1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Binh pháp xưa - nay... và các cách dùng binh!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 08/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Binh pháp xưa - nay... và các cách dùng binh!

    Binh pháp Tôn Tử: Các loại địa hình chiến đấu​

    Làm vị tướng giỏi, trước hết phải sành việc lựa chọn chiến trường. Để lựa chọn chiến trường cho chính xác, phải biết người biết ta, biết trời biết đất. Dựa vào tình hình đôi bên mà chọn địa hình, căn cứ vào đặc điểm địa hình mà vận dụng chiến thuật thì thắng vẫn không nguy hiểm, thắng vẫn có thể toàn vẹn. Trong sách ''thiên cửu địa? Tôn Tử chia thành 9 loại hoàn cảnh chiến đấu:

    Tản địa - Khu vực xảy ra tác chiến trong nội địa của bản quốc, được gọi bằng tản địa. Tại sao gọi là tản địa? Tào Tháo bảo: Vì quân sĩ quyến luyến quê hương, đường sá tương đối gần, con người dễ tan tác mất mát. Tôn Vũ cho rằng ''tản địa thì đừng đánh''. Hà cớ gì tản địa lại dừng đánh? Kẻ địch dám xâm phạm, chứng tỏ chúng có ưu thế, quân phòng thủ ở vào cái thế tương đối yếu cho nên tránh việc vội vàng tác chiến, chỉ nên dùng phương cách phòng thủ, tiêu diệt dần sinh lực địch, đợi thời cơ có lợi sẽ quyết chiến với kẻ thù. Do vậy, Tôn Vũ lại nhấn mạnh: quân sĩ đóng nơi tản địa, điều quan trọng là họ phái có ý chí chiến đấu thống nhất, lòng người son sắt. ''Không tảc chiến'' không có nghĩa không đánh. Ý nói không dùng thế công mà chủ yếu dùng phương cách phòng thủ.

    Khinh địa - Khu vực tác chiến tung thâm gần đất nước của kẻ thù được gọi bằng khinh địa. Tiến vào đất nước của kẻ thù chưa sâu, tương đối gần đất nước mình, đường giao thông của tuyến sau không dài, dễ vận chuyển lương thực và vũ khí. Nhưng đã tiến sâu vào nội địa của kẻ thù, khó tránh khỏi sự chống trả của đối phương, cho nên quân sĩ đóng ở vùng khinh địa phải bảo vệ chặt trận địa của bên mình. Tôn Vũ bảo: ?oKhinh địa thì không ngừng hoạt động''. Phàm quân đội đã tiến vào đất nước của kẻ thù thì nhất thiết phải dựa vào ưu thế quân sự của mình mà đánh vào mặt yếu của đối phương. Thành ra, lúc mới tác chiến phải chủ động phát huy ưu thế tấn công, không được án binh bất động. Phải ra sức tiến sâu vào đất nước của đối phương, tiêu diệt kẻ thù trước khi chúng nghĩ ra cách phòng thủ mới nhằm đạt được mục đích chiến đấu.

    Tranh địa - Là khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế và quân sự. Tôn Vũ nhận định, bên nào có được tranh địa thì bên đó có lợi thế. Thành ra tranh địa là mục tiêu tranh giành của đôi bên. Tác chiến trong vùng tranh địa phải chú ý mấy phương diện sau đây:
    - Một là: vùng đất quan trọng nhưng trống vắng. Sự tranh chấp của đôi bên (về nó) chưa phân thắng bại. Mấu chốt của sự thắng bại lúc này là ở cự ly gần xa của đôi bên đối với vùng đất đó, tình trạng đường giao thông qua lại ở đấy và dụng cụ làm đường của bộ đội. Trước tình hình ấy, bộ đội trước hết nên nhanh chóng hành quân tới con đường mà kẻ địch sẽ ngăn chặn đường tiến quân của đối phương nhằm bảo đảm cho bộ đội chủ lực chiếm lĩnh được địa hình.
    - Hai là: kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó, nhưng chưa ở thế vững vàng. Nếu bên ta lúc này có ưu thế về binh lực, nên lập tức dùng phương pháp tấn công. (Ngày nay gọi là đánh vào nơi địch tạm trú quân, chưa ổn định)
    - Ba là, kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó và có đông quân cố thủ. Trong trường hợp này, không nên công khai tấn công. Có thể điều một ít lực lượng tinh nhuệ, gấp rút đánh thọc vào sau lưng địch, tiến sâu vào hậu phương của chúng, phá hoại đường giao thông, quấy rối kẻ thù.
    - Bốn là, bên ta đã chiếm được vùng đất quan trọng đó, nhưng kẻ địch có ưu thế tuyệt đối về binh lực và vũ khí, bên ta khó giữ nổi thì đành bỏ mặc vùng đất đó cho kẻ địch chiếm giữ, thừa cơ phân tán binh lực của chúng.

    Giao địa - Vùng đất nằm ở giao điểm của hai trục đường ngang dọc. Ở vùng đất này, quân ta có thể đi qua, kẻ địch cũng có thể lại đến. Tôn Vũ nhận định: ''Giao địa thì vô tuyệt''. Về hàm nghĩa của câu này, sách ''Mười nhà chú thích Tôn Tử'' đều có những cách giải thích khác nhau. Chữ ''tuyệt'' ở đây nên hiểu là đoạn tuyệt, tựa như lời nói đầu về vấn đề hành quân mà người chỉ huy phải ghi nhớ. Bởi là tụ điểm giao thông, dễ bị kẻ địch cắt đứt. Cho nên, Tôn Vũ mới nhắc nhở ''bên ta phải cẩn thận bảo vệ nó'', nhấn mạnh khi tác chiến ở vùng đất này, quân đội phải tăng cường việc phòng thủ.

    Cù địa - Khu vực ranh giới giữa nhiều nước với hệ thống giao thông phát triển. Với khu vực này, một nước nào tấn công, thường thường ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Hoặc giả, có thể lợi dụng được quốc gia khác. Bởi vậy phải tìm cách tranh thủ các quốc gia khác, tăng cường thực lực bên mình. Tôn Vũ nêu bật công việc kết thân với các chư hầu, không phải chỉ tiến hành khi chiến tranh nguy cấp. Điều chủ yếu là phải có chính sách láng giềng hữu hảo lúc thời bình, bang giao gắn bó.

    Trọng địa - Khu vực nằm sâu trong nội địa của kẻ thù, rời xa thành phố và ấp trại của bên ta, được gọi bằng trọng địa. Tôn Vũ quan niệm: trong việc tác chiến, ''trọng địa thì giành lấy'', ''trọng địa giúp bên ta vận chuyển đều đặn lương thực'' (thiên cửu địa). Quân đội tiến sâu vào khu tung thâm của địch, đường giao thông giữa hậu phương và mặt trận kéo dài ra, còn luôn bị kẻ thù đánh phá, thường xảy ra tình trạng giao thông gián đoạn. Thành thử có một số vật tư chiến tranh, nhất là lương thực, cần phải cướp tại chỗ để bảo đảm cho cuộc sống của quân đội ta, là hiện tượng bình thường.

    Tỵ địa - Khu vực núi non hiểm trở và ao hồ được gọi là tỵ địa. Đặc điểm của tỵ địa là đi lại khó khăn. Vì thế nhắc nhở ''tỵ địa thì bước qua'', nghĩa là quân sĩ khi tác chiến ở khu vực này cần nhanh chóng xa rời nó, không nên ở lại lâu.

    Vi địa - Đường tiến chật hẹp, đường thoái xa xăm, khu vực tác chiến này được gọi là vi địa. Tôn Vũ cảnh báo: ''vi địa thì phải tìm mưu kế''; Quân đội hoạt đông trong khu vực vi địa phải nghĩ ra mưu kế để vừa có thể tiến, vừa có thể thoái, đồng thời còn phải đánh lừa kẻ địch, chờ lúc chúng chểnh mảng, đột nhiên tấn công. Tôn Vũ còn bảo: ''Với vi địa, bên ta cần đóng cửa phòng thủ'' (thiên cửu địa). Câu này ý chỉ trong trường hợp bên ta bị bao vây, cần chủ động lấp cửa phòng thủ, nhằm tránh việc kẻ thù dùng mẹo ''ba vây một đóng'' để làm lung lay quyết tâm cố thủ trận địa của tướng sĩ. Ngược lại khi kẻ thù vướng, mắc trong vòng vây nên dùng mưu lược, thực hiện chiến thuật tấn công bằng tâm lý, vận dụng các phương cách làm tan rã đội ngũ, gọi hàng và công phá, nhằm thực hiện mục đích của việc chiến đấu.

    Tử địa - Khu vực không có lối thoát gọi là tử địa. Tác chiến trong khu vực tử địa nếu tham sống sợ chết thì bỏ mạng là cái chắc. Chiến đấu dũng cảm sẽ được tồn tại. Do đó, ở trong vùng ?otử địa?, phải ra sức chiến đấu, trong cái chết mưu cầu sự sống. Khi quân sĩ rơi vào vùng tử địa, tướng lĩnh phải thể hiện trước ba quân lòng cảm tử, khiến toàn thể quân sĩ quyết giành lấy sự sống trong vùng tử địa.
    Việc tìm phương cách tác chiến thích hợp với địa hình là nguyên tắc tác chiến cơ bản của bộ binh. Thời xưa chưa có các quân chủng hiện đại như không quân và hải quân. Mọi cuộc chiến tranh đều diễn ra trên mặt đất, dẫu là trong chiến tranh hiện đại, không quân và hải quân cũng phải nghĩ đến sự ảnh hưởng của cơ cấu lục quân đối với mình. Vì vậy, việc tìm phương cách tác chiến thích hợp với địa hình vẫn là điều cực kỳ quan trọng đối với chiến tranh hiện đại.


    [​IMG]
  2. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Binh pháp Tôn Tử: Phương pháp tác chiến ?obốn làm chủ?​
    Tôn Vũ (Tôn Tử) cho rằng, sự tốt xấu về nhân tố tinh thần, sự mạnh yếu về tình trạng thể lực, cái ưu cái khuyết trong việc bố trí trận địa chiếm một vị trí quan trọng trong vấn đề tác chiến. Do vậy ông nêu lên phương pháp tác chiếc ?obốn làm chủ?: ?oLàm chủ chí khí, làm chủ nhân tâm, làm chủ nhân lực và làm chủ sự biến đổi?. Ông phát biểu trong ?oThiên quân tranh?: ?oBan ngày thì chí khí sắc sảo, ban đêm thì chí khí cùn nhụt, chập tối thì chí khí trở về, đó là làm chủ chí khí; đối xử với rối loạn bằng sự làm chủ, đối xử với ồn ào bằng yên tĩnh, đó là làm chủ nhân tâm; đối xử với cái xa bằng cái gần, đối xử với cái đói bằng cái no, đó là làm chủ nhân lực; không cầu được cờ chính thống, chớ đánh vào trận địa một cách đường hoàng?, đó là làm chủ sự biến đổi. Phương pháp tác chiến ?oBốn làm chủ? được Tôn Vũ nêu lên như sau:
    Làm chủ chí khí:
    Thời xưa, tác chiến gắn liền với việc đánh nhau trực tiếp, sự thắng bại của chiến tranh với dũng khí của quân sĩ có mối quan hệ cực kỳ mật thiết. Sĩ khí và ý chí chiến đấu là nhân tố hàng đầu của sức chiến đấu. Sĩ khí dâng cao thì dễ dành thắng lợi, sĩ khí sa sút thì thường dẫn đến thất bại.
    Làm chủ nhân tâm:
    Ý nói trước trận đánh và trong trận đánh, tướng soái không được dao động hoặc dễ dàng thay đổi quyết tâm chiến đấu như đã tuyên thệ. Chữ ?oTâm? ở đây người thời trước gọi bằng ?obản tâm?, ?otâm mưu?, mặc dầu nội dung của nó bao gồm các phương diện khí chất tinh thần và tu dưỡng tư tưởng, nhưng hạt nhân là lòng quyết tâm chiến đấu của tướng soái.
    Xung quanh vấn đề lòng quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy, Tôn Tử nói trong ?oThiên quân tranh?: ?oTướng có thể dành lòng người?. Ông còn bảo: ?oĐối xử với rối loạn bằng việc làm chủ, đối xử với sự ồn ào bằng sự yên tĩnh, đó là làm chủ nhân tâm?. Điều này nói lên cuộc đấu tranh giữa lòng quyết tâm chiến đấu của bên ta với lòng ?olung lay? hay cái ?ovững tâm?, ?oĐoạn tâm? trong quyết tâm chiến đấu của đối phương. Về ?ovững tâm? một nhà học giả họ Hà chú thích: ?oKhông có vị tướng nào lại muốn đơn độc một mình, chỉ dựa vào sự tinh tế khôn ngoan của một cá nhân, mà muốn liên kết với hàng vạn con người, để đối phó với kẻ địch như hổ, báo. Cái lợi cái hại đan xen, cái thắng cái bại lẫn lộn, người tài trí phải biến, trù liệu trong tâm trí, không phóng đại sự việc, phải ngăn nắp được thế sao chẳng đáng gọi là ứng biến khôn cùng, xử sự rạch ròi??. Đó là nói về tầm quan trọng của ?ovững tâm?. Đỗ Mục phát biểu: ?oTư Mã Pháp nói: Bản chất phải vững vàng, biết được kẻ địch sẽ có cách đối phó, bản tâm ổn định, nhưng còn phải biết điều khiển nó, làm cho thế ổn định càng trở nên chắc chắn, đừng bận tâm đến sự nhiễu loạn, đừng vì cái lợi trước mắt. Đợi chừng nào kẻ địch rối loạn, ồn ã thì xuất quân tấn công?. Đấy là nói về yêu cầu của ?ovững tâm?. Trương Dự bảo: ?oLấy trừng trị đối xử với rối loạn, lấy cái tĩnh lặng đối xử với cái ồn ào, lấy cái bình tâm đối xử với cái nôn nóng, lấy sự nhẫn nại đối xử với giận dữ, đó là nói về phương pháp của ?ovững tâm?. Về ?ođoạn tâm?, Lý Chuyên nói: ?oBực tức dẫn đến phẫn nộ, càn quấy dẫn đến rối loạn, nhỏ nhen đi đến kiêu căng, ngăn cách dẫn đến xa lạ?. Đó là nói về các phương pháp ?ođoạn tâm?.
    Làm chủ nhân lực:
    Ý chỉ việc tiêu hao và làm mỏi mệt sức chiến đấu của kẻ thù. Tôn Vũ nêu lên phương pháp ?olàm chủ nhân lực? trong ?oThiên quân tranh?: ?oĐối xử với cái xa bằng cái gần, đối xử với cái mệt nhọc bằng cái thư nhàn, đối xử với cái đói bằng cái no?. Ông cho rằng lúc tác chiến phải nuôi dưỡng bằng cái tinh nhuệ, có thế mới có khả năng giành thắng lợi. Tôn Vũ còn bảo: ?oGiao chiến với kẻ địch sau cuộc hành quân đường dài, điều đó làm hao tổn binh lực, vì binh sĩ đã chịu nhiều cơ cực trên đường đi, sinh lực mệt mỏi dẫn đến cạn kiệt, tất nhiên dẫn đến tình trạng hao binh tổn tướng.
    Làm chủ sự biến đổi:
    Cơ mưu quân sự biến đổi khôn lường, khi đã nắm được quyền chủ động trên chiến trường, vẫn không thể xem nhẹ vai trò của chiến thuật ?olàm chủ sự biến đổi?, cái gọi là làm chủ sự biến đổi ấy là nắm vững phương pháp biến hóa cơ động. Điều mà Tôn Vũ đề cập trong ?oThiên quân tranh?: ?oKhông cầu được cờ chính thống, chớ đánh vào trận địa một cách đường hoàng? chính là ứng biến. ?oCờ chinh thống?, ?otrận địa đường hoàng? là chỉ tình thế quân đội khi có khí thịnh vượng, quân dung nghiêm chỉnh, thực lực hùng hậu và có sự chuẩn bị, đầy đủ về mặt tư tưởng, loại kẻ thù này, vừa mạnh vừa có sự chuẩn bị, tất nhiên là khó đánh, lúc này phải gác lại ý định tác chiến với bọn chúng. Cần sử dụng nhiều thủ pháp của chiến thuật làm chủ ý chí, làm chủ nhân tâm, làm chủ nhân lực? biến đổi chúng theo tình hình của địch, hoặc công phá hay cố thủ, hoặc tiến hay thoái, hoặc chính quy hay kỳ lạ, nhằm giành thắng lợi.
    [​IMG]
  3. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Tài trí Gia Cát Lượng: Năm điều giỏi, bốn điều mong muốn ​

    Chỉ huy và tướng lĩnh là trụ cột của đất nước, là cốt cán của quân đội, có quan hệ đến sự thành bại của sự nghiệp, sự thắng bại của chiến tranh. Cho nên chỉ huy phải có những phẩm chất tốt. Một chỉ huy có phẩm chất tốt, không những có đạo đức khác thường, mà còn phải có trí tuệ hơn người. Gia Cát Lượng trong "Tướng Uyển-Thiên Tướng" đã vạch ra, chỉ huy ưu tú cần phải được rèn luyện để có được "năm điều giỏi, bốn điều mong muốn".

    "Năm điều giỏi" là nói người tướng phải có đủ năm kỹ năng.
    a.Giỏi biết hình thế của địch: Địch đánh đến, phải tích cực phòng ngự; thời cơ chín muồi, phải tấn công. Phòng ngự thế nào, tấn công thế nào, phải xây dựng trên sự phán đoán, dự đoán chính xác, kịp thời về tình hình địch.
    b. Giỏi biết đường rút lui: Khi nào tấn công, khi nào rút lui, người tướng ưu tú đều biết chọn lựa cho thích hợp. Khi tấn công không được làm cho chúng có cảm giác mất miếng mồi ngon trước miệng; khi rút lui, có thể đề phòng trở thành tấm bia trước mũi súng địch, phải giữ gìn sinh lực của quân đội.
    c. Giỏi biết hư thực của đất nước: Tài lực vật lực của nhà nước có thể đáp ứng mọi yêu cầu của chiến tranh hay không? Nên đánh lâu dài hay nên đánh nhanh? Hoặc căn bản không thể làm chiến tranh được, những điều đó, người tướng ưu tú đều phải có tính toán chính xác.
    d. Giỏi biết thiên thời, con người: Chiến tranh muốn giành thắng lợi, cần phải thuận trời, theo thời gian và con người. Cho nên người tướng ưu tú cần phải biết tình thế chung của thiên hạ trong quá trình chiến tranh, thời cơ, hoàn cảnh cụ thể, lòng người ngả về đâu, để có thể lợi dụng có hiệu quả.
    e. Giỏi biết núi, sông hiểm trở: Thiên thời không bằng địa lợi, thắng bại của chiến tranh thường quyết định ở chỗ có thể dựa vào địa thế có lợi mà vận dụng chiến thuật tấn công, rút lui, đánh hay giữ. Tướng lĩnh ưu tú phải nắm chắc địa hình, khu vực tác chiến như lòng bàn tay.
    "Bốn ham muốn", là nói người tướng ưu tú phải có đủ bốn đức tính tâm lý tốt sau đây:
    a. Chiến đấu muốn bất ngờ: Quân đội lấy mưu kế bất ngờ làm mưu, lấy trí tuệ cao làm chủ. Chỉ huy ưu tú khi tác chiến phải giống như tay cao cờ, dùng những ngón hiểm để giành thắng lợi.
    b. Mưu kế phải giữ bí mật: Người chỉ huy ưu tú khi bố trí quân, vạch mưu kế phải chặt chẽ chu đáo, cẩn thận và kín đáo không lọt ra ngoài, không gì chống cự được thì mới đánh chắc, nắm chắc, đánh trăm trận không thua trận nào.
    c. Quần chúng cần phải bình tĩnh: Không nóng vội, không kích động, bình tĩnh theo sự biến đổi của hình thái, "dĩ bất biến ứng vạn biến"; sự việc nghìn đầu vạn mối, quần chúng thì trăm mồm nghìn ý, nhưng người chỉ huy vẫn phải giữ cho đầu óc bình tĩnh, tỉnh táo.
    d. Lòng dạ phải thống nhất: Tâm trí trước sau phải như một, khi mục tiêu chính xác đã được xác định, mưu kế kỳ diệu đã được vận dụng, thì phải kiên quyết thực hiện không dao động. Nghĩ một đằng, làm một nẻo, sáng nắng chiều mưa, nửa đường bỏ dở thì không hoàn thành đại sự được.
    [​IMG]
  4. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Rắc rối quá, binh pháp hiện đại chỉ có mấy dòng này thôi
    Tướng giỏi dùng quân thì không cần dàn trận.
    Tướng giỏi dàn trận thì không cần đánh.
    Tướng giỏi đánh thì không thể thua
    Tướng khéo thua thì không thể chết
    Học thuộc rồi thì có thể bách chiến bách thắng!!!
    Hihihihihi

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly
  5. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3

    Tướng dùng quân không cần dàn trận không leo lên được cấp tướng
    Tướng giỏi dàn trận thì không cần đánh.
    Tướng giỏi đánh thì không thể thua
    Tướng khéo thua thì không thể chết ( giỏi được đến mức như vậy chắc ngồi viết binh pháp luôn )

    Từ binh pháp xưa đến binh pháp thời nay tất nhiên có rất nhiều điểm khác nhau nhưng thực ra cũng chỉ có một số điểm tương đồng như biết mình biết ta, lấy tĩnh chế động, lấy yếu chế mạnh, yếu tố con người, biết làm chủ chiến trận chú trọng tình báo và thông tin quân sự...
    Nếu chỉ đọc mà biết được các yếu quyết thì ra tràng tiền mua mấy quyển về đọc là làm tướng cầm quân được rồi... cái chính là biết áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, từng chiến trường cụ thể... biết lực lượng địch tướng địch => đoán đường đi nước bước của địch. Cái này thì không sách nào dạy được cả mà phải dựa vào kinh nghiệm thực tế và tài phán đoán của từng người.
    Người ta thường nói thắng thua là chuyện bình thường của binh gia nhưng mỗi người cầm quân đều phải biết là mỗi nước đi của mình liên quan sinh mạng hàng trăm hàng ngàn người mỗi bước tiến thoái đều phải phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định
    [​IMG]
  6. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Trần Quốc Tuấn sử dụng kỳ, chính binh
    Cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Nguyên, vào năm 1285, Thoát Hoan tiến quân từ phía Bắc vào, Toa Đô nằm sẵn ở Quảng Trị, đánh từ phía Nam lên. Chúng đóng thành hai cụm quân lớn ở Thăng Long và Trường Yên (Ninh Bình). Hai cụm này được nối với nhau bằng một số vị trí lớn như A Lỗ, Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Trong đó Chương Dương là cụm quân lớn hơn cả (Thường Tín, Hà Tây) che chở mặt Nam Thăng Long, bảo vệ trực tiếp đại bản doanh của Thoát Hoan. Những vị trí này liên kết với nhau, thường gọi là trục Thăng Long-Trường Yên. Hai gọng kìm của Thoát Hoan và Toa Đô không tìm diệt được triều đình Trần và chủ lực ta.
    Sau khi vào đứng chân ở Thanh Hoá, bằng một cuộc hành binh thần kỳ đầy mưu trí, Tiết Chế Trần Quốc Tuấn đem đại quân tiến ra Bắc. Ông tổ chức một số trận tiêu diệt các đồn chiếm đóng của giặc, để đập gẫy trục Thăng Long-Trường Yên, tách rời hai cụm quân lớn này của giặc. Trong khoảng thời gian tháng tư Ất Dậu (từ 6-4 đến 4-6-1285), Hưng Đạo Vương đem quân đánh vị trí A Lỗ, một vị trí lớn ở phía bắc Trường Yên (ngã ba sông Luộc và sông Hồng). Viên tướng Lưu Thế Anh giữ đồn này đã phải rút chạy. Sau khi diệt A Lỗ, tướng Nguyễn Khoái và Hoài văn hầu Trần Quốc Toản được lệnh tiêu diệt vị trí Tây Kết (lần một). Liền đó Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tiến đánh Hàm tử (Tây Kết và Hàm tử đều ở Khoái Châu, Hưng Yên).
    Trong khi tiến đánh Tây kết, Hàm Tử, thượng tướng Trần Quang Khải đem quân bất ngờ đánh vào cụm quân địch mạnh ở Chương Dương (Thường Tín, Hà Tây), hỗ trợ và phối hợp, tạo điều kiện diệt Tây Kết, Hàm Tử được dễ dàng. Cánh cửa bảo vệ thăng Long bị mở toang, làm cho Thăng Long đang bị uy hiếp bởi quân của các lộ, phủ do Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền chỉ huy, Thoát Hoan phải bỏ rơi cụm quân Toa Đô (ở Trường Yên) mà rút chạy sang bờ bắc sông Hồng, tính đường tháo chạy về nước.
    Qua diễn biến trên cho ta thấy: Đánh Tây Kết, Hàm Tử là hướng chính binh, còn tiến đánh Chương Dương là hướng kỳ binh. Hướng kỳ binh lần này là lực lượng lớn, nhưng do có được yếu tố bất ngờ, trong tình huống phía trước Hàm Tử, Tây Kết bị đánh mạnh, đã thu hút sự chú ý của Thoát Hoan vào đó. Mặt khác, tiến đánh Chương Dương thì Hàm Tử, Tây Kết bị hoang mang, dễ dàng tan vỡ. A Lỗ, Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương đều bị tiêu diệt. Trục Thăng Long, Trường yên bị gẫy đôi, tách rời hai cụm quân của Toa Đô và Thoát Hoan, tạo ra thời cơ để quân dân nhà Trần lần lượt đánh bại từng cụm một, kết thúc thắng lợi lần chống quân Mông Nguyên sang xâm lược
    [​IMG]
  7. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Sử xưa chép lại-Nghi binh bằng lời nói và chém tướng
    Thời chiến quốc (475-221TCN) Trịnh Vũ Công người nước Hán chuẩn bị xâm lược nước Hồ.
    Âm mưu của Trịnh là đem con gái gả cho vua nước Hồ, gây tình thân hữu, người Hồ lơ là phòng vệ. Đoạn Trinh Vũ Công cho họp quân thần bàn quốc sự. Trịnh mới hỏi: Nay ta muốn ra quân, vậy nên đánh nước nào?
    Quan đại phu là Tư Kỳ tâu:
    -Nên đánh nước Hồ, vì vua nước ấy vô đạo, không biết lo việc nước, không chỉnh đốn binh bị.
    Trịnh Vũ Công giả vờ nổi giận quát:
    -Sao lại đánh nước Hồ, nước Hồ là bà con ta.
    Rồi sai lôi Tư Kỳ ra chém ngay.
    Vua nước Hồ nghe tin ấy, quá tin vào Trịnh Vũ Công thân tình với nước mình, chủ quan không phòng bị.
    Nhân nước Hồ lơ là, Trịnh Vũ Công xuất quân sang Hồ tiêu diệt một cách dễ dàng
    [​IMG]
  8. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Nghệ thuật sử dụng chính binh và kỳ binh của cha ông ta
    Chính binh là lực lượng đánh vào chính diện quân địch. Kỳ binh là lực lượng gọn nhẹ, tinh nhuệ luồn sâu phía sau địch mà đánh cùng lúc với chính diện. Mục tiêu của kỳ binh là đánh vào cơ quan "yết hầu" "đầu não" của đối phương. Tôn Tử có sách dạy: "Dĩ chính hợp, dĩ kỳ thắng" (hợp với chính để thắng ở kỳ". Sách xưa còn dạy: "Kỳ, chính tương sinh" (dựa vào nhau để phát triển). Điều đó nói lên: Nghệ thuật sử dụng chính binh và kỳ binh phải phối hợp, cùng đánh hết sức chặt chẽ, đồng nhịp, hiệp đồng chắc chắn, tương hỗ hai lực lượng sẽ đạt hiệu quả bất ngờ.
    Mục tiêu của chính binh thì khỏi phải nói nhiều. Cần nhấn mạnh thêm cách đánh của kỳ binh. Sở dĩ cần tinh nhuệ, thọc sâu bất ngờ, là vì chỗ hiểm yếu của địch, chỗ đầu não của địch mà bị đánh thì hướng chính binh địch sẽ hoảng loạn lập tức, ta tổn thất ít, tiến tới giành thắng lợi quyết định.
    Phối hợp được kỳ và chính để giành thắng lợi là một nghệ thuật, được vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể. Trong lịch sử, cha ông ta đã vận dụng nghệ thuật sử dụng kỳ binh, kết hợp với chính binh rất hiệu quả.
    Năm Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của hoàng đế Quang Trung, đã tập kết ở Tam Điệp, Biện Sơn, để giải phóng Thăng Long. Năm hướng tiến công thuỷ bộ đồng loạt xuất phát vào đêm 30 tết. (Đại Nam Liệt truyện đã chép: "Ngũ quân giai bái mệnh"). Hướng tiến công chủ yếu của chiến dịch là "quốc lộ một", đã bức hàng Hà Hồi, và đột phá Ngọc Hồi vào mờ sáng ngày mồng 5 tháng giêng Kỷ Dậu. (Ngọc Hồi là tiền đồn mạnh nhất ở Nam Thăng Long, do phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy cùng tám vạn quân chiếm đóng, được trang bị súng "phun lửa", ?ophòng ngự nghiêm mật". Vua Quang Trung đích thân cầm đại quân tiến đánh. Đây là hướng chính binh của cuộc đại tiến công này. Hơn 200 voi chiến được tập trung cho trận đánh vào cụm tập đoàn cứ điểm Ngọc Hồi và phục sẵn đón lõng ở Đại Áng, ven Đầm Mực. Bởi đây là hướng chính binh công kích, nhất thiết phải xoá bỏ cụm cứ điểm mạnh này. Mặt khác để có một đòn bất ngờ, đóng một cái chốt vào sát bản doanh Tôn Sĩ Nghị, Quang Trung đã phái một cánh quân, đi tắt đường qua Chương Mỹ vào đứng chân ở Nhân Mục, do đô đốc Long (tức Đặng Tiến Đông) chỉ huy, tiến đánh vào Khương Thượng, Đống Đa, cũng vào mờ sáng ngày 5 tháng giêng Kỷ Dậu. Chính binh và mũi kỳ binh này đồng loạt công kích. Đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị và bản thân y hoảng loạn, lại được tin Ngọc Hồi đã bị tan vỡ, chỉ còn ít tàn quân chạy về báo tin. Chủ soái và số quân sĩ còn lại bỏ cả ấn tín, lên ngựa không yên mà chạy thục mạng sang bờ bắc (tả ngạn) sông Hồng.
    Có thể nói, đây là một chiến dịch, một trận đánh lớn mẫu mực về phối hợp Chính binh và Kỳ binh. Chính binh đã đột phá thành công, kỳ binh đã giữ được yếu tố bất ngờ, đánh vào mục tiêu hiểm yếu, đầu não đối phương. Do vậy ngay trong ngày 5 tháng giêng Kỷ Dậu, Thăng Long được giải phóng. Chính binh và kỳ binh hỗ trợ nhau phát triển, cùng đạt tới mục tiêu chủ yếu của chiến dịch.
    Kết hợp kỳ binh với chính binh cần phải có mưu lược, sao cho chính diện không phải chỉ để khuyếch trương mà có sức mạnh thật sự. Hướng kỳ binh phải tổ chức trinh sát nắm địch tốt, lực lượng tinh nhuệ, sức đột phá cao, bí mật bất ngờ, táo bạo đánh hiểm, đánh dứt điểm, chặn nút giao thông, không cho trong ngoài hỗ trợ. Kỳ binh và chính binh phải cùng tồn tại phát triển. "Chính" không thắng, thì "kỳ" gặp khó khăn, mất thế bất ngờ làm rã rời quân địch. Nếu "kỳ" gặp khó khăn thì hạn chế thắng lợi.
    Trong tác chiến khu vực phòng thủ, hiện nay vận dụng "kỳ, chính" trong bảo vệ Tổ quốc cũng cần được nghiên cứu đầy đủ trên địa bàn cụ thể chiến trường cụ thể.
    Điểm cốt yếu trong vận dụng nghệ thuật kỳ binh, chính binh phối hợp là phải xây dựng lực lượng mạnh, có số lượng hợp lý, chất lượng cao. Riêng lực lượng kỳ binh phải được lựa chọn, huấn luyện kỹ, công phu, đa năng đặc biệt tinh nhuệ, thiên biến vạn hoá, binh sĩ có khả năng sử dụng nhiều loại vũ khí, sangs tạo, đánh hiểm, chắc thắng.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này