của bạn với khí của trời và đất, hơn là hợp khí với những người khác. Chỉ có một trời và đất, và nếu chúng ta hoà hợp với điều đó thì tất cả mọi người sẽ hoà hợp với chúng ta.
    Trí não và cơ thể chúng ta có được là do trời và đất, và khi chúng ta có thể hoà hợp trí não và cơ thể, sức mạnh của trời và đất sẽ dâng lên. Thứ năng lượng này có ở mọi người. Những gì tôi dạy là để hoàn thiện và phát huy được năng lượng đó.
    Aikido cấm những trận đấu vì nếu cho phép những trận đấu đó thì sẽ dẫn đến sự xa rời với ý nghĩa đích thực của võ đạo. Mặt khác, hầu hết mọi người đều có một nguyện vọng nào đó để hoàn thiện cũng như là cạnh tranh nhau, đó là động lực để chúng ta nỗ lực và có hi vọng rằng chúng ta có thể hoàn thiện bản thân.
    Aikido cấm những trận đấu vì đấu võ sẽ liên quan đến vấn đề thắng hoặc bại. Sẽ không có vấn đề gì nếu những trận đấu không có liên quan gì đến vấn đề thắng và bại mà chỉ về vấn đề chúng ta hoà hợp được thân và tâm bao nhiêu và rằng chúng ta đã khám phá được bao nhiêu phần trăm những tiềm năng mà vũ trụ ban cho chúng ta. Với tinh thần này mà tôi đã thiết lập cái mà chúng ta gọi là hội đấu Shin shin toitsu Aikido, đó không phải là sự kiện để biểu diễn những kĩ thuật làm xiếc hoặc những thứ gây tò mò khác, mà đó là một cơ hội để kiểm tra khả năng hoà hợp thân và tâm mà bất cứ ai có khả năng đều có thể tham gia. Những ai không có khả năng hoà hợp tâm và thân thì sẽ không thể đi xa được trong hội đấu đó.
    Tôi đã dạy cách hoà hợp thân tâm cho những người như ngôi sao bóng chày Sadaharu Oh hay vận động viên Sumo Chiyonofuji. Sự thật là không có gì mất khi chúng ta luyện tập điều đó, không có những ảnh hưởng tiêu cực của việc luyện tập. Có lần tôi còn dạy cả đội bóng chày Yomiuri Giants.
    Tất cả những gì tôi hi vọng là việc dạy thân và tâm hoà hợp, tôi muốn mọi người trên thế giới có cơ hội để khiến cuộc sống của họ - thứ mà ra đi không có một lời trăng trối, và họ chỉ có một lần sống ?" có ý nghĩa hơn thông qua tinh thần của Shinshin Toitsu Aikido.

Chia sẻ trang này