1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bồ-đề Đạt-ma có phải là sư tổ của võ phái Thiếu Lâm hay không.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 29/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Ông bạn nói cũng ko phải ko có lý!!! Có điều, tôi thấy có một số người, lúc đầu thì chỉ đơn thuần là học võ, học Khí công... song do cái Duyên nào đó dẫn dắt mà họ lại trở thành thiền sinh từ lúc nào không biết! Lấy ví dụ như Phan Hoàng Kỳ Long, Tiền Kỳ Anh... của box võ thuật này, tôi không biết họ học đạo trước hay võ trước song so với mặt bằng chung thì có vẻ như cả 2 mảng họ đều đạt được một số thành tựu nhất định...
    Riêng với tôi, tôi vẫn luôn phân biệt ra 2 loại thiền: THIỀN ĐẠO và THIỀN VÕ. Vẫn biết chúng có những điểm gặp nhau, song tôi cũng giống bạn: thích để cho 2 cái nó đứng độc lập với nhau hơn! Nhiều topic đang bàn về võ thuật, khí công rất hay, TỰ NHIÊN "mấy cụ" thiền sư, đạo sư ở đâu nhảy vào phá đám làm cho loãng hết chủ đề...
    Đúng thật, Thiếu Lâm võ thuật vẫn được tôn là đệ nhất, chiêu thức hiểm cực kỳ hiểm ác - ai đã từng học rồi thì hẳn biết - và Thiền tông của họ cũng có một thời vang danh. Tại sao Tổ Đạt Ma có thể có sự sát sinh và lòng từ bi có thể cùng tồn tại như thế nhỉ? Theo suy đoán của cá nhân tôi, do võ càng ác bao nhiêu thì thiền càng phải lấy lòng từ bi để hoá giải bấy nhiêu. Tôi nghĩ thiền sư giỏi cũng phải là một võ sư giỏi và ngược lại. Nhưng có lẽ trong thời chúng ta sống bây giờ, hoặc chỉ là thiền sư, hoặc chỉ là võ sư...?
    Let it be, what will be will be... Present is all!
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên nếu tôi là một kẻ vô danh tiểu tốt, bạn sẽ nói là tôi "Tiểu thuyết hoá Thiền". Nếu tôi là một người thầy mà bạn kính mến bạn sẽ nói là tôi "Dĩ văn tải đạo". Cuộc sống đầy rẫy những thành kiến.
    Nếu các bạn hỏi về bản thân tôi tại sao học võ chưa "uýnh lộn" được mà đã nào "thiền", "niệm", "công án". Tôi xin trả lời rằng: Tôi chưa "uýnh lộn" được là vì tôi không có năng khiếu "uýnh lộn" chứ không phải là tôi không ham học (tôi đã theo đuổi võ tới 10 năm lận). Còn tại sao tôi không tiếp tục học tiếp ư? Vì tôi muốn học nhưng thầy tôi chỉ muốn tôi đứng lớp thôi, trong khi tôi còn phải làm ăn, phải nuôi con nữa. Chuyển sang học môn khác thì tôi không thích.
    "Thiền" là một từ ngữ mang tính thời thượng chăng? Thú thực, lên diễn đàn chưa ai biết mình là ai tôi mới dám nói về Thiền. Chứ ở nhà tôi giấu như "mèo giấu ***", chỉ sợ người ta nói mình là "đồ điên".
    Còn việc phân tách THIỀN VÕ và THIỀN ĐẠO tôi xin nhường lời cho Võ sư Nguyễn Xuân Dũng (đệ bát đẳng Karate - Nguyên trưởng tràng đời thứ hai phái Suzucho).
    "Võ là chiến đấu, tâm đã dấy động, nộ khí xung thiên, gươm giáo ngất trời, ta tiến lên như sóng dậy ầm ầm, như cuồng phong san bằng mọi trở ngại. Có lừng lẫy chiến công không? Không công đức gì hết. Tại sao? Tại nó rất nhỏ trong cõi nhân thiên mà thôi - tuy có nhưng chẳng thực.
    "Trong mọi cuộc chiến đấu cần thiết, chiến đấu với cái trí hoàn toàn sáng suốt chủ động, với cái tâm thể vắng lặng tịch nhiênm như mặt nước hồ, với cái dụng miên mật như hư không trùm lấp dù đang ở giữa chốn đầy hận thù cũng bàng bạc toát hiện lòng thương và sức mạnh chuyển hoá khiến cho kẻ địch rúng động đổi thay: Quên sân hận, quên hận thù, quên thách đố. Sóng gió lại ngừng, hồ yên biển lặng, hai kẻ từng đối đầu nay trở thành gần gũi thân thiết và sáng tỏ như hai vầng trăng...
    "Đến đây, với tư cách là một người học võ, tác giả bỗng nhiên ngộ ra được ý nghĩa của công án thiền vốn từ xưa ám ảnh các hành giả: Đâu là ý chỉ của việc sơ tổ Đạt-ma đến Đông độ - như hà thị ***** tây lai ý?
    "Đó là thông điệp của thinh lặng" (Trích "Gió về Tùng Môn Trang").
    Còn việc Bồ-đề Đạt-ma có truyền cho người Trung Quốc môn võ Kalaripayat hay không. Hãy nghe VS Dũng nói.
    "Bồ-đề Đạt-ma, ***** của mọi ngành võ thuật, có bao giờ nói đến võ". ("Gió về Tùng Môn Trang", NXB Trẻ, Trang 79).
    Đúng vậy, Bồ-đề Đạt-ma không nói gì về Võ, lấy cơ sở gì để nói Ngài truyền Võ Ấn Độ cho Trung Quốc.
    Còn nếu như nói các tổ đời sau của Võ phái Thiếu Lâm là Huệ Khả, Tăn Xán,Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng thì lại càng vô lý. Huệ Khả sau khi được truyền tâm ấn đâu có trụ trì chùa Thiếu Lâm, ngài đi lang thang khắp nơi. Sau cùng, ngài đã chết vì bị người đời ganh ghét. Các tổ Thiền đời sau cũng vậy (cũng sống lang thang). Chỉ đến đời Hoằng Nhẫn mới trụ trì chùa trên núi Huỳnh Mai, đến đời Huệ Năng lại tiếp tục lang ********* đến khi đến Tào Khê. Trong khi đó Thiếu Lâm vẫn đang là Thánh địa Phật Môn cùng với các Võ tăng "cứu đời giúp nước". Lấy cơ sở gì mà nói là môn võ Thiếu Lâm có liên quan đến 5 vị tổ này.
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Vậy tôi xin tóm lại quan điểm của tôi nhé.
    1. Bồ-đề Đạt-ma là tổ thứ 28 của dòng Thiền Ấn Độ và là sơ tổ của dòng Thiền Trung Quốc.
    2. Bồ-đề Đạt-ma là một người thuộc dòng dõi Sát-đế-lỵ, ở ta gọi là dòng dõi chiến sĩ nhưng cũng có thể hiểu là dòng dõi "cai trị" (cùng đẳng cấp với Phật Thích-ca trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ). Còn việc ngài có biết võ hay không thì chỉ có trời mới biết. Tôi cũng nghĩ là ngài biết Võ.
    3. Ngoài việc truyền bá Thiền Tông vào Trung Quốc (Xin bạn đừng nhầm lẫn Thiền Tông với Thiền Định, Thiền Tông là một phái của Phật giáo, Thiền Định thì bất cứ giáo phái nào của Phật cũng có, kể cả những giáo phái không thuộc Phật Giáo cũng có), ngài còn truyền bá Tẩy tuỷ kinh (đã thất truyền) và Dịch cân kinh. Đây là các môn thể dục để chống hôn trầm trong quá trình tu thiền.
    4. Việc các nhà sư ở Thiếu Lâm biết võ trước hay sau khi Bồ-đề Đạt-ma đến chưa rõ ràng. Có một số tài liệu nói rằng có Hoà Thượng người Ấn tên là Bạt-đà đã truyền bá võ thuật cho chư tăng. Nếu việc này có thật thì ông Bạt-đà này cũng chỉ truyền bá một ít võ thuật thôi, chủ yếu là các vị anh hùng vào đây lẩn tránh việc truy sát của các triều đình phong kiến đã phổ biến bài bản và trao đổi với nhau. Nội công của các vị võ tăng cũng nhờ Dịch cân kinh mà phát triển rất nhiều.
    5. Việc lấy Bồ-đề Đạt-ma làm tổ của Võ Thiếu Lâm chỉ có sau khi Thiền Tông Trung Quốc Qua thời kỳ "mật truyền" và vào thời kỳ "công truyền" (Tức là sau Lục tổ Huệ Năng), danh tiếng Thiền Tông lừng lẫy khắp Trung Quốc.
    6. Ngoại trừ Bồ-đề Đạt-ma, các vị tổ của Thiền Tông không có gì liên quan đến môn võ Thiếu Lâm.
    7. Các vị sư biểu diễn võ thuật ở chùa Thiếu Lâm hiện nay chưa chắc đã là là các truyền nhân của các vị sư Thiều Lâm ngày xưa. Có thể đây là một màn "Tiếp thị du lịch" của Trung Quốc (Nhưng mấy ông này cũng giỏi võ thật).
    8. Hiện nay có nhiều võ phái lấy tên "Thiếu Lâm". Thực ra họ có phải là Thiếu Lâm thực hay không? Chỉ có trời mới biết. Ở trong Karate cũng có phái Shorin ryu (Thiếu Lâm Lưu). Ở quê tôi cũng có ông thầy dạy võ Thiếu Lâm toàn là các bài Thần Đồng, Thiền Sư, Ngọc Trản...
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Sẵn có bạn hỏi về Thiền, Khí công của Thiếu Lâm. Tôi post lên đây phương pháp tập này vừa giống Thiền vừa giống nội công nhưng không phải là của Thiếu Lâm mà là của Thái Cực Quyền. Bài tập tên là:
    KHAI HỢP TRANG.
    Đứng hai chân rộng hơn vai một chút. Vòng tay tới đằng trước như ôm một cái thùng hay một gốc cây. Hai bàn tay xoay ngang. Lòng bàn tay xoay về phía mặt của người tập. Cố gắng giữ cho hơi thở tự nhiên. Bạn hãy theo dõi hơi thở của mình. Khi bạn thấy bạn hít vào, bạn hãy kéo hai bàn tay cách ra xa nhau một chút (đây gọi là khai). Khi bạn thấy bạn thở ra, bạn hãy đẩy hai mũi ngón tay lại gần nhau một chút (đây gọi là hợp)Giống như là bạn đang ôm một quả bóng to, khi bạn hít vào thì quả bóng phình lên, khi bạn thở ra thì quả bóng xẹp lại. Điều quan trọng là bạn phải giữ hơi thở tự nhiên, không được dùng ý thức để điều khiển hơi thở. Khi tập được một hồi lâu, bạn sẽ thấy trên cánh tay xuất hiện một lực đàn hồi, lực này Thái Cực Quyền gọi là Bằng Kình. Khi bạn đã tập được bài này nhuần nhuyễn thì bạn có thể điều khiển được Bằng Kình trong chiến đấu.
    Xin hết.
  5. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Chân thành cảm ơn bạn rất nhiều về những thông tin bổ ích. Bài tập của bạn nghe có vẻ hay nhỉ? Không biết bạn có kinh nghiệm bản thân chưa, tớ cũng thấy đơn giản và giống như cách làm tăng độ nhạy sóng ở 2 bàn tay.
    If only the youth had experiences, If only the old had time...
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Có bạn nào muốn nghe Trần Vi Minh giải thích về sự vô lý của việc lấy Trương Tam Phong làm ***** của Thái Cực Quyền không? Tôi sẽ post một bài trong "Thái Cực Quyền Toàn Thư" lên xem.

Chia sẻ trang này