1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

bioplastic - Việt Nam có cần nghiên cứu ?

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi cuong_quoc, 08/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranm1978

    tranm1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Cuong_quoc,
    Tôi cũng chỉ hỏi vậy thôi, việc bình luận GVHD của trên diễn đàn này là không chuyên nghiệp. Dù bạn không nói thì tôi vẫn biết khá rõ tình trạng dạy và học ĐH ở VN.
    "Sorry KMinh ,tôi khong the bình luận gì về GVHD của mình ở chốn thanh thiên bạch nhật này . Chỉ biết rằng không có cô tụi tui không làm được gì cả , nhưng nếu chỉ nhờ cô thôi tụi tui cũng chả tiến được gì cả (nghe hiển nhiên quá !^_^) "
    Tôi đã đọc bài của Jian Yu (Production of PHA from starchy wastewater via organic acids, 2001, Journal of Biotechnology, 86: 105-112) và của một số tác giả khác nữa về PHB production. Tôi đồng ý với bạn là có nhiều nguồn nước thải có hàm lượng hữu cơ cao có thể ứng dụng vào mục đích này. Việc sản xuất biopolymer không những có những lợi ích về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển bền vững (chắc bạn không lạ gì chu trình carbon). Tuy nhiên xin bạn lưu ý là nước thải từ các nhà hàng có hàm lượng Nitrogen khá cao trong khi điều kiện để VSV chuyển hóa các chất hữu cơ thành PHB là N limitation. Như vậy nếu bạn muốn dùng màng siêu lọc để tách các acid hữu cơ mạch ngắn từ bể UASB, bạn cần nghĩ đến một công đoạn anoxic nữa. Ở đây có thêm một điểm mà bạn nên lưu ý là việc thu gom chất thải từ các nhà hàng, quán ăn có khả thi không, trong khi vấn đề quản lý chất thải rắn vẫn là một vấn đề nhức nhối cho các nhà quản lý môi trường ở VN.
    "Tôi có nói ở trên , không phải chỉ có quán ăn mà là chất hữu cơ dễ phân hủy nói chung ".
    Bạn nghĩ như thế là đúng nhưng chưa đủ sâu. Các VSV đều có nhưng điều kiện tối ưu (như dinh dưỡng của môi trường, nhiệt độ..), nên về nguyên tắc bạn hoàn toàn có thể lập lại các kết quả thí nghiệm ở đâu đó trên thế giới. Hơn nữa VSV cũng có khả năng thích nghi rất cao.
    "Một chủng vi sinh vật nào đó phân lập tại Việt Nam với cùng chủng đó nhưng phân lập tại một đất nước khác thì chắc cũng khác nhau , không thể lấy số liệu của con vi khuẩn đã nghiên cứu ở Đức mà nghiên cứu tiếp trên cùng con đó tại Việt Nam. Chỉ có thể để tham khảo .Không biết tôi nghĩ vậy có đúng không ?"
    Chính vì nghe bạn nói bạn làm thí nghiệm chưa tới đâu thì tôi mới hỏi bạn như vậy, đó là một hướng để bạn làm cho báo cáo của bạn hay hơn. Ở đây ý tôi nói là phần downstream, nghĩa là bạn giả thiết đã hoàn tất công đoạn lên men, bạn thu được fermentation broth với một nồng độ nào đó của PHB và các tạp chất. Từ đó bạn thiết kế các khâu còn lại cho đến sản phẩm cuối cùng. Trên cơ sở đó bạn có thể tính được giá thành sản phẩm. Bạn có thể tham khảo một ít ở địa chỉ này: www.ics.trieste.it/documents/chemistry/plastics/ activities/egm-July2003/Ortega.pdf
    "Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tụi tui còn làm chưa ra gì , sao có thể thiết kế gì được"
    Có lẽ các thầy cô hiện nay vẫn giảng dạy trên nền tảng các phương pháp và kiến thức cũ. Ví dụ ngay một lĩnh vực cơ bản như truyền khối, thì phương pháp đang được áp dụng hiện nay vào các quá trình sinh học cũng khác xa những gì được trình bày trong các sách vở của môn Quá trình thiết bị ở VN. Xin hỏi hơi câu này hơi tò mò một tý: bạn có thể thiết kế được bể UASB không? Phương pháp tính toán như thế nào?
    "tôi có học ké lớp lên men công nghiệp của sinh viên năm cuối khoa CNSH trường đại học Tự nhiên , thấy thầy cũng chưa chỉ gì về thiết kế mà chủ yếu chỉ giới thiệu các khâu của lên men công nghiệp . Chắc sắp tới đi học ké môn thiết kế của mấy em CNSH bên đại học Bách Khoa thử coi .
    Phòng thí nghiệm chỗ chúng tôi cũng đang dùng GC để phân tích PHA.
    "Phương pháp sắc kí khí để xác định PHB trong mẫu đã được sử dụng rộng rãi ngày nay . Phương pháp này có thể sử dụng cho nhiều mẫu với chi phí hợp lý , xác định được chính xác nhiều loại PHA khác nhau ngay cả khi mẫu có thành phần phức tạp . Cơ bản là depolymerize PHA thành các monomer rồi chuyển chúng thành methyl ester tương ứng . Tôi thấy trong tài liệu có ghi cả việc xác định và tách PHB bằng HPLC nữa "
    Thân,
    K.Minh
  2. cuong_quoc

    cuong_quoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    "Tuy nhiên xin bạn lưu ý là nước thải từ các nhà hàng có hàm lượng Nitrogen khá cao trong khi điều kiện để VSV chuyển hóa các chất hữu cơ thành PHB là N limitation. Như vậy nếu bạn muốn dùng màng siêu lọc để tách các acid hữu cơ mạch ngắn từ bể UASB, bạn cần nghĩ đến một công đoạn anoxic nữa"
    Bạn có thể giải thích rõ hơn được không ? Tôi thấy hơi kì kì ! Các chất hữu cơ cho vào thiết bị UASB để phân hủy thành các acid hữu cơ mạch ngắn , sau đó lọc lại bằng màng dialysis . Như vậy là chỉ có acid hữu cơ mạch ngắn đi qua màng , để vào bình lên men nuôi vi khuẩn - có nghĩa là , không có các hợp chất chứa Nitrogen . Còn việc thêm hay không thêm Nitrogen vào bình lên men là tùy mình , tại sao lại phải thêm một giai đoạn anoxic ?
    Tôi nhớ là người ta sử dụng anoxic trong khử phosphate . Và đúng là trong hệ thống khử phosphate thường xuất hiện PHB trong bùn của giai đoạn anoxic .
    Vậy bạn nói rõ hơn chút ý này được không ?
    Còn chuyện thu gom thì tôi nghĩ là ''tính sau''
    Ừm , bạn ở nước ngoài , cho tôi địa chỉ trang web chỉ sử dụng riêng cho một nội bộ nào đó . Sao tôi vô được ? Chắc tôi phải nhờ bạn bè bên nước ngoài lấy dùm à ?
    "Có lẽ các thầy cô hiện nay vẫn giảng dạy trên nền tảng các phương pháp và kiến thức cũ. Ví dụ ngay một lĩnh vực cơ bản như truyền khối, thì phương pháp đang được áp dụng hiện nay vào các quá trình sinh học cũng khác xa những gì được trình bày trong các sách vở của môn Quá trình thiết bị ở VN. Xin hỏi hơi câu này hơi tò mò một tý: bạn có thể thiết kế được bể UASB không? Phương pháp tính toán như thế nào?"
    Hổng hiểu ! "Quá trình sinh học" thuộc môn Kỹ thuật phản ứng mà , có liên quan gì tới Truyền khối đâu ? Còn phương pháp và kiến thức mà thầy cô đang dạy có cũ hay không thì tôi không biết . Chắc là có đôi chỗ là cũ . Nhưng mà việc đó có liên quan gì đến thiết kế và tính toán UASB . UASB là một cái bể phản ứng sinh học dùng bùn hạt .
    Các thông số tính toán , phương pháp tính toán thì tôi được dạy dựa trên giáo trình là cuốn '' Metcalf & Eddy (2003) Waste water engineering : treatment and reuse '' . 2003 ! Đâu có cũ ! Đã học rồi thì về mặt lý thuyết là tính được ! Còn tính xong , thiết kế có chạy tốt hay không thì còn phức tạp lắm . Cả một cái luận văn cuối khóa của tụi tôi đó ! Học kì sau tôi mới làm , học kì này mới làm đồ án môn học , bạn tôi nhiều đứa cũng đang làm đồ án về UASB , chỉ dừng ở mức tính toán và vẽ thiết bị thôi .
    Phương pháp dạy h0ọc ở đây thì lạc hậu , nhưng có lẽ không ''dã man'' đến mức như anh tranm1978 nghĩ : không biết gì hết (có thể có người như vậy , tại họ học không đàng hoàng , không yêu thích) . Chẳng qua là chỉ thiếu được quậy quọ , táy máy với mấy cái thực nghiệm . Bởi vậy tôi mới lao đầu vào cái nghiên cứu PHB này . Đúng là nó hơi xa rời với chất thải .

    Chút lời thật lòng !
    Chào anh
  3. tranm1978

    tranm1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Cuong_quoc,
    Tôi sẽ nói kỹ hơn như thế này:
    - Nước thải chứa nhiều nitơ sau khi qua UASB sẽ có hàm lượng NH3 cao. NH3 đi qua đuợc màng dialysis. Như vậy bạn phải xác định xem tỷ lệ giữa COD và N sao cho đạt được N limitation ở bể tạo PHB. Nếu N quá lớn bạn phải khử bớt (nếu thiếu thì dễ, bạn chỉ việc cho thêm). Muốn khử NH3 bạn có thể dùng chất tiếp nhận điện tử là oxy (aerobic) hoặc nitrate (anoxic)... Bạn có giải thích được tại sao xu hướng hiện nay người ta dùng anoxic ở chỗ này thay vì aerobic không?
    - Bạn có suy nghĩ gì khi thấy một đề án được làm rất vất vả nhưng khi đem ra áp dụng thực tế lại thiếu tính khả thi?
    - Trang web đó tôi dùng Google để search, tôi nghĩ bạn cũng có thể vào được. Bạn đã thử chưa? Nếu không vào được, và vẫn còn trăn trở với PHB, tôi sẽ gửi cho.
    - Bioprocess technology là một chuyên ngành của biotechnology (có lẽ tôi dịch là quá trình sinh học không được sát lắm?). Chuyên ngành này là sự áp dụng các kiến thức nói chung và sinh học nói riêng vào sản xuất công nghiệp. Có trường có ngành tương tự như biochemical engineering. Như vậy bioprocess technology bao gồm nhiều môn học như fermentation engineering, bioreactor design, downstream processing,...dĩ nhiên trước đó phải học những môn cơ sở như transport phenomena (thuỷ lực, truyền nhiệt, truyền khối), reaction engineering..
    - Sách có thể mới, nhưng nếu không có giáo viên giỏi và nhiệt tình thì chưa chắc đã nắm bắt được cái mới. Ví dụ khi thiết kế bạn có tính toán chi tiết đến chiều dày của màng biofilm của hạt bùn không? Nếu bạn hiểu rõ từng cơ chế của bể UASB thì bạn đã chắc đến 80% về thiết kế của bạn rồi.
    - Tôi nghĩ với lòng nhiệt tình của bạn, bạn đã có thể đạt được kết quả tốt hơn cho đề tài PHB của bạn nếu: chương trình tốt hơn (nói riêng cho ngành môi trường: trang bị đầy đủ những kiến cơ bản về sinh học, đừng có những môn vô bổ, giành nhiều thời gian và tiền bạc cho các môn thực hành); giáo viên hướng dẫn nhiệt tình hơn chẳng hạn như một hai tuần bạn phải có một buổi thảo luận về tiến độ, những vấn đề khó khăn, hướng đi cho thời gian tới..; điều kiện học tập (sách vở, thư viện, internet)...
    Vài dòng cùng bạn, nếu có gì chưa rõ tôi sẵn sàng trao đổi thêm.
    Thân,
    K.Minh
  4. tranm1978

    tranm1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Hi Cuong_quoc,
    Nếu muốn hiểu kỹ hơn về cơ chế tạo PHB, bản chất của anoxic, tại sao anoxic lại có tác dụng khử phosphate.. bạn nên xem lại một tý kiến thức của microbial physiology, đặc biệt phần các chu trình chuyển hóa và chuỗi vận chuyển điện tử.
    Thân,
    K.Minh
  5. cuong_quoc

    cuong_quoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    - Muốn khử NH3 bạn có thể dùng chất tiếp nhận điện tử là oxy (aerobic) hoặc nitrate (anoxic)... Bạn có giải thích được tại sao xu hướng hiện nay người ta dùng anoxic ở chỗ này thay vì aerobic không?
    Nếu cung cấp chất nhận điện tử là Oxy , tức là sử dụng quá trình phân hủy hiếu khí đơn thuần thì sản phẩm phân hủy sẽ có hàm lượng NO 3-rất cao do các loài vi khuẩn nitrat hoá chuyển NH3 thành NO 3 (cả tự dưỡng hóa năng lẫn hoại sinh) .Dòng nước thải có hàm lượng NO 3 cao nếu thải ra song ngòi có thể gây phú dưỡng hoá còn thấm vào nước ngầm thì làm chất lượng nước ngầm giảm .
    Mặt khác người ta phát hiện ra rằng , NO3 dễ dàng bị khử thành N2 dưới tác dụng của vi sinh vật denitrate thực hiện trong điều kiện anoxic với chất cho điện tử là các cơ chất hữu cơ . Do đó để giải quyết trọn bộ vấn đề Nitrogen removal , người ta thường kết hợp aerobic và anoxic trong một hệ thống xử lý vừa xử lý BOD và Nitrogen removal .
    Phải có sự kết hợp chứ đâu có cái nào chỉ sử dụng anoxic bởi vì anoxic đâu có xử lý BOD mạnh. Sử dụng kết hợp thì aerobic sẽ xử lý BOD tạo ra NO 3 .Dòng thải chứa NO 3 cho quay ngược về anoxic nhận chất hữu cơ từ nước thải sẽ được denitrate hóa thành N2 . Các thiết kế mới dần dần người ta nhập luôn 2 điều kiện vào một dòng chảy và cho luân phiên nhưng cũng có nghĩa là 2 chứ không phải anoxic hoàn toàn .
    Vậy là Dr Jian Yu đã sử dụng bể UASB để phân hủy chất hữu cơ thành acid béo trước khi cho qua màng ? Và chất thải rời bể UASB phải trải qua quá trình khử NH3 trước rồi mới qua màng ?
    - Bạn có suy nghĩ gì khi thấy một đề án được làm rất vất vả nhưng khi đem ra áp dụng thực tế lại thiếu tính khả thi?
    Anh muốn nói về đề tài của tôi ? Đề tài của tôi chưa thể gọi là một đề án . Ở trong trường người ta hỗ trợ cho tụi tôi 1 triệu đồng (vnd) để làm cái đề tài này . Tôi trân trọng 1 triệu đó .Trường hợp của tôi đúng là giống như mẹ cho con tiền để mua giấy về gấp máy bay ^_^ . Nếu với số tiền đó tôi làm một thí nghiệm về thiết bị xử lý chất thải thì chắc dễ dàng hơn và kết quả sẽ khả quan hơn
    Nhưng nếu trừ đi tất cả tiền bạc và thời gian mà tôi đã bỏ ra để thu thập tài liệu và tìm hiểu toàn bộ về vấn đề và chỉ dành tiền cho thí nghiệm thì có thể (chỉ có thể thôi) 1 triệu vẫn đủ và thời gian 6 tháng là dư .Nhưng thực tế làm gì có chuyện đó . Tôi không có đủ thời gian để đeo đuổi ngoài giờ học một vấn đề gì đó trước khi tham gia vào đề tài này . Rất may là 6 tháng rơi vào dịp hè.
    Còn nếu như anh hỏi chung chung thì tôi nghĩ như thế này : một đề án trước khi được duyệt cấp kinh phí để làm nhất thiết phải trình bày và xem xét trước 1 hội đồng có trách nhiệm . Muốn được duyệt buột long người đăng kí đề tài phải đã có một mức độ hiểu biết rộng về đề án đồng thời người đó đã phải biết mình sẽ làm cái gì , cho ai , theo phương pháp nào . Tức là kế hoạch đã rõ ràng , chi tiết lắm rồi . Như thế thì đến khi nghiên cứu xong , kết quả không khả thi trong việc áp dụng thì cũng đâu có gì , có thể thí nghiệm đó là một phép thử , kết quả là sai thì người khác sẽ tránh không lặp lại , hoặc lấy đó làm dữ kiện để giải thích , làm bằng chứng cho một ý kiến nào đó . Thực tế , các đề tài nghiên cứu của cán bộ thì đều phải làm theo thủ tục trên , nhưng tại tụi tui là sinh viên , nhà trường hỗ trợ là chính nên không xét duyệt rườm rà , chỉ cần đưa lên cho 1 người duyệt , ở khoa tôi , ?~người này?T bận quá nên cho qua hết mà chẳng cần duyệt nội dung đề tài là gì . Nếu mà người này rảnh một chút , thì chắc tôi đã chẳng ở đây nói chuyện với các bạn về PHB ^_^
    - Trang web đó tôi dùng Google để search, tôi nghĩ bạn cũng có thể vào được. Bạn đã thử chưa? Nếu không vào được, và vẫn còn trăn trở với PHB, tôi sẽ gửi cho.
    Tôi thử mà không vô được nên mới nói vậy . Có lẽ tại lúc đó mạng có vấn đề .Tôi vẫn rất thích nghiên cứu về PHB .Nếu có cơ hội tôi sẵn sàng tiếp tục .
    Ví dụ khi thiết kế bạn có tính toán chi tiết đến chiều dày của màng biofilm của hạt bùn không?
    Cái này thì không một cuốn sách thiết kế nào của Việt Nam đề cập đến , ngay cả một số cuốn của nước ngoài mà tôi đã được đọc cũng không có . Chiêu này đúng là quá lạ !
    Tính chiều dày của màng sinh học để làm gì ? Hay ý anh là tính đường kính hạt bùn ?Dĩ nhiên là màng càng dày thì hứa hẹn một khả năng xử lý mạnh chất thải . Nhưng tính thôi thì thấy vô ích quá , tính rồi có đạt được không , việc tính ra có giúp ích gì cho việc đạt đến cái màng dày như vậy ? Tôi nghĩ bí quyết của bể UASB nằm ở việc lựa chọn loại bùn mồi ban đầu và việc vận hành trong giai đoạn đầu sao cho đạt độ dày của bùn tối đa . Chứ tính toán thiết bị thì đâu có gì , dựa trên các thông số thí nghiệm pilot , ráp vô công thức có sẵn là ra hết .
    Nếu bạn hiểu rõ từng cơ chế của bể UASB thì bạn đã chắc đến 80% về thiết kế của bạn rồi.
    Nghe anh nói vậy chắc là đã nắm rõ thiết kế bể này . Vậy anh có biết nguyên tắc thiết kế và vận hành UASB để thu acid hữu cơ được nhiều nhất không ? Anh có thể bàn thêm về vấn đề này ?Theo tôi biết thì việc này có liên quan mật thiết đến nồng độ Hidro trong thiết bị . Nếu pH2 < 10^-4 atm, vi khuẩn methanogens sẽ bị ức chế tạm thời , khiến quá trình tiến đến việc hình thành các acid béo mạch ngắn thay vì đi thẳng đến Acetate rồi CO 2 , CH 4 và H2 . Như vậy chỉ cận hạn chế sự phát triển của methanogens (bằng cách cho cơ chất ban đầu thật nhiều vào để cho sự thủy phân và lên men tạo ra một áp suất riêng phần của Hidro thật cao , quá mức sử dụng của methanogens dẫn đến ngưỡng ức chế luôn ) , chúng ta sẽ có tha hồ thu acid hữu cơ . Chỉ có vậy thôi ? Anh bổ sung dùm !
    Thân chào .
  6. tranm1978

    tranm1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    - Bạn giải thích vấn đề chính xác đấy. Dĩ nhiên ý tôi muốn nói là sau bể anaerobic, người ta thường đặt bể anoxic sau đó là bể aerobic (oxic), nên hệ thống được viết tắt là A2O. Ngoài ý nghĩa khử N, hệ thống này còn có ưu điểm lớn trong việc điều khiển toàn bộ hệ thống xử lý (process control).
    - Tôi chỉ lưu ý bạn là trong trường hợp nước thải như thế (nước thải từ nhà hàng) thì có thể xảy ra tình huống như thế (thừa NH3) và một trong những giải pháp là như thế (dùng anoxic).
    - Tôi biết khá rõ thủ tục đăng ký đề tài ở các trường ĐH và bên ngành khoa học công nghệ của VN. Tôi muốn góp ý với bạn là khi nghĩ (hoặc nghiên cứu) về một vấn đề gì thì cần phải nhìn nhận một cách tổng thể, như thế mới xác định được phạm vi và dự đoán được các tình huống.
    - Tính chiều dày lớp biofilm là bước cơ bản trong việc thiết kế các expanded bed bioreactor. Về nguyên tắc là việc áp dụng các kiến thức truyền khối. Kết quả được sử dụng để tính nhiều thông số khác như thể tích bùn, nồng độ các cơ chất..
    - Chỗ này bạn nghĩ đơn giản quá. Như thế này thì thế giới người ta chẳng cần phải nghiên cứu scale up, scale down làm gì cho mệt óc. Gặp vấn đề cứ mời các chuyên gia Việt Nam là xong!
    Tôi nghĩ bí quyết của bể UASB nằm ở việc lựa chọn loại bùn mồi ban đầu và việc vận hành trong giai đoạn đầu sao cho đạt độ dày của bùn tối đa . Chứ tính toán thiết bị thì đâu có gì , dựa trên các thông số thí nghiệm pilot , ráp vô công thức có sẵn là ra hết .
    - Tôi chỉ biết lõm bõm thôi, tôi học CNSH chứ không chuyên về môi trường. Tuy nhiên tôi cũng giải thích được cơ chế tại sao nồng độ hydro lại có vai trò quan trọng như bạn nói. Bạn đã bao giờ nghe nói về interspecies hydrogen transfer chưa? Nếi hiểu vấn đề này bạn sẽ không phải thắc mắc là tại sao cái thằng hydro chết tiệt lại quan trọng thế.
    Nghe anh nói vậy chắc là đã nắm rõ thiết kế bể này . Vậy anh có biết nguyên tắc thiết kế và vận hành UASB để thu acid hữu cơ được nhiều nhất không ? Anh có thể bàn thêm về vấn đề này ?Theo tôi biết thì việc này có liên quan mật thiết đến nồng độ Hidro trong thiết bị . Nếu pH2 < 10^-4 atm, vi khuẩn methanogens sẽ bị ức chế tạm thời , khiến quá trình tiến đến việc hình thành các acid béo mạch ngắn thay vì đi thẳng đến Acetate rồi CO 2 , CH 4 và H2 . Như vậy chỉ cận hạn chế sự phát triển của methanogens (bằng cách cho cơ chất ban đầu thật nhiều vào để cho sự thủy phân và lên men tạo ra một áp suất riêng phần của Hidro thật cao , quá mức sử dụng của methanogens dẫn đến ngưỡng ức chế luôn ) , chúng ta sẽ có tha hồ thu acid hữu cơ . Chỉ có vậy thôi ? Anh bổ sung dùm !
    Thân,
    K.Minh
  7. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi hai bạn 1 chút, tôi không có kiến thức nhiều về mấy cái vụ này nên không tham gia, cho xin vài chữ để chào hàng. Huy Nguyễn có 1 số tài liệu về Môi trường, bạn có thể tham khảo bằng cách vào trang
    http://www3.interscience.wiley.com
    Sau đó chọn trang ONLINE BOOK
    http://www3.interscience.wiley.com/cgi-bin/browsebyproduct?type=2
    mấy cuốn sách ở đó HuyNgyuễn đều có order rồi, các bạn muốn cuốn nào, xin liên hệ phòng tài liệu.
    01- mấy cuốn nào mới xuất bản 2004 thì xin đừng, HuyNguyen chưa giải ngân được.
    02- sách về môi trường nằm chủ yếu bên Chemistry, chứ hầu như không có bên Life Science.
    Nói để các bạn yên tâm, sách này HuyNguyễn nhận được sự hỗ trợ của Unesco, BRC (Biological Research Center- Hungarian Academic of Sciences) chứ không phải sách ăn cắp bằng cách dùng thẻ tính dụng giả để mua. Nên về mặt sạch sẽ thì sách của Huy Nguyễn có thể tự hào về điều này; hơn nữa TẤT CẢ sách của HuyNguyễn hoàn toàn có thể phát tán thoải mái, tức là gửi từ PC này sang PC khác mà vẫn vô tư ạ. HuyNguyễn có thể gửi tặng dominhha và các bạn mỗi người 1 cuốn để làm tin. Còn sau này mọi liên hệ xin đến trực tiếp số 201 Lương Nhữ Học quận 5, Tp Hochiminh để lấy bản IN.
    Concay
  8. tranm1978

    tranm1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Cuong_quoc,
    Tôi thấy là cuộc trao đổi giữa tôi và bạn đã và đang đi theo một chiều hướng không đẹp lắm về mặt học thuật. Tôi thì đặt những câu hỏi đôi khi có tính chất đánh đố so với trình độ của bạn. Còn bạn thì lại trả lời một cách không được dịu dàng lắm. Để thoát ra khỏi tình trạng đó, tôi có một đề nghị như thế này: theo tôi hiểu thì trong thời gian tới bạn sẽ làm đề tài tốt nghiệp phải không, bạn có thể công khai nó trên diễn đàn này và ta cùng thảo luận từ đầu đến cuối. Nếu đề tài của bạn thuộc dạng classified thì bạn cũng có thể đưa đề tài nào đó của bạn bè. Dĩ nhiên là với điều kiện là nó phải dính dáng đến CNSH và phải được sự đồng ý của những người liên quan. Nếu bạn tiếp tục làm về PHB thì càng tốt. TÔI CHỈ KHÔNG MUỐN THẢO LUẬN NHỮNG PROJECT VÔ THƯỞNG VÔ PHẠT.
    Bạn sẽ hỏi tại sao tôi không đưa vấn đề của tôi? Câu trả lời đơn giản là công ty đang trả tiền cho tôi nghiên cứu chưa muốn tôi publish nó. Hơn nữa lĩnh vực và mức độ của đề tài của tôi cũng nằm ngoài khả năng của bạn. Tôi xin lỗi vì phải nói như vậy vì đó là sự thực . Tôi không có ý tự đề cao mình và xúc phạm bạn. Ngoài ra tôi nghĩ là việc trao đổi đó còn làm phong phú cho hoạt động của box. Hơn nữa enviromental biotechnology cũng là một mảng của CNSH, như chính tên gọi của nó, nên có lẽ cũng có nhiều người trên diễn đàn này quan tâm.
    Đó là đề nghị của tôi. Bạn sẽ có lợi, tôi cũng có lợi và mọi người cùng có lợi.
    Chờ ý kiến của bạn,
    Thân,
    K.Minh
  9. cuong_quoc

    cuong_quoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Ừm , xin lỗi . Tôi không biết là mình nói năng thiếu dịu dàng . Tôi cũng không thích tranh luận vô ích , tôi cũng mong muốn học hỏi được những thứ tôi chưa biết .
    Về mặt luận văn tốt nghiệp , tôi cũng không ngại chuyện đưa lên diễn đàn để thảo luận , chỉ sợ mọi người không thích thôi .

    Tôi cũng muốn làm luận văn về PHB . Nhưng tôi nghĩ đúng như anh tranminh nói , tôi chưa đủ trình độ , kiến thức mà tôi có hiện giờ chỉ là tổng quát , biết nhiều nhưng chưa đủ sâu để làm một nghiên cứu . Có thể bây giờ tôi đã đủ sức tập tành nghiên cứu về Môi trường chứ còn CNSH thì tôi còn thiếu nhiều kiến thức cơ bản .
    Tới bây giờ tôi vẫn nghĩ PHB phải được nghiên cứu trước hết bởi bên CNSH vì CNSH có đủ các điều kiện cần thiết như giống vi khuẩn , hóa chất , phòng thí nghiệm , thiết bị phân tích , thông tin cơ sở về giống đó ...
    Xin chào .
    PS : Chú ConCay ơi , tôi đến HuyNguyễn lúc 7 giờ tối thứ năm vừa tuần này mà phòng đã đóng cửa , sao Phòng nói làm tới 8 giờ ?
  10. tranm1978

    tranm1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Cuong_quoc,
    Chắc là bạn chưa rõ TA sẽ hợp tác làm việc như thế nào phải không? Bạn chưa nhìn thấy BẠN SẼ CÓ LỢI NHƯ THẾ NÀO, TÔI SẼ CÓ LỢI RA LÀM SAO, VÀ MỌI NGƯỜI TRONG BOX NÀY NỮA?
    Tôi sẽ giải thích cho bạn sau, bạn cứ mạnh dạn nói tên đề tài hoặc đại ý bạn sẽ làm cái gì. Nếu liên quan đến sinh học (ví dụ bạn sẽ thiết kế một bể xử lý sinh học, nghiên cứu một vài yếu tố nào đó của một quá trình xử lý sinh học) là OK. Chẳng cần bạn phải làm về PHB thì tôi mới hợp tác.
    Chẳng ai đợi đến lúc "kiến thức đầy mình" thì mới bắt đầu nghiên cứu.
    K.Minh

Chia sẻ trang này