1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bình lựng, tranh luận, thảo luận, các vấn đề cần cãi vã,..v.v....

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi whisper, 27/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongnhatchimai

    dongnhatchimai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Đàn ông , đàn bà, người ta gọi như thế là vì họ đã có 1 bước tiến trong cái-mà-ai-cũng-biết-là-cái-gì-đấy ...Còn mức độ chín chắn thì phải trải nghiệm nhiều, phải bon chen với đời, phải lăn lộn giang hồ thì mới biết được bà chị ạ....Sống cả ngày với bố mẹ có mà ra đường bị chúng lừa hồi nào ko hay...có khi còn húp cháo mà sống nữa ấy chứ...Lấy chồng , lấy vợ mà tư tưởng chưa thuần thì làm gì mà trưởng thành được....Vẫn còn nhìu đứa ngu lắm cơ, ấy thế mà cứ giương giương tự đắc là ta đây đã trưởng thành rồi....Thằng em này, đưa cái câu hỏi này ra, mong muốn có câu trả lời từ các bác, chứ các bác nói nhăng nói bừa thế này,làm thằng em này cụt hứng quá...Những tưởng các bác trong này trưởng thành rồi thế mà vẫn còn....lắm cơ...
  2. quach_tinh

    quach_tinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Điểm danh ở bậc đại học: nên chăng?
    (tuoi tre chu nhat 9/5/04)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=31998&ChannelID=119
    TTCN - Đây quả là câu hỏi lý thú. Phải khẳng định rằng không chỉ các thầy giáo ở VN mới điểm danh, mà các thầy giáo nước ngoài ở các đại học danh tiếng trên thế giới cũng điểm danh.
    Việc tham dự đầy đủ và tham gia phát biểu trong các buổi học cũng rất được các giáo sư dùng làm tiêu chí đánh giá (thường chiếm 10-30% điểm đánh giá toàn khóa). Điều này không chỉ ứng dụng cho bậc đại học mà cho cả bậc cao học và thậm chí tiến sĩ. Vậy hiển nhiên điểm danh có cái lý và cơ sở lý luận của nó.
    Lý luận mà rất nhiều sinh viên hiện nay viện ra để không đến lớp: (1) vẫn đủ kiến thức vì vẫn qua được kỳ thi cuối môn học, (2) đi học phải xuất phát từ tự giác, (3) Karl Marx khi còn là sinh viên ?ođâu có mặt thường xuyên ở giảng đường, đâu có trông vào cái vụ điểm danh này mà học nên nhà nghiên cứu lỗi lạc, cha đẻ sau này của chủ nghĩa xã hội khoa học?? (trích nguyên văn từ một bài báo).
    Giáo dục đại học nói chung và tổ chức học tập nói riêng hiện nay đã có rất nhiều thay đổi về quan điểm và cách tiếp cận. Trước đây việc đánh giá học viên được thực hiện trên kết quả thi cuối môn học, thầy giáo không quan tâm đến việc sinh viên có đến lớp hay không mà chỉ dựa vào kết quả thi cuối cùng để thẩm định chất lượng.
    Quan điểm này có nguồn gốc từ nguyên lý quản trị dựa trên kết quả hay mục tiêu (MBO: management by objective). Tuy nhiên sau một thời gian dài, các nhà giáo dục cũng như các nhà quản lý đều nhận thấy những hạn chế của phương pháp này. Thứ nhất, bài thi không phải là một thang đo đáng tin cậy và chính xác để thẩm định chất lượng của một quá trình học tập. Thứ hai, phương pháp này dựa trên giả định về tính tự giác và tự hoàn thiện của người học - điều này cơ bản là hợp lý. Tuy nhiên, với cách đánh giá bằng một bài thi, nghiên cứu và thực tiễn cho thấy người học (dù ở bậc nào: đại học, cao học, tiến sĩ) đều có khuynh hướng lạc mục tiêu - nghĩa là thay vì mục tiêu chính là tích lũy kiến thức liên tục (qua từng buổi học) thì lại chuyển qua mục tiêu vượt qua các kỳ thi.
    Điều này không hẳn xấu, nếu như kỳ thi cuối khóa được thiết kế là một thang đo chất lượng chuẩn. Nhưng như đã nói ở trên, đây là thang đo có độ nhiễu cao (sinh viên chỉ tập trung học vài ngày trước khi thi, nội dung thi được giới hạn, thời gian thi ngắn, số câu hỏi không thể đại diện hết nội dung chương trình, các tình huống trong phòng thi) nên việc chuyển đổi mục tiêu như trên vô hình trung biến người học từ người ham học hỏi, tìm tòi thành những ?othợ đi thi?, học chỉ để thi, hay xa hơn học chỉ để có bằng cấp.
    Để cải thiện chất lượng đánh giá, cũng như từ đó cải thiện chất lượng đào tạo, giáo dục đại học trên thế giới đã chuyển từ đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá quá trình học tập (MBP: management by process). Đây cũng nằm trong bước chuyển chung về quan điểm đánh giá chất lượng trong khoa học quản trị. Phương pháp này không chỉ đánh giá người học ở một bài thi cuối học kỳ mà chia đánh giá thành nhiều phần như: có mặt đầy đủ ở các buổi học, tham gia phát biểu, các bài tập nhóm hay cá nhân, các bài trình bày, bài thi giữa kỳ và bài thi cuối kỳ. Phương pháp này nhằm tạo ra sự tương tác và tham gia tích cực của người học trong quá trình tiếp thu kiến thức, nó đánh giá chất lượng đào tạo thông qua một quá trình tương tác giữa thầy và trò - do vậy nó là thang đo chất lượng hoàn chỉnh hơn.
    Tài liệu, sách vở hiện nay rất nhiều nhưng rõ ràng chưa thể thay thế được vai trò của người thầy. Bên cạnh việc tiếp thu các kiến thức cụ thể của một môn học, sinh viên đến lớp là để học phương pháp học, phương pháp tư duy, tích lũy kiến thức, các kinh nghiệm từ giảng viên và từ sự tương tác với bạn học. Đây chính là giá trị quan trọng của việc đến lớp. Áp dụng phương pháp này cả giảng viên và sinh viên đều phải đầu tư rất nhiều cho từng buổi học. Phương pháp này do vậy không chỉ thay đổi về cách đánh giá mà nó thay đổi toàn bộ cách nhìn về chất lượng, và nếu áp dụng tốt sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy một cách đáng kể.
    Việc dẫn K. Marx ở ví dụ trên cũng là một ý hay nhưng cần nhớ rằng Marx là thiên tài, mà thiên tài thì có logic và con đường phát triển đặc biệt mà chúng ta - những người bình thường không thể và không nên đi theo. Thứ nữa, vào thời của Marx có lẽ hệ thống giáo dục đại học Đức đang theo phương pháp đánh giá thứ nhất và do vậy việc vắng mặt trên lớp một vài buổi không phải là vấn đề. Những so sánh loại này thường gây mơ hồ trong nhận thức của các bạn trẻ.
    Vậy về bản chất, điểm danh có cơ sở khoa học vững chắc. Vấn đề là trên thực tế có nhiều giáo viên không hiểu thực chất cơ sở lý luận của cả phương pháp nên khi ứng dụng một phần (điểm danh) lại thành ra khập khiễng. Mặt khác, phương pháp đánh giá mới đòi hỏi người thầy phải đầu tư rất nhiều cho bài giảng để hấp dẫn sinh viên đến lớp.
    Nhưng thực tế vẫn có rất nhiều thầy lên lớp chỉ đọc và chép, nên việc sinh viên có mặt ở lớp là vô nghĩa. Trường hợp này đọc sách ở nhà là phương án hiệu quả hơn và điểm danh quả là vô nghĩa. Trên phương diện kỹ thuật, điểm danh có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, như cho sinh viên làm những bài tập nhỏ trên lớp, có chấm điểm - vừa kiểm tra được chính xác số sinh viên tham dự vừa đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức ở buổi học. Tất nhiên, cũng cần phải nói đến điều kiện khách quan để thực hiện phương pháp này, đó là lớp học qui mô vừa phải (30-50 sinh viên). Vì với những lớp học có sĩ số từ 100 - 200 như hiện nay ở một số nơi thì không có cách nào áp dụng được phương pháp đánh giá theo quá trình.
    Cuối cùng đi học là một cơ hội lớn. Nó là trách nhiệm của thầy và của trò. Sự nỗ lực từ phía các thầy cô là tất yếu, nhưng sự nỗ lực của mỗi sinh viên trong từng buổi học mới chính là nền tảng quan trọng nhất để cải thiện chất lượng tích lũy tri thức.
  3. khanhthi

    khanhthi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.216
    Đã được thích:
    0
    Đến giảng đường đúng là hay như quach_tinh nói.Nhưng nó chỉ đúng nếu Giảng viên cũng fải "hay" được như thế.Chứ với một người như ông thầy LSHTKT của khanhthi bi giờ-chỉ chăm chăm bắt học sinh thuộc chính xác từng từ từng chữ ổng nói-thì đi học đúng là cực hình(mình có fải cái máy caset đâu).Có buổi ổng chẳng giảng gì cả mà lôi báo gì đó ra đọc cho SV nghe để khoe cái sự uyên bác của mình(mặc dù chẳng liên quan gì đến môn học và chẳng đứa nào hiểu ổng đang nói cái gì).
    Khanhthi ủng hộ ý kiến SV ko cần đến GĐ thường xuyên mà nên tự nghiên cứu là chính.Có gì thì nên tham khảo ý kiến của GV.Chẳng hiểu sao bên KTế vẫn chưa có kiểu điểm thi hết môn=5đ tiểu luận môn đó+5đ làm bài thi viết.Đây cũng là hình thức tốt để đánh giá chất lượng SV đấy chứ.Và như thế ko cần bắt buộc(điểm danh),SV cũng tự giác có ý thức lên GĐ hơn mà vẫn có thể tự mình nghiên cứu.
  4. johnydeep

    johnydeep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Dạo này box kg sối động gì hết....Hôm nay mọi người bàn luận tý nhé
    Nếu bạn cùng lúc học 2 trường chăng ăn nhập gì với nhau cả.Một trương liên wa tời nghê thuật,đòi hỏi năng khiếu nhiều...còn trường kia lại đòi hỏi cái đâu tỉnh táo,nhanh nhạy...
    Trường thư 2 thì sẽ ra trường năm nay,trường thứ 1 thì còn 3 năm nữa cơ....Một khi ra trường gia đình yêu cầu & khuyên nên học lên cao học ở trường thứ 2.........
    Vậy có nên bỏ ngang ngôi trường thứ 1 kg?Hay ta sẽ tiếp tục luôn...nếu tiếp tục thì kết wả của cả trường 2 sẽ kg cao lăm...hic....bởi đồ án ngôi trường 1 rất vất vả.....
    Bạn sẽ làm sao đây ?

Chia sẻ trang này