1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bn th?ÂZ dễ, ngoi mặt trận mới kh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi despi, 12/11/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Bn thÂZ dễ, ngoi mặt trận mới kh

    Bn thờƠẵ dễ, ngoi mặt trận mới kh

    Despair is not Hopeless!​
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Bàn thì dễ, ngoài mặt trận mới khó
    Một ông bạn không biết tôi làm báo, buổi sáng gặp tôi đã than phiền về ông Bộ trưởng Quốc phòng của chính phủ Bush. Vốn là một cựu chiến binh năm nay ngoài 70 tuổi, ông hỏi: "Đánh với đấm gì mà nay bỏ một trận bom, mai một trận bom, cả tháng trời mới đem B-52 tới. Lại đi rao trước rằng tuần này tao sẽ đem hai chục quân biệt kích vào chỗ này, tuần sau tao sẽ tăng thên bảy chục ở chỗ khác. Nói thế thì khác nào quảng cáo cho bên địch nó biết trước nó chạy!" Và ông kết luận: "Bố khỉ!"
    Chắc nhiều người Mỹ cũng đang trách móc chính phủ như vậy, họ đang nói, "Bố khỉ!" - mà tôi không biết trong tiếng Anh thì họ nói thế nào. Bây giờ không cứ người mình ngồi ở khu Bolsa bàn tin chiến sự, mà dân Mỹ khi ngồi quán cũng bàn. Nhất là những người vào các quán giả tưởng trong internet. Họ đang sốt ruột không biết các tướng lãnh Mỹ làm ăn cách nào mà đánh cả tháng trời rồi vẫn chẳng có "tiến bộ" nào cả!
    Tuy không biết gì về quân sự mà cũng không có ý bênh chính phủ Mỹ, tôi cũng xin báo cáo với ông bạn già rằng chính phủ Bush mới đạt được một tiến bộ đáng kể: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã được Tổng thống xứ Tajikistan cho phép sử dụng ba phi trường cũ ở trong xứ này. Tajikistan là một nước Cộng Hòa cũ trong Liên bang Xô viết, nằm ở phía bắc Afghanistan sát bên vùng mà các toán quân của Liên minh Phương Bắc đang hoạt động, trong đám quân Phương Bắc có nhiều người cùng gốc Tajik.
    Những phi trường đó trước đây được quân Nga sử dụng, đã bỏ hoang vài chục năm nay, thế nào cũng phải tu sửa và chưa biết phải tốn bao lâu mới sẵn sàng cho không lực Mỹ sử dụng. Một tờ báo ở Mỹ tham khảo ý kiến chuyên môn, đoán rằng chắc trong sáu tháng nữa là sẵn sàng!
    Sáu tháng! Tới đầu mùa Xuân năm 2002? Đúng như vậy. Và mùa Xuân tới, khi tuyết bắt đầu tan chiến sự mới gia tăng. Được thoả thuận cho dùng ba phi trường ở Tajikistan là một tiến bộ đáng kể - không biết chính phủ Bush đã hứa hẹn với Tổng thống xứ đó những gì, và trao đổi gì với Tổng thống Vladimir Putin để ông ta không phủ quyết. Tuần sau Tổng thống Nga sẽ đến Washington gặp Tổng thống Mỹ bàn chuyện vũ khí hạch tâm và lá chắn chống hỏa tiễn, nhưng ông Putin đã cho đem quà tới trước, là ba cái phi trường!
    Ngồi ở quán cà phê (thật hay trong mạng lưới toàn cầu) chúng ta không thể biết những khó khăn ở chiến trường. Không thể dùng B-52 bỏ bom cho nước Afghanistan trở lại "thời đồ đá" như một ông tướng Mỹ đã nói hồi chiến tranh Việt Nam. Giản dị, vì quân Taliban và tổ chức Al Aqeda hiện đang sống trong các hang hốc toàn núi đá, mà trừ vũ khí ra, các nhu cầu của họ thô sơ không khác gì họ sống trong thời đồ đá mài - hậu thạch kỳ! Giống như Nghị sĩ John McCain thúc giục tuần trước, ông cũng nhấn mạnh rằng bỏ bom bằng B-52 có hiệu quả tâm lý làm cho quân Taliban sợ, hơn là giết chết địch quân. Nhưng nếu bên địch "ăn B-52" mấy lần mà thấy mình vẫn sống nhăn, không chết, có khi tinh thần của họ lại phấn chấn lên thì sao?
    Và khi chúng ta nghe nói đến các vụ bỏ bom ở Afghanistan chúng ta quên rằng quân Mỹ hiện không có phi trường nào ở gần các mục tiêu cả. Nước láng giềng Pakistan là đồng minh của Mỹ, nhưng không muốn cho mượn phi trường trong lúc này, vì sợ lòng dân chống đối. Có nhóm người Pakistan đã chiếm một phi trường cũ ở phía Tây bắc để ngăn không cho Mỹ sử dụng. Nước láng giềng phía Tây là Iran không cho Mỹ dùng đất của họ, không cho bay nhờ qua không phận nữa. Những máy bay Mỹ cất cánh từ các phi trường ở Kuwait trên đường tới Afghanistan phải lái vòng, tránh không bay qua Iran. Cũng giống như máy bay từ California đi bỏ bom ở Nam Texas nhưng phải tránh không bay qua vùng trời của Arizona và New Mexico vậy! Một chuyến bay như vậy theo đường thẳng đã dài 2,000 cây số, bay vòng xa hơn nữa.
    Những máy bay từ hàng không mẫu hạm ở Biển Á rập muốn đến phía Bắc thủ đô Kabul của chính quyền Taliban phải bay trong tám tiếng đồng hồ. Vì đây là loại máy bay tầm ngắn, trong thời gian tám tiếng đó phải được tiếp tế xăng nhiều lần trên không, kể cả trên đường bay về đậu xuống mẫu hạm!
    Khi nhìn thấy những khó khăn đó, chúng ta mới hiểu tại sao chiến trận cứ tiến từng bước như sên bò. Không thể sốt ruột được. Khi nói có hai chục "cố vấn Mỹ" tham dự trong đoàn quân Phương Bắc, chúng ta tự hỏi một "dúm" người đó thì ích lợi gì? Nhưng đó chỉ là những người lính được vũ trang bằng "súng lazer". Họ có nhiệm vụ bắn tia sáng lazer chỉ hướng cho không quân Mỹ oanh kích, thì vài chục người cũng đủ. Đưa thêm nhiều tới chỉ quẩn chân. Và từ khi họ có mặt, các cuộc không tập đã có hiệu quả hơn trước.
    Ngồi ở quán cà phê chúng ta cũng biết cuộc chiến Afghanistan không thuần túy quân sự, yếu tố chính trị mới quyết định thành công hay thất bại. Nhiều người hỏi: Tại sao mãi chưa thấy lập một chính phủ mới thay thế chính phủ Taliban? Nhưng trước khi xảy ra vụ khủng bố 11 tháng 9 nước Mỹ không hề quan tâm đến chính trị nước Afghanistan. Từ hai tháng nay, chính phủ Mỹ phải bắt đầu từ số không.
    Từ thời Tổng thống Bush I, thân phụ đương kim tổng thống, nước Mỹ đã phủi tay, coi như sau khi quân Nga rút đi rồi phận sự mình đã xong, để mặc cho các phe phái trong xứ này xâu xé lẫn nhau. Có thứ gọi là Liên minh Phương Bắc chống Taliban nhưng họ gồm 5 đạo quân không có Bộ chỉ huy chung mà cũng không ưa gì nhau. Chính phủ Mỹ thì ghét họ vì đường dây ma túy mà họ dùng để gây vốn; Quốc hội Mỹ và các tổ chức nhân quyền thì lên án họ vi phạm nhân quyền, mà nhiều toán quân Phương Bắc coi nhân quyền không ra gì thật! Có một đạo quân của ông Ismail Khan được lòng dân nhưng chỉ quy tụ những người theo giáo phái Shi Ai thiểu số, và được Iran hỗ trợ. Ở phía Nam, nơi đa số dân thuộc sắc dân đa số Pushtun thì CIA Mỹ đã cắt đứt hết liên lạc sau khi "hoàn tất nhiệm vụ" từ năm 1992.
    Tóm lại, nước Mỹ không được chuẩn bị trên mặt trận chính trị cũng như quân sự khi bắt đầu cuộc chiến Afghanistan. Vậy tại sao chính phủ Mỹ ra lệnh tấn công? Chúng ta không thể giả thiết là họ ngu và không có tin tức, chỉ có thể giải thích rằng họ bắt đầu đánh bom từ tháng trước chỉ vì dư luận dân Mỹ nóng lòng muốn ông Bush phải "làm một cái gì" trả đũa ông Osama bin Laden! Và một tháng sau khi chiến cuộc bắt đầu, có những người như Nghị sĩ Jean Carnahan (năm ngoái đắc cử dù không ứng cử, sau khi ông chồng tử nạn bà được Thống đốc tiểu bang Missouri bổ nhiệm thay thế) đã than phiền rằng: "Tất cả chúng ta đều muốn công chuyện này xong cho lẹ lẹ!"
    Nói như vậy thì dễ, nhưng sự thực chiến trường nó khác! Chỉ đáng tiếc là ngay trong chính phủ Bush chưa có ai nói thẳng cho dân chúng biết rõ sự thật về những khó khăn đó, để tập cho dân Mỹ tính nhẫn nại. Mà địch thủ của nước Mỹ là ông Osama bin Laden thì vẫn coi thường ý chí của người Mỹ. Năm 1983 quân Mỹ vào Liban để giúp nước này thoát cảnh nội chiến. Sau khi quân khủng bố đem xe chở chất nổ vào một cao ốc làm chết 241 Thủy quân lục chiến và 50 quân Pháp, Tổng thống Reagan ra lệnh rút quân về, không ngó ngàng gì đến xứ Liban nữa. Năm 1993 quân Mỹ vào Somalia, mới có 18 binh sĩ bị giết chết, Tổng thống Clinton bèn ra lệnh rút về. Sau các biến cố đó ông Osama bin Laden đã kết luận: "Mỹ nhát." Ông ta còn nói quân Mỹ nhát hơn cả quân Nga mà ông ta đã chiến đấu chống lại trong thập niên 1980.
    Cuộc chiến chống khủng bố sẽ kéo dài nhiều năm. Mà ở nước Mỹ cứ vài năm lại có bầu cử. Các chính trị gia Mỹ thường quan tâm đến kỳ bầu cử sắp tới nhiều hơn là tình trạng chiến tranh ở các xứ xa xôi. Nhưng nếu Tổng thống Bush chứng tỏ cho dân biết ông nhìn xa hơn cuộc bầu cử sang năm, bày tỏ hết những khó khăn trong cuộc chiến hiện nay và giải thích rõ các hành động của ông, thì chắc năm 2004 ông sẽ ngồi lại ở Tòa Bạch ốc.
    NGÔ NHÂN DỤNG
    Despair is not Hopeless!​

Chia sẻ trang này