1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình Luận Về Huế Đê!!!!!

Chủ đề trong 'Huế' bởi phuong_9a8, 19/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langtuphieudu

    langtuphieudu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    0
    to phuong...: Nếu Huế mà buôn bán vũ khí thì có lẽ đã khác!!! Ở Huế có những quy định để không làm mất đi vẻ "cổ kính" của Huế!!! Bởi thế Huế chỉ là thành phố du lịch chứ hông thể là phát triển lên "wa cao" được!!!
  2. aococ

    aococ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Huế ư ? Trong lành - Thanh bình và Lãng mạn
    ah có thể đổi tên topic thành " cảm nhận về Huế " hay một cái gì khác nhẹ nhàng hơn 2 chữ "bình luận "không nhỉ?
    Được aococ sửa chữa / chuyển vào 17:51 ngày 18/10/2004
  3. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Huế buồn!
    Huế sống tình cảm.
    Huế là nơi Cara muốn đến nhưng không dám đến.
    Huế là quê quán của 1 người.
    Huế là một nỗi buồn trong quá khứ!
  4. wet_hay

    wet_hay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thơ văn lai láng wá
  5. FelixDANANG

    FelixDANANG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Huế đẹp,buồn,lãng mạn
    Huế không xô bồ ít tệ nạn
    Huế bảo thủ Huế ôm đủ
    Ít nơi nhậu ít bi da
    Ít Ka ra quán xá để la cà
    ...
    Nên cung trầm mãi khúc quanh năm
  6. rockdream21

    rockdream21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Thật hiếm thấy nơi đâu với một không gian không rộng lại có đủ phong cảnh sơn thủy hữu tình như Huế. Huế vừa mang cái lạnh của phương Bắc, lại có cái ánh nắng chan hòa của miền Nam. Cái sâu sắc, cái nên thơ của Huế được đúc kết từ những nét rất giản dị, mộc mạc. Chỉ một dòng sông Hương, chỉ một tà áo tím, chiếc nón bài thơ hay một mái tóc thề cũng đủ làm cho "người đi nhớ Huế không quên".
    Là những người con của đất cố đô thân yêu này, chọn đề tài "NÉT HUẾ VÀ CON NGƯỜI HUẾ " chúng tôi không mong muốn gì hơn là được hiểu Huế nhiều hơn, và yêu Huế nhiều hơn.
    Qua phân tích, tổng hợp các tài liệu từ sách vở, báo chí, một số thông tin trên mạng Internet và vận dụng vốn kiến thức của mình, chúng tôi đã cố gắng hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Cũng xin được gửi đến Huế tấm chân tình thiết tha. Huế ơi !
    " Có chi mô mà dịu dàng đến thế?
    Mà tóc thề, áo tím - níu đời nhau ! "
  7. rockdream21

    rockdream21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Huế - xứ sở mang vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được" với "nét dịu dàng pha lẫn trầm tư" luôn có sức thu hút kỳ lạ với người dân nơi đây và những lữ khách có dịp ghé qua miền Trung. Nét Huế tiềm ẩn một chiều rộng và chiều sâu vô biên. Có lẽ Huế là nơi duy nhất được người đời ban tặng cho 2 từ "nét Huế", "dáng Huế". Nét Huế cứ ẩn hiện như thực, như mơ, trong từng ngôi nhà, từng vườn cây, cung điện cổ kính, dòng sông thơ mộng, núi Ngự hay từng nhịp Tràng Tiền, nó còn tiềm ẩn trong thuần phong mỹ tục của người dân xứ Huế, trong cái "chất Huế" rất đậm đà từ lời nói, ánh mắt, từ tà áo tung bay, chiếc nón nghiêng vành...
    Huế đẹp và thơ
    Người đã đưa ra những nhận định sớm nhất đối với những bài thơ, những áng văn viết về Huế là nhà phê bình văn học Hoài Thanh. Trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" nổi tiếng, ông viết:
    " Huế đẹp, Huế nên thơ. Ai chẳng nói thế? Ai chẳng thấy thế? Nhưng có lẽ cảnh Huế quá huyền diệu, qua mơ màng không biết tả thế nào cho thoát sáo. Cũng có lẽ ngắm cảnh Huế, người ta khó tránh được cái buồn vơ vẩn, nó là khí vị riêng của xứ này và lòng ta không đủ thản nhiên để ghi lấy hình sắc riêng của mỗi vật."...
    Chỉ là một mái tóc thề, một tà áo tím, một chiếc nón bài thơ...cũng đủ làm nên nét Huế không lẫn vào đâu được.
    * Màu tím Huế: Hệ ngũ sắc truyền thống phương Đông gồm 5 màu: Đỏ, Xanh, Vàng, Trắng, Đen. Người Huế đã vượt ra ngoài truyền thống này ( do ảnh hưởng của văn hóa Chàm vì Huế là nơi giáp ranh giữa hai nền văn hóa Đại Việt- Chămpa, người Việt phải phát huy sức mạnh văn hóa để phát triển). Hệ ngũ sắc Huế bây giờ do nhà hội họa Phan Đăng Trí đưa ra gồm có 5 màu Đỏ, Tím, Vàng, Lục, Xanh vừa chói lọi lại vừa êm mắt. Trong đó, màu Tím là màu trung gian giữa gam màu nóng và lạnh. Những người dân Huế, nhiều người rất yêu màu tím, màu mang sắc thái của đất cố đô mà người ta quen gọi là "tím Huế". Không phải tím nhạt, tím hoa cà, tím ngắt...mà phải là "tím Huế" mới lột tả hết tâm hồn Huế. Cái màu tím "thổn thức như một vẻ đẹp vô thường mà hóa ngổn ngang lòng". Cái màu tím không ồn ào chói ngời sắc đỏ, không rạo rực vàng cam, mà cứ nhẹ nhàng đằm thắm thiết tha, thuần khiết, bí ẩn. Nó khiến người ta phải kiếm tìm và cứ mãi như thế, như thế...
    Huế thường có những buổi chiều tím: tím cầu, tím áo, tím sông Hương, tím loang dần ra cả không gian. Ý niệm "màu tím Huế" có nguồn gốc thiên nhiên rất rõ: đủ độ nồng nhưng màu vẫn ửng sáng, nó không gợi buồn mà là niềm vui nhẹ của hoa cỏ mùa Xuân. Nó mang dấu hiệu của một nội tâm trong sáng, giàu có nhưng không bộc lộ nhiều ra bên ngoài. Đối với người phụ nữ Huế, màu tím ấy vừa là màu áo, vừa là đức hạnh.
    * Áo dài xứ Huế, chiếc nón bài thơ và mái tóc thề:
    - Ngày nay, tà áo dài Huế thật đẹp và ngày càng hoàn hảo. Huế đẹp và thơ cũng nhờ biểu tượng rất Huế của áo dài Huế, là áo dài nữ sinh tinh khôi, mơ mộng. Sao có thể là Huế nếu thiếu đi những tà áo dài với 2 sắc Huế biểu tượng: trắng tươi và tím ngát. Sao có thể là Huế nếu thiếu đi chiếc nón bài thơ nhỏ xinh và mái tóc thề?
    Tà áo dài đã từng làm cho bao trái tim "mắc cạn", "chết đuối" giữa sương chiều. Áo dài và nón lá hiện nay không còn xuất hiện thường xuyên trên đường phố Huế, nhưng "hồn" Huế vẫn còn đậm nét.
    - Thêm phần duyên dáng cho áo dài và nón là mái tóc thề, mà người ta gọi là "suối tóc". Lời nhắn nhủ "giữ chút gì rất Huế hiền ngoan, xin em chớ cắt mái tóc thề" (Rất Huế) đồng thời là một lời ngầm ca ngợi mái tóc dài của người thiếu nữ nơi đây.
    Tóc thề có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa. Nhưng điều riêng biệt rõ rệt là tóc thiếu nữ Trung Hoa phải cài trâm, quấn tóc. Tóc thiếu nữ Huế thì không cài trâm, có thể kẹp hoặc "bối"lên (không cần trâm). Tóc thề xứ Huế phủ xuống bờ vai, lưng người và nhiều khi dài hơn thế nữa, và thường buông xõa tự do. Mái tóc thề để biểu lộ nét nguyên trinh chưa phải "giao thề" với ai, hoặc khi đã có người thương thì nói lên sự chung thủy của mình. Biểu tượng thầm lặng ấy giống như một bản sắc của con gái Huế.
    * Mưa Huế:
    Huế vào mùa mưa là ròng rã những cơn mưa dai dẳng, tầm tã. Không có mưa giông đột ngột gột rửa phố phường như miền Nam, mưa nắng xứ Huế thất thường, mang đậm tính khắc nghiệt của miền Trung. Thế nhưng ai đến Huế cũng trầm trồ: "Mưa Huế đẹp lắm!". Vào những ngày này, Huế như một bức tranh thủy mặc vậy.
    -Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một người con xứ Huế từng có nhiều ca khúc để tâm hồn miên man trong những cơn mưa :
    " Ngoài hiên mưa rơi rơi
    Lòng ai như chơi vơi
    Người ơi, nước mắt hoen mi rồi..."
    ( Ướt mi)
    Mưa Huế trữ tình, "chơi vơi" nên còn được gọi là "mưa tình". Mưa chứa chan bao nỗi niềm, có những niềm riêng tưởng đã đi vào ký ức, bỗng lại gợi lên trong khoảnh khắc xao lòng trước cơn mưa.
    - Mưa Huế là mưa từ lòng người mà mưa ra, bâng khuâng chi lạ. Vì thế, ở Huế, ngắm mưa thôi chưa đủ, mà phải "nghe mưa" mới hiểu được cái hồn của nó. Có những lời ví von về mưa Huế rằng mưa Huế bí ẩn như một con người, đó là cách chơi đàn của trời đất (thiên vũ cầm), phép cộng của những sự va đập tinh tế và vô thường. Có lúc mưa lặng lẽ như tiếng nói thầm trên mái lá, có lúc xa xôi như một câu chuyện xưa, hay có lúc vui đùa như trẻ nhỏ...
    4. Sức quyến rũ từ vẻ trầm lắng, man mác buồn của con người và cảnh vật.
    Giữa đất trời, phong cảnh và chất giọng nơi đây có sự hài hòa kỳ lạ, khiến người đến Huế phải thổn thức về một nét Huế rất...Huế. Chất Huế là nét đẹp của xứ sở mà thiên nhiên, sông núi hòa quyện với nét đẹp con người có tâm hồn phong phú, độc đáo. Chất Huế đó để ta yêu, ta nhớ, ta thương, để lỡ "đi xa lòng dạ chẳng phai mờ". Không phải chỉ riêng Huế mới có áo tím, nón lá, tóc thề...nhưng Huế là Huế. Sống mãi với cảnh phồn hoa đô hội, công việc nối tiếp công việc, hối hả và khô khan, người ta sẽ thèm biết mấy một khung cảnh hiền hòa, yên bình của xứ Huế. Nơi đây, họ mới thực sự được sống với những "khoảng lặng" của tâm hồn mình, để suy ngẫm và mộng mơ.
    - Con người Huế dịu dàng, đằm thắm, đảm đang, tinh tế, nhạy cảm và kín đáo. Giọng Huế ngọt ngào, phong thái đoan trang, không quá vồn vã nhưng vẫn thân mật và gần gũi. Chính vì vậy mà người vùng khác thường quý trọng con người Huế, ở họ toát lên một nét gì đó vừa bản lĩnh vừa nhu mỳ dễ thương. Tính cách Huế không khoa trương ồn ào mà sâu lắng, chân chất. Trong giao tế thì không thân không sơ, không vồ vập cũng không lạnh nhạt, tất cả đều nhẹ nhàng, chừng mực và vừa phải. Gặp nhau mà ôm chầm lấy nhau, hò hét, la toáng lên không phải là phong cách Huế. Đến Huế, con người ta bỗng suy tưởng nhiều hơn, lặng lẽ hơn thường ngày một chút - âu cũng là điều dĩ nhiên.
    - Giọng Huế cũng "ấm trầm, sâu lắng lạ" đối với du khách. Nhất là giọng nữ ở Huế, yểu điệu, ngọt ngào, nhẹ nhàng và rất mực đáng yêu. Những "mô, tê, chi, rứa" chỉ người Huế thốt ra mới chuyển tải đầy đủ những sắc thái tình cảm gửi gắm trong đó. Người không phải gốc Huế, không thể nói những từ địa phương này nhuần nhuyễn và tự nhiên được, cũng như dân ca Huế chỉ có người Huế hát mới "đúng điệu", mới hay được. Chẳng vậy mà người phương xa đến đây thường háo hức được nghe giọng Huế, và lúc ra về thì cứ xao xuyến nhớ...
    - Vẻ đẹp của thiếu nữ Huế cũng vượt ra ngoài những chuẩn mực có sẵn của cái đẹp. Người Huế có quan niệm mỹ học riêng. Trên tranh thiếu nữ làng Hồ, vẻ đẹp lý tưởng của khuôn mặt thiếu nữ biểu hiện sự đối xứng giữa 2 bên tả hữu với đường ngôi rẽ giữa, đôi mày cong, sống mũi thẳng, đôi môi hình trái tim. Người Huế lại thường "thiên vị" hơn với khuôn mặt đầy đặn phúc hậu thay vì mặt trái xoan. Ở các thiếu nữ Huế, đường ngôi rẽ lệch về bên phải, mái tóc thề lay động theo từng bước đi...Qua đó con người ta cảm nhận cái đẹp mà trong tổng thể của nó, sự đối xứng không còn được tôn trọng nữa. Phá vỡ sự đối xứng để tạo ra một vẻ hài hòa riêng, đó chính là nét Huế. Và thông thường, vẻ đẹp đối xứng bao hàm sức mạnh của lý trí, còn sự không đối xứng được khám phá bằng trực giác.
  8. rockdream21

    rockdream21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Con người Huế và nét Huế trong tâm linh
    a/ Tìm hiểu Huế và con người Huế phải bằng tâm thức.
    Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tác phẩm "Huế - di tích và con người" đã đưa ra nhận xét:
    " Người ta chỉ có thể nhận ra diện mạo của một Huế đích thực không phải bằng con mắt của một chuyên viên thống kê đồ thị, mà bằng tâm thức".
    Quả vậy, đến Huế, hiểu Huế phải xuất phát tự tấm lòng, tự cái tâm của mỗi người, vì Huế là thâm trầm và sâu sắc, vì Huế là cả một nét văn hóa muôn đời cần tìm tòi khám phá. Những gì gọi là "tính cách Huế", người ta không chỉ rõ ra được là nó như thế nào, hình hài sắc vóc cụ thể ra sao, mà tất cả bắt nguồn từ cảm nhận của mỗi một con người.
    Văn hóa Huế mang tính nhân văn sâu sắc, nó cứ thấm dần, thấm dần, và thấm sâu vào lòng người chẳng thể nguôi quên. Cho nên hiểu Huế không phải ngày một ngày hai mà đủ được. Ngắm cảnh Huế cũng không phải chỉ ngắm bằng mắt, mà còn phải lắng nghe, phải tâm cảm nữa. Huế không ồn ào, không bộc lộ ra ngoài, con người Huế cũng vậy, sâu lắng và kín đáo. Có ai đó đã nói về một nét buồn thương của Huế, nhưng đó không phải là buồn lòng mà chính là cái sâu lắng trong tận cùng tâm hồn. Vả lại nếu có phảng phất buồn đi nữa thì đó cũng là chuyện muôn đời - ai mà không buồn, nhưng chắc chắn đó không phải là cái buồn bi lụy, đau thương. Làm thế nào để "cảm" được cái buồn không tên ấy? Phải tìm thấy cái tình của Huế, phải nhận thức Huế bằng tâm linh. Phải yêu lắm, phải hiểu lắm mới thấy hết sự tinh tế sâu sắc tỏa sáng trong tâm hồn Huế.
    b/ Con người nội tâm.
    Khi nói đến một Huế "rất sâu" không gì hơn là nói đến chiều sâu của nội tâm, của đời sống tâm linh. Mỗi một con người, sau cuộc sống đời thường vất vả và lắm những lo toan, họ trở về với đời sống nội tâm của riêng mình, và lúc đó con người mới thực sự sống với chính mình. Con người Huế vốn bình dị trầm lắng, ẩn chứa bên trong ấy là cả một đời sống nội tâm phong phú.
    - Xu hướng tâm linh là dòng chảy tiềm ẩn nhưng sâu bền trong tính cách Huế. Không bao giờ người Huế hưởng hết tận niềm vui một cách thái quá, và cũng không bao giờ để cho những cơn sầu thành ủy mị, cái gì cũng chừng mực như thế. "Có thể nói từ bản chất, người Huế là một nhà thơ đồng nội hơn là một cư dân đô thị...Người Huế cảm nhận sự vật bằng trực giác hơn là bằng lý tính, tâm hồn Huế thì thơ hơn là thực, tính cách Huế thì Thiền hơn là Nho" (theo HPNT). Tính cách Huế thích sống đẹp hơn là sống giàu có, sống văn hóa văn minh hơn là hưởng thụ vật chất.
    - Ở Huế, con người hành động luôn dấn thân rất quyết liệt trong những hoàn cảnh cấp bách của lịch sử nhưng sau đó lại trở về với đời sống nội tâm tự do riêng mình. Thùy mị nhỏ nhẹ nhưng Huế không phải là không có tiếng nói riêng. Một mặt là thanh lịch nhã nhặn, khuôn phép, một mặt là phản kháng chống đối. Điều này đã được chứng minh qua những cuộc đấu tranh cách mạng của người dân xứ Huế, kể cả những người thuộc Hoàng tộc.
    - Người Huế tĩnh tại, tự tại, họ chấp nhận cuộc sống thanh bần yên ả để tư duy nghệ thuật, bảo vệ truyền thống tốt đẹp vốn có. Vì vậy có người nhầm tưởng tính cách Huế là buồn, nhưng thực chất không phải vậy. Đó là những cảm xúc được gạn lọc không thích bộc lộ ra ngoài để thực hiện lý tưởng thăng bằng của nội tâm.
    - Người Huế sâu sắc, đa cảm đa sầu, nhưng đó là khi đối diện với chính mình, còn khi tiếp xúc với người khác, những tình cảm suy nghĩ riêng tư đều được giấu kín. Lấy hình ảnh người phụ nữ Huế làm ví dụ, họ thường giữ khoảng cách nhất định với người đối diện, thậm chí nhiều khi có vẻ lạnh lùng, nhưng bên trong là cả một tâm hồn đầy ắp yêu thương, cả "một lửa hừng hực cháy". Đó chính là cái duyên ngầm của phụ nữ Huế, con gái Huế. Họ bao giờ cũng lãng mạn, sâu sắc mà kín đáo, thiết tha.
    Trong tình yêu, các thiếu nữ Huế hay mơ mộng và thường rất chung thủy với lòng mình, dẫu biết rằng có thể sẽ phải đau khổ về sau. Họ e ấp, dịu dàng, và giữ kín tình yêu của mình như một khu vườn bí mật. Ngay cả khi tâm sự với nhau, với người thân, những cảm xúc thiêng liêng nhất vẫn được người thiếu nữ giữ lại ở một góc tâm hồn cho riêng mình, không chia sẻ cùng ai. Ca ngợi nét đẹp tâm hồn này, Bích Lan đã từng viết:
    " Người xứ Huế trang nghiêm và thầm lặng
    Thường hay sầu giữa lúc thế gian vui
    Tâm sự nhiều mà chẳng hé đôi môi
    Ôi, kín đáo, ngây thơ - người xứ Huế !
  9. PhuCam

    PhuCam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Ôi Huế của ta ơi !
    Ai đén Huế một lần cũng luôn muốn đến Huế lần hai, phải không hè??? Không biết Huế bây chừ ra răng rồi ? Có thay đổi chi nhiều không ?
  10. nhoccon054

    nhoccon054 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    0
    hỏi về cái gì ?? tính từ thời gian nào mới trả lời được chứ ??? mà Phucam là girl or boy?

Chia sẻ trang này