1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ đội thông tin liên lạc - Những chiến công thầm lặng

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mytam81, 17/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Bộ đội thông tin liên lạc - Những chiến công thầm lặng

    Có thể nói binh chủng thông tin liên lạc là một binh chủng cực kỳ quan trọng của Quân đội nhân dân ta. Đây là binh chủng đã có những đóng góp rất to lớn nhưng thầm lặng trong 2 cuộc kháng chiến.
    Các bạn có hình dung nổi là trong kháng chiến chống Mỹ đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi ở tổng hành dinh Hà Nội có thể liên lạc với tướng Chu Huy Mân ở miền Trung thông qua một đôi dây điện thoại được rải trần. Chiến công đó thuộc về các chiến sỹ thông tin liên lạc. Hồi đó từ tổng hành dinh vào chiến trường miền nam có 3 đôi dây liên lạc trực tiếp như vậy. Và các chiến sỹ thông tin đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Rất nhiều chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ đường dây, nối đường dây, nguỵ trang, đủ để thấy nhiệm vụ đó gian khổ như thế nào.
    Sự quan trọng của thông tin liên lạc thể hiện ở các cuộc chiến tranh gần đây khi Iraq và Nam Tư không thể chỉ huy nổi lực lượng của mình nữa vì không còn duy trì được hệ thống thông tin liên lạc. Hệ thống vệ tinh, vi ba của Iraq và Nam tư đã bị tiêu huỷ ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến. Bọn họ hoàn toàn không có kinh nghiệm chiến trường như bộ đội thông tin của chúng ta.
    Nếu như cấu hình cơ bản của hệ thống thông tin của một quốc gia gồm:
    Thông tin vệ tinh
    Thông tin vi ba
    Thông tin cáp

    Thì khi có chiến tranh chúng ta chỉ sử dụng được các hình thức cổ điển là sóng ngắn và dây trần. Các hệ thống trên sẽ bị đánh sập ngay trong vài giờ đầu tiên.
    Những đường dây thông tin trong kháng chiến chống Mỹ đi xuyên xuốt đường trường sơn, vượt bao khe núi dốc đèo, sông suối đã thể hiện rõ sự dũng cảm, mưu trí và chiến công của bộ đội thông tin.
    Các bạn có nhớ sự cố đường dây liên lạc bị đứt khi trung đoàn 174 đánh A1. Trung đoàn đánh chậm nửa tiếng đồng hồ do đc Nguyễn Hữu An không liên lạc được để xin chỉ lệnh của đại đoàn. Và A1 chúng ta đã không thể chiếm được A1 vào đêm hôm đó
  2. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Chắc ít bạn biết rằng Vietel trước đây là một công ty của Binh chủng thông tin liên lạc, mới tách ra thành một Tổng công ty của Bộ quốc phòng. Rất nhiều cán bộ giỏi của binh chủng thông tin đã trở thành nòng cốt cho vietel.
  3. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Nhân thảm họa bão số 1, mới thấy hết được vai trò quan trọng của thông tin liên lạc. Mình muốn nói rằng ngành thông tin liên lạc nói chung và bộ đội thông tin nói riêng đúng là những người chiến sỹ thầm lặng.
    Họ đứng đằng sau những chiến công và có thể nói là được biết đến quá ít. Ngay cả ở trên forum này ngoài mình ra, cũng chả ai nói về chủ đề này vì mọi người biết quá ít về nó.
    Để một biên tập viên long vũ đứng nói ở sài gòn được truyền hình trực tiếp cho cả nước xem là công sức của cả một đội ngũ khổng lồ các cán bộ thông tin của đài truyền hình. Vậy mà khi nói tới truyền hình, thông thường báo chí, dư luận thường chỉ nói tới đội ngũ những người biên tập, dẫn chương trình.
    Khi những chương trình trực tiếp về bão lũ ở miền trung cách đây mấy năm. Các bạn biết là anh Thanh Lâm dẫn chương trình khổ 1 thì các kỹ thuật viên thông tin khổ 10, thử tưởng tượng giữa trời đất mênh mang đầy nước như thế, triển khai thế nào để phát hình cho cả nước xem đây.
    Khi những bình luận viên ngồi trong phòng lạnh để bình luận các trận bóng đá tại sân vận động thì các kỹ thuật viên chạy như vịt để phục vụ họ.
    Để cho người chỉ huy gọi điện vào chiến trường , có cả ngàn vạn chiến sỹ thông tin đổ mồ hôi và sương máu rất thầm lặng.
    Những người chiến sỹ thông tin luôn luôn là những người thầm lặng.
    Nhưng rất tự hào
    Được mytam81 sửa chữa / chuyển vào 17:25 ngày 28/05/2006
  4. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Ngày 29 Tết Bính Tuất (28/1/2006), tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến thăm và chúc Tết tại Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc.
    Tại Bộ Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc, qua cầu truyền hình và đàm thoại trực tiếp,Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ân cần thăm hỏi các cán bộ, chiến sỹ một số đơn vị Bộ đội Thông tin đang làm nhiệm vụ ở khắp nơi trong đất liền, biên giới và hải đảo. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Đảng ủy Quân sự Trung ương, Tổng Bí thư thân ái gửi tới toàn thể cán bộ chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng trong Binh chủng Thông tin liên lạc nói riêng và trong toàn quân nói chung những lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp Tết Bính Tuất; chúc bộ đội ta mạnh khỏe, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.
    Tổng Bí thư nêu rõ: Binh chủng Thông tin liên lạc có bề dầy hơn 60 năm lịch sử và truyền thống rất vẻ vang. Trong suốt các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế giúp Bạn, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Bộ đội thông tin luôn luôn thể hiện lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; mưu trí, dũng cảm, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được Bác Hồ tặng tám chữ vàng cao quý: ?oKịp thời, chính xác, bí mật, an toàn?. Tám chữ vàng đó vừa là truyền thống, vừa là phương châm hành động của Bộ đội Thông tin liên lạc.
    Tổng Bí thư nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi những thành tích và tiến bộ của Binh chủng Thông tin liên lạc trong những năm qua và nhấn mạnh: Bộ đội Thông tin liên lạc rất xứng đáng với danh hiệu ?oĐơn vị anh hùng lực lượng vũ trang?, xứng đáng với Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng và nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng. Binh chủng Thông tin liên lạc có vị trí thiết yếu trong hệ thống tổ chức quân đội. Sự vững mạnh của Binh chủng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lãnh đạo chỉ huy các cấp và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Quân đội. Trong điều kiện hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với Binh chủng có nhiều vấn đề rất mới, rất cao; Binh chủng cần coi trọng công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tu dưỡng tác phong, lối sống, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ thực sự xứng đáng với danh hiệu cao quý ?oBộ đội *****?. Binh chủng phải thường xuyên chăm lo học tập, không ngừng nâng cao năng lực làm chủ trang bị kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, năng động, sáng tạo để nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, vững chắc trong mọi tình huống; phải thường xuyên coi trọng và làm thật tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị vững mạnh mọi mặt.
  5. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Bưu điện và Thông tin quân sự
    Sự gắn bó máu thịt, anh em
    Trải qua 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc giành độc lập tự do cho Tổ quốc, các chiến sĩ thông tin liên lạc luôn sát cánh chiến đấu cùng người anh em Bưu điện giữ cho mạch máu thông tin liên lạc được thông suốt. Truyền thống hợp tác, gắn bó ấy còn được thể hiện sâu sắc ngay cả trong thời kì đổi mới hiện nay. Nhân dịp 60 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện, Báo Bưu điện Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Như Khánh ?" Tư lệnh Binh chủng Thông tin về vấn đề này.
    Trong những năm tháng chiến tranh, Bộ đội Thông tin liên lạc đã cùng với ngành Bưu điện đảm bảo thông tin liên lạc luôn được thông suốt, góp phần cùng toàn dân tộc làm nên những chiến thắng vĩ đại, ông có thể cho biết rõ hơn về mối quan hệ gắn bó ấy?
    Đúng là trong thời kỳ chiến tranh, ngành Bưu điện và ngành Thông tin quân sự đã có sự phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo mạch máu thông tin liên lạc luôn được thông suốt, góp phần làm nên bao chiến thắng diệu kỳ. Cơ sở cho mối quan hệ hợp tác đặc biệt đó là việc thực hiện mục tiêu giành độc lập tự do cho dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, là lời dạy của Người từ những ngày cách mạng còn trong trứng nước: ?oViệc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh?. Chính điều đó đã gắn kết những người làm thông tin liên lạc của dân sự và quân sự trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau này. Trong kháng chiến chống Pháp, khi Bác Hồ thành lập Bộ Tổng tham mưu và thành lập Phòng thông tin quân sự (tiền thân của Binh chủng Thông tin liên lạc ngày nay), tuy có phân biệt thông tin liên lạc của quân sự và dân sự, nhưng thực tế triển khai công việc nhiều lúc đều do hai lực lượng cùng đảm đương. Sang đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khi chúng tôi có những đài vô tuyến liên lạc vào phía Nam thì khối Dân chính đảng cũng thông qua những đài này để đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ đối với Trung ương Cục miền Nam. Rồi ở miền Bắc, thời kì chiến tranh phá hoại đã có những trục thông tin dây trần của quân sự đã cấp cho bên Bưu điện sử dụng, hoặc ngược lại, chúng tôi đã sử dụng các tuyến dây trần của Bưu điện phục vụ cho thông báo báo động, điều động lực lượng, chỉ huy các đơn vị phòng không đánh trả máy bay Mỹ. Trong chiến tranh Biên giới, chúng tôi phải huy động cả mạng truyền dẫn của Bưu điện để đảm bảo cho Bộ Quốc phòng (Bộ tổng Tham mưu) chỉ huy các đơn vị tác chiến, tạo thành mạch máu thông tin phục vụ cho chiến tranh.
    Trong những năm 1980, khi đường trục liên lạc Bắc ?" Nam của Bưu điện chưa phát triển, bên phía Thông tin quân sự đã cấp 75 kênh liên lạc, trong đó có 39 kênh liên tỉnh, 33 kênh liên khu và 3 kênh nội tỉnh để Bưu điện phục vụ thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng và Chính phủ chỉ đạo các tỉnh phía Nam. Đến năm 1984, Nhà nước giao cho chúng tôi xây dựng tuyến truyền dẫn Hà Nội ?" Đà Nẵng bao gồm 18 trạm vi ba (đây là những thiết bị của Mỹ để lại sau 1975 và hợp tác với Cu Ba thiết kế tuyến và cải tiến thiết bị cho phù hợp). Dung lượng của trục truyền dẫn này bao gồm 180 kênh thoại, 186 kênh báo và 1 kênh truyền hình, 1 kênh phát thanh. Sau khi xây dựng xong, ngày 9 tháng 9 năm 1989, chúng tôi bàn giao cho phía Bưu điện quản lý, khai thác. Cũng chính nhờ hạ tầng tuyến truyền dẫn đó mà sau này bên Bưu điện đã đổi mới trang bị, tổ chức thành tuyến đường trục vi ba số Bắc ?" Nam đầu tiên của Việt Nam. Tôi cho rằng, mối quan hệ giữa Thông tin liên lạc quân sự và Bưu điện cũng như anh em trong một gia đình, được phân công các nhiệm vụ khác nhau, nhưng gắn bó máu thịt và hợp tác tự giác tự nguyện cho một mục đích chung. Điều này đã làm nên truyền thống tốt đẹp của những người làm trong lĩnh vực thông tin liên lạc nói chung, cả dân sự lẫn quân sự.
    Còn trong thời kì đổi mới và hiện nay, sự phối hợp này được thể hiện ra sao, thưa ông?
    Sang đến thời kì đổi mới, chúng tôi cũng đã phối hợp với Bưu điện rất nhiều. Ví dụ như những năm từ 1980 ?" 2004, chúng tôi tham gia với Bưu điện để khảo sát thiết kế các tuyến vi ba nội tỉnh cho các địa phương. Lúc bấy giờ, Viettel còn trực thuộc chúng tôi và công ty này khảo sát lắp đặt các cột ăng ten, vi ba ở những nơi khó khăn như tuyến Bạch Long Vĩ - Hải Phòng, các tuyến miền núi. Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất của chúng tôi cũng đã sản xuất hàng trăm cột ăng ten, hàng nghìn km cáp trần và dây bọc cho phía Bưu điện phục vụ phát triển mạng lưới.
    Tuy nhiên, trong thời kì thực hiện đổi mới, chúng tôi đã đi sau Bưu điện khoảng 7 ?" 8 năm. Sau khi Bưu điện số hoá được mạng lưới rồi, đến năm 1993, chúng tôi mới được đầu tư để số hoá mạng lưới. Hồi đó, chúng tôi đã phải nhờ vào sự giúp đỡ của Bưu điện trong công tác đào tạo cán bộ kĩ thuật và kiến thức quy hoạch mạng lưới. Ngoài ra, Bưu điện các tỉnh đã trích quỹ số của mình để cấp cho bên quân sự. Hai bên Bưu điện và Thông tin quân sự cũng đã hợp tác trong việc phân chia băng tần vô tuyến điện và hiện nay vẫn phối hợp tốt với nhau về vấn đề này. Ngay ở các địa phương, sự phối hợp giữa hai ngành cũng được thể hiện rất rõ. Cụ thể như việc phối hợp giữa các Bưu điện tỉnh với Ban chỉ huy quân sự địa phương để xử lý các tình huống trong diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh thành theo cơ chế 02 hoặc khi có tình huống đặc biệt, phòng chống bạo loạn, lật đổ... Trên phạm vi quốc gia, sự phối hợp giữa Thông tin liên lạc quân sự, Bưu điện và các ngành khác như Dầu khí, Giao thông, Thuỷ sản... để diễn tập bảo vệ biển Đông hoặc tìm kiếm cứu nạn cũng được tiến hành thường xuyên. Hiện chúng tôi đang xây dựng kế hoạch bảo vệ Tổ quốc và kế hoạch đảm bảo thông tin phòng thủ quân khu và tỉnh thành nên thường xuyên phải nắm tình hình mạng lưới của các Bưu điện tỉnh, VTN, VTI để đưa vào kế hoạch, khi có tình huống xảy ra sẽ có sự phối hợp phục vụ ngay cho đất nước.
    Với những đổi thay của tình hình đất nước và của ngành Bưu điện hôm nay, mối quan hệ hợp tác giữa hai bên cần có sự duy trì như thế nào, thưa ông?
    Tôi cho rằng, vấn đề phối hợp giữa thông tin quân sự và dân sự hiện nay không chỉ xuất phát từ truyền thống mà còn xuất phát từ nhiệm vụ, vì vậy cần được xây dựng trên cơ sở pháp lý. Vừa qua, Bộ Tư lệnh Thông tin đã có buổi làm việc với Bộ BCVT để bàn về việc xây dựng cơ sở pháp lý cho việc phối hợp giữa hai bên. Hai bên sẽ cử ra hai nhóm họp với nhau thường kì và sẽ xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Quốc phòng và Bộ BCVT quy định các cơ chế cung cấp trao đổi thông tin, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, vấn đề kho số và kế hoạch sử dụng Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích để phục vụ cho các đồn biên phòng. Về lâu dài, chúng tôi sẽ phải làm tham mưu đề xuất với Chính phủ ban hành Pháp lệnh động viên mạng viễn thông dân sự phục vụ cho quốc phòng khi có chiến tranh. Khi có văn bản pháp lý này, hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ, tổ chức diễn tập thường xuyên để sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho những tình huống xấu nhất. Với tình hình như hiện nay, sự hợp tác này vừa là tình cảm, vừa là nhiệm vụ và cũng là yếu tố khách quan tạo nên sự gắn kết giữa hai bên.
    Xin cảm ơn ông!
  6. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Thông tin liên lạc những tháng ngày quyết liệt

    Từ năm 1973, Binh chủng thông tin (BCTT) đã gấp rút thực hiện phương án thông tin liên lạc (TTLL) chuẩn bị chiến trường 3 năm, 1973-1975, trong đó có mục tiêu tập trung xây dựng lực lượng thông tin chiến dịch, chiến lược. Tới tháng 6-1974, tuyến dây trần ?oThống nhất? vượt rừng sâu núi cao kéo từ Quảng Bình (tuyến A72) vào tới Đức Lập, Gia Nghĩa, dài 1.800km phục vụ cho chiến trường Khu 6 và Nam Bộ, liên lạc thẳng từ Bộ vào Sở chỉ huy (SCH) chiến dịch.
    Thông tin vô tuyến điện (VTĐ) tiếp sức được bố trí tuyến trục, chủ yếu từ các điểm cao, liên lạc được với Tây Nguyên, Trị Thiên, Đông Nam Bộ, Lào, Cam-pu-chia... Về lực lượng, trong 2 năm có hàng vạn báo vụ, kỹ thuật viên trung, sơ cấp được huấn luyện. Có gần 8.000 cán bộ sơ cấp, gần 1.000 cán bộ trung cấp được đào tạo... khoảng 600 tấn hàng khí tài, vật tư được chuyển vào sâu các kho sát chiến trường.
    Tháng 3-1975, tại chiến dịch Tây Nguyên, lực lượng chủ yếu có trung đoàn thông tin 29 của Quân đoàn 3. Sở chỉ huy cơ bản chiến dịch có liên lạc sóng ngắn 15W, VTĐ cực ngắn tới các sư đoàn và trung đoàn bộ binh, có đài canh thu và phát điện chung, có sóng cực ngắn cho đài quan sát, trinh sát chiến dịch. Thông tin liên lạc tiếp sức R-405 với SCH của Bộ, với F3... Hai trạm tổng đài ở hai SCH chiến dịch nối dây tới tất cả các đơn vị tham gia đánh Buôn Ma Thuột. Các hệ thống thông tin hỗ trợ nhau, bảo đảm TTLL thông suốt cho chiến dịch. Trong cả 3 trận then chốt chiến dịch, TTLL đã phục vụ tốt cho SCH các cấp đi các hướng.
    Thực hiện đòn chiến lược Huế-Đà Nẵng, TTLL đã đáp ứng yêu cầu chỉ huy tác chiến khẩn trương, góp phần giải phóng vùng đất Trung Trung Bộ rộng dài, đập tan căn cứ liên hợp Hải-Lục-Không quân khổng lồ tại Đà Nẵng... Sau 13-3-1975, tình hình tác chiến trên các chiến trường rất khẩn trương, quân và dân ta trong cả nước hành động với tinh thần ?oMột ngày bằng hai mươi năm?. Nhiệm vụ TTLL của các quân khu, quân đoàn phải theo kịp các trận đánh, đi trước phục vụ SCH các cấp. Vật tư, khí tài được bổ sung bằng máy bay, cơ giới nhanh chóng, khẩn trương được chuyển vào chiến trường. Khí tài tiếp sức được ?odốc? vào chiến trường. Hệ thống thông tin viễn thông, cùng số lượng lớn khí tài thông tin chiến dịch, chiến thuật thu của địch được sử dụng, phục vụ chiến đấu.
    Đầu tháng 4-1975, TTLL chiến dịch có 11 tiểu đoàn, gồm 3 tiểu đoàn VTĐ sóng ngắn; 5 tiểu đoàn hữu tuyến diện, 2 tiểu đoàn VTĐ tiếp sức; 1 tiểu đoàn quân bưu... bảo đảm chỉ huy cho 5 quân đoàn, vượt cấp đến các sư đoàn thọc sâu, lữ đoàn xe tăng, các cụm pháo chiến dịch...
    Từ ngày 23-4 đến 26-4, lực lượng thông tin chiến dịch đã triển khai một khối lượng lớn phương tiện khí tài thông tin gồm: 1.100km dây bọc, cáp cao su; 19 tổng đài, 213 máy điện thoại, 59 máy tải ba, gần 100 máy VTĐ các loại, triển khai 26 xe VTĐ tiếp sức ở các SCH.
    Trung đoàn thông tin H05 phục vụ tốt 226 cuộc đàm thoại đặc biệt quan trọng, trung bình một ngày chuyển 650 công điện, chính xác, bí mật, an toàn. 11 giờ 45 phút ngày 30-4, TTLL hoàn thành ?ocuộc gọi lịch sử? của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Đại tướng Văn Tiến Dũng, ngay sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

  7. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Dấu ấn lịch sử qua những chiếc điện thoại
    12/08/2005
    Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Thông tin liên lạc là nơi lưu giữ những phương tiện truyền tin cổ xưa của ông cha ta, lưu giữ những chiếc máy thông tin mang dấu ấn lịch sử. Những chiếc máy thu phát vô tuyến điện, điện thoại... có cái là chiến lợi phẩm thu được của địch, có máy do các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ cho ta trong kháng chiến, có những máy do các đồng chí tướng lĩnh đã sử dụng, có những chiếc máy do các tổ đài, các chiến sỹ báo vụ sử dụng thu phát trong các trận đánh phục vụ chiến đấu đã hy sinh...

    Trong phần trưng bày cuộc kháng chiến chống Pháp, có trưng bày chiếc máy thu phát MK2, SEAL 11371, mang số hiệu 2607 K3745. Chiếc máy này do Mỹ sản xuất từ năm 1942, Bộ chỉ huy Giải phóng quân sử dụng từ năm 1944, tại Cao Bắc Lạng và sau này sử dụng phục vụ cho Bộ Tổng tư lệnh chỉ huy các đơn vị lực lượng vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền tại các địa phương trong Cách mạng Tháng Tám. Sau đó, máy được chuyển giao cho Bộ tư lệnh Nam Bộ sử dụng. Lịch sử của chiếc máy này gắn với những sự kiện lịch sử của dân tộc, gắn với Nam Bộ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Nhớ lại cách đây 60 năm, khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời và phải chống chọi với thù trong giặc ngoài thì chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ cách mạng lâm thời kiêm Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang mời ông Hoàng Đạo Thúy, một trí thức yêu nước có hiểu biết về thông tin liên lạc tới Bắc Bộ phủ bàn nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin liên lạc quân sự trong cả nước. Vấn đề đặt ra lúc này, chúng ta phải sớm có ngay hệ thống thông tin liên lạc để Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh có thể nắm, chỉ đạo các địa phương, đơn vị, các chiến khu từ Bắc vào Nam.
    Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Phòng Thông tin liên lạc quân đội được thành lập, trụ sở được chuyển về số nhà 16 phố Ri-ki-ê trong trụ sở cơ quan Bộ Tổng tham mưu (nay là nhà khách Chính phủ số nhà 16 phố Ngô Quyền- Hà Nội), đặt dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Văn Thái ?" Tổng tham mưu trưởng đối với các mặt công tác của Phòng Thông tin liên lạc. Với phương tiện vật chất kỹ thuật ban đầu ít ỏi thu được của địch nhưng Phòng thông tin liên lạc đã khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ xây dựng mạng thông tin liên lạc vô tuyến điện của quân đội. Tại số 4 khu Nhượng địa (nay là số 4 Phạm Ngũ Lão - Hà Nội), Phòng Thông tin tận dụng máy móc có được thành lập khu Trung ương thu phát vô tuyến điện quân sự giữ liên lạc với điện đài của trung tâm vô tuyến điện Nam Bộ, Trung Bộ và các chiến khu.
    Tại Nam Bộ, sau khi giành được chính quyền, Ủy ban lâm thời cách mạng Nam Bộ giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Văn Tình - một trong 3 kỹ sư vô tuyến điện của Việt Nam lúc bấy giờ - nhiệm vụ tổ chức sử dụng Sở Vô tuyến điện Sài Gòn giữ liên lạc giữa Nam Bộ với Trung ương ở Hà Nội.
    Đêm 22 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp bất ngờ nổ súng đánh chiếm Sài Gòn. 4 giờ sáng ngày 23 tháng 9, Khu thu phát vô tuyến điện được lệnh phát tín hiệu làm việc với Bộ Tổng tham mưu. 9 giờ 10 phút ngày 23 tháng 9 năm 1945, chỉ thị đầu tiên của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua liên lạc vô tuyến điện đã được chuyển đến Đảng bộ và nhân dân Nam Bộ yêu cầu phải giữ chặt liên lạc với vô tuyến điện để Trung ương Đảng, Chính phủ có thể chỉ đạo trực tiếp Nam Bộ kháng chiến. Đến 15 giờ cùng ngày, bộ phận thu phát vô tuyến đã rút lui để bảo toàn lực lượng. Đến lúc này toàn Nam Bộ chỉ có một điện đài duy nhất VMA đi với miền Tây nên máy thu phát MK2 được Bộ Tổng tham mưu lệnh chuyển gấp vào Nam Bộ.
    Máy thu phát MK2 được chuyển vào kịp thời phục vụ Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Đồng chí Tư lệnh Nguyễn Bình nhờ có máy này liên lạc được với Trung ương và với miền Đông, miền Tây Nam Bộ, liên lạc được với Sài Gòn - Chợ Lớn, nhận các chỉ thị của Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng tham mưu, chỉ đạo các đồng chí uỷ viên quân sự đang trực tiếp chỉ huy ở các miền cho bộ đội trụ lại bám đất, bám dân, chống địch lấn chiếm, xây dựng lực lượng vũ trang ở các địa phương, phát động chiến tranh du kích trong toàn miền.
    Năm 1954, sau khi Hiệp nghị Gieneva được ký kết, thực hiện việc chuyển quân tập kết ra Bắc, máy thu phát MK2 được Bộ tư lệnh Nam Bộ chuyển giao cho Tổng cục Chính trị. Năm 1955, máy thu phát MK2 được đưa ra trưng bày tại triển lãm quân đội tại Bích Câu (Hà Nội). Năm 1959, Bảo tàng Quân đội khánh thành, máy thu phát MK2 trở thành những hiện vật đầu tiên của bảo tàng.
    Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện còn lưu giữ một chiếc điện thoại TA-57 mang số hiệu BTQĐ 7111 K1 709 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Năm 1991, nhân kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh của mình, Đại tướng tặng kỷ vật đó cho bảo tàng. Đây là chiếc điện thoại do Liên Xô sản xuất viện trợ giúp ta trong kháng chiến chống Mỹ. Bộ Quốc phòng trang bị cho Đại tướng ở nhà riêng phố Hoàng Diệu- Hà Nội.
    Theo lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì ở nơi làm việc của Đại tướng có bố trí 4 máy điện thoại, vào những thời điểm căng thẳng khi ta mở các chiến dịch lớn ở miền Nam như cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, năm 1971; chiến dịch Trị Thiên, Chiến dịch Quảng Trị, chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ thủ đô Hà Nội năm 1972... đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, các đồng chí thư ký túc trực máy điện thoại suốt ngày đêm nghe điện từ các nơi báo về. Có lúc cả 4 máy điện thoại cùng kêu một lúc, ấy là lúc quân ta thắng lớn. Ngoài thời gian làm việc tại Bộ Quốc phòng, thời gian nghỉ và làm việc tại nhà, Đại tướng đã sử dụng điện thoại này liên lạc, với các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương thông báo tình hình chiến sự ở hai miền Nam Bắc, chỉ đạo các đơn vị thực hiện phương án chiến đấu. Gắn bó với nó gần 30 năm, chiếc máy điện thoại TA-57 trở thành một kỷ vật của Đại tướng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
    Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam hiện lưu giữ 157 hiện vật là các loại máy thông tin, đủ các loại vô tuyến, hữu tuyến, của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản sản xuất và đặc biệt hơn có cả các loại do Việt Nam sản xuất tự tạo. Mỗi hiện vật gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại, gắn với những trận đánh, những chiến công của bộ đội thông tin liên lạc.
  8. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Còn một điều nữa cần nói tới về bộ đội thông tin liên lạc, đó là về người chỉ huy đầu tiên của bộ đội thông tin liên lạc là một nhà văn hoá nổi tiếng: Cụ Hoàng Đạo Thuý
  9. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Ngày 9/9/2006 binh chủng thông tin liên lạc đã long trọng kỷ niệm 61 năm ngày truyền thống của binh chủng.
  10. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Không cần báo chí nói nhiều cũng thấy các chiến sỹ thông tin-liên lạc là những người chịu nhiều hy sinh nhất, kể cả trước, trong và sau trận đánh.
    Không biết bây giờ thế nào, trước đây nguyên tắc để giữ bí mật của ta là không sử dụng TT vô tuyến trước trận đánh và vì vậy chỉ còn mỗi thông tin hữu tuyễn (theo đường dây) và trực tiếp mang công văn. Bất kỳ lúc nào TT cũng phải thông suốt, hồi còn trên Hà Giang, khi lính bộ binh còn được chui, rúc trong hầm hay ở vị trí tập kết thì lính TT vẫn phải chạy dọc ngang để nối dây điện thoại bị đứt. Chỉ lúc pháo bắn thì dây mới đứt nhiều, mà để khỏi mất thời gian tìm thì cứ lao vào chỗ đạn đang nổ mà lần dây sẽ thấy chố đứt... Ngoài ra còn bị phục kích trên đoạn dây được rải, có khi chi do thú rừng vướng phải gây đứt dây thì phải lần từ đầu này đến đầu kia....
    Còn tớ cũng có 1 ông cậu là TT vô tuyến và bị máy bay Mỹ nó xăm trúng hầm tại Quảng Trị, biết máy bay đang tìm vị trí đặt điện đài vẫn phải phát sóng để đảm bảo liên lạc... Đến bây giờ vẫn chưa tìm được Mộ.

Chia sẻ trang này