1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi songpho, 13/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songpho

    songpho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

    Bình Ngô đại cáo: nếu dịch sát nghĩa thì là Báo cáo rộng khắp về việc dẹp yên giặc Ngô. Tháng giêng năm 1428, nước Việt đã hoàn toàn chiến thắng giặc Minh. Lê Lợi lên ngôi vua và cử Nguyễn Trãi viết bài cáo này để báo cho toàn dân biết về sự nghiệp kháng chiến thành công của nghĩa quân Lam Sơn và nêu cao khát vọng xây dựng đất nước ḥa binh thịnh trị. Bài đại cáo này đã được người xưa mệnh danh là "thiên cổ hùng văn" (hùng văn muôn thuở ), người nay coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai (sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà) của dân tộc.

    Bài đại cáo được viết theo thể cáo là một thể văn hành chính thường dùng cho nhà vua để phổ biến những điều quan trọng trước toàn dân. Ở đây, Nguyễn Trãi đã viết bài cáo theo lối văn biền ngẫu, tức mỗi câu thường có hai vè đối nhau theo phép đối nhưng không có vần.

    Bình Ngô Đại Cáo
    Nguyễn Trãi
    Ngô Tất Tố dịch

    Từng nghe:
    Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
    Như nước đại Việt ta từ trước,
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
    Nước non bờ cõi đã chia,
    Phong tục Bắc Nam cũng khác;
    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
    Song hào kiệt thời nào cũng có.

    Cho nên:
    Lưu Cung tham công nên thất bại;
    Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
    Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
    Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
    Việc xưa xem xét.
    Chứng cứ còn ghi.

    Vưà rồi:
    Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
    Để trong nước lòng dân oán hận
    Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn
    Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
    Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
    Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
    Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
    Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
    Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
    Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
    Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
    Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
    Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
    Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
    Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
    Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa ?
    Nặng nề những nổi phu phen tan tác cả nghề canh cửi.
    Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
    Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi !
    Lòng người đều căm giận,
    Trời đất chẳng dung tha;

    Ta đây:
    Núi Lam sơn dấy nghĩa
    Chốn hoang dã nương mình
    Ngẫm thù lớn há đội trời chung
    Căm giặc nước thề không cùng sống
    Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
    Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
    Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
    Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ
    Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
    Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
    Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
    Chính lúc quân thù đang mạnh.

    Lại ngặt vì:
    Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
    Nhân tài như lá mùa thu,
    Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
    Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
    Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
    Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.

    Thế mà:
    Trông người, người càng vắng bóng,
    Miịt mù như nhìn chốn bể khơi.
    Tự ta, ta phải dốc lòng,
    Vội vã hơn cứu người chết đói.
    Phần vì giận quân thù ngang dọc,
    Phần vì lo vận nước khó khăn,
    Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
    Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
    Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
    Ta gắng trí khắc phục gian nan.
    Nhân dân bốn cõi một nhà,
    Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
    Tướng sĩ một lòng phụ tử,
    Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
    Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
    Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

    Trọn hay:
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạọ
    Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
    Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
    Sĩ khí đã hăng quuân thanh càng mạnh.
    Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
    Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
    Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
    Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
    Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
    Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
    Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu
    Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
    Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy
    Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng hăng.
    Bó tay để đợi bại vong,
    Giặc đã trí cùng lực kiệt,
    Chẳng đánh mà người chịu khuất,
    Ta đây mưu phạt tâm công.
    Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
    Nên đã thay lòng đổi dạ
    Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
    Lại còn chuốc tội gây oan.
    Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
    Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.

    Bởi thế:
    Thằng nhãi con Tuyên đức động binh không ngừng
    Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
    Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
    Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
    Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
    Sau lại sai tướng chẹn đường tuyệt nguồn lương thực
    Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế
    Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu
    Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
    Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
    Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
    Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
    Lại thêm quân bốn mặt vây thành
    Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
    Sĩ tốt kén người hùng hổ
    Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
    Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
    Voi uống nước, nước sông phải cạn.
    Đánh một trận, sạch không kình ngạc
    Đánh hai trận tan tác chim muông.
    Cơn gió to trút sạch lá khô,
    Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
    Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
    Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
    Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
    Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
    Ghê gớm thay ! Sắc phong vân phải đổi,
    Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
    Bị ta chặn ở Lê Hoa,
    Quân Vân Nam nghi ngờ
    Khiếp vía mà vỡ mật
    Nghe Thăng thua ở Cần Trạm,
    Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau
    Chạy để thoát thân.
    Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông,
    Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
    Thành đan Xá, thây chất thành núi,
    Cỏ nội đầm đìa máu đen.
    Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
    Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
    Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
    Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
    Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
    Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
    Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
    Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

    Chẳng những mưu kế kì diệu
    Cũng là chưa thấy xưa nay
    Xã tắc từ đây vững bền
    Giang sơn từ đây đổi mới
    Càn khôn bĩ rồi lại thái
    Nhật nguyệt hối rồi lại minh
    Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
    Muôn thuở nền thái bình vững chắc
    Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
    Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
    Than ôi ! Một cỗ nhung y chiến thắng,
    Nên công oanh liệt ngàn năm
    Bốn phương biển cả thanh bình,
    Ban chiếu duy tân khắp chốn.
    Xa gần bá cáo,
    Ai nấy đều hay.

    Note: Lâu lắm không thấy xuất hiện đề thi về áng thiên cổ hùng văn, từng được mệnh danh là Tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Nhờ đất box Thica đăng lại để mọi người cùng đọc, cùng suy ngẫm kẻo quên mất!
  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Đaf nhớ bao nhiêu ba?i ca trong lâfn ngoa?i ma? chưa thuộc nô?i ba?i na?y, tôi ca?m thấy xấu hô? với mi?nh quá đi !
  3. tang_long_ngoa_ho

    tang_long_ngoa_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Bình Ngô đại cáo là một áng thiên cổ hùng văn.Trong lịch sử dân tộc có rất ít thi sĩ có giọng thơ đầy khí phách hiên ngang,hùng hồn như thi hào Nguyễn Trãi
  4. songpho

    songpho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    LÁNG GIỀNG
    Vũ Duy Chu
    Anh em xa bận lo việc họ rồi
    Ta còn có người anh láng giềng phương Bắc
    Người lớn dạy ta ca từ thuở ta con nít
    Việt Nam Trung Hoa
    Núi liền núi, sông liền sông?
    Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông?
    Sử sách ghi phương Bắc đô hộ ta một nghìn năm
    Nhưng chưa bao giờ ông cha dạy ta khai quật nỗi đau quá khứ
    Mặc áo lính kaki Tô Châu, chắc tay cầm vũ khí
    Ta chiến đấu vì Tổ quốc ta
    Còn anh âm thầm toan tính ta trong thế sự cuộc cờ
    Ta đã ngủ mơ
    Kịp tỉnh dậy lúc anh đang trò đi đêm trước trận đánh cuối cùng lịch sử
    Tham vọng như cây kim trong bọc giẻ
    Ta đâu nỡ mở bọc ra, lộ rõ mặt anh mình
    Anh đánh thức những âm binh dưới chín tầng địa ngục Hán, Nguyên Mông
    Cùng bao đạo quân trùng trùng nửa đêm tràn qua biên giới
    Sông giành giật sông, núi giành giật núi
    Cột mốc biên cương nhuộm đỏ máu dân lành
    Những cột mốc đường biên hữu nghị hoà bình?
    ?oLưỡi bò? liếm biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa tiên tổ
    Những cạm bẫy ngọt lừ, những li rượu Mao Đài thuốc ngủ
    Ta rước anh vào nhà, lông ngỗng bay trắng trời Mỵ Châu
    Chẳng có lý do nào dân mình nghi kỵ nhau
    Nhìn anh đặt lên mái nhà Tây Nguyên quả bom bùn đỏ
    Những dự án tỏ mờ, thuế dân nghìn tỷ
    Canh bạc đỏ đen nhức nhối trái tim người
    Tôi yêu Tổ quốc tôi, chín bỏ làm mười
    Nhưng không thể yêu bằng tình yêu bạc nhược
    Bởi Tổ quốc chính là máu thịt
    Việt Nam ơi!

    Sài Gòn, 7.6.2009
    Vũ Duy Chu
    Ghi chú:
    Trước đây, các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa đã suy tôn Liên Xô , Trung Quốc là hai người anh tin cậy
    Nguồn: www.bauxitevietnam.info
  5. linhson11

    linhson11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2009
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bản phiên âm Hán-Việt:
    Nam quốc sơn hà
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Bản dịch thơ:
    Sông núi nước Nam
    Sông núi nước Nam vua Nam ở,
    Rành rành định phận tại sách trời.
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

  6. taicuc

    taicuc Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    3
    Lâu nay, Hịch tướng sĩ cũng biến dần khỏi các kỳ thi tốt nghiệp PTTH thì phải, trong sách giáo khoa nghe nói cũng được đưa vào phần học thêm. Vậy thi ngươi nước Nam lam sao yêu được sử nước Nam?. Mượn topic nay` xin đăng lại áng "thiên cổ hu`ng văn"
    Hịch Tướng Sĩ
    Ta thường nghe: Kỷ Tín (1) đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu (2) chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương. Dự Nhượng (3) nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái (4) chặt tay cứu nạn cho nước. Kinh Ðức (5) một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh (6) một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?
    Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên (7) là người thế nào? Nguyễn Văn Lập tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Ðiếu Ngư (8) lớn tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha (9) đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống, đến nay còn đội ơn sâu! Cốt - đãi - ngột - lang (10) là người thế nào? Xích - tu - tư (11) tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm, đánh quỵ quân Nam Chiếu (12) trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!
    Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. ỷ mệnh Hốt Tất Liệt (13) mà đòi ngọc lụa, để phụng sự lòng tham không cùng; khoác hiệu Vân Nam vương (14) mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.
    Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa (15), cũng nguyện xin làm.
    Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá nào có kém gì?
    Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường (16) đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta cùng bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp (17) của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?
    Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" (18) làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" (19) làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông (20), mọi người đều tài như Hậu Nghệ (21), có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam vương ở Cảo Nhai (22). Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền (23) mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?
    Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một quyển, gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.
    Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc (24), để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?
    Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.

    Huệ Chi
    (Dịch lại trên cơ sở các bản dịch cũ) (25)
    ---------------------
    Chú thích:
    (1) Kỷ Tín: một tướng của Hán Cao Tổ. Khi Hán Cao Tổ bị Hạng Vũ vây ở Huỳnh Dương. Kỷ Tín giả làm Hán Cao Tổ ra hàng, bị Hạng Vũ thiêu chết. Hán Cao Tổ nhờ đó trốn thoát.
    (2) Do Vu: Tướng của Sở Chiêu Vương thời Xuân thu. Theo Tả truyện Sở Chiêu Vương bị nước Ngô đánh phải lánh sang phương Ðông, một đêm bị cướp vây đánh. Do Vu đã chìa lưng ra che chở cho vua mình.
    (3) Dự Nhượng: gia thần của Trí Bá thời Chiến quốc. Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết chết. Dự Nhượng bèn nuốt than cho khác giọng đi, giả làm hành khất, mưu giết Tương Tử để báo thù cho chủ.
    (4) Thân Khoái: viên quan giữ ao cá của Tề Trang Công thời Xuân thu. Trang Công bị Thôi Trữ giết, Thân Khoái bèn chết theo chủ.
    (5) Kinh Ðức: tức Uất Trì Cung đời Ðường. Khi Ðường Thái Tông (bấy giờ còn là Tần Vương) bị Vương Thế Sung vây, ông đã lấy mình che chở, hộ vệ cho vua chạy thoát.
    (6) Cảo Khanh: họ Nhan, bề tôi của nhà Ðường. Khi An Lộc Sơn nổi loạn, đánh đuổi Ðường Huyền Tông ông đã chửi mắng Lộc Sơn và bị cắt lưỡi.
    (7) Vương Công Kiên: tức Vương Kiên tướng nhà Tống, giữ Hợp Châu (Tứ Xuyên), đã huy động quân dân chiến đấu ở núi Ðiếu Ngư cầm cự với đạo quân Mông - Cổ do Môngke (Mongka, phiên âm Hán Việt là Mông Kha) chỉ huy, trong 4 tháng trời. Ðến khi Môngke chết, quân Mông Cổ đành phải rút.
    (8) Ðiếu Ngư: tên một trái núi rất hiểm trở ở Tứ Xuyên, ba mặt nhìn xuống sông. Ðời Tống, Dư Giới có đắp thành ở đó.
    (9) Mông Kha: tức Môngke (Mongka) là anh của Hốt Tất Liệt (Qubilai), làm Ðại hãn (Chúa tể) Mông Cổ từ năm 1251, từng trực tiếp chỉ huy cuộc viễn chinh sang Trung Quốc và các nước ở phía Ðông. Chính y bị tử trận ở thành Ðiếu Ngư trong cuộc vây hãm đội quân nhà Tống do Vương Công Kiên chỉ huy.
    (10) (12) Cốt - đãi - ngột - lang: tức Uryangkhađai (Uriyangqadai), là một tướng giỏi của Môngke con viên tướng nổi tiếng Nubutai (Subutai).
    Uryangkhađai từng nhận lệnh Môngke, cùng với Hốt Tất Liệt đánh chiếm nước Nam - chiếu, một nước ở vào khoảng giữa hai tỉnh Tứ xuyên và Vân Nam thủ đô Ðại - lý (Vân Nam). Uryangkhaiđai cũng chính là viên tướng chỉ huy đạo quân xâm lược Việt Nam lần thứ nhất (1258).
    (11) Xích-tu-tư: Xem Khảo đính 3.
    (13) Hốt Tất Liệt: tức Khubilai (Qubilai), em ruột và là tướng của Môngke. Sau khi Môngke chết (1259), Hốt Tất Liệt đã tự xưng làm Ðại hãn ở Khai Bình, tổ chức cuộc nội chiến tranh giành ngôi báu với em ruột là Aric Bukê (AriqBuka). Năm 1264, Aric Bukê đầu hàng, Hốt Tất Liệt bèn dời đô về Yên Kinh, tức Bắc Kinh ngày nay và đến năm 1271 thì đặt quốc hiệu là Nguyên. Hốt Tất Liệt chính là Nguyên Thế Tổ.
    (14) Vân Nam vương: tức Hughêtư (Hugaci) con Hốt Tất Liệt, được phong làm Vân Nam vương năm 1267, đóng quân ở Vân Nam với nhiệm vụ khống chế các dân tộc thiểu số vùng này cũng như làm áp lực quân sự đối với nước ta lúc bấy giờ.
    (15) Nghìn thây ta bọc trong da ngựa: lấy ý ở câu nói của Mã Viện đời Hán (trong Hậu Hán thư) Ðại trượng phu dương tử ư cương trường, dĩ mã cách khỏa thi nhĩ. Nghĩa là: Bậc đại trượng phu nên chết ở giữa chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây.
    (16) Nhạc thái thường: nhạc của triều đình dùng trong những tế lễ quan trọng ở tông miếu. Bấy giờ là thời kỳ ngoại giao giữa ta và quân Nguyên, trong những tiệc yến tiếp sứ giặc, triều đình phải dùng đến nhạc thái thường để giúp vui. Trần Quốc Tuấn coi đó là một điều nhục nhã.
    (17) Thái ấp: phần đất vua phong cho các vương hầu.
    (18) Ðặt mồi lửa dưới đống củi nỏ (thố hỏa tích tàn), lấy từ một câu văn của Hán thư. Phù bão hỏa, thố chi tích tân chi hạ nhi tẩm kỳ thượng; hỏa vị cập nhiên nhân vị chi an, nghĩa là: "ôm mồi lửa đặt dưới đống củi rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn cho là yên".
    (19) Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội (trừng canh xuy tê): xuất xứ từ một câu văn của Sở từ Trừng ư canh nhi xuy tè hề: ý nói: người bị bỏng vì canh nóng, trong lòng e sợ, dù gặp rau nguội đi nữa, cũng lấy miệng thổi.
    (20) (21) Bàng Mông, Hậu Nghệ: hai nhân vật bắn cung giỏi trong thần thoại Trung Quốc.
    (22) Cảo Nhai: nơi trú ngụ của các vua "chư hầu" khi vào chầu vua Hán ở Trường An.
    (23) Mãi mãi vững bền: dịch thoát câu vĩnh vi thanh chiên: Sách Thế thuyết chép rằng: Vương Tử Kính đêm nằm ngủ ở trai phòng thấy một bọn trộm lẻn vào nhà, trộm hết mọi vật. Ông từ tốn nói với chúng: cái nệm xanh (thanh chiên) này là đồ cũ của nhà ta, các ngươi đừng lấy. Tác giả mượn điển này để nói bóng về những của cải lưu truyền từ đời nọ đến đời kia.
    (24) Nguyên văn là Bình lỗ chi hậu. Bản dịch của Trần Trọng Kim cũng như bản chú thích của Dương Quảng Hàm trong Việt Nam thi văn hợp tuyển, 1942, đều cho Bình Lỗ là tên đất. Bùi Văn Nguyên cũng ức đoán Bình Lỗ tức là vùng Phù Lỗ thuộc thị trấn Kim Anh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay. Nhưng chúng tôi tán thành cách dịch của Ngô Tất Tố, Phan Kế Bính... coi đây là một từ chỉ việc bình định giặc nói chung.
    (25) Bản dịch này có tham khảo và chọn lọc câu chữ ở các bài dịch trong quá khứ của Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược), Ngô Tất Tố (Văn học đời Trần, 1940), Nguyễn Ðổng Chi (Việt Nam cổ văn học sử, 1941), Chu Thiên (Chống quân Nguyên, 1957), Bùi Văn Nguyên (Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, 1962), Cao Huy Giu (Bd, ÐVSKTT, 1967), Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tàm (Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông, 1967

  7. ttggttsn

    ttggttsn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2004
    Bài viết:
    980
    Đã được thích:
    0
    Hồi còn đi học em thuộc lòng "Hịch Tướng Sĩ" , và thuộc một ít"Cáo Bình Ngô". Giờ nghĩ lại vẫn tự phục mình. Hihi
    Giờ quên gần hết mọi điều đã từng nhớ. Nhưng vẫn giữ được rất nhiều ấn tượng và cảm xúc trong những bài học ngày xưa.
    Dù sao đi học vẫn thích anh nhỉ. Ko như bây giờ.
  8. linhson11

    linhson11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2009
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
    - Trương Hán Siêu-
    Trương Hán Siêu, tác giả bài Phú sông Bạch đằng nổi tiếng là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông), từng giữ các chức Hàn lâm học sĩ, Hành khiển, Tả gián nghị đại phu, Tham tri chính sự. Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy. Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại Văn Miếu ngang với các bậc hiền triết xưa. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XIV nảy sinh cuộc tranh giành vị trí, ảnh hưởng giữa Nho giáo và Phật giáo mà Trương Hán Siêu được coi là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên.
    Bạch Đằng Giang phú là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệ thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng, Bạch Đằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.

    Bản dịch Bạch Đằng Giang Phú
    Khách có kẻ:
    Giương buồm giong gió chơi vơi,
    Lướt bể chơi trăng mải miết.
    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
    Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
    Cửu Giang, Ngũ Hồ,
    Tam Ngô, Bách Việt.
    Nơi có người đi,
    Đâu mà chẳng biết.
    Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
    Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
    Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
    Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.
    Qua cửa Đại Than,
    Ngược bến Đông Triều,
    Đến sông Bạch Đằng,
    Thuyền bơi một chiều.
    Bát ngát sóng kình muôn dặm,
    Thướt tha đuôi trĩ một màu.
    Nước trời một sắc,
    Phong cảnh ba thu.
    Bờ lau san sát,
    Bến lách đìu hiu
    Sông chìm giáo gãy,
    Gò đầy xương khô.
    Buồn vì cảnh thảm,
    Đứng lặng giờ lâu.
    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
    Bên sông bô lão hỏi,
    Hỏi ý ta sở cầu.
    Có kẻ lê gậy chống trước,
    Có người thuyền nhẹ bơi sau.
    Vái ta mà thưa rằng:
    ?oĐây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,
    Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao?.
    Đương khi ấy:
    Thuyền tàu muôn đội,
    Tinh kì phấp phới.
    Hùng hổ sáu quân,
    Giáo gươm sáng chói.
    Trận đánh được thua chửa phân,
    Chiến luỹ bắc nam chống đối.
    Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
    Bầu trời đất chừ sắp đổi.
    Kìa:
    Tất Liệt thế cường,
    Lưu Cung chước dối.
    Những tưởng gieo roi một lần,
    Quét sạch Nam bang bốn cõi.
    Thế nhưng:
    Trời cũng chiều người,
    Hung đồ hết lối
    Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
    Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
    Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
    Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.
    Tái tạo công lao,
    Nghìn xưa ca ngợi.
    Tuy nhiên:
    Từ có vũ trụ,
    Đã có giang san.
    Quả là trời đất cho nơi hiểm trở,
    Cũng nhờ nhân tài giữ cuộc trị an.
    Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có vương sư họ Lã,
    Trận nào bằng trận Duy Thuỷ, có quốc sĩ họ Hàn.
    Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,
    Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
    Tiếng thơm còn mãi,
    Bia miệng không mòn.
    Đến chơi sông chừ ủ mặt,
    Nhớ người xưa chừ lệ chan.
    Rồi vừa đi vừa ca rằng:
    ?oSông Đằng một dải dài ghê,
    Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.
    Những phường bất nghĩa tiêu vong,
    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!?
    Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
    ?oAnh minh hai vị thánh quân,
    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
    Giặc tan muôn thuở thanh bình,
    Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.?

  9. songpho

    songpho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    TÀU LẠ
    -- Thái Hữu Tình--
    "Tàu lạ? chuyên húc tàu Ta
    Ngư dân khốn khổ, chém cha giặc??otàu?!
    Ta Tàu hai nước ?oyêu? nhau
    Sao không nhờ bạn đem tàu giúp Ta?
    Biển Đông bạn vẫn tuần tra
    Biết ngay ?otàu lạ? hay là ?otàu quen?!
    Thắp nhang cúi lạy tổ tiên
    Để... mười sáu chữ, treo trên bàn thờ!
    Nguồn: www.bauxitevietnam.info
  10. linhson11

    linhson11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2009
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    BÙI MINH QUỐC

    TÔI ĐÃ KÝ NHƯ LÀ TÔI THỞ

    Trân trọng gửi các anh các chị đã và sẽ cùng ký tên vào KIẾN NGHỊ VỀ VỤ KHAI THÁC BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN

    Tôi đã ký
    Vâng chính tôi đã ký
    Đây chính là chữ ký của tôi
    Và ghi rõ họ tên địa chỉ
    Bùi Minh Quốc
    Số 3
    Nguyễn Thượng Hiền
    Đà Lạt

    Tôi đã ký
    Như là tôi thở

    Tôi đã ký
    Để mắt nhìn thẳng mắt mọi người

    Để tôi nguyên vẹn tôi
    Con dân Việt Nam
    Vinh hạnh cùng các anh các chị
    Ngẩng đầu đi giữa Việt Nam
    Giữ Việt Nam
    Nâng niu Việt Nam
    Từng tấc máu giang san

    Đường xa không mỏi
    Bền bỉ và hiên ngang
    Người bên người dấn bước
    Tim cất lời non nước
    Rung vang :
    Chặn lại ngay những cái vòi bạch tuộc
    Bọn thẻ đỏ tim đen
    Đang sục ngầu rừng đất Tây Nguyên !

    Đà Lạt 26.04.2009

    Nguồn: www.bauxitevietnam.info

Chia sẻ trang này