1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 quy định như thế nào về đồng phạm?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi NguyenHongHai96hust, 07/07/2016.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NguyenHongHai96hust

    NguyenHongHai96hust Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2016
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    1. Khái niệm đồng phạm:
    Khoản 1 Điều 20 BLHS năm 1999 định nghĩa: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Như vậy, có hai dấu hiệu cơ bản để phân biệt đồng phạm với phạm tội đơn. Đó là:
    - Về số lượng: Đồng phạm phải có từ hai người trở lên và những người này phải có năng lực trách nhiệm hình sự cũng như đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình. Nếu tội phạm đòi hỏi có chủ thể đặc biệt thì chỉ cần người trực tiếp thực hiện tội thực hành thoả mãn dấu hiệu của chủ thể đặc biệt còn những người đồng phạm khác không cần tới những dấu hiệu này.
    - Về lỗi của những người đồng phạm: Lỗi của những người đồng phạm là lỗi cố ý, tức là “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra” hoặc “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.
    Mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý của những người đồng phạm khác.
    2. Các loại người đồng phạm.
    Khoản 2 điều 20 BLHS quy định về các loại người đồng phạm, trong đó nêu rõ có bốn loại người đồng phạm, đó là: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức. Trong đó:
    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
    Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”
    3. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.
    - Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm: Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử theo cùng một tội danh, cùng điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
    - Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập.
    Điều 53 BLHS quy định: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”
    4. Phạm tội có tổ chức
    Phạm tội có tổ chức là một trường hợp đồng phạm đặc biệt. Điều 20 BLHS định nghĩa: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.
    Hy vọng ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kì vướng mắc nào trong lĩnh vực pháp luật hình sự, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Đại Dương Long để được tư vấn nhanh chóng, chính xác bởi đội ngũ Luật sư, chuyên viên dày dặn kinh nghiệm của Công ty.

Chia sẻ trang này