1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình luận về tình tiết giết người man rợ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thaiduong09, 13/07/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. darkcho

    darkcho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    > V:Cái này thì tôi rất hiểu bởi tôi đang làm việc tai văn phòng thầy >Thuỷ vụ này tôi lắm khá rõ vì thầy Thuỷ bảo vệ cho Nghĩa, tôi chỉ muốn >bàn về học thuật thôi mời ban bình luậnvề tình tiết này đi, vi đại diện VKS >nói như thế có được không ? nếu được thi vì sao còn nếu không đượ thì >vì sao?
    Té ra là người nhà thầy Thủy lên đây tung hỏa mù dư luận đây.
    Vậy ý bạn thì sao? Giết người như thế có man rợ không?
    Giết người cướp của có mưu tính vẫn chưa đủ man rợ à? Việc phi tang xác, cũng đã được dự tính và thực hiện trọn vẹn, cho thấy con người này phi nhân tính và dã man vượt xa đa số những phạm nhân khác.
    Nhân tiện chuyện có quan hệ hay ghen tương gì ấy cũng từ miệng cu ấy ra, liệu có phải là bằng chứng khách quan?
    Lập luận của Ls Thủy mình chẳng thấy thuyết phục. Với một âm mưu giết người và phi tang nạn nhân như thế và hơn nữa cu ấy đã thực hiện trọn vẹn âm mưu đó thì không phải đã phạm một tội ác dã man thì còn gì nữa á.
    Mong tòa xét xử theo đúng tinh thần của luật pháp.
  2. darkcho

    darkcho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy những cái post này trên một diễn đàn kháccó liên quan đến chủ đề này rất hay. Xin phép Mod và tác giả cho mình post lại cho các bạn trên này cùng đọc nhé.
    http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=13181800&postcount=941
    Nếu xét tội giết người chỉ dựa vào hành vi làm 1 người đang sống trở thành chết thì khái niệm giết người man rợ trở thành vô nghĩa, vì trạng thái sống chuyển qua chết chỉ tồn tại trong 1 thời điểm. Giả sử các hành vi chặt chân tay được thực hiện khi nạn nhân chưa chết thì với cách hiểu như của bạn thì các hành vi này cũng sẽ không được coi là hành vi giết người.
    Cá nhân tôi cho rằng tội giết người bao gồm 1 chuỗi các hành vi mang tính liên tục, từ tổ chức lập kế hoạch tới lúc thực hiện, từ khi khởi đầu chuẩn bị hung khí, dẫn dụ nạn nhân tới địa điểm gây án, tới lúc xóa dấu vết hiện trường ..., trong đó hành vi giết người cụ thể chỉ là đỉnh điểm trong cả chuỗi hành vi đó. Không phải vụ án nào cũng có đủ các bước trên, nhưng nếu có bước nào thì phải xét bước đó.
  3. darkcho

    darkcho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=13139038&postcount=515
    Theo Nghị quyết 04 ngày 29/11/1986 của HĐTP TAND Tối cao hướng dẫn về tội giết người theo điều 101 BLHS năm 1985: "thực hiện tội giết người một cách man rợ (điểm b) như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp , rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, moi gan, chặt người ra từng khúc ...)
    Tuy rằng Nghị quyết 04 này được áp dụng cho BLHS năm 1985 nhưng đó vẫn được coi chung như một thông lệ để áp dụng chung cho việc thế nào là giết người "man rợ". Vì từ đó đến nay khi áp dụng những trường hợp giết người man rợ như vậy đề được sự đồng tình và nhất trí của các CQ tố tụng và người tham gia tố tụng nên Toà án không cần thiết phải hướng dẫn cụ thể chi tiết thế nào là giết người "man rợ" nữa theo điều 93 BLHS năm 1999.
    Về tội giết người theo điều 101 BLHS 1985 và điều 93 BLHS 1999 về cơ bản không có gì thay đổi về bản chất. Các yếu tố CTTP vẫn theo nguyên tắc chung khi xử lý. Mức hình phạt cao nhất vẫn là tử hình.
  4. darkcho

    darkcho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=13145562&postcount=547
    Trích:
    - Nếu như Nghĩa giết Linh như sau thì có thể coi là man rợ: Hiếp dâm rồi, đánh đập, xẻo mũi, cắt tai, róc thịt v..v cho Linh chết từ từ. Hay cũng có thể là dùng dao đâm liên tiếp vào cơ thể nhiều nhát trên nhiều bộ phận làm cho Linh tử vong. Thì đó coi là hành vi giết người man rợ.
    - Xét theo thời gian thì từ lúc Linh sống cho đến lúc chết ( tắt thở, tim ngừng đập v..v ) thì mọi hành vi của Nghĩa sẽ được coi là giết ngừoi man rợ.
    Trả lời:
    Sai rồi, nếu có thể phân giai đoạn tùy ý thì những hành vi thực hiện trước khi nạn nhân chết liệt kê ở trên không phải là hành vi giết người, vì những hành vi này không gây ra cái chết trực tiếp cho nạn nhân, do đó chỉ bị buộc tội hành hung gây thương tích. Nếu nạn nhân chết vì 1 nhát dao chí mạng thì sẽ bị buộc thêm tội giết người (không man rợ), còn nếu nạn nhân chết từ từ thì sẽ bị buộc tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (trường hợp này thủ phạm thậm chí không bị buộc tội giết người).
  5. darkcho

    darkcho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=13145716&postcount=556
    Thôi được rồi: vậy A chặt B ra làm nhiều mảnh. A chứng minh rằng B đã chết ngay từ nhát đầu tiên. Phán hộ cái: có man rợ không?
  6. darkcho

    darkcho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Nếu cái này mình post lại mà Mod thấy là mình đang spam, xin Mod vui lòng xóa dùm mình. Cám ơn Mod.
    To Alze: Không biết cái này có làm được bạn xem xét vấn đề lại lần nữa không?
    Trích của Alze: . . . đem tẩu tán tài sản thì nhất thiết là phải có mục đích cướp, gọi đem máy tính đến thì nhất thiết là phải có mục đích cướp. . . .
    http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=13187764&postcount=978
    Bạn thử nghĩ xem nếu N muốn lấy trộm trong nhà Y thì N sẽ lấy gì, mang ra khỏi chung cư thế nào và bán được bao nhiêu? Xong rồi nghĩ tiếp dàn dựng thế nào để qua mặt CA khi 2 bà cháu đi trình báo thì sẽ biết tính khả thi tới đâu.
    N không muốn giết L, chỉ muốn cướp của. Nhưng phải giết L để che dấu hành vi cướp của (chỗ này là nhận định của tôi về sự việc, không phải là buộc tội). N có thể mang đầu L đi xe khách lên QN vứt thì không khó khăn gì trong việc tiêu hủy đồ dùng của L mang theo. Bán hoặc cầm tài sản của L sẽ làm tăng nguy cơ bị phát hiện rõ rệt, nếu không phải mục đích cướp của thì không 1 thủ phạm giết người biết suy nghĩ nào lại làm trừ trường hợp cố tình đánh lạc hướng điều tra.
    http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=13204720&postcount=1129
    Theo báo đăng tin thì : Ngày 23/4 đến 5/5, Yến cùng bà nội về quê ở Quảng Ninh nên giao căn hộ tại tầng 11 ở chung cư G4 Yên Hòa, quận Cầu Giấy, nhờ Nghĩa trông giùm. 3/5 Nghĩa gọi điện cho Linh đến chơi lần 1. 4/5 Nghĩa gọi điện cho Linh đến lần 2.
    Theo suy nghĩ của mình thì nếu thực sự Nghĩa còn tình cảm với Linh và không muốn cho Yến biết chuyện Linh tới nhà thì hắn ta sẽ phải mời Linh đến nhà sớm hơn, cụ thể là sau ngày 23 Linh đi thì hắn sẽ mời Linh đến nhà chơi liền. Chứ không phải sát ngày Yến về là mùng 5 thì hắn mới mời Linh tới nhà chơi. Tại sao lại như vậy ....?
    Theo suy nghĩ thiển cận của mình thì mình nghĩ như sau. Khi Yến về quê hắn ta cắm chiếc xe máy của Yến để ăn chơi tiêu xài, có thể bao gồm cả cá độ bóng đá. Đến gần ngày Yến về mà hắn ta vẫn không xoay xở ra số tiền để mà lấy xe ra. Hắn ta đã cắm xe của Yến nhiều lần mà lần này nếu tiếp tục để cho Yến biết chuyện này thì coi như Yến sẽ không chấp nhận và có khả năng mối quan hệ sẽ bị đổ vỡ rất cao. Thế là hắn suy nghĩ và lập ra kế hoạch giết Linh để cướp tài sản. Ngày 3/5 hắn rủ Linh đến nhà để thăm dò trước. Sau đó ngày 4/5 hắn ta rủ nạn nhân đến nhà lần nữa để ra tay.
  7. darkcho

    darkcho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0

    http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=13187764&postcount=978
    Trích: Điều 93. Tội giết người
    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười
    hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
    Câu chính xác trong luật là "thực hiện tội phạm 1 cách man rợ", không phải là "giết người bằng hành vi man rợ", cũng không phải "có hành vi giết người man rợ". Có thể hiểu là giết người mà có thực hiện tội phạm 1 cách man rợ, hay giết người và có thực hiện hành vi tội phạm man rợ.
  8. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    Bạn để ý nhé:
    Thực hiện tội phạm (vàng) gồm có từ lúc chuẩn bị phạm tội đến khi tội phạm hoàn thành, ở đây ta phải xét xem tội giết người được coi là hoàn thành vào thời điểm nào theo khoa học luật hình sự ( tôi không muốn nói thực tiễn xét xử vì thực tiễn xet xử thì ai cũng biết rồi ).
  9. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    Bạn này chủ quan duy ý chí quá người ta có hẳn một ngầng khoa học để xác minh cái này đấy (vàng).
    Tôi lập ra topic này chỉ là thảo luận về tình tiết này đơn thuần là về khía cạnh KHPL, vi dụ về Nghĩa chỉ là cho cụ thể hơn mà thôi vì vậy tôi xin không bình luận về hình phạt cũng như hành vi cá biệt của Nghĩa, vậy tôi thiết nghĩ những bình luận riêng về Nghĩa như thế thì xin mở topic khác cho đỡ tốn tài nguyên.
  10. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    V: Buồn cười quá, ko biết bạn có hành nghề luật ko nhỉ ? Đọc bài trước của bạn thấy đưa ra cả cái NQ04 của HĐTP cứ tưởng...
    Được thaiduong09 sửa chữa / chuyển vào 10:58 ngày 21/08/2010

Chia sẻ trang này