1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ Lao động- TBXH có vi phạm pháp luật?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi HoangYen195, 22/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HoangYen195

    HoangYen195 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Bộ Lao động- TBXH có vi phạm pháp luật?

    Xin chào anh em! Tôi là TV mới! Từ lâu đã là khách viếng thăm thường xuyên box Khoa học Pháp lý và ngưỡng mộ những cây đa, cây đề tại đây. Hôm nay, tôi có việc cần nhờ anh em. Mong anh em chiếu cố cho tôi là TV mới để ưu ái hơn chút, bớt chút thêm thời gian đọc và trả lời giúp tôi câu hỏi ở bài dưới đây: Có đúng là Bộ LĐ TBXH vi phạm pháp luật hay không?

    Cắt chế độ trợ cấp của người kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

    BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT?
    Chúng tôi nhận được đơn của hàng trăm cựu chiến binh đã được xác nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và được hưởng chế độ trợ cấp theo chính sách ưu đãi người có công nhưng nay chế độ trợ cấp này bỗng dưng bị cắt bởi một văn bản khó hiểu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Vậy quyết định này có vi phạm pháp luật?

    Nỗi đau da cam

    Ông Nguyễn Thái Chấp, 72 tuổi, thường trú tại xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng có hơn 10 năm chiến đấu tại mặt trận Thừa Thiên Huế. Đọc lá đơn gửi đến, chúng tôi nghẹn ngào bởi nỗi đau của một cựu chiến binh già. Khi trở về địa phương sau chiến tranh, nỗi đau từ cuộc chiến cũng theo ông về quê: Tháng 12/1976 vợ ông đẻ ra 1 cục thịt gần nửa cân, hình thù dị dạng. Con thứ hai của ông tuy cũng được chào đời nhưng lại bị khuyết tật ở vùng kín. Bản thân ông đau ốm triền miên. Năm 2000, ông được gọi đi khám sức khoẻ và đã có kết luận bị nhiễm chất độc da cam, được hưởng chế độ trợ cấp theo chính sách người có công từ đó.
    Ông Trương Hồng Hạnh, 63 tuổi, cũng quê xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo có 7 năm chiến đấu ở mặt trận quân khu 5 và cũng có những nỗi đau tương tự. Trong lần vợ ông mang thai đầu tiên, con ông không được chào đời. Ba con gái sau này đều bị đẻ non, đặc biệt, đứa con út khi sinh ra toàn thân đỏ như máu. Nỗi đau chất độc da cam đối với ông Hạnh nay còn di chứng đến thế hệ thứ ba: Hai con gái đầu của ông nay đã xây dựng gia đình nhưng đường sinh nở cũng bị trục trặc, khi thì thai chết lưu; lúc thì đứa trẻ sinh ra mắt to mắt bé... Năm 2000 ông Hạnh cùng cô con gái út cũng được gọi đi khám sức khoẻ, sau đó hai bố con đã được hưởng chế độ trợ cấp.
    Trong tập dày hồ sơ của ông Phạm Văn Tuyển (56 tuổi, quê ở xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, người từng làm khẩu đội trưởng pháo cao xạ, chiến đấu ở chiến trường Đường 9 Nam Lào) gửi chúng tôi, tuy không nói tới vấn đề khó khăn trong sinh nở nhưng lại có hàng loạt các chứng từ về tình trạng sức khoẻ đáng lo ngại của ông. Một trong số này là hồ sơ liên quan đến bệnh về thần kinh do Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng cấp, theo đó, ông đã bị mắc chứng "rối loạn tâm thần dạng PL". Ngoài ra, ông còn bị loét hoành tá tràng, bị u nang tinh hoàn trái, phải phẫu thuật cắt bỏ khối u vào tháng 10/2007... Sau khi khám sức khoẻ, ông Tuyển cũng đã được xác nhận là bị nhiễm chất độc da cam và ngày 20/9/2005 ông chính thức được nhận quyết định trợ cấp.
    Mới đây, các ông Trương Hồng Hạnh, Phạm Văn Tuyển và Nguyễn Mạnh Tốt (61 tuổi, quê ở xã Việt Tiến, huyện Vĩnh Bảo) đã trực tiếp đến gặp chúng tôi mang theo đơn cùng hồ sơ của 184 cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam, đã được hưởng trợ cấp nay bỗng dưng bị cắt. Các ông cho biết, trong số 184 cựu chiến binh này, đa phần là đảng viên, nguyên sỹ quan quân đội. Trước khi gửi đơn, với tinh thần trung thực của người đảng viên, cựu chiến binh, các ông đã họp, thận trọng rà soát lại từng trường hợp và cam kết không có sự gian trá nào; tất cả các hồ sơ đã được lập, xét duyệt và được hưởng chế độ theo đúng qui định.

    Một qui định trái pháp luật của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
    Làm việc với Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng, chúng tôi được biết, việc cắt chế độ của những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học không chỉ có riêng ở huyện Vĩnh Bảo mà còn có ở tất cả các quận huyện tại Hải Phòng với tổng số lên tới 1557 trường hợp. Mà cũng không chỉ ở Hải Phòng, các tỉnh thành khác cũng trong tình trạng tương tự.
    Nguyên nhân của việc cắt chế độ này là các địa phương thực hiện chỉ đạo của Cục Người có công (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tại Công văn số 1058 ngày 15/7/2007. Mà Cục Người có công chỉ đạo như vậy là để thực hiện Thông tư số 07 ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
    Tìm hiểu kĩ vấn đề, chúng tôi thấy rằng: Ngày 29/6/2005 UBTV Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 26 ưu đã nguời có công với cách mạng, có hiệu lực từ ngày 01/10/2005 đến nay. Sau đó, để thi hành Pháp lệnh trên, ngày 26/5/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2006. Tại cả 2 văn bản trên (Điều 47 Pháp lệnh 26/2005 và Điều 36 Nghị định 54/2006) đều có qui định, rằng người có công đang được hưởng chế độ ưu đãi từ trước ngày 1/10/2005 (ngày Pháp lệnh 26/2005 có hiệu lực- tác giả) thì mặc nhiên được chuyển hưởng các chế độ ưu đãi theo mức mới kể từ ngày 01/10/2005; cả hai văn bản trên không hề nói tới việc phải lật lại các hồ sơ đã xem xét, đã được hưởng chế độ theo đúng các qui định trước đây.
    Thế nhưng, khi ban hành Thông tư 07 ngày 26/7/2006 để thực hiện Nghị định 54/2006, tại phần Tổ chức thực hiện, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tự ý đưa thêm một qui định: " Riêng đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học đã được xác nhận theo quyết định số 120/2004/TTg ngày 05/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ đang được hưởng chế độ thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội rà soát, hướng dẫn, bổ sung hồ sơ theo qui định tại Thông tư này".
    Xem xét các qui định tại Quyết định 120/2004/TTg ngày 5/7/2004 và qui định về thủ tục hồ sơ tại Thông tư 07/2006 ngày 26/7/2006 thì có khác nhau căn bản: Quyết định 120/2004/TTg qui định điều kiện để được hưởng chế độ chỉ nói tới khả năng lao động bị mất hay bị giảm do bị nhiễm chất độc hoá học chứ không đi kèm tình trạng của con. Trong khi đó, theo Thông tư 07/2006 thì điều kiện tiên quyết để hồ sơ được đưa vào xét từ cơ sở là phải có giấy xác nhận vô sinh của bệnh viện cấp tỉnh trở lên hoặc giấy xác nhận con bị dị dạng, dị tật của UBND cấp xã. Như vậy, nếu không bị vô sinh hoặc nếu không có con còn sống dị tật, dị dạng thì hồ sơ bị loại ra ngay từ cơ sở, dù tình trạng sức khoẻ của người này bị hiểm nghèo thế nào chăng nữa như bị tâm thần phân liệt, tai biến mạch máu não... do nhiễm chất độc hoá học!
    Điều nghiêm trọng nhất là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo "rà soát", lật lại các hồ sơ giai đoạn thực hiện Quyết định 120/2004/TTg để đòi phải bổ sung hồ sơ "theo Thông tư này". Chính vì vậy, hàng ngàn trường hợp do bị nhiễm chất độc da cam nên sức khoẻ suy kiệt, mất hoặc giảm khả năng lao động đã được hưởng chế độ trợ cấp theo đúng qui định tại Quyết định 120/2004/TTg nay phải bị lật lại, nếu không vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật đều bị cắt chế độ! Qui định này là trái với Pháp lệnh số 26/2005 ưu đãi người có công (điều 47), trái với Nghị định số 54/2006 (Điều 36). Ngoài ra, qui định trên đây còn trái với một nguyên tắc quan trọng khi ban hành văn bản qui phạm pháp luật, đó là nguyên tắc bất hồi tố. Khoản 2 Điều 76 Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật ngày 12/11/1996 qui định: "Không được qui định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây: a) Qui định trách nhiệm pháp lí mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không qui định trách nhiệm pháp lí; b) Qui định trách nhiệm pháp lí nặng hơn".
    Chúng tôi cho rằng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần sớm xem xét, huỷ bỏ qui định trái pháp luật trên đây, trả lại chế độ cho hàng ngàn trường hợp đã được xác nhận và hưởng chế độ theo đúng Quyết định 120/2004/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Được biết, mới đây, Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam , Trung ương Hội CCB và Bộ Quốc phòng đã có văn bản gửi Chính phủ với đề nghị xem xét lại qui định này.


    Tài liệu tham khảo:

    1- Thông tư 07 ngày 26/7/2006:
    http://thuvienphapluat.com/Default.aspx?CT=VC&LID=3416007
    2- Nghị định 54 ngày 26/5/2006 (hiện hành) hướng dẫn thi hành Pháp lệnh 26/2005 tại đây:
    http://thuvienphapluat.com/Default.aspx?CT=VC&LID=2F48007
    3- Bạn nào cần tham khảo Pháp lệnh số 26 ưu đãi NCC ngày 29/6/2005 (hiện hành) thì đọc tại đây:
    http://thuvienphapluat.com/Default.aspx?CT=VC&LID=992005
    4-Luật Ban hành văn bản QPPL số 52/1999 (Sắp hết hiệu lực):
    http://thuvienphapluat.com/Default.aspx?CT=VC&LID=9C96006
    5-Còn Quyết định 120/2004 của Thủ tướng ở đây:
    http://thuvienphapluat.com/Default.aspx?CT=VC&LID=CC1E006
  2. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Xin chia sẻ với bạn các bức xúc về các văn bản trái luật, trái hiến pháp của các cơ quan nhà nước. Ở Việt nam có rất nhiều trương hợp Văn bản dưói luật trái luật và trái hiến pháp nhưng không có toà án nào xem xét việc này hết. Toà hành chính không có thẩm quyền giải quyết việc này. Toà án hiến pháp không có.
    Còn khiếu nại đến chính phủ hay quốc hội yêu cầu thực hiện chức năng rà soát pháp luật thì cũng không giải quyết được việc gì đâu.
  3. HoangYen195

    HoangYen195 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn vietnguyen08 đã chia sẻ! Như vậy, theo bạn thì đúng là Bộ LĐTBXH có vi phạm?
    Tôi đồng ý rằng hiện nay VN không có Toà Hiến pháp. Nhưng, theo tôi, Toà Hành chính có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Thế nhưng, trên thực tế rất khó, vì ai sẽ dám đứng lên khởi kiện? Các cựu chiến binh, những người bị mất quyền lợi bởi cái TT 07/2006? Không được, bởi họ rất nghèo, họ không am hiểu luật pháp và cũng không có tiền thuê luật sư. Giá như các cấp Hội Cựu chiến binh làm việc này thì hay biết mấy nhưng chắc chả cấp nào ... dám làm!
    Vậy thì giải quyết sao đây?
  4. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Theo những thông tin bạn cung cấp thì Thông tư của Bộ LĐTBXH đang trái Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ.
    Nhưng khi áp dụng, các địa phương và cơ quan nhà nước thường chỉ áp dụng văn bản hướng dẫn của bộ chuyên ngành mà không cần biết nó có trái các văn bản pháp luật cao hơn hay không.
    Để giải quyết việc này, không thể kiện ra Toà hành chính vì thẩm quyền của Toà hành chính chỉ có 22 loại việc theo điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, không có loại việc này.
    Hiện nay, chỉ có cách là các cựu chiến binh hoặc tổ chức hội của họ gửi đơn nên Chính phủ và UBTV Quốc hội đề nghị xem xét lại giá trị pháp lý của Thông tư này mà thôi nhưng cũng rất khó đấy.
  5. HoangYen195

    HoangYen195 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa tìm hiểu kĩ về Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án HC nhưng tôi đồng ý với bạn rằng phương án khởi kiện hành chính là không khả thi, ta không bàn đến phương án này nữa.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Hiện nay, chỉ có cách là các cựu chiến binh hoặc tổ chức hội của họ gửi đơn nên Chính phủ và UBTV Quốc hội đề nghị xem xét lại giá trị pháp lý của Thông tư này mà thôi nhưng cũng rất khó đấy[/QUOTE]
    Tôi biết, nhiều CCB đã có đơn gửi đến các địa chỉ trên. Họ đã đến chất vấn Bộ LĐTBXH nhưng có thể những CCB này không đủ trình độ về pháp luật nên viết đơn và trực tiếp trình bày không gẫy nghĩa. Do vậy, chưa có cơ quan nào có văn bản trả lời.
    Thưa các bạn, tôi biết đến vụ việc này nhân 1 lần về công tác tại một số xã vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng và tôi bắt đầu lên tiếng trên một số diễn đàn pháp luật từ đầu tháng 7/2008; sau khi thảo luận và tìm hiểu thêm, tôi chính thức có bài viết trên đây gửi 1 vài cơ quan báo chí và đã được đăng cuối tháng 7/2007.
    Rất mừng là tôi đã tìm thêm được đồng minh ở báo Người đại biểu nhân dân:

    Người đại biểu nhân dân Online


    803 trường hợp bị nhiễm chất độc hoá học ở Bắc Kạn có được chuyển hưởng chế độ trợ cấp không?

    Tháng 4.2008, 803 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang được hưởng trợ cấp thì bị cắt với lý do không đủ điều kiện theo quy định tại NĐ 54/2006/NĐ - CP, ngày 26.5.2006 của Chính phủ. Việc cắt hưởng chế độ trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tại các địa phương có phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật hay không đang là vấn đề khiến người dân băn khoăn.
    Thực hiện Quyết định số 26/QĐ - TTg ngày 23.2.2000 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người tham gia kháng chiến, từ tháng 2.2000 đến năm 2003, 803 trường hợp bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của người bị nhiễm chất độc hoá học nêu trên được duyệt hưởng trợ cấp. Ngày 5.7.2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 120/QĐ - TTg (thay thế Quyết định số 26/QĐ - TTg ngày 23.2.2000). Theo quyết định này, 803 trường hợp nêu trên tại Bắc Kạn vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp. Tiếp đó ngày 26.5.2006, Chính phủ lại ban hành Nghị định 54/2006/NĐ - CP về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (thay thế Quyết định 120/QĐ - TTg ngày 5.7.2004). Ngày 26.7.2006, Bộ Lao động ?" Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 07/2007/TT ?" BLĐTBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
    Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ - CP; áp dụng Thông tư số 07/TT ?" BLĐTBXH, ngày 14.4.2008 UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra Quyết định số 658/QĐ - UBND về việc thôi thực hiện chế độ ưu đãi đối với 803 người có công hoạt động kháng chiến và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học trên địa bàn, trong đó có 768 trường hợp là người hoạt động kháng chiến; 35 người là con đẻ của người hoạt động kháng chiến. Thời gian cắt chế độ ưu đãi từ 1.1.2008.
    Căn cứ chính sách hiện hành cho thấy: UBND tỉnh Bắc Kạn dừng thực hiện chế độ ưu đãi đối với 803 người có công hoạt động kháng chiến và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là đã thực hiện đúng theo hướng dẫn của Thông tư số 07/2007/TT ?" BLĐTBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; đúng theo Công văn số 1058/TBLS & NCC ngày 28.9.2007 của Cục TBLS và NCC về việc hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Theo Công văn số 669/BLĐTBXH ?" NCC ngày 5.3.2008 về việc thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. Cụ thể: Tại mục b điểm 1 của Công văn số 1058 quy định: Đối với những trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo Nghị định số 54/2006/NĐ - CP thì không thuộc diện được chuyển sang hưởng chế độ theo Nghị định 32/2007/NĐ ?" CP. Tại Mục 4, Phần III, Thông tư số 07/2007/TT ?" BLĐTBXH quy định: Hồ sơ người có công với cách mạng và thân nhân của họ đã được xác lập trước ngày NĐ 54/NĐ - CP có hiệu lực thi hành thì không phải lập lại hồ sơ. Riêng với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ nhiễm chất độc hoá học được xác nhận theo Quyết định 120/TTg ?" QĐ ngày 5.7.2004 của Thủ tướng Chính phủ thì Sở Lao động ?" Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố rà soát và hướng dẫn bổ sung hồ sơ. Trên cơ sở đó, Sở Lao động ?" Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn đã rà soát và kết luận 803 trường hợp không đủ điều kiện để tiếp tục được hưởng chế độ chợ cấp do ảnh hưởng chất độc hoá học. Căn cứ Công văn 1058/TBLS & NCC ngày 28.9.2007 của Cục Thương binh liệt sỹ và Người có công; Thông tư số 07/2007/TT ?" BLĐTBXH, Sở Lao động ?" Thương binh và Xã hội Bắc Kạn đã đề nghị UBND tỉnh Bắc Kạn ra quyết định tạm ngừng chi trả trợ cấp cho các trường hợp trên. Căn cứ đề nghị của Sở Lao động ?" Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 301/TTr ?" LĐTBXH ngày 31.3.2008, ngày 14.4.2008 UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra Quyết định số 658/QĐ - UBND về việc thôi thực hiện chế độ ưu đãi đối với 803 người có công hoạt động kháng chiến và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học trên địa bàn tỉnh.
    Tuy nhiên, quy định tại Mục 4, Phần III, Thông tư số 07/2007/TT?"BLĐTBXH (Riêng với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ nhiễm chất độc hoá học được xác nhận theo Quyết định 120/TTg?"QĐ ngày 5.7.2004 của Thủ tướng Chính phủ thì Sở Lao động ?" Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố rà soát và hướng dẫn bổ sung hồ sơ) không đúng tinh thần NĐ 54/2006/NĐ-CP. Bởi, tại khoản 2, Điều 36 Nghị định 54/2006/NĐ-CP quy định: Người có công với cách mạng và thân nhân của họ đang hưởng các chế độ ưu đãi từ ngày 30.9.2005 trở về trước được chuyển hưởng các chế độ ưu đãi tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định này kể từ 1.10.2005. Mà mục h điểm 1, Điều 2 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29.6.2005 nêu rõ: Người có công với cách mạng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. Do vậy, người dân băn khoăn 803 trường hợp bị nhiễm chất độc hoá học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như nêu trên có được chuyển hưởng chế độ ưu đãi theo Nghị định 54/2006/NĐ-CP không?
    Được HoangYen195 sửa chữa / chuyển vào 12:26 ngày 23/09/2008
  6. HoangYen195

    HoangYen195 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0

    Báo Hà Giang điện tử - Ha Giang Online

    Chỗ dựa tin cậy cho nạn nhân chất độc da cam

    (HGĐT)- Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, đất nước nói chung và tỉnh ta nói riêng đang trên đường đổi mới nhưng đâu đó trên những làng quê, thành phố vẫn còn lay lắt những mảnh đời đau khổ cả về thể chất lẫn tinh thần do chất độc màu da cam/đioxin gây ra.

    Lãnh đạo Tỉnh hội thăm hỏi gia đình đối tượng Lù Sào Kinh tại xã Thèn Phàng (Xín Mần). Ảnh: Tạ Xuân Lếch
    .....
    Hiện nay số nạn nhân được hưởng trợ cấp ở tỉnh ta có gần 1.000 người. Tuy được hưởng trợ cấp nhưng cũng chỉ phần nào giúp đỡ họ bớt đi vô vàn những khó khăn trong cuộc sống. Những nạn nhân nhiễm chất động da cam vẫn rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hội và cộng đồng.
    .......
    Theo Nghị định số 54 của Chính phủ, ban hành ngày 26.5.2006, trong khoản 2, điều 22 quy định những nạn nhân phải có con dị dạng, dị tật mới được hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Theo Nghị định này ở tỉnh ta có khoảng 500 người bị cắt chế độ vì không có con bị dị dạng, di tật. Để bảo vệ quyền lợi của nạn nhân chất độc da cam gặp trường hợp trên, Hội đã có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Hà Giang, T.Ư Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam phản ánh với Quốc hội, kiến nghị với Chính phủ xem xét, sửa đổi điều, khoản trên của Nghị định số 54 cho các trường hợp: Cựu chiến binh có bệnh do chất độc da cam gây ra nhưng con không bị dị dạng, dị tật; người mẹ nuôi con dị dạng, di tật; thế hệ thứ 3 của nạn nhân bị dị dạng, dị tật... được hưởng chế độ trợ cấp của nạn nhân chất độc da cam.
    .............................................................................................
    Trang thông tin điện tử, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

    Một số vướng mắc và kiến nghị về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

    .....

    3. Về điều kiện, chế độ đối với những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
    Việc bổ sung những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học vào đối tượng Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, thực hiện chế độ ưu đãi toàn diện hơn đối với họ đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta; tạo nên chất lượng mới trong việc bảo đảm và chăm sóc đối với bản thân người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thân nhân của họ. Tuy nhiên, việc xác định tính chất đối tượng, điều kiện xác nhận cũng như xác định các mức hưởng cũng chưa thật thuyết phục; quá trình chuyển tiếp giữa các văn bản quy định về chính sách và chỉ đạo thực hiện thiếu tính liên tục, dẫn đến một số lượng lớn bị đình hưởng chế độ trợ cấp, tạo ra những trăn trở bức xúc đối với bản thân họ.
    Trong thời gian tới, cần tập trung nghiên cứu xác định rõ quan niệm đối tượng tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, phân biệt rõ hơn sự giống và khác nhau giữa họ với thương binh, với bệnh binh. Các điều kiện hưởng chế độ, ngoài yếu tố địa bàn hoạt động, cần kết hợp chặt chẽ giữa điều kiện y học (tỷ lệ mất sức lao động do nhiễm chất độc hóa học) và thực tế những biến đổi sinh học dẫn đến sinh con dị tật, dị dạng hoặc vô sinh; bảo đảm tính khoa học và thực tiễn?; xác định quy trình trách nhiệm trong tổ chức thực hiện khoa học và chặt chẽ hơn, không để sót nhưng cũng không để tình trạng tràn lan, lạm dụng chính sách. Mức hưởng chế độ đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nên nghiên cứu thiết kế theo hướng phân nhóm tương đương như bệnh binh. Sớm có giải pháp giải quyết thỏa đáng về chính sách với những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã được hưởng trợ cấp theo quy định của Chính phủ nay lại bị cắt chế độ do thay đổi điều kiện hưởng theo quy định mới (trên cơ sở đã được rà soát nghiêm túc), bảo đảm tính nhất quán và liên tục của chính sách. Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đề xuất cơ sở khoa học để giải quyết hợp lý đối với những vấn đề rất phức tạp đang có tính thời sự như: người đang hưởng chế độ chất độc hóa học chết do chính bệnh tật phát sinh; thế hệ cháu của người nhiễm chất độc hóa học; phát huy sức mạnh tổng hợp trong trợ giúp đời sống vật chất tinh thần những người bị nhiễm chất độc hóa học và thân nhân của họ?
    TS. Trần Văn Minh
    Phó Cục trưởng Cục Chính sách, Bộ Quốc phòng
  7. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng bạn và những người cựu chiến binh của bạn sẽ được nhà nước quan tâm giải quyết. Luật sư không thể giúp được gì nhiều trong trường hợp này đâu.
    Hãy trả lời mật thư tôi đã gửi cho bạn nhé
  8. MieconNo

    MieconNo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2007
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Chim sẻ nhé!?
    Một là chúng ta còn thiếu luật lệ ở nhiều chỗ.
    Hai là nhiều chỗ luật lệ của chúng ta bị Vô hiệu hóa.
    Thế?! Có phải là khổ không?! Con người chung sống với nhau mà không có luật lệ để g/q mâu thuẫn, xung đột thì có khác gì mấy con khỉ tranh nhau quả chuối không? Xin lỗi, có khi không bằng cả khỉ, theo tôi thấy thì khỉ tổ chức bầy đàn khá tốt...
  9. HoangYen195

    HoangYen195 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bạn, tôi mới biết thêm thông tin về vụ này:
    "Họp liên tịch giữa Bộ Lao động ?" Thương binh và Xã hội và Hội Cựu chiến binh Việt Nam (19/08/2008)
    Chiều ngày 18/8/2008, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì cuộc họp liên tịch giữa Bộ Lao động ?" Thương binh và Xã hội và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hoà, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh, đại diện lãnh đạo một số cục, vụ thuộc Bộ; Về phía Hội Cựu chiến binh Việt Nam có Chủ tịch Trần Hanh; Phó Chủ tịch thường trực Phạm Hữu Bồng và đại diện các Ban thuộc Hội.
    Tại cuộc họp, Hội Cựu chiến binh đã đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Bộ Lao động ?" Thương binh và Xã hội một số vấn đề liên quan đến việc quản lý Nhà nước và phối hợp hoạt động giữa hai cơ quan, cụ thể là:
    - Thời gian qua, nhiều cựu chiến binh tham gia kháng chiến bị hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đã bày tỏ sự bức xúc do bị cắt chế độ trợ cấp mà họ đang được hưởng theo Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 5/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. (Theo thống kê có 14.447 người bị cắt chế độ trợ cấp này).
    ....
    Sau khi lắng nghe ý kiến của đại diện các Cục, vụ và các Thứ trưởng về từng vấn đề cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận: Về vấn đề cắt trợ cấp của các cựu chiến binh tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành, đoàn thể có liên quan, Bộ Lao động ?" Thương binh và Xã hội đã dự thảo văn bản trình Chính phủ theo hướng: Đề nghị Chính phủ giao cho Bộ rà soát lại những đối tượng tham gia kháng chiến, bị mắc 1 trong 17 bệnh do chất độc hoá học theo danh mục của Bộ Y tế ban hành. Đối tượng nào đủ điều kiện thì tiếp tục được hưởng trợ cấp, nếu tất cả 11.447 đối tượng đã bị cắt trợ cấp đủ điều kiện thì đều được xem xét để hưởng lại trợ cấp.
    Bộ sẽ lập tổ chỉ đạo, kiểm tra, rà soát việc thực hiện các chế độ đối với người có công ở các địa phương gồm đại diện các Bộ, ngành, đoàn thể, trong đó có Hội Cựu chiến binh. Hội Cựu chiến binh cần phối hợp với Bộ Lao động ?" Thương binh và Xã hội để xác nhận và xét hưởng chế độ đối với những người có công với cách mạng nhưng chưa được hưởng chế độ nào vì những lý do khách quan."

  10. HoangYen195

    HoangYen195 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào muốn tìm hiểu kĩ hơn về cuộc họp nói trên thì xin đọc ở đây:
    http://molisa.gov.vn/details.asp?mbien2=204&mbien4=12351&mbien3={D08A4B87-065C-4AE1-A5D5-A9769EAAC27E}
    Tôi không đồng tình với phát biểu của bà Kim Ngân bởi Bộ LĐTBXH chưa chịu thừa nhận rằng họ đã đưa ra qui định trái với Nghị định của CP, trái với PL của UBTV QH. Nay họ chữa cháy bằng cách có văn bản đề nghị CP cho phép "rà soát lại những đối tượng tham gia kháng chiến, bị mắc 1 trong 17 bệnh do chất độc hoá học theo danh mục của Bộ Y tế ban hành." Nếu như họ thực hiện đúng Nghị định 54 của CP, không tự ý sáng tác ra cái đòi hỏi rà soát trong TT 07/2006 thì không xảy ra chuyện hơn 14.000 người bị cắt chế độ trợ cấp 1 cách oan uổng như vậy. Nay, sự thể đã rồi, họ muốn chữa cháy bằng cách trên, tôi thấy không thuyết phục lắm vì:
    Thứ nhất, Danh mục 17 bệnh do chất đọc hoá học của Bộ Y tế mới ban hành tháng 2/2008. Vẫn theo luật Ban hành văn bản thì Danh mục này không thể làm căn cứ để xem xét lại, lật lại các hồ sơ đã được giải quyết trước đây phù hợp với các văn bản tại thời điểm đó.
    Thứ 2, nếu như kết quả rà soát, có thể vẫn có ai đó trong số hơn 14.000 người đã bị cắt chế độ trợ cấp không đáp ứng theo Danh mục của Bộ Y tế thì sao?
    Đây, Danh mục của Bộ Y tế:

    BỘ Y TẾ
    ----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------
    Số: 09/2008/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2008

    QUYẾT ĐỊNH
    BAN HÀNH DANH MỤC BỆNH, TẬT, DỊ DẠNG, DỊ TẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHƠI NHIỄM VỚI CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN
    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
    Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
    Căn cứ Thông báo số 196/TB-VPCP ngày 9/10/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế ban hành tiêu chí (sửa đổi) để xác định đối tượng là nạn nhân chất độc hóa học/dioxin;
    Căn cứ Biên bản họp ngày 31/01/2008 của Hội đồng khoa học thẩm định Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật để xác định đối tượng bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học/dioxin, được thành lập theo Quyết định số 301/QĐ- BYT ngày 25/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh và Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế,
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin, gồm:
    1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma)
    2. U lympho không Hodgkin (Non ?" Hodgkin?Ts lymphoma)
    3. U lympho Hodgkin (Hodgkin?Ts disease)
    4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus cancer)
    5. Ung thư khí quản (Trachea cancer)
    6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer)
    7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer)
    8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers)
    9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler?Ts disease)
    10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính (Acute and subacute peripheral neuropathy)
    11. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida)
    12. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne)
    13. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes)
    14. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda)
    15. Các bất thường sinh sản (Unusual births)
    16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin)
    17. Rối loạn tâm thần (Mental disorders)
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
    Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng, Vụ trưởng và Giám đốc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
    Nguyễn Thị Kim Tiến

Chia sẻ trang này