1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bồ-đề Đạt-ma có phải là sư tổ của võ phái Thiếu Lâm hay không.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 29/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Có lần tình cờ mà mình nói chuyện với một cậu bạn về truyện chưởng của Kim Dung thì mới hay cậu ấy là con nòi võ. Thực là tiếc vì trước đó còn nói với nhau rất tâm đắc về cái hay, cái đẹp, cái bổ ích trong VT. Khi mình nói: nếu mà dừng tập võ một thời gian dài thì lại trở về người phàm, thích Kc vì nó ptriển từ gốc ra. Thì bị cho là hoang tưởng, nhảm nhí! Bảo: nếu chuyện đó có thật thì báo chí VN đã đưa tin ầm ỹ rồi... Có lẽ là vì bây giờ vật chất phát triển quá nên giá trị của VT không được đánh giá như xưa nên cậu ấy mới bảo: ngày xưa tập cực kỳ say mê nhưng bây giờ chỉ mong mở tủ ra thì tiền đè gãy chân! Súng bây giờ rẻ lắm... Chắc là cậu ấy "đầu thai nhầm" rồi?
    Còn một người nữa thì bàn luận về thiền, về đạo rất hay song về võ thì lại xem người học võ như kẻ thích đấm đá, đâu biết võ cũng là môn nghệ thuật, mà càng cao thì càng khiêm tốn, hoà nhã!
    Than ôi, gặp được những người thượng võ như các bạn đây thì thật là an ủi. Thế mới hay tinh thần thượng võ của các thiền sư bây giờ khác xa!
    Let it be, what will be will be... Present is all!
  2. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Theo những gì bác nói thì có vẻ như bác là một "thiền sư"? Nếu có gì chúng em nói sai thì mong bác góp ý, hoặc bỏ qua cho, thực chẳng dám "múa rìu qua mắt thợ" đâu! Understand me?
    À. Mọi người khác thì em ko biết chứ em vẫn luôn phân biệt ra 2 lĩnh vực: thiền võ thuật và thiền đạo; và em luôn biết phận mình: chỉ dám ở trong thiền võ thuật thôi!!!
    Let it be, what will be will be... Present is all!
  3. KCTHV

    KCTHV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Này mấy ông ơi,lâu lắm rồi tôi mới ghé lại cái box này!Nhưng mà thấy mấy ông cãi lộn vô bổ quá!Bồ Đề Lạt Ma có phải là ***** Thiếu Lâm hay không mà cũng phải cãi nhau sao?mà còn nữa, thiền tông thì băt nguồn từ ấn độ là chuyện đương nhiên rồi.Võ công thiếu lâm thì tôi nghĩ là không chỉ do Bồ Đề ***** sáng tạo ra mà được.nó là cả một quá trình tích luỹ lâu dài của nhân dân Trung quốc chứ!
    Theo tôi thì người VN chúng ta hãy quan tâm tới lịch sử và võ học của chúng ta trước.Thế ở đây có ông nào biết về VŨ GIA THÂN PHÁP không, chỉ cho tôi cái!Cám ơn trước!
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn! Chà hôm nay các bạn lại tiếp tục thảo luận thật sôi nổi. Vui thật.
    Tôi xin tiếp.
    Thực ra thì tôi cũng không phải là đệ tử Thiếu Lâm nhà nòi. Trước đây tôi học võ Bình Ðịnh mà môn võ này thực ra cũng pha nhiều Thiếu Lâm. Dĩ nhiên là vì "tinh thần dân tộc" trong lúc học tôi cũng tìm cách phân biệt đâu là bài bản thuộc Thiếu Lâm, đâu là bài bản thuộc Bình Ðịnh. Nói về bản thân mình, tôi thực ra không có khiếu về võ thuật, nhưng tôi rất yêu võ thuật. Ở võ đường của tôi, khi đến trình độ khoảng Trung cấp võ sinh phải học về lịch sử võ thuật Việt Nam và Trung Quốc với hai tên tuổi chính là Nguyễn Huệ và Bồ-đề Ðạt-ma. Khi học môn này, tôi gặp một chi tiết mà tôi cứ thắc mắc mãi. Thầy tôi dạy rằng: Bồ-đề Ðạt-ma sang Trung Quốc vào năm ....... (tôi không còn nhớ nữa chỉ nhớ rằng có con số hàng trăm đằng trước và sau Công nguyên) và vào đời Hán Cao Tổ. Và tất cả mọi người trong võ đường của tôi đều không thấy có gì sai trái trong vấn đề này cả. Riêng tôi, với óc suy luận duy lý của con nhà kỹ thuật (lúc đó tôi là một sinh viên ngành xây dựng) tôi đã phát hiện ra điều nghịch lý: Hán Cao Tổ là vị vua đầu tiên của nhà Hán. Ở Việt Nam có khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 thuộc thời Ðông Hán tức là sau Hán Cao Tổ rất lâu. Thời đó tôi chưa học Thiền nhưng đã đọc qua một số sách viết về Phật Giáo và tôi nhất định làm theo lời Phật Tổ chỉ dạy "Ðừng tin vào kinh sách cổ... Ðừng tin chỉ vì lý do duy nhất vì người nói là Thầy của ta..." Tôi đem điều này thắc mắc với Thầy và các bạn đồng môn. Nhưng tất cả mọi người đều coi Lịch sử võ thuật chỉ là một môn thứ yếu nên mọi người đều không muốn trả lời tôi. Vậy là tôi cho rằng có thể các bậc tiền bối trong võ đường của tôi có sai lầm gì chăng. Tôi tìm sách báo để đọc: Càng đọc càng thấy mâu thuẫn vì có rất nhiều giả thuyết khác nhau, mỗi giả thuyết đều mâu thuẫn với chính mình.... (Dĩ nhiên là bây giờ tôi đã biết rằng Hán Cao Tổ là không đúng rồi mà là vào thời Nam Bắc Triều - Triều Nguỵ ở phương Bắc và triều Lương ở phương Nam chứ không phải là thời Tống Thái Tổ như bạn lonelymanus đã viết) và đã thuyết phục được Thầy tôi sửa chữa một số điều trong giáo điều của Thầy. Còn về Kalaripayat thì trong môn lịch sử ở võ đường tôi cũng nhắc đến (mặc dù tôi cũng không tin điều này lắm nhưng thôi thắc mắc nhiều chỉ mệt thêm). Và tôi không thắc mắc nữa.
    Về nội công thì ở Võ Ðường tôi cũng có học Dịch Cân Kinh nhưng chưa đạt hiệu quả thì tôi đã phải từ biệt võ đường.
    Năm 2000, do duyên lành tôi đã đọc được quyển "Lời Phật Dạy" do bhikkhu Rahula (Người Sri Lanka - thuộc hệ phái Theravada) viết. Ðọc đến bài "Thiền định - một cách sống của Phật Giáo", tôi thấy bài viết này thật khoa học và dễ hiểu chứ không như các sách viết về Phật Giáo khác, tôi đã thực tập theo. Và kỳ diệu thay, niềm vui đã đến với tôi (Tôi biết rằng nói về điều này là không đúng với giới luật nhưng biết sao được? Tôi nói thật chứ có nói dối đâu? Tôi có "niềm vui" thì tôi nói tôi có "niềm vui" còn Tham, Sân, Si tôi vẫn còn thì tôi nói Tham, Sân, Si vẫn còn, có sao đâu ). Từ đó tôi chuyên tâm tập luyện và nghiên cứu thêm về Thiền Ðông Ðộ (của Ðạt-ma chứ không phải của Thiếu Lâm) với hai phái chính là Tào Ðộng và Lâm Tế. Phái Tào Ðộng nghiêng về toạ thiền (cũng không khác cách toạ thiền của phái Theravada mấy) nhưng phái Lâm Tế chuyên viề thiền Công án mới thực sự là "đâu cái điền" do cái óc duy lý rạch ròi của tôi (cái nào đúng là đúng, cái nào sai là sai). Một trong những công án nổi tiếng là "Như hà thị ***** Tây lai ý?" (Cái gì là ý của ***** từ phương Tây sang). (Thiền học - Võ thuật - một câu trả lời quá dễ dãi).
    Một câu trả lời là "Cây bách trước sân". (Hiểu không - Tôi không hiểu).
    Tôi không hiểu, vì vậy một nghi vấn đến với tôi: Phải chăng chính những nghịch lý mà Thầy tôi đã đưa ra về cuộc đời của Ðạt-ma chính là một "công án" mà tôi phải "tham" để phá bỏ "mê chấp" trong cái đầu óc "lông lá" của tôi?
    Chính vì vậy tôi mới đưa câu hỏi này lên diễn đàn. Rất mong có vị cao thủ chỉ giáo. Tôi không thích câu trả lời đại loại: "Cái này ai cũng biết", "Cái này Thầy tôi nói rằng....", "Cái này sách nói rằng...". Tôi không tin vì tôi đã chứng minh cho Thầy của tôi rằng ông đã sai (Với lịch sử thôi, chứ với Võ thuật thì... Hì hì...)
    Còn về một số câu hỏi của các bạn tôi xin trả lời như sau:
    "xuất chiêu" và "xuất niệm" là hai từ tôi đọc được ở trong truyện "Ván cờ sinh tử" trong tập "Người trồng hoa và chàng Tu sỹ". Ðây là lời dạy đạo của một bậc thiền sư trước đây là một "Kiếm vương" và "Kỳ vương". Theo lời dạy đạo này thì "Xuất niệm" tức là "suy nghĩ" và ông dạy học trò xuất niệm như ra một chiêu, hoặc đi một nước cờ, mỗi một nước cờ hoặc một chiêu võ ta xuất ra đều "kết thành nghiệp báu" tức là đều có ảnh hưởng đến những nước cờ và những chiêu sau này. Ðiều này cũng dễ hiểu thôi: Nếu bạn nhìn thấy một người đang đi ngoài đường và đang lảm nhảm và không hề ý thức về điều này, bạn sẽ nói rằng "đồ điên". Nhưng thực ra, bạn cũng đâu khác gì chàng điên đó, trong đầu bạn cũng đang "lảm nhảm" đủ mọi điều và bạn cũng không hề ý thức về điều đó. Chỉ cần ý thức được về điều mình đang suy nghĩ thì đã là "Không khinh suất trong xuất niệm". Ðây là phần Quán Tâm - Phần Thứ 3 trong kinh Tứ Niệm Xứ của phái Theravada (gồm 3 phần Quán Thân, Quán Thọ, Quán Tâm và Quán Pháp).
    Xin mời các bạn thảo luận tiếp.
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Chuyện "Ván cờ sinh tử" (Minh Ðức - Triều Tâm Ảnh) vào truyện như thế này:
    Có bao giờ chúng ta nghe từ miệng một vị Thiền sư dạy đạo cho môn sinh như thế này chưa:
    "- Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm kiếm khách Áo Trắng, ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém. Hàng tục sỹ gọi ta là Kiếm Vương.
    Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm giang hồ kỳ thủ, ta ít chơi cờ. Khi đã chơi, một quân cờ đặt xuống - trọng lượng một quả núi - sẽ kết thành định mệnh. Ðịnh mệnh không lặp lại hai lần. Dòng sông đã chảy, vậy thì những quân cờ kế tục đi đến chung quyết. Không do dự. Không ngập ngừng. Người đời gọi ta là Kỳ Vương.
    Này chư tử! Kiếm Vương ta cũng bỏ, Kỳ thủ ta cũng lìa, khoác tay nải, dép cỏ, nón mê lang thang học Ðạo. Ba mươi năm chí thú tinh cần mới thấy được cửa vào. Mười năm lên núi sâu thiền ttu tịch mặc. Sở chướng đã trừ. Mê lầm đã tuyệt. Núi cũng là núi. Sông cũng là sông thôi. Kiếm Vương kia thành Kiếm Ðạo. Kỳ Vương kia thành Kỳ Ðạo. Tại sao như thế?
    Này chư tử! Nay ta có mấy lời tâm huyết, như dao chạm đá, như kiếm xuyên mây. Hãy nghe mà lập tâm lập hạnh. Ðốt cháy kiến hoặc, đội tắt nghi tình, vào chốn ngũ trần mà thong dong tự tại.
    Hãy nghe đây! Phàm người tu Phật, một niệm phóng đi, tác thành nghiệp báo. Vậy hãy như tay Kiếm Vương kia, chớ khinh suất mà ra chiêu, đừng cho ý tưởng tự do khởi động. Khi ngưng tụ sinh lực. Lúc buông xả nghỉ ngơi. Hãy xuất niệm như xuất kiếm. Ðã xuất là phải đạt.
    Này chư tử! Phàm người tu Phật, phải tinh luyện tư duy, khổ hạnh tư duy. Một tư duy đặt trên đối tượng. Một tư duy dẫn dắt hành động. Phải như tên kỳ thủ kia, một quân cờ đặt xuống, trọng lượng một quả núi. Dòng sông không chảy hai lần. Ðừng do dự. Ðừng ngập ngừng. Quân cờ đặt xuống là tác thành định mệnh, tác thành nhân quả, nghiệp báo.
    Này chư tử! Hãy xuất cờ! Hãy xuất niệm! Hãy xuất kiếm! Bước tới! Không ngoảnh đầu! Không có sinh tử giữa dòng chảy trôi liên lỷ! Không có sau trước giữa vòng tròn vô thuỷ vô chung!".

    Ðưa ra để các bạn tham khảo.
  6. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Hehhe, co'' 2 điều tui thấy :
    1. Ông thiền sư nầy khoe nhiều quá
    2. Tại sao cứ tin vào mấy điều nầy trong khi tác giả, Minh Đức - Triều Tâm Ảnh, chưa chắc biết gì nhiều về võ thuật :-)
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ồ bạn biết đi xe đạp, bạn nói bạn biết đi xe đạp có phải là khoe hay không? Vả lại đây chỉ là một chuyện hư cấu.
    Minh Ðức - Triều Tâm Ảnh có phải là một Võ sư không thì tôi không biết, nhưng ông ta là một Thiền sư. Những điều ông ta nói ra tôi thấy "tâm đắc" và "có lý" chứ không phải là một sự thực khách quan cần phải chứng minh. Cũng như câu của Edison "Thiên tài 1% là cảm hứng, 99% là mồ hôi" chưa chắc gì đã đúng nhưng tôi cũng thấy rất "tâm đắc" và "có lý".
  8. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Hehehe, cám ơn anh đã cho biết đó là câu chuyện hư cấu, có điều thiền là sống động, nay lại phải tiểu thuyết hoá thiền vào, té ra ông thiền sư nầy chỉ là thiền sư :-)
    Nói thật, tui đôi khi cái chữ thiền nhiều khi mang tính thời thượng và có hại nhiều hơn có ích . Tập võ đã đời, không biết có dùng để tự vệ hay uýnh lộn được không, thế mà ta lại thêm thắt nào là thiền, nào là niệm, nào là công án, , mà còn etc.. làm cho cuộc đời vốn dĩ đã rắc rối càng rối rắm hơn .
    Trong võ thuật, cũng như cuộc sống, thiếu gì điều để ta suy gẫm, tại sao lại phải lo tầm chương trích cú, ngài nầy nói, thiền sư nầy dặn, cho khổ thân. Anh bạn học võ VN, có khi nào nghĩ về chữ xả trong năm thế căn bản của võ ta, xả, đâm, lòng, kiền, bức không ? Hay xả kỷ tùng nhân của Thái cực quyền ? Còn Thiếu lâm ? Tại sao các ông thầy tu lại luyện các chiêu võ ác nghiệt như thế, trong khi một suy nghĩ, hay hành động sát nhân cũng có thể tạo ác nghiệp trong vạn vạn kiếp rồi ?
    Nhiều người lầm tưởng thiền là ngồi xếp bằng, hít thở có phương pháp mà quên đi rằng các thiền sư được bao nhiêu người tập khí công "thiền" hay là cao thủ võ nghệ . Người luyện thiền theo kiểu nầy ắc phải mong thu gặt được gì đó sau một thời gian, thế thì họ đã dính vào tham, sân, si rồi còn gì là thiền với phật. Cái màn hít thở nầy cũng có bên Đạo gia vậy, có khi còn lâu đời hơn. Có lẽ ta nên điều chỉnh món ngồi thiền nầy từ Phật gia qua Đạo gia, thí dụ như Vĩnh Xuân Phật gia quyền thành VX Đạo gia quyền ? Ý chết, tui chạy, các anh em VX đang rượt, hehehe
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ồ! Bạn Vove có vẻ chỉ trích nặng lời quá nhỉ. Không biết đích của bạn là "người thảo luận" hay là "vấn đề thảo luận" nữa. Mấy thuật ngữ chuyên môn của Võ Việt Nam mà bạn nói tôi chưa được biết đến (có thể là cách dùng từ của các môn phái có khác nhau, cũng có thể là tại tôi ngu). Rất mong được bạn đóng góp chân tình (nhưng vừa phải thôi, tôi còn "sân" nhiều lắm nhé). Còn chữ "Xả kỷ tùng nhân" trong Thái Cực Quyền thì tôi đã biết nghĩa là "Buông mình theo người" (Thú thực tôi cũng thích Thái Cực Quyền lắm nhưng ở địa phương tôi không có dạy môn này). À mà Thái Cực Quyền tôn chỉ cũng giống Thiền lắm, hơi khác một chút là Thiền tự "lắng nghe" bản thân mình còn Thái Cực quyền là "lắng nghe" "kình" của đối thủ.
    Mấy hôm nay cũng bận quá, vài hôm tập hợp được một số nghịch lý về nhân thân của Đạt-ma sư tổ, tôi sẽ post lên để chúng ta "phùng mang trợn mắt" với nhau cho vui.
  10. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Chú vove bác cường nhà ta không thể nào biết mấy chữ Vove nói đâu. Gọi kim mộc thuỷ hoả thổ thì họa may ra .
    Võ Ta

Chia sẻ trang này