1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ chuồn chuồn Odonata

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Odonata, 06/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Bộ chuồn chuồn Odonata

    Chuồn chuồn là một nhóm côn trùng quan trọng và cổ sinh, đây là bộ được quan tâm khá nhiều sau bọ cánh cứng và ****. Chúng không những có mầu sắc rất sặc sỡ mà còn có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái với vị trí côn trùng ăn thịt, vì vậy có thể coi chuồn chuồn là sinh vật có ích (chúng tấn công hầu hết các côn trùng nhỏ khác). Và cũng chính vì có vai trò quan trọng như một mắt của lưới thức ăn nên chuồn chuồn còn được dùng như một sinh vật chỉ thị cho sự biến động hoặc biến đổi của hệ sinh thái. Chúng còn có thể được dùng như tác nhân sinh học kiểm soát các quần thể côn trùng có hại khác nên là nhóm có ý nghĩa với nông nghiệp, y học (đặc biệt là dịch tễ học), và cũng là chỉ thị đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường (ví dụ như đánh giá mức độ của thuốc trừ sâu tới sự cân bằng tự nhiên ở các đồng ruộng hay các nguồn ô nhiễm công nghiệp khác).
    Vì rằng cả dạng ấu trùng và dạng trưởng thành đều là côn trùng ăn thịt nên chúng còn được coi là một yếu tố đánh giá chất lượng của các thuỷ vực nước ngọt.
    Chuồn chuồn là nhóm sinh vật xuất hiện khá sớm trên trái đất, vào thời kỳ của các con khủng long, thì đã xuất hiện những con chuồn chuồn khổng lồ (với sải cánh dài tới 75cm) bay lượn và chiếm lĩnh bầu trời. Có thể vào thời kỳ đó, do sự phát triển của thực vật, khiến các côn trùng ăn thực vật phát triển và nhóm ăn thịt là chuồn chuồn cũng trở nên cũng phát triển rất mạnh. Những con chuồn chuồn khổng lồ đến nay không còn nữa, tuy nhiên những loài nhỏ bé hơn vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Các loài thuộc nhóm chuồn chuồn thường được các nhà sinh lý và giải phẫu côn trùng nghiên cứu rất sớm về sự hình thành và phát triển của hệ gân cánh nguyên thuỷ của lớp Insecta nói chung do hệ gân cánh của chuồn chuồn còn khá sơ khai, chưa biến đổi nhiều như các nhóm khác. Hiện nay có hai giả thuyết lớn nhất về hệ thống gân cánh nguyên thuỷ của côn trùng, tuy nhiên lý thuyết về nguồn gốc từ hệ khí quản ở mầm cánh ấu trùng vẫn được coi là có sức thuyết phục hơn cả.
    Ngoài ra, cùng với phù du, cánh gân, chuồn chuồn khá tách biệt với các nhóm côn trùng có cánh khác. Mặc dù mang một hệ gân cánh tương đối sơ khai nhưng chuồn chuồn có một quá trình tiết hoá rất dài và trở thành một trong những nhóm côn trùng tiến hoá khá thành công. Với đôi mắt kép phát triển, chân kiểu vồ mồi và kiểu phụ miệng nghiền (kiểu phụ miệng cũng nguyên thuỷ), chúng trở thành những tay thợ săn cực kỳ hung tợn. Trong khi dạng trưởng thành chiếm lĩnh khoảng không thì dạng ấu trùng cũng là nhóm ăn thịt thuỷ sinh, với phần mặt nạ (hàm dưới) phát triển, chúng đã trang bị thành công một công cụ bắt mồi rất hiệu quả. Ấu trùng Odonata sống rất lâu dưới nước, có loài phải mất đến hàng năm mới hoá vũ. Tập tính sinh sản của chuồn chuồn cũng là một chủ đề được nhiều nhà côn trùng học quan tâm. Mặc dù không sử dụng pheromon như các nhóm khác, nhưng chúng có một tập tính giao phối, cạnh tranh sinh sản rất phức tạp không thua kém bọn kiến (Hymenoptera) hay mối (Isoptera). Các loài chuồn chuồn kim Rhynocypha hoặc Libellago hay Nerobasis thường là đối tượng của các nhà côn trùng học trong nghiên cứu về tập tính cạnh tranh sinh sản cảu côn trùng. Với mầu sắc sặc sỡ, những con đực "oánh nhau" khá vui nhộn vào mùa sinh sản sát trên bề mặt của những con suối nước sạch.
    Có lẽ đặc điểm phần mõm nhô vượt lên phía trước của các nhóm Rhynocypha hay Libellago là dùng cho mục đích này.
    Về mặt phân loại và tiến hoá của bộ Odonata, người ta chia chúng thành hai bộ phụ Anisoptera và Zygoptera tương ứng với hai nhóm chuồn chuồn thường và chuồn chuồn kim. Ngoài ra hiện nay còn một bộ phụ nữa là Anisozygoptera có cả hai đặc điẻm của nhóm trên nhưng chúng tồn tại không còn nhiều, và được Asahina ghi nhận ở Nhật bản và Nepan. Đây có thể coi là nhóm hoá thạch sống (hiện nay chỉ còn một loài), được xem là mắt xích quan trọng và là mắt xích trung gian thể hiện sự chuyển tiếp của hai bộ phụ lớn.
    Trong khí chuồn chuồn thường có cánh nằm ngang, mắt kép thường sát gần nhau và bay rất khoẻ thì chuồn chuồn kim có cánh gấp dọc trên thân khi đậu nghỉ (trừ một vài loài thuộc Lestidae), mắt kép cách xa nhau và bay yếu, thường sống không xa các thuỷ vực. Hai nhóm Anisoptera và Zygoptera còn khác nhau cơ bản ở các đặc điểm ấu trùng và tập tính đẻ trứng hoặc giao phối.
    Khi xem xét và so sánh các đặc điểm để trả lời câu hỏi chuồn chuồn thường có trước hay chuồn chuồn kim có trước thì đa số các ý kiến đều đồng ý với học thuyết về một nhóm chuồn chuồn kim nguyên thuỷ cổ sinh đầu tiên. Vậy là dựa trên các đặc điểm hình thái, cây phát sinh chủng loại của chuồn chuồn sẽ bất đầu với một nhóm Zygoptera nguyên thuỷ, rồi sau đó xuất hiện một nhóm nguyên thuỷ khác giống với Anisozygoptera, và muộn hơn cả là Anisoptera. Điều này có nghĩa là những con chuồn chuồn khổng lồ ở kỷ Jura chỉ là hậu duệ của một nhóm Zygoptera (chắc là nhỏ bé vì không có hoá thạch) nào đó, vậy có thể nhóm Odonata đã từng xuất hiện sớm hơn thế.
    Mấu sắc của chuồn chuồn được tạo bởi 2 yế tố là mầu vật lý và mầu hoá học. Các nhóm Trithemis có mấu hoá học rất đẹp, Rhyothermis có mầu đỏ tươi rất đặc trưng, trong khi loài Nerobasis chinensis hay Vestalis gracilis (hai loài rất phổ biến ở các thuỷ vực nước chảy nhỏ thuộc Đông Nam Á) lại có mầu xanh óng ánh vật lý rất hấp dẫn.
    Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hiệp hội của những người nghiên cứu về nhóm này (tất nhiên có thể không nhiều bằng butterfly hay coeoptera) như SIO, WDA, Viện nghiên cứu chuồn chuồn quốc tế, hay các hiệp hội nhỏ hơn như hiệp hội nghiên cứu chuồn chuồn của Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Úc v.v... Riêng ở Nhật, đã có một bảo tàng tự nhiên dành riêng cho nhóm này.
    Các hiệp hội này hoạt động với mạng lưới rất rộng và hiện nay, các loài mới được công bố thì tập trung chủ yếu vào khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là một trong những nước không có nhiều kết quả điều tra về nhóm này trừ một vài nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như Asahina, Jan Van Toi... ở một vài họ hoặc nhóm nhỏ. Mặc dù Odonata là nhóm phân bố toàn cầu nhưng khu hệ ở vùng Đông Nam Á hoàn toàn khác với khu hệ ở Châu Âu hay Châu Mỹ... Hiện nay, theo những điều tra gần đây của tôi, Odonata ở Việt Nam có lẽ được khoảng hơn 200 loài, tất nhiên theo tôi, con số này có thể lên đến 250 hoặc 300 loài, trong đó chắc hẳn sẽ có những loài chưa được công bố, thuộc 15 họ khác nhau (theo hệ thống về phân chia họ lớn nhất).
    Trên đây là những gì tôi điểm qua về những đặc điểm chung nhất của nhóm côn trùng đầy hấp dẫn này, bất cứ ai quan tâm hoặc có ý định nghiên cứu, tìm hiểu sấu hơn, tôi sẽ rất vui nếu có thể được trao đổi kỹ hơn.


    Odonata
    dain56228 thích bài này.

Chia sẻ trang này